Đăng ngày 08-12-2017
Chủ
đề ngự trị trang nhất nhiều tờ báo Pháp hôm nay là quyết định của tổng thống Mỹ
Donald Trump công nhận Jérusalem là thủ đô của Israel.
Le Monde chạy tựa : « Jérusalem
: bước ngoặt ngoại giao của Trump ». Sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố
chính thức thừa nhận Jérusalem là thủ đô của Israel, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp
Quốc nhóm họp khẩn cấp ngày hôm nay, 08/12. Các nước Ả Rập lên án quyết định
này và tổ chức Hamas Palestine kêu gọi tiến hành chiến tranh ném đá – Intifada.
Theo Le Monde, với quyết định này, « Trump lựa chọn sự cô lập về ngoại
giao » và trên thực tế, « Chấm dứt vai trò trung gian hòa giải
không thiên vị của Hoa Kỳ » trong cuộc xung đột Israel-Palestine.
Biểu tình tại thủ đô Amman, Jordanie ngày 08/12/2017, phản đối quyết định
của tổng thống Mỹ công nhận Jérusalem là thủ đô của IsraelREUTERS
Trong bài xã luận « Một mình chống lại tất cả »,
Le Monde nhận định : Donald Trump đã bỏ ngoài tai tất cả những lời cảnh báo, một
cách lịch sự hay thúc ép, tùy theo lãnh đạo của các nước, những lời cầu khẩn,
thậm chí của cả giáo hoàng Phanxicô, trước khi tổng thống Mỹ, vào ngày
06/12/2017, thông báo chính thức thừa nhận Jérusalem là thủ đô của Israel. Các
phản ứng báo động và phẫn nộ của cộng đồng quốc tế về quyết định này – ngoại trừ
thủ tướng Israel Benyamin Nétanyahou vỗ cả hai tay để hoan nghênh – khẳng định,
nhất là đối với những ai còn ngờ vực, rằng tổng thống Mỹ không ngần ngại xóa bỏ
mọi điều cấm kỵ.
Rõ ràng là cho đến lúc này, Hoa Kỳ của tổng thống
Donald Trump không chỉ hài lòng với việc đơn phương ra các quyết định, bất chấp
ý kiến của các đối tác gần gũi nhất.
Hoa Kỳ đã tiến
hành tháo gỡ hệ thống quan hệ quốc tế mà chính họ đã xây dựng sau đệ nhị thế
chiến. Thông báo của ông Trump về Jérusalem thực sự là một sự cưỡng bức xóa bỏ
vai trò của ngoại giao như là một cách thức để giải quyết các xung đột.
Theo tinh thần hiệp định Oslo, được ký kết dưới sự bảo
trợ của Mỹ năm 1993, Israel đã cam kết đàm phán về quy chế tương lai của
Jérusalem trong khuôn khổ hiệp định hòa bình. Vua Jordani, một trong những nhà
lãnh đạo ôn hòa nhất trong vùng Trung Đông, đã nhấn mạnh, vấn đề Jérusalem «
mang tính quyết định để đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế
giới ». Điều không may là tiến trình hòa bình được khởi động từ sau hiệp định
Oslo không tiến triển và cho đến lúc này, không có hòa đàm giữa Irael và
Palestine.
Khi nhóm lên tia lửa Jérusalem, tổng thống Mỹ đã
công khai chấp nhận nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và làm dấy lên các vụ bạo động
mới trong một khu vực luôn luôn ở bên bờ vực của sự bùng nổ, và ông cũng không
hề nói rõ các dự án của mình nhằm tái thúc đẩy tiến trình hòa bình. Việc cử phó
tổng thống Michael Pence tới Cận Đông không hề hàm ý nhắc tới khía cạnh này.
Tệ hại hơn, khi ra quyết định như vậy, ông Trump đã ủng
hộ chính sách « việc đã rồi » của thủ tướng Israel Nétanyahou.
Chính phủ Israel được dựng lên ở Jérusalem, ngay từ năm 1948, nhưng Đông
Jérusalem lại hoàn toàn của người Ả Rập cho đến năm 1967. Từ đó trở đi, tranh
thủ việc Israel xây dựng các khu định cư, khoảng 200 ngàn người Israel đã tới
sinh cơ lập nghiệp tại đây xen kẽ với người Palestine, và điều này làm cho vấn
đề quy chế của thành phố Jérusalem càng trở nên phức tạp. Tổng thống Donald
Trump tuyên bố, Jérusalem thủ đô của Israel là một thực tế nhưng ông lại cẩn thận
tránh không nói đến Đông Jérusalem có thể trở thành thủ đô của Nhà nước
Palestine. Theo lô-gích, lập luận này cũng là một sự thừa nhận các khu định cư
tại những vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng như là một thực tế, bất chấp luật
pháp quốc tế.
Không phải chỉ có nghệ thuật ngoại giao mà rõ ràng
là cả luật pháp quốc tế cũng không phải là những tham số trong chính sách đối
ngoại của chính quyền Trump. Chính sách này được chỉ đạo bởi mối ám ảnh của ông
đoạn tuyệt với những người tiền nhiệm và những đòi hỏi thúc ép về đối nội – cụ thể là mối quan tâm làm hài
lòng cộng đồng Tin Lành Phúc Âm và các nhóm vận động hành lang thân Israel.
Kể từ khi nhậm chức, hồi tháng Giêng
2017 đến nay, danh sách các cam kết quốc tế mà Donald Trump xóa bỏ ngày càng
dài : hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương – TPP ; hiệp định Paris về
khí hậu, thỏa thuận hạt nhân Iran, cùng với Israel rút khỏi UNESCO ; tại Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới – WTO, các đại diện Mỹ ngày càng tỏ ra ngỗ ngược và gần đây
nhất, Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa ước Toàn Cầu về di dân và tị nạn đã được Liên Hiệp
Quốc thông qua. Đó là chưa nói đến bài diễn văn chỉ trích mạnh mẽ cơ chế đa
phương mà ông Trump đọc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng Chín, cũng
như việc phá hủy bộ máy ngoại giao của nước Mỹ. Danh sách này đủ dài để cho các
đồng minh của Mỹ phải ý thức được rằng thế giới đã đi vào một thời kỳ mới.
Đã đến lúc cần phải ghi nhận thực tế này. Và cũng
như điều cần phải làm khi Mỹ rút khỏi hiệp định Paris về khí hậu, cần phải học
cách lách tránh chính quyền liên bang Hoa Kỳ đang dấn thân vào con đường gây bất
ổn nguy hiểm cho cộng đồng quốc tế.
Trung
Đông : Trum chơi trò nguy hiểm
Cũng về tình hình Trung Đông, trang nhất Le Figaro
chạy tựa : « Jérusalem : Trump làm dấy lên làn sóng phản đối trên toàn
thế giới ». Tờ báo cho rằng « Chỉ với một tuyên bố, Trump giúp người Hồi
Giáo, vốn dĩ chia rẽ, nay đoàn kết lại » và nhận định « « Đối với
Trump, chính trị thắng thế đối với ngoại giao ».
Xã luận của Le Figaro cảnh báo, đó là « Một
trò chơi nguy hiểm ». Bởi vì Donald Trump đã làm dấy lên sấm chớp trên
một bầu trời nặng trĩu giông bão. Trước mắt, quyết định của Trump không làm
thay đổi gì nhiều, nhưng có tính biểu tượng rất cao. Và theo tờ báo, chỉ có là
ông Trump mới không nhận thức được tất cả các ý nghĩa tôn giáo, chính trị của một
thành phố thánh biểu tượng của ba tôn giáo.
Quyết định của Donald Trump nhắm vào mục đích đối nội.
Khi đoạn tuyệt với nhiều thập kỷ ngoại giao Mỹ, ông muốn làm hài lòng những người
ủng hộ, các cử tri của ông và các nhà tài trợ cho ông. Cũng có thể ông muốn
đánh lạc hướng dư luận trong nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống,
trong lúc cuộc điều tra đang tập trung vào con rể ông, Jared Kushner, đồng thời
cũng là đặc phái viên của tổng thống phụ trách hồ sơ Trung Đông.
Xã luận của Le Figaro cho rằng thật đáng kinh ngạc về
việc Donald Trump thiếu vắng tầm nhìn. Quyết định của ông không hề nằm trong
khuôn khổ triển vọng một giải pháp chính trị nào cả.
Tờ báo kết luận, ông Trump « tác nhân quậy mạnh
nhất » phá bỏ mọi quy ước quốc tế mà không hề xây dựng gì sau đó, như
trong cuộc xung đột Israel-Palestine, tại Syria, Libya, hồ sơ Bắc Triều Tiên,
Nga. Ông không hề giúp gì cho các hồ sơ nói trên tiến triển. Điều này ngược lại
hẳn với Vladimir Putin. Tại Trung Đông, Hoa Kỳ bằng lòng khai thác một cách
nguy hiểm các biểu tượng, trong khi đó, Nga lại đi vào cụ thể và đạt được các kết
quả.
*
Chúa trời
là nhà ngoại giao ?
Về phần mình, Liberation đưa lên trang nhất hàng tựa
: « Jérusalem : Bên bờ vực thẳm ».
Xã luận Liberation mạnh dạn hơn với câu hỏi :
« Phải chăng Chúa trời là nhà ngoại giao ? ». Khi đại sứ
Israel tại Pháp khẳng định : Jérusalem là thủ đô của chúng tôi từ 3000 năm nay,
Liberation cho biết đó là truyền thống Do Thái và cần phải tôn trọng. Thậm chí,
điều này còn được ghi trong kinh thánh. Tuy nhiên, liệu kinh thánh có thực sự
trở thành sách giáo khoa về địa chính trị đương đại, một tài liệu chỉ dẫn về
ngoại giao hay không ? Tờ báo nhấn mạnh, kinh thánh không phải là cuốn sách về
lịch sử và theo giới chuyên gia, kể cả các nhà khảo cổ Israel, thì tất cả những
sự kiện trước 600 năm trước Công Nguyên nêu trong kinh thánh chỉ là huyền thoại.
Không một dấu vết khảo cổ này khẳng định các sự kiện đó, thậm chí còn phản bác.
Do vậy, chuyện Jérusalem là thủ đô Israel từ 3000 năm nay cũng chỉ là huyền thoại.
Mọi dân tộc đều cần có những huyền thoại thần bí. Nhưng liệu các thần bí huyền
thoại này có phải là những điểm tham chiếu chính đáng để tạo ra một lý do chính
trị ở đó và vào thời điểm hiện nay hay không ? Liberation cảnh báo : Việc lại
đưa yếu tố tinh thần, tâm linh vào chính trị quốc tế có một tên gọi : đó là chiến
tranh.
Còn báo La Croix đặt câu hỏi « Israel-Palestine,
tương lai có thể sẽ ra sao ? ». Quyết định của tổng thống Mỹ Donald
Trump thừa nhận Jérusalem là thủ đô của Israel, đi ngược lại các nguyên tắc của
tiến trình hòa đàm, trong khi đó, các phương tiện ngoại giao để cứu vãn tiến
trình này thì chỉ có hạn.
*
Các chủ
đề khác
Một số chủ đề thời sự khác cũng được báo chí Pháp nhắc
đến như việc tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo ra tranh cử, đảng Xã Hội
Dân Chủ Đức chấp nhận đàm phán với đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo để thành lập
chính phủ, Pháp ký được nhiều hợp đồng lớn với Qatar.
Kết thúc mục điểm báo hôm nay, xin đề cập đến lĩnh vực
năng lượng tái tạo, báo Le Monde cho biết « Liên Minh Quốc
Tế Về Năng Lượng Mặt Trời bắt đầu có hiệu lực ».
Hai năm sau khi Ấn Độ và Pháp thông báo, nhân Hội
nghị khí hậu Paris COP 21, Liên Minh Quốc Tế Về Năng Lượng Mặt Trời chính thức
đi vào hoạt động ngày 06/12. Hiện đã có 46 nước ký trong đó 19 quốc gia đã phê
chuẩn. Liên minh này ra đời xuất phát từ một thực tế : mặt trời là nguồn năng
lượng tái tạo dồi dào nhất tại những vùng không có công nghệ, tài chính hoặc
kinh nghiệm.
Liên minh hy vọng huy động được khoảng 1000 tỷ đô la
từ nay đến năm 2030, từ khu vực tư nhân và các nhà tài trợ quốc tế như Ngân
Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Đầu Tư Châu Âu.
Trong trường hợp thành công, liên minh cũng mang lại
cho Ấn Độ những mối lợi về ngoại giao. Ấn Độ muốn giữ vị trí « thủ lĩnh » trong
việc phát triển một lĩnh vực mang tính chiến lược đối với nhiều nước đang phát
triển, nhất là ở châu Phi, cho dù Trung Quốc hiện là nhà sản xuất số một thế giới
các bảng điện năng lượng mặt trời. Liên minh cũng là tổ chức quốc tế đầu tiên
mà Ấn Độ đón tiếp trên lãnh thổ của mình.
-------------------------------
Tú Anh – RFI
Đăng ngày 08-12-2017
Thông
báo của tổng thống Mỹ đơn phương nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bị khắp
thế giới, trừ Israel, xem là hành động « khiêu khích » không
đúng lúc không đúng việc có thể làm Trung Đông « bốc lửa ». Trái lại,
Donald Trump cho biết ông muốn xóa bài làm lại để mang lại hoà bình cho
Palestine với sự trợ giúp của Israel và Ả Rập Xê Út. Hư thực thế nào ?
Tại dải Gaza, người Palestine đạp trên một tấm ảnh của Donald Trump, ngay
sau thông báo quyết định công nhận Jérusalem là thủ đô của Israel.© AFP/MOHAMMED
ABED
Sự kiện tổng thống Donald Trump quyết định công nhận
Jerusalem, thành phố thánh của ba tôn giáo - đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và đạo Do
Thái, cùng thờ một Đức Chúa Trời - là thủ đô của Nhà Nước Do Thái, làm cho cộng
đồng Ả Rập và Hồi Giáo bất bình.
Hầu hết các thủ đô quốc tế, từ Liên Hiệp Châu Âu cho
đến Liên Hiệp Quốc đều lo ngại phản ứng mạnh từ cộng đồng Hồi Giáo và người
Palestine sẽ làm cho Trung Đông chìm trong bão lửa, như cảnh báo của tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu hỏi đặt ra và vì những lý do nào Washington lại
lấy một quyết định đầy rủi ro như thế ?
Từ khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật nhìn nhận
Jerusalem là thủ đô của Israel vào năm 1995, ba đời tổng thống Mỹ từ Bill
Clinton, George W Bush đến Barack Obama, sáu tháng một lần, tìm cách trì hoãn.
Điểm xứng đáng của tổng thống 45 của Mỹ ở chổ, ông
không phải là người đầu tiên nương vào quy chế của Jerusalem để tranh cử nhưng
là người đầu tiên dám thực hiện lời hứa.
Kế hoạch của Donald Trump được ông mô tả là «
hỏa tiễn hai tầng ».Tầng thứ nhất, theo giải thích của tổng thống Mỹ : phải
nhìn nhận thực tế Jerusalem là thủ đô của Israel mà còn là thủ đô của một nền
dân chủ lớn trên thế giới.
Khi lý giải như thế, tổng thống Mỹ phác họa tầng thứ
hai : xây dựng một hiệp định hòa bình mới, do Mỹ bảo trợ, thay thế thỏa thuận
Oslo bế tắc từ hơn phần tư thế kỷ. Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông
muốn « làm sáng tỏ vấn đề » để « bứng đi những chốt chận
tạo điều kiện đem lại hoà bình ».
Theo hai viên chức Mỹ được Reuteurs trích dẫn, tổng
thống Donald Trump hứa với chủ tịch Palestine Mamoud Abbas một dự án «
làm hài lòng Palestine ». Cụ thể ra sao, tổng thống Mỹ không nói rõ : đánh
đổi Đông Jerusalem với nhà nước Palestine được Israel công nhận ? Người tị nạn
Palestine được hồi hương mà cho đến nay Israel kiên quyết khước từ ?
Điều chắc chắn là trong kế hoạch này, Mỹ huy động cả
Ả Rập Xê Út và Israel, hai nước, vì có kẻ thù chung là Iran, sẽ hợp tác giúp
Palestine.
Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông muốn xóa
bài làm lại, « bứng đi những chốt chận tạo điều kiện đem lại hoà bình
».
Giới phân tích không đồng ý như vậy và đưa ra ba
cách diễn giải.
Thứ nhất là vì nhu cầu chính trị nội bộ. Truyền
thông Mỹ, ít cảm thông với tổng thống doanh nhân, thì cho là ông Trump muốn thu
hút lá phiếu cộng đồng Do Thái và nhất cộng đồng Tin Lành Phúc Âm mà trong kỳ bầu
cử vừa qua có đến 80% cử tri dồn phiếu cho ông .Đối với hai cộng đồng tôn giáo
này, không thể để cho thánh địa Jerusalem, một lần nữa lọt vào tay người Ả Rập.
Không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Mỹ chọn thời điểm này để tung quả bom «
Jerusalem ». Một mặt, uy tín của Donald Trump xuống thấp kỷ lục sau 10
tháng cầm quyền, chỉ còn 35% dân chúng ủng hộ, vào lúc nước Mỹ chuẩn bị bầu lại
Quốc Hội năm 2018. Thứ hai là để đánh lạc hướng công luận trong bối cảnh vòng
vây tư pháp, điều tra vụ thông đồng với Nga, khép chặt dần.
Động cơ thứ hai là cá tính của Donald Trump. Ông thường
tự hào là hành động theo linh tính. Thế nhưng, trong trường hợp chiến tranh
Afghanistan, tổng thống Mỹ đã làm ngược lại và giải thích : theo linh tính, tôi
nghĩ là phải bỏ Afghanistan, nhưng lý trí buộc tôi phải nghe theo cố vấn, nghe
theo các tướng lĩnh và bộ trưởng quốc phòng James Mattis.
Trong vụ Jerusalem, tổng thống Trump nghe lời cố vấn
của ai ? Người thứ nhất là phó tổng thống Mike Pence, thuộc Hội Thánh Phúc Âm
và người thứ hai chính là con rể Jared Kushner, theo Do Thái giáo. Áp lực thứ
ba đến từ nhà tỷ phú Sheldon Adelson, chủ nhân nhiều sòng bạc và cũng là nhà
tài trợ của Donald Trump và bạn thân của thủ tướng Israel Benjamin Netanhyahu.
Theo Mediapart, tên lửa hai tầng của tổng thống
Trump có nguy cơ nổ ngay tầng thứ nhất. Không những người Ả Rập mà cả thế giới
cho đến Đức Giáo Hoàng đều phản đối.
Theo một thăm dò ý kiến, 56% dân Israel cũng xem quyết
định chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem là « không đúng lúc ».
--------------------------------------------
Thanh Hà – RFI
Đăng ngày 07-12-2017
Các
nước Hồi Giáo trên thế giới, từ Ả Rập Xê Út đến Thổ Nhĩ Kỳ hay Indonesia,
Malaysia đồng loạt phản đối tổng thống Donald Trump quyết định dời tòa đại sứ Mỹ
về Jerusalem và công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Châu Âu lo ngại bạo động
lại dấy lên tại Cận Đông. Liên Hiệp Quốc họp khẩn sáng 07/12/2017 tại New York
sau quyết định đơn phương của tổng thống Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố văn bản công nhận Jerusalem là thủ đô
của Israël, ngày 06/12/2017.REUTERS/Kevin Lamarque
Thông tín viên đài RFI Anne Corpet từ thủ đô
Washington trở lại với một quyết định được coi là lịch sử của tổng thống Mỹ thứ
45 : Donald Trump đoạn tuyệt với chính sách ngoại giao lâu đời của Mỹ về Cận
Đông.
"Donald Trump coi đây là "một cách tiếp cận
mới". Qua việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, tổng thống Hoa Kỳ
đã đơn phương xếp lại quân cờ. Theo ông, đây chỉ đơn thuần là việc nhìn nhận
"một thực tế trên hiện trường". Tuy nhiên, tổng thống Trum nhấn mạnh
rằng Mỹ không đứng về phe nào trên vấn đề đường biên giới và chủ quyền của
Israel tại Jerusalem. Trong bài diễn văn ngày hôm qua (06/12), tổng thống Trump
đã nhắc lại Mỹ tha thiết với giải pháp thành lập hai nhà nước, Israel và
Palestine, với điều kiện giải pháp đó phải được cả đôi bên chấp nhận.
Tổng thống Mỹ ý thức được rằng chiến lược của ông
mang tính rủi ro cao và tuyên bố về quy chế của thành phố Jerusalem có nguy cơ
làm dấy lên một làn sóng bạo động. Do vậy, Donald Trump đã kêu gọi tất cả các
bên bình tĩnh và chừng mực.
Trong thông cáo, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết sẽ thực
hiện quyết định của Nhà Trắng, chuyển tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem.
Thông cáo này cho biết thêm Hoa Kỳ đặt an ninh của các công dân Mỹ lên trên hết
và đã có các biện pháp để bảo vệ công dân Mỹ sống trong các khu vực liên quan.
Đây là một cách gián tiếp nhìn nhận mức độ nguy hiểm trong tính toán của Nhà Trắng".
No comments:
Post a Comment