27-04-2011
Bà Nhu, đệ nhất phu nhân quyến rũ ở dinh Tổng thống miền Nam Việt Nam thời đệ nhất Cộng hoà trở thành một chính khách đầy quyền lực và thường có những phát biểu gay gắt trong những năm đầu của chiến tranh Việt Nam, đã chết vào ngày Chủ nhật tại Rome, nơi bà đã sống. Người ta cho là Ba Nhu đã 87 tuổi.
Chị bà Nhu, Lechi (Lệ Chi) Oggeri, xác nhận em gái mình đã qua đời.
Sinh vào năm 1924 – ngày sinh không chắc chắn, mặc dù một số nguồn tin cho biết bà Nhu sinh ngày 15 tháng 4 – và đã sống suốt bốn mươi năm cuối đời tại Rome và miền Nam nước Pháp.
Chị bà Nhu, Lechi (Lệ Chi) Oggeri, xác nhận em gái mình đã qua đời.
Sinh vào năm 1924 – ngày sinh không chắc chắn, mặc dù một số nguồn tin cho biết bà Nhu sinh ngày 15 tháng 4 – và đã sống suốt bốn mươi năm cuối đời tại Rome và miền Nam nước Pháp.
Cha mẹ đặt tên bà là Trần Lê Xuân (麗 春), nghĩa là “mùa xuân đẹp.” Được xem là đệ nhất phu nhân thời đệ nhất cộng hoà vì Tổng thống Diệm (anh chồng bà Nhu) không lập gia đình; Người ta gọi bà là Bà Ngô Đình Nhu. Nhưng đối với các nhà báo, nhà ngoại giao và binh sĩ Mỹ bị kẹt trong vòng tròng chéo của các âm mưu ở Sài Gòn vào đầu những năm 1960, bà là “Dragon Lady”, là một biểu tượng của tất cả mọi sai lầm với nỗ lực của Mỹ để cứu đất nước của bà thoát khỏi chế độ cộng sản.
Trong những năm đó, trước khi Hoa Kỳ đi sâu vào cuộc chiến Việt Nam bằng quân sự, bà Nhu trở thàng cái xoáy của cơn lốc quốc gia với tư cách là vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai và cố vấn chính trị chính cho ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống miền Nam Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1963.
Trong khi chồng bà điều khiển mật vụ và lực lượng đặc biệt, bà Nhu ứng xử như như một lực đối trọng cho vị Tổng thống rụt rè, quấy nhiễu những phụ tá, đồng minh, và cả giới phê bình của Diệm bằng những lời khuyên không ai muốn nghe, hay bằng những đe dọa công khai và những ngón đòn tinh tế. Sau khi cả hai, Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu bị giết trong cuộc đảo chính được ủng hộ ngầm của Hoa Kỳ, bà lại đi vào bóng tối.
Trong những năm là cái đinh của sự chú ý, khi mới ở độ tuổi 30, bà xinh đẹp, chải chuốt và nhỏ nhắn. Bà Nhu dùng mẫu áo dài bó thân như trang phục chính của mình, thay đổi quốc phục của phụ nữ bằng áo dài hở cổ. Dù ở một bài diền văn, hay trong một cuộc tiếp đón ngoại giao đoàn hoặc ở buổi duyệt binh đoàn Thanh nữ Cộng hoà, bà đã thu hút các nhiếp ảnh gia như nam châm. Nhưng chính thiên hướng thất sách, nghĩ gi nói ấy, bà Nhu đã gây chú ý cho cả thế giới.
Trong những năm đó, trước khi Hoa Kỳ đi sâu vào cuộc chiến Việt Nam bằng quân sự, bà Nhu trở thàng cái xoáy của cơn lốc quốc gia với tư cách là vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai và cố vấn chính trị chính cho ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống miền Nam Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1963.
Trong khi chồng bà điều khiển mật vụ và lực lượng đặc biệt, bà Nhu ứng xử như như một lực đối trọng cho vị Tổng thống rụt rè, quấy nhiễu những phụ tá, đồng minh, và cả giới phê bình của Diệm bằng những lời khuyên không ai muốn nghe, hay bằng những đe dọa công khai và những ngón đòn tinh tế. Sau khi cả hai, Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu bị giết trong cuộc đảo chính được ủng hộ ngầm của Hoa Kỳ, bà lại đi vào bóng tối.
Trong những năm là cái đinh của sự chú ý, khi mới ở độ tuổi 30, bà xinh đẹp, chải chuốt và nhỏ nhắn. Bà Nhu dùng mẫu áo dài bó thân như trang phục chính của mình, thay đổi quốc phục của phụ nữ bằng áo dài hở cổ. Dù ở một bài diền văn, hay trong một cuộc tiếp đón ngoại giao đoàn hoặc ở buổi duyệt binh đoàn Thanh nữ Cộng hoà, bà đã thu hút các nhiếp ảnh gia như nam châm. Nhưng chính thiên hướng thất sách, nghĩ gi nói ấy, bà Nhu đã gây chú ý cho cả thế giới.
Trong những ngày đầu ông Diệm nắm quyền, bà nghe nói người đứng đầu quân đội, Tướng Nguyễn Văn Hinh, đã khoe khoang rằng ông sẽ lật đổ tổng thống và đem bà về làm tình nhân, bà đã chạm trán với tướng Hinh tại một buổi tiệc ở Sài Gòn. “Ông sẽ không bao giờ lật đổ chính phủ này bởi vì ông không có can đảm,” tạp chí Time trích lời bà Nhu đã làm ông Tướng giật mình. “Và nếu ông lật đổ được chính phủ này, thì ông sẽ không bao giờ có được tôi vì tôi sẽ móc cổ họng của ông ra trước.”
“Khả năng mưu đồ” của bà Nhu được xem là vô biên,” William Prochnau đã viết trong “Once Upon a Distant War: Young War Correspondents and the Early Vietnam Battles” (1995). Cũng thế, lòng thù hận của bà với báo giới Mỹ.
“Bà Nhu trông như và hành động như người phụ nữ quyến rũ ác độc trong bộ truyện tranh “Terry và Pirates” nổi tiếng thời đó, Prochnau viết. “Người Mỹ đã dùng tên của nhân vật chính trong truyện đặt cho bà Nhu là ‘Dragon Lady’.”
Trong năm 1963, khúc ngoặt lịch sử, khi chiến tranh với Bắc Việt trở nên tồi tệ, sự bất mãn trong giới Phật giáo miền Nam trước tham nhũng, và thất bại của nỗ lực cải cách ruộng đất đã đổ dầu vào các cuộc biểu tình chống đối và đỉnh điểm là những cuộc tự thiêu của một số tu sĩ Phật giáo. Hình ảnh gây sốc của các vụ tự thiêu tăng áp lực với Diệm, cũng như phản ứng công khai của bà Nhu. Bà gọi các vụ tự tử là những cuộc “nướng thịt” và nói với các phóng viên, “Hãy để họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay.”
“Khả năng mưu đồ” của bà Nhu được xem là vô biên,” William Prochnau đã viết trong “Once Upon a Distant War: Young War Correspondents and the Early Vietnam Battles” (1995). Cũng thế, lòng thù hận của bà với báo giới Mỹ.
“Bà Nhu trông như và hành động như người phụ nữ quyến rũ ác độc trong bộ truyện tranh “Terry và Pirates” nổi tiếng thời đó, Prochnau viết. “Người Mỹ đã dùng tên của nhân vật chính trong truyện đặt cho bà Nhu là ‘Dragon Lady’.”
Trong năm 1963, khúc ngoặt lịch sử, khi chiến tranh với Bắc Việt trở nên tồi tệ, sự bất mãn trong giới Phật giáo miền Nam trước tham nhũng, và thất bại của nỗ lực cải cách ruộng đất đã đổ dầu vào các cuộc biểu tình chống đối và đỉnh điểm là những cuộc tự thiêu của một số tu sĩ Phật giáo. Hình ảnh gây sốc của các vụ tự thiêu tăng áp lực với Diệm, cũng như phản ứng công khai của bà Nhu. Bà gọi các vụ tự tử là những cuộc “nướng thịt” và nói với các phóng viên, “Hãy để họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay.”
Video : Madame Nhu's response to Thich Quang Duc
Trần Lệ Xuân là con gái thứ của luật sư Trần Văn Chương và Thân Thị Nam Thân; bà Thân là con gái của một công chúa thuộc hoàng tộc Việt. Ông Trần Văn Chương sau này trở thành Đại sứ của ông Diệm tại Washington. Là một cô gái bướng bỉnh, bà bắt nạt em trai, Trần Văn Khiêm, và mê chơi piano, múa ba lê hơn là ham học.
Bà chống lại bất kỳ cuộc hôn nhân sắp xếp, lựa chọn nào và đến năm 1943 lấy người bạn của mẹ - Ngô Đình Nhu - lớn hơn bà 15 tuổi làm chồng. Ông Nhu thuộc đã một gia đình thiên chúa giáo thế lực chống đối cả chế độ thực dân Pháp và các phiến quân Cộng sản. Trần Lệ Xuân, lớn lên là một Phật tử, nồng nhiệt chấp nhận đức tin cũng như chính trị của gia đình mới của bà.
Khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, cuộc chiến giành độc lập cho Việt Nam trở nên mãnh liệt.Năm 1946, Cộng quân tràn Huế, bắt bà Nhu, con gái nhỏ và mẹ chồng làm tù nhân. Họ đã bị nhốt bốn tháng ở một ngôi làng xa xôi với ít thức ăn và không có tiện nghi trước khi được quân đội Pháp giải phóng. Sau khi được đoàn tụ với chồng, gia đình đã sống lặng lẽ trong vài năm, một đoạn thời gian bà Nhu sau này gọi là “thời gian hạnh phúc.” Ba Nhu và chồng sau cùng có bốn người con, hai trai và hai gái.
Năm 1955, ông Diệm trở thành Tổng thống của miền Nam Việt Nam vừa được độc lập, quyền hạn vẫn bị đe dọa bởi quân đội tư nhân, các băng đảng và những tướng lãnh không trung thành như Tướng Hinh. Bà Nhu công khai kêu gọi ông Diệm hành động. Điều này chỉ làm ông thêm xấu hổ, và ông tống bà Nhu sang một tu viện ở Hồng Kông. Sau đó, nghĩ lại, ông Diệm đã làm theo lời khuyên của bà Nhu, đập tan đối thủ và buộc của ông Hinh phải sống lưu vong.
Bà Nhu trở về, phàn nàn rằng cuộc sống ở tu viện “giống như thời Trung Cổ.” Nhưng vào thời điểm đó đó là só phận của đa số phụ nữ Việt Nam. Sau khi giành được một ghế trong Quốc hội vào năm 1956, bà Nhu thúc đẩy để Quốc hội thông qua các biện pháp nâng quyền của phụ nữ. Bà cũng điều động để chính phủ đặt ra ngoài vòng pháp luật những việc ngừa thai, phá thai, ngoại tình, ly dị; và thúc đẩy việc chính phủ đóng cửa quán hút thuốc phiện và nhà thổ. “Xã hội”, bà tuyên bố, “không thể hy sinh đạo đức và tính hợp pháp cho vài cặp vợ chồng ngông cuồng.”
Trong khi đó, bà Nhu tiếp tục giữ chặt tổng thống Diêm về mặt tình cảm. Theo một báo cáo của CIA, ông đã xem em dâu của mình như người phối ngẫu. Bà Nhu “làm giảm căng thẳng của ông, tranh luận với ông, khích tướng ông, và, như một người vợ Việt Nam, nắm ưu thế trong gia đình,” báo cáo cho biết như thế. Báo cáo này cũng cho rằng, mối quan hệ của họ đã chắc chắn không phải là quan hệ tình dục. Khi ông Diệm, người được tiếng là nghiêm ngặt, đặt vấn đề về sự khiêm tốn của chiếc áo dài cắt cổ thấp của bà Nhu, Bà đã quạt lại, “Đó không phải là cổ của anh phơi ra mà là cổ của tôi. Vì vậy, câm miệng lại đi.”
Khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, cuộc chiến giành độc lập cho Việt Nam trở nên mãnh liệt.Năm 1946, Cộng quân tràn Huế, bắt bà Nhu, con gái nhỏ và mẹ chồng làm tù nhân. Họ đã bị nhốt bốn tháng ở một ngôi làng xa xôi với ít thức ăn và không có tiện nghi trước khi được quân đội Pháp giải phóng. Sau khi được đoàn tụ với chồng, gia đình đã sống lặng lẽ trong vài năm, một đoạn thời gian bà Nhu sau này gọi là “thời gian hạnh phúc.” Ba Nhu và chồng sau cùng có bốn người con, hai trai và hai gái.
Năm 1955, ông Diệm trở thành Tổng thống của miền Nam Việt Nam vừa được độc lập, quyền hạn vẫn bị đe dọa bởi quân đội tư nhân, các băng đảng và những tướng lãnh không trung thành như Tướng Hinh. Bà Nhu công khai kêu gọi ông Diệm hành động. Điều này chỉ làm ông thêm xấu hổ, và ông tống bà Nhu sang một tu viện ở Hồng Kông. Sau đó, nghĩ lại, ông Diệm đã làm theo lời khuyên của bà Nhu, đập tan đối thủ và buộc của ông Hinh phải sống lưu vong.
Bà Nhu trở về, phàn nàn rằng cuộc sống ở tu viện “giống như thời Trung Cổ.” Nhưng vào thời điểm đó đó là só phận của đa số phụ nữ Việt Nam. Sau khi giành được một ghế trong Quốc hội vào năm 1956, bà Nhu thúc đẩy để Quốc hội thông qua các biện pháp nâng quyền của phụ nữ. Bà cũng điều động để chính phủ đặt ra ngoài vòng pháp luật những việc ngừa thai, phá thai, ngoại tình, ly dị; và thúc đẩy việc chính phủ đóng cửa quán hút thuốc phiện và nhà thổ. “Xã hội”, bà tuyên bố, “không thể hy sinh đạo đức và tính hợp pháp cho vài cặp vợ chồng ngông cuồng.”
Trong khi đó, bà Nhu tiếp tục giữ chặt tổng thống Diêm về mặt tình cảm. Theo một báo cáo của CIA, ông đã xem em dâu của mình như người phối ngẫu. Bà Nhu “làm giảm căng thẳng của ông, tranh luận với ông, khích tướng ông, và, như một người vợ Việt Nam, nắm ưu thế trong gia đình,” báo cáo cho biết như thế. Báo cáo này cũng cho rằng, mối quan hệ của họ đã chắc chắn không phải là quan hệ tình dục. Khi ông Diệm, người được tiếng là nghiêm ngặt, đặt vấn đề về sự khiêm tốn của chiếc áo dài cắt cổ thấp của bà Nhu, Bà đã quạt lại, “Đó không phải là cổ của anh phơi ra mà là cổ của tôi. Vì vậy, câm miệng lại đi.”
Trong thực tế, mạng sống của họ đã gặp nhiều nguy hiểm. Năm 1962, phi công phản loạn ném bom và bắn phá dinh tổng thống. Ông Diệm đã không bị thương. Bà Nhu đã rơi qua một lỗ bom từ phòng ngủ xuống hai tầng hầm bên dưới, bị sơ sát, bầm tím.
Sĩ quan Việt Nam được đánh giá bằng lòng trung thành của họ với Diệm và Nhu; hai người giữ quân đoàn thiện chiến nhất của họ gần với Sài Gòn, trước sự bực tức của người Mỹ. Khi sức mạnh của Cộng sản đã tăng trưởng thì nội tình ở miền Nam cũng trở nên bất ổn. Ông Diệm thỏa hiệp với những người bất đồng chính kiến, nhưng ông đã bị ông Nhu phá hoại. Tháng 8 năm 1963, hàng ngàn Phật tử đã bị bắt nhốt. Tại Washington, cha bà Nhu tuyên bố rằng chính phủ Diệm đã gây thiệt hại (cho miền Nam) hơn cả những người Cộng sản và từ chức Đại sứ; mẹ bà Nhu, quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc của miền Nam Việt Nam, cũng từ nhiệm. Mùa thu, năm đó bà Nhu đã làm một chuyến đi nói chuyện quanh nước Mỹ, phê bình những người chỉ trích ông Diệm là quá yếu mềm với cộng sản. Khi đang ở Los Angeles vào ngày 1 tháng 11, tin nhanh cho hay ông Diệm và chồng bà đã bị bắn chết trong một cuộc đảo chính. “Đây là một vụ mưu sát,” bà nói với các phóng viên, “với sự cho phép chính thức hoặc không chính thức của chính phủ Mỹ.”
Không được cho phép trở về Việt Nam, bà và các con chuyển sang sống ở Rome để được gần anh chồng của bà là Tổng giám mục Ngô Đình Thục. Vào tháng Bẩy năm 1966, trong một cuộc phỏng vấn kịch liệt chống Mỹ với một nhà báo Pháp, bà bày tỏ sự cảm thông cho những người Cộng sản Việt Nam và tuyên bố rằng nước Mỹ thuyết giảng “các quyền tự do rừng rú.”
Năm 1967, con gái lớn của bà, Ngô Đình Lệ Thủy, đã chết trong một tai nạn giao thông ở Pháp. Năm 1986, cha mẹ bà Nhu đã bị bóp cổ chết trong nhà ở Washington. Anh trai của bà Nhu, Trần Văn Khiêm, bị buộc tội trong vụ giết người này; theo các cơ quan điều ra, vì thực tế là ông Khiêm đã bị tước quyền thừa kế. Đến năm 1993, sau bảy năm sống trong một bệnh viện tâm thần, ông được tuyên bố không đủ năng lực nhưng vô hại, và được phóng thích.
Sĩ quan Việt Nam được đánh giá bằng lòng trung thành của họ với Diệm và Nhu; hai người giữ quân đoàn thiện chiến nhất của họ gần với Sài Gòn, trước sự bực tức của người Mỹ. Khi sức mạnh của Cộng sản đã tăng trưởng thì nội tình ở miền Nam cũng trở nên bất ổn. Ông Diệm thỏa hiệp với những người bất đồng chính kiến, nhưng ông đã bị ông Nhu phá hoại. Tháng 8 năm 1963, hàng ngàn Phật tử đã bị bắt nhốt. Tại Washington, cha bà Nhu tuyên bố rằng chính phủ Diệm đã gây thiệt hại (cho miền Nam) hơn cả những người Cộng sản và từ chức Đại sứ; mẹ bà Nhu, quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc của miền Nam Việt Nam, cũng từ nhiệm. Mùa thu, năm đó bà Nhu đã làm một chuyến đi nói chuyện quanh nước Mỹ, phê bình những người chỉ trích ông Diệm là quá yếu mềm với cộng sản. Khi đang ở Los Angeles vào ngày 1 tháng 11, tin nhanh cho hay ông Diệm và chồng bà đã bị bắn chết trong một cuộc đảo chính. “Đây là một vụ mưu sát,” bà nói với các phóng viên, “với sự cho phép chính thức hoặc không chính thức của chính phủ Mỹ.”
Không được cho phép trở về Việt Nam, bà và các con chuyển sang sống ở Rome để được gần anh chồng của bà là Tổng giám mục Ngô Đình Thục. Vào tháng Bẩy năm 1966, trong một cuộc phỏng vấn kịch liệt chống Mỹ với một nhà báo Pháp, bà bày tỏ sự cảm thông cho những người Cộng sản Việt Nam và tuyên bố rằng nước Mỹ thuyết giảng “các quyền tự do rừng rú.”
Năm 1967, con gái lớn của bà, Ngô Đình Lệ Thủy, đã chết trong một tai nạn giao thông ở Pháp. Năm 1986, cha mẹ bà Nhu đã bị bóp cổ chết trong nhà ở Washington. Anh trai của bà Nhu, Trần Văn Khiêm, bị buộc tội trong vụ giết người này; theo các cơ quan điều ra, vì thực tế là ông Khiêm đã bị tước quyền thừa kế. Đến năm 1993, sau bảy năm sống trong một bệnh viện tâm thần, ông được tuyên bố không đủ năng lực nhưng vô hại, và được phóng thích.
Video : Madame Nhu
Thời gian trôi qua, bà Nhu từ chối không nhận phỏng vấn, nhưng trong tháng 11 năm 1986, bà đã đồng ý trả lời câu hỏi trong một cuộc trao đổi thư với tờ The New York Times. Trong các tuyên bố đó, bà vẫn tiếp tục đổ lỗi cho Hoa Kỳ cho sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và giam giữ em trai bà. Khi được hỏi về cuộc sống hàng ngày, bà đã viết, “cuộc sống bên ngoài, như viết và đọc, chưa bao giờ có thú vị đủ để nói đến, trong khi đời sống nội tâm, hơn cả một bí mật, là một bí ẩn mà không thể nào dễ dàng để tiết lộ như vậy.”
© DCVOnline
Nguồn: Madame Nhu, Vietnam War Lightning Rod, Dies. JOSEPH R. GREGORY, với đóng góp của Elisabetta Povoledo. The New York Times, April 26, 2011
(1) 25 tháng 10, 1963 – Bà Trần Lệ Chi (hình trên) là người chị ít được biết đến của bà Nhu. Trong cuộc phỏng vấn với UPI, bà Lệ Chi đã thuật lại việc bà dàn dựng cuộc tự sát thế nào, như hành động sau cùng, để thoát khỏi cái mà bà gọi là “sự bạo ngược” của người em gái nổi tiếng. Hình của © Bettmann/CORBIS (25 Oct 1963 --- Mme. Tran Le Chi, little known elder sister of Mme Ngo Dinh Nhu of South Vietnam, is shown here in a recent file photo. In an interview with United Press International, Mme Tran described how she staged an attempted suicide in a last ditch effort to escape what she termed the "tyranny" of her famous sister. --- Image by © Bettmann/CORBIS.)
Tựa của DCVOnline
(1) 25 tháng 10, 1963 – Bà Trần Lệ Chi (hình trên) là người chị ít được biết đến của bà Nhu. Trong cuộc phỏng vấn với UPI, bà Lệ Chi đã thuật lại việc bà dàn dựng cuộc tự sát thế nào, như hành động sau cùng, để thoát khỏi cái mà bà gọi là “sự bạo ngược” của người em gái nổi tiếng. Hình của © Bettmann/CORBIS (25 Oct 1963 --- Mme. Tran Le Chi, little known elder sister of Mme Ngo Dinh Nhu of South Vietnam, is shown here in a recent file photo. In an interview with United Press International, Mme Tran described how she staged an attempted suicide in a last ditch effort to escape what she termed the "tyranny" of her famous sister. --- Image by © Bettmann/CORBIS.)
Tựa của DCVOnline
Đọc thêm: Mme. Ngo Dinh Nhu, who exerted political power in Vietnam, dies at 87. By T. Rees Shapiro, Published: April 27 | Updated: Tuesday, April 26, The Washington Post.
.
.
.
No comments:
Post a Comment