Lê Trọng Hiệp
Vì bất tài, không làm đưọc việc gì nổi bật ngoài việc phá nước, Mạnh đã bị rất nhiều đảng viên lão thành than thở, chê trách. Quả thật, các đảng trưởng trước Mạnh như Lê Duẫn có thể phá sơn hà nhưng Duẫn không hề phá đảng. Mạnh thì vừa phá sơn hà, vừa phá luôn đảng…
*
Chiều nay là học xong một khoá dài mấy tháng ở trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, ông chẳng hiểu ất giáp gì cả, chỉ thu hoạch được một điều duy nhất là học cách làm… dấm. Số là Tô Hoài cùng học chung với một cán bộ Hội phụ nữ, bà này mới thoát khỏi trình độ bình dân học vụ nên chép bài rất chậm, thường mượn vở Tô Hoài về nhà chép lại. Để trả ơn, bà tặng Tô Hoài dấm ăn và bày cách làm dấm bằng chuối và rượu! Chẳng biết Mạnh lãnh hội gì ở cái trường đảng cao cấp “dạy làm dấm” này hay không, có lẽ cũng giống sau khi lấy bằng hữu nghị ở Nga về, từ ngày có bằng “đảng cao cấp” sự nghiệp chính trị của Mạnh càng thăng tiến tại tỉnh Bắc Thái: Tỉnh ủy viên, Phó Ty Lâm nghiệp, phó chủ tịch, phó tỉnh ủy kiêm chủ tịch rồi bí thư tỉnh uỷ Bắc Thái. Năm 1989, Mạnh về Hà Nội làm Trưởng ban Dân tộc Trung ương đảng kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Năm 1991, Mạnh vào Bộ Chính trị và năm 1992 thành Chủ tịch Quốc hội.
Chín năm sau, năm 2001, giữa lúc các phe phái kèn cựa nhau, không ai chịu ai, họ hướng đến giải pháp thứ ba là đưa tên “đội phá sơn lâm” không có thực quyền vào vị trí cao nhất đảng, trở thành “đảng trưởng phá sơn hà”! Từ một anh “công nhân lâm nghiệp” trình độ trung cấp đến một vị trí cao nhất nước, cuộc đời Mạnh cứ ngỡ như chuyện thần tiên. Nhiều người cho rằng “phép tiên” là do một chuyện thâm cung bí sử: Mạnh là giọt máu của Hồ Chí Minh. Đây là chuyện “khẩu thuyết vô bằng” nên không dám kết luận, tuy nhiên riêng bà mẹ của Mạnh thôi cũng đã thấy nhiều chuyện mờ ám, vì chuyện này quá dài nên để dành một bài khác.
Trở thành người mang danh vị cao nhất của đảng cộng sản, từ nghề phá sơn lâm Mạnh chuyển sang chuyển sang nghề phá sơn hà. Chỉ đơn giản nhắc lại hành trình bán nước của Mạnh trong việc cho Tàu vào phá nát vùng chiến lược Tây Nguyên theo tin tức của “báo đảng”:
Từ ngày 30/5- 2/6/2008, Mạnh thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Nửa năm sau, mãi đến ngày 9.2.2009, Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam mới công bố Tuyên bố chung giữa Mạnh và Hồ Cẩm Đào trong chuyến đi năm 2008.
Lý do của sự chậm trễ này là một điều khoản nhỏ mà người dân có thể xem như một hành động bán nước: cho Trung Quốc khai thác bauxite tại vùng Cao nguyên Trung phần, thường được gọi là Tây Nguyên. Nghĩa là biết chuyện mình làm là sai nhưng Mạnh vẫn lén lút ký. Lén lút ký nhưng Mạnh biết là không thể giấu mãi vì sớm muộn gì Tàu cũng vào Tây nguyên, nên phải công bố. Và để công bố, Mạnh đã phải bỏ ra nửa năm chuẩn bị cho việc bịt miệng và răn đe báo chí, đưa Nguyễn Tấn Dũng ra dọa: khai thác bauxite là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”.
Bất tài con chúa một vùng Bắc Giang
Tin trong nước cho biết: “Chiều 3.8.2010, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2005-2010 đã tổ chức hội nghị đột xuất để kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.”
Tại đây ông Trần Lưu Hải – Phó ban Tổ chức Trung ương đảng – đã “thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc giới thiệu ông Nông Quốc Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Phụ trách công tác xây dựng Đảng – để Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang bầu giữ chức danh Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2005-2010.”
Bộ chính trị đã giới thiệu thì khác nào ra lệnh chỉ tỉnh ủy Bắc Giang phải bầu? Vậy là Tuấn đá bí thư tỉnh ủy Đào Xuân Cần “chuyển công tác khác” và như vậy Tuấn sẽ dẫn đầu tỉnh ủy Bắc Giang về dự đại hội đảng 11 và nghiễm nhiên trở thành ủy viên trung ương đảng.
Tiểu sử chính thức cho biết Tuấn có bằng “thạc sĩ kinh tế” và “cử nhân chính trị”. Khi Tuấn đắc cử vào quốc hội năm 2007 thì tiểu sử ở đây cho biết Tuấn chưa có “thạc sĩ kinh tế”, đo đó có lẽ Tuấn chỉ mới “đậu thạc sĩ” sau năm 2007. Tuy nhiên cử nhân hay thạc sĩ gì cũng vậy, chẳng ai biết Tuấn học ở đâu, trường nào, năm nào. Nghĩa là mơ mơ hồ hồ như kiểu học của “tiến sĩ” Nguyễn Ngọc Ân: có bằng tiến sĩ của đại học Mỹ mà tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết, chỉ có tài nói… tiếng Việt như gió!
Trong khi đó thì tiểu sử chính thức cho biết Tuấn chỉ có tài đi cày: lao động xuất khẩu tại Đức từ tháng 9 năm 1981 đến cuối năm 1988. Năm 1981 thì Tuấn 18 tuổi: nếu Tuấn là người có chí, có đầu óc, lẽ ra tuổi này là tuổi vào đại học. Nhưng Tuấn lại chọn đường đi cày, cày một mạch từ năm 1981 đến cuối năm 1988 mới về. Đây cũng là thời điểm khó khăn của chính quyền cộng sản Đông Đức, và đến năm 1989 thì sụp đổ. Tuấn về nước cuối năm 1988 và tiểu sử không cho biết Tuấn làm gì trong thời gian sau đó, chỉ biết đến tháng 2 năm 2000 thì đã giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Năm năm sau thì Tuấn thăng chức chủ tịch hội này và ba năm sau thì thêm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Đường thăng tiến của Tuấn rất song song với đường hoạn lộ của Mạnh. Khi Tuấn đi “xuất khẩu lao động” thì Mạnh là phó chủ tịch tỉnh Bắc Thái. Đó là năm 1981, giai đoạn bị bao vây kinh tế và việc này đi “xuất khẩu lao động” là một cách để giải thoát về kinh tế và không phải là việc dễ. Tuấn đi được là nhờ vào thế của bố. Năm 1988, khi Tuấn về nước thì Mạnh đã là bí thư tỉnh ủy Bắc Thái, tương tự chức vụ hiện Tuấn đang nắm: bí thư tỉnh ủy Bắc Giang. Giai đoạn này Tuấn làm gì cũng không rõ và chúng ta cần ôn lại đường họạn lộ của Mạnh:
- 1989 về làm Trưởng ban Dân tộc Trung ương đảng kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
- 1991 vào Bộ Chính trị, 1992 thành Chủ tịch Quốc hội. Giai đoạn này đang xảy ra các biến động sắc tộc ở Tây Nguyên, Mạnh được điều về Hà Nội nhờ gốc gác người Tày: người sắc tộc dễ nói chuyện với người sắc tộc. Vì mới chân ướt chân ráo về Hà Nội nên Mạnh vẫn chưa có vây cách và thế lực trong khi con trai của mình thì học hành chẳng tới đâu lại bất tài. Mạnh phải đợi đến đầu năm 2000 mới đưa nổi con trai vào một chức vụ “có tiếng” ở trung ương.
Năm 2001, Mạnh trở thành tổng bí thư nhưng vì cả cha và con đều bất tài, do đó Mạnh không đưa nổi con vào trung ương đảng, kể cả trong đại hội 10 năm 2006 cũng không đưa nổi. Mãi đến năm 2009 mới đưa con về làm phó bí thư, ngay lạm dụng cảnh ồn ào vì công anh đánh chết người, đẩy đương kim tổng bí thư để giành lấy cái ghế cho con mình.
Sự bất tài của Mạnh
Vì bất tài, không làm đưọc việc gì nổi bật ngoài việc phá nước, Mạnh đã bị rất nhiều đảng viên lão thành than thở, chê trách. Quả thật, các đảng trưởng trước Mạnh như Lê Duẫn có thể phá sơn hà nhưng Duẫn không hề phá đảng. Mạnh thì vừa phá sơn hà, vừa phá luôn đảng, do đó các đảng viên này luôn than phiền, mong đảng trở lại cái ngày “có một tổng bí thư ra tổng bí thư”. Trên thực tế những tay giật dây quyền lực của đảng xem Mạnh không ra gì và trước Đại hội 10 vào năm 2006, Trung tướng Nguyễn Hoà đã viết thư hạch tội Mạnh: [1]:
“Nhiệm kỳ qua, đồng chí Nông Đức Mạnh cũng đã có một số cố gắng. Nhưng xem xét nghiêm túc về một người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta thì đồng chí Mạnh có nhiều lỗi, có nhiều sai phạm và sai phạm nghiêm trọng.
Một số ví dụ:
- Là Tổng Bí thư, khi đồng chí Đào Duy Quát hỏi về vụ Năm Cam, Bùi Quốc Huy, Trần Mai Hạnh thì đồng chí Mạnh trả lời rằng hãy khoan, hãy chờ đã. Nhưng khi đồng chí Quát và đồng chí Hồng Vinh phổ biến lại cho các báo chí, báo chí phản ứng thì đồng chí Mạnh chối và nói rằng Tổng bí thư không bằng lòng, để cho đồng chí Hồng Vinh chịu trận.
- Khi báo chí đưa ra vụ Năm Cam v.v… thì đồng chí Mạnh (đứng đầu Ban Bí thư) triệu tập cuộc họp với Tổng biên tập các báo uốn nắn răn đe (Điều này cả nước và báo chí đều biết). Đến lúc xử xong Năm Cam chịu tội tử hình, Bùi Quốc Huy và Trần Mai Hạnh ở tù thì các cơ quan nội chính lại phải biểu dương báo chí.
- Là người nắm chức vụ cao nhất trong Đảng nhưng đồng chí Mạnh đưa con của đồng chí Mạnh không đủ tâm, tài làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên, và có ý định đưa làm Bí thư thứ nhất Đoàn để cơ cấu vào Trung ương, vừa mưu cầu danh vọng, vừa có dụng ý gây dựng lực lượng của mình lâu dài trong Đảng.
[…] [2]
Là Tổng bí thư, đồng chí Mạnh đã bao che cho ông Đào Đình Bình, trong khi dư luận bất bình với những hành động mua chức, mua quyền, mua uy tín của ông Bình thì nhân dịp giới thiệu ông Bình làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đồng chí Mạnh vẫn kiên trì giới thiệu ông Bình làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải mà ngày nay, cả Quốc hội và người dân đều đã thấy hậu quả, đã thấy ông Bình và những kẻ thân cận như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến như thế nào ?
Là Tổng bí thư, Trưởng tiểu ban nhân sự Đại hội 10, đồng chí Mạnh đã giới thiệu những kẻ như Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc PMU 18 thuộc Bộ Giao thông vận tải và Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giao thông vận tải vào Trung ương. Như vậy con người đồng chí Mạnh là thế nào? Có thể làm một người đứng đầu Đảng và Nhà nước không ?[4]
- Là trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội 10, đồng chí Mạnh còn giới thiệu một số người như ông Bắc Sơn, một người tay sai của ông Lê Đức Anh, hoạt động vô nguyên tắc, được đồng chí Mạnh định đưa làm Phó Ban Tổ chức Trung ương nhưng bị phản đối, sau đó đưa về làm Phó bí thư trực Tỉnh uỷ Thái Nguyên và được Bộ Chính trị và Tiểu ban nhân sự (Nông Đức Mạnh đứng đầu) giới thiệu vào tỉnh uỷ và giới thiệu vào Trung ương Đảng.
Đồng chí Mạnh giới thiệu Phan Trung Kiên, một người đã bị Quân khu 7 phát hiện về nhiều tội, trong đó có tội tham nhũng. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo với Bộ Chính trị nhưng đồng chí Mạnh, và đôi đồng chí khác trong Bộ Chính trị gạt đi, cho qua, bao che cho Phan Trung Kiên. Trên thực tế, đồng chí Mạnh đã khống chế Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, buộc Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phải theo quan điểm sai trái của đồng chí Mạnh. Có thể còn một số ví dụ khác.
[…]
- Đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp. Các vấn đề tồn đọng trong Đảng thì tránh né, bao che, không giải quyết được. Trong Bộ Chính trị thì nể nang, xoa dịu, lấy lòng nhau để rồi phô trương là đoàn kết, là dân chủ. \ Thực tế là không lắng nghe tiếng nói của nhân dân, của đảng viên, kể cả của một số đồng chí lão thành cách mạng có tâm huyết. Ngược lại tìm cách trù dập, răn đe người phát hiện tội phạm với cái cớ cho là “làm lộ bí mật”.
- Là Tổng bí thư nhưng không gương mẫu chấp hành điều lệ, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Đảng, như nguyên tắc về quyền của đảng viên.
- Đầu óc xơ cứng, chỉ đọc những bài viết sẵn, nói những lời nói công thức, không sáng tạo, không năng động, không giải quyết những vụ việc nổi cộm, không thể đổi mới đúng hướng và toàn diện.
Lê Trọng Hiệp
————–
Chú thích:
[1] Trung tướng Nguyễn Hòa là người chỉ huy lực lượng VC trong trận Bình Giã 10-1964. Năm 1975 Nguyễn Hòa là Tư lệnh Quân đoàn I, năm 1980 Nguyễn Hòa chuyển sang làm Tổng cục trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Tổng cục Dầu khí trước khi về hưu.
tỉnh Bắc Giang, dọn đường cho con trai vào trung ương, chuẩn bị cho đại hội 11.
[2] Phần này Hòa hạch tội Mạnh về việc bao che Nguyễn Chí Vịnh, Vũ Chính trong vụ Sáu Sứ, T4, bao che việc man khai lý lịch của Lê Đức Anh.
[3] Con rể Nông Đức Mạnh là Đặng Hoàng Hải, từng làm Chánh văn Phòng trong PMU 18
.
.
.
No comments:
Post a Comment