Paulus Lê Sơn
Ai cũng có một thời, xã hội nào cũng cần có những tầng lớp khác nhau để làm đòn bẩy thúc đẩy xã hội tiến bộ văn minh hơn. Nhất là lực lượng trẻ, họ có một sức sống mãnh liệt, nhiệt huyết và đầy sáng tạo, có thể dám hi sinh vì những lý tưởng của bản thân. Thời của thanh niên sinh viên Việt Nam trong giai đoạn này mà một số em đã thể hiện cho thấy được một niềm hi vọng lớn lao đối với dân tộc, quê hương Việt Nam. Dù không phải là tất cả, nhưng đại đa số các bạn trẻ đều có sự nhận thức rõ ràng hơn với các vấn đề chính trị, xã hội.
Hành động của Nguyễn Anh Tuấn, sinh viên năm 3 đang tu học tại một trường đại học ở Hà Nội đã khiến cho hiệu ứng dư luận xã hội trộn rộn, thực sự có một sự ảnh hưởng rất lớn đối với giới trẻ, sinh viên là những người có tri thức, nắm bắt được các thông tin. Sinh viên Tuấn tự tra mình trong cái bất ưng mà Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đang phải gánh chịu do nhà nước XHCN án phạt lên ông. Nguyễn Anh Tuấn, một công dân nước Việt Nam, mới độ tuổi đôi mươi, theo anh nói, đã tàng trữ những tài liệu của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ mà tòa án XHCN đã kết tội ông vì cho rằng ông “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 BLHS. Tuấn can đảm đề nghị Tòa án truy vấn mình để làm sáng tỏ trước nền “Pháp lý XHCN”. Với hành động đó sinh viên Tuấn chấp nhận nhiễu điều tai quái có thể xảy ra với mình trong tương lai.
Hành động của Tuấn mới khởi điểm đã khiến cho dân tình cộng đồng mạng xôn xao. Đa số khâm phục ý chí, cách hành động đầy bản lĩnh, khôn ngoan và hiểu biết luật pháp của em. Đồng thời cũng có số họa hiếm những tiếng ì xèo chê bôi việc làm của em là thiếu hiểu biết, ngựa non háu đá, thích nổi tiếng. Sau khi sự kiện của Tuấn được lan truyền rộng rãi trên internet thì trên các con phố, đường làng dân tình cũng bàn tán xôn xao, đa nguyên rất huyên náo.
Trong những lần trò chuyện với các bạn sinh viên thuộc đại học Y, Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Văn Hóa, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các bạn gợi hứng và bắt nhịp theo các câu chuyện mang tính thời sự nóng bỏng của đất nước. Về chuyện của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị tòa án truy tố bản thân vì tích trữ tài liệu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Có những bạn trẻ đã phải thốt lên hết sức quyết liệt ngưỡng mộ hành động của sinh viên Tuấn, lại có những sinh viên thì cho rằng, mình cũng đang vướng như sinh vi ên Tuấn vì đã đọc, đã tìm hiểu, đã àng trữ> những bài viết, tài liệu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Đặt một câu hỏi cho các em tại các em sao lại dám thủ thư tài liệu “chống lại nhà nước XHCN”? Các em bình tĩnh mà trả lời ói như Tiến sĩ Họ Cù mà chống lại nhà nước XHCN thì cả dân tộc này đang chống lại à, chúng em đang tích trữ vốn tài liệu quí của tiến sĩ Vũ thì cũng đang chống lại à ?, vậy thì nhà nước này là vì ai, của ai và do ai ? >.
Mỗi ngày càng ló rạng những con người dám nói, và muốn nói sự thật mới thấy được con người ta ngày càng bớt đi sự sợ hãi, những người như anh Tuấn đã có những suy nghĩ, trăn trở cho đất nước, dân tộc. Với suy nghĩ “Tôi không thể tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình. Biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu”. Có thể còn có nhiều người lắm đã đang nghĩ như sinh viên Tuấn.
Việc của Tuấn làm xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, suy nghĩ và lương tâm của bản thân. Người ta quí và trân trọng những hành động được xuất phát đi từ sự thúc giục của lương tri con người. Một con người, một cái đầu với chỉ 21 năm trải nghiệm sóng đời, còn nhiều thứ lắm mà Tuấn chưa từng trải qua, chỉ có những người thế hệ trước đã từng trải những cay đắng do cái xã hội mà Tuấn đang chất vấn, đang phải sống đem lại mới hiểu được những mưu mô xảo quyệt của nó gây ra. Nhưng Tuấn vẫn thản nhiên gánh vác, đỡ vai cùng Cù Huy Hà Vũ trong khốn khó tù tội, trong một nền pháp quyền theo Tuấn thấy là “chưa ổn định và hỗn loạn”.
Nói đến sinh viên Tuấn, thế hệ 9X, chỉ cách nay vài tháng, một con người là phận nữ bé nhỏ theo quan niệm truyền thống Á đông, nhưng mà bản lãnh thì thật đáng khâm phục. Em Trịnh Kim Tiến, con gái của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh cho đến chết, trước nỗi đau đớn của gia đình mất đi người thân, trước cái chết thương tâm, oan khuất của người cha do chính tay công an gây ra. Song hành với nỗi đau, em Tiến đã không ngừng đòi lại công bằng cho bố mình bằng nhiều cách thức, sự ảnh hưởng của em đến công chúng, dư luận.
Nói như thế mới thấy, trước bất công đang chà đạp lên chính gia đình, người thân, là một sinh viên còn đang theo học dưới mái trường khoác lên nhãn hiệu XHCN nhưng các em đã không im lặng, không đồng lõa với tội ác. Trịnh Kim Tiến với sức vóc của mình đã dốc lòng cho một ánh sáng Công lý được thực thi, ít nhất là với bố của em.
Những hành động đó của các em thật đáng trân trọng và cũng thật đáng xấu hổ cho những kẻ nào không muốn thấy những hành động của các em. Cũng chẳng có ai có quyền,hoặc một thứ luật pháp nào cấm đoán chúng ta yêu mến hay đồng hành với các em mà các em đang mưu kiếm những sự hoàn hảo cho đất nước nói như sinh viên Tuấn là để ”bảo vệ pháp quyền ở một mức độ nào đó”.
Tại sao sinh viên Nguyễn Anh Tuấn lại làm những việc động trời như vậy trong một đất nước XHCN ?. Việc nhà trường giáo dục các em trong những giáo trình Mác-Lê…, định hướng XHCN các em quên hết rồi sao ?. Phải chăng những bài học quán triệt định hướng cho các em về CNXH bị thất bại, phá sản hết rồi sao ?
Có lần nói chuyện với một em đang là sinh viên năm đầu của một trường đại học trong Sài Gòn, em này nói rất nhiều về các đề tài chính trị, xã hội như chuyện tham nhũng, vụ bế bối Vinashin, Bô Xít Tây Nguyên, Hoàng Sa, Trường Sa… rồi đến những lời bình luận của Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu về vụ án Cù Huy Hà Vũ, cho rằng xã hội bây giờ trong mắt em không có gì là giống như em được dậy trong nhà trường về một thiên đường XHCN. Em nói việc học các bộ môn chính trị Mac-Lê chỉ là học cho qua và rất tiếc cho thời gian học các môn này, trên lý thuyết thì em chẳng bao giờ để ý tới mà cứ nhìn thẳng vào thực tế xã hội sẽ cho ta câu trả lời.
Có bạn trẻ nào đó trên mạng cho rằng, giới trẻ, sinh viên Việt Nam nên học tập tấm gương dũng cảm của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn. Nếu vậy cũng tốt, ấy những mà “chẳng may” nhà nước lại kết tội cho bạn là tuyên truyền, kích động trong nhân dân âm mưu lật đổ chế độ, nhà nước XHCN thì sao ?. Tốt hơn hết là hãy yêu nước theo cách của mỗi người, nhưng yêu nước phải đảm bảo được tính trung thực, dám nói, dám làm, dám hi sinh dù phải có “va chạm” nhóm lợi ích nào đó.
Nếu cứ theo như người bạn trẻ nào đó nói thì thử giả như bây giờ mọi người có tích trữ tài liệu của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đều nộp đơn “tự thú” như sinh viên Nguyễn Anh Tuấn trước cổng viện kiểm sát tối cao hay tòa án tối cao là tôi có tội, làm được như thế mới thể hiện tính trung thực của mỗi người và tôn trọng nền pháp quyền XHCN. Như thế mới nói thẳng, nói thật, nói sớm, chữa trị được những căn bệnh không dám nói, hay nói trễ, nói không trung thực thì cái sợ cũng dần bị tan biến trong mỗi người.
Thành phần tri thức trẻ bất kể trong thời đại đại, mỗi trường xã hội ra sao, đều là những trụ cột chính có vai trò xây dựng đất nước đổi mới, tiến lên, tiến mạnh, và là những nhân tố chính để giải quyết các vấn đề bức thiết của đất nước.
Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn hay Trịnh Kim Tiến đã vượt qua sự sợ hãi dám lên tiếng theo cách của các em. Còn chúng ta “hãy yêu nước theo cách của mình” ?. Một câu hỏi lớn chờ đợi mỗi người.
Hà Nội, 29/04/2011
Paulus Lê Sơn
.
.
.
No comments:
Post a Comment