Lê Phan
December
16, 2017
Ở
Hoa Lục, người ta thường nghe những lời bình luận là Âu Châu đã đến lúc thoái
trào. Mà thực ra không phải chỉ ở Hoa Lục, nhiều nhà bình luận ở Hoa Kỳ cũng tỏ
vẻ khinh thường Âu Châu, cổ hủ và đang như Anh Quốc sau Thế Chiến Thứ Hai, chỉ
tìm cách “manage decline.”
Theo
luận điệu này, các nền dân chủ đang gặp khó khăn khi các cường quốc kinh tế cũ
bị tụt hậu. Trung Cộng đang chiến thắng trong mặt trận kỹ thuật. Trong khi Hoa
Kỳ hướng nội, một Âu Châu yếu đuối sẽ chỉ còn có nước hướng Đông. Dự án vĩ đại
của Trung Cộng, “nhất đái nhất lộ” hay nôm na “một vòng đai, một con đường” sẽ
nối liền Đông với Tây, kim với cựu. Và dĩ nhiên chúng ta biết ai lãnh đạo dự án
đó.
Chủ
thuyết tự do của Tây phương, thẩm định này nói, đã lỗi thời. Cồng kềnh, thiếu hữu
hiệu và chia rẽ, nó thiếu sự thống nhất mục đích mà chỉ có những chế độ độc tài
mới làm được. Và nó cũng không còn đáp ứng nổi với nhu cầu của dân chúng nữa.
Chả thế mà chúng ta thấy giới lãnh đạo cũ bị ông Donald Trump đánh bại ở Hoa Kỳ
và những vấn đề do quốc gia chủ nghĩa đang tạo nên cho nhiều nơi ở Âu Châu.
Tương lai, lập luận này khẳng định, nằm trong tay của những nhà lãnh tụ mạnh,
không bị cản trở bởi những đòi hỏi đối nghịch của một xã hội đa nguyên – những
người đó là Vladimir Putin của Nga, Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, và dĩ
nhiên trên tất cả là Tập Cận Bình của Trung Cộng.
Cũng
phải nói là những người Âu Châu đã thường phản ứng một cách yếu ớt trước những
lời khinh miệt đó. Ngay cả những người thức giả cũng có lúc phản ứng với một
cái nhún vai và công nhận là đám độc tài cũng đúng một phần.
Ông
Tập đã gắn liền sức mạnh của nhà nước với giấc mơ Trung Quốc vĩ đại. Sự phát
triển nhanh chóng của kỹ thuật đã cho phép các nhà độc tài siết chặt bàn tay
lông lá của họ lên người dân nước họ.
Sự
việc là Trung Cộng nay đang thu thập DNA của toàn thể người dân Tân Cương hay
đang thử nghiệm việc thu lượm mọi chi tiết về cuộc sống của các công dân của họ
trong một hình thức “phân hạng” điện tử, kết hợp mọi thứ từ mức khả tín đến niềm
trung thành với đảng và với chế độ.
Ở
Âu Châu hay Hoa Kỳ, người ta nói cần phải sợ những “Little Brothers,” những
công ty cung cấp dịch vụ điện tử đang theo dõi chúng ta, nhưng ở Trung Cộng thì
quả thật là “Big Brother” đang theo dõi mọi người. Cơn ác mộng 1984 của George Orwell đã thành sự thật.
Giai
đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua dẫn đến yếu kém kinh tế trong nước làm cho các
quốc gia của Liên Hiệp Âu Châu vội vã theo đuổi cái lợi của làm ăn với một
Trung Cộng đang phát triển mạnh. Họ đã cho phép Bắc Kinh chơi cái trò bẻ từng
chiếc đũa một. London, Paris và ngay cả Berlin đã thèm muốn một thị trường xuất
cảng giàu có; những nền kinh tế nhỏ hơn ở vùng ven biên phía Đông thì muốn đầu
tư. Nhân quyền đã bị để quên lại trong vội vã đi tìm lợi ích kinh tế. Chỉ mới
cách đây vài ngày, 16 lãnh tụ nửa phía Đông của lục địa này đã bái lạy Thủ Tướng
Lý Khắc Cường ở một hội nghị thượng đỉnh ở Budapest.
Tất
cả đều đúng. Nhưng, như Hội Đồng European Council on Foreign Relations nhắc nhở
trong phân tích của họ về thăng bằng quyền lực trong liên hệ giữa Liên Hiệp Âu
Châu và Trung Cộng, ngay cả những người sùng bái chủ nghĩa trọng thương nhất
cũng bắt đầu phải tính đến cái giá phải trả để làm ăn với Bắc Kinh. Hai bên
cùng có lợi thưởng chỉ là cùng có lợi cho Trung Cộng.
Và
luôn có một sai lầm lớn trong những tiên đoán bao quát. Bao giờ người ta cũng
giả định là lịch sử đi đường thẳng – những vấn đề của Âu Châu là không thể né
tránh được và rằng Trung Cộng sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi những chu kỳ
kinh tế hay bởi sự ao ước bẩm sinh của con người cho tự do.
Họ
cũng quên lịch sử của vùng đất mà ngay nay là Trung Quốc. Hợp tan là chuyện đã
xảy ra nhiều lần vì lục địa quá rộng lớn, khác biệt quá nhiều, một khi chính
quyền trung ương mạnh thì duy trì được hợp nhất, nhưng chỉ cần một vài cuộc khủng
hoảng, trung ương yếu đi là địa phương lại tách ra thành những vùng tự trị.
Và
ngược lại, trong khi đó, Âu Châu đang hồi phục. Quả đúng, Anh Quốc đang ra đi,
nhưng ngày thì người ta càng thấy rõ Brexit là một trò tự mình hại mình. Phần
còn lại của lục địa này đang tìm lại được tăng trưởng kinh tế. Thất nghiệp đang
đi xuống và đầu tư tăng. Hy Lạp không còn đe dọa làm sụp đổ khu vực đồng euro nữa.
Cuộc khủng hoảng di dân đã giảm. Có một hy vọng lớn là Paris và Berlin sẽ hồi
sinh được liên hệ Pháp Đức. Nói cách khác, Âu Châu không còn có vẻ là một lục địa
suy thoái nữa.
Và
đối với các nền dân chủ Âu Châu, những kẻ mỵ dân đã bị cầm chân. Và dầu cho có
nhiều những sự thiếu toàn mỹ, những cuộc khủng hoảng liên tục đã cho thấy một sự
bền bỉ của các hệ thống chính trị dân chủ. Khả năng của dân chúng có thể tống
khứ một kẻ cầm quyền không tốt quả là một van an toàn. Cử tri có thể tức giận
nhưng họ không đang đòi giới hạn tự do cá nhân hay ước mơ một chế độ độc tài.
Điều cần bây giờ là làm sao cho Âu Châu lấy lại được niềm tin và những giá trị
và định chế của mình.
Những
tranh cãi thường xảy ra giữa những người hoàn toàn chắc chắn là Trung Cộng sẽ
cai trị thế giới và ngược lại những người tiên đoán một sự sụp đổ trong sự đụng
độ giữa gia tăng mức sống và đàn áp chính trị là vô bổ.
Điều
chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn là Trung Cộng sẽ còn gặp nhiều
chướng ngại vật nữa trên đường đạt được ước mơ của ông Tập. Quyền cai trị của đảng
Cộng Sản dựa trên một sự trả giá hết sức mong manh – phồn vinh kinh tế để đổi lại
cho sự thiếu vắng tự do và quyền công dân. Một trong những điều đáng nói nhất về
các chế độ độc tài là chúng rất dễ đổ vỡ. Nhưng cho đến khi đổ vỡ thì các chế độ
này có vẻ bất khả xâm phạm. Đó là kinh nghiệm mà chúng ta đã thấy ở Liên Xô. Một
chuyên gia về điện Kremlin có lần nói, “Một tháng trước khi Liên Xô sụp đổ tôi
cũng vẫn chưa tưởng tượng được chuyện đó có thể đến nhanh như vậy.” Bức tường
Berlin trông thật vững chãi nhưng khi sụp đổ thì như một lâu đài trên cát.
Điều
mà Bắc Kinh đúng là liên hệ giữa Trung Cộng và Âu Châu sẽ là quan trọng trong
việc định hình địa lý chính trị trong những thập niên tới đây. Chính sách ngoại
giao cô lập hung hăng của ông Trump chắc khó sống sót khỏi nhiệm kỳ tổng thống
của ông, nhưng cũng phải nói là ai lên thay ông ở Tòa Bạch Ốc cũng sẽ siết chặt
hơn những đóng góp quốc tế của Hoa Kỳ.
Thành
ra tập trung của địa lý chính trị sẽ chuyển sang những quốc gia ở ven bờ bên
kia của Bắc Đại Tây Dương đối với điều mà ông Zbigniew Brzezinski có lần gọi là
“trục siêu lục địa” Á Âu. Đó là vùng rộng lớn mà Trung Cộng muốn làm bá chủ
trong nửa sau của thế kỷ thứ 21. Liên Hiệp Âu Châu có một chọn lựa: họ có thể
là kẻ tòng phục, partner hay cản đường.
Âu
Châu giàu có, kỹ thuật phát triển và giáo dục tiến bộ. “Nhất đái nhất lộ” là một
đề nghị mà họ có thể từ chối. Ít nhất thì Âu Châu cũng có thể đặt điều kiện cho
liên hệ đó. Nếu Trung Cộng muốn liên hệ thì họ phải mở cửa nền kinh tế của họ;
nếu họ muốn là một partner đầu tư, thì họ phải tuân thủ những tiêu chuẩn và luật
lệ của Âu Châu.
Điều
duy nhất cần là một chút xíu tự tin và cùng một quyết tâm.
Âu
Châu đã gặp một cơn bão tố gần đây. Sự thăng tiến của Trung Cộng đã được thổi
phồng vì sự tan rã của Tây phương. Địa lý chính trị tuy vậy là một trò chơi ít
nhất cả trăm năm. Cách đây chưa xa, Hoa Kỳ đã được coi là cường quốc không thể
không có được. Bắc Kinh cũng không được miễn nhiễm cho một số phận tương tự.
Trung Cộng có thể đang gõ cửa, nhưng Âu Châu không có lý do gì để phải cúi đầu
hạ mình trước Bắc Kinh. (Lê Phan)
No comments:
Post a Comment