Phan Bạch Quán
20-10-2010
Ngày 12/9/2010, tượng đài “Niềm Mơ Ước của Mẹ” (Le Rêve de la Mère) được khánh thành tại Bùng binh Saigon (Rond-Point de Saigon), thành phố Bussy Saint Georges, tỉnh Marne la Vallée, cách Paris 30km. Tượng là hình một phụ nữ lưng uốn, mặt ngước lên trời, hai tay nâng một đứa bé. Đứa bé giang rộng chân tay, dáng nghiêng nghiêng như muốn bay thoát lên. Tượng bằng đồng nâu, cao 2m50 đặt trên cột trụ đá hoa cương cao 1m50. Mặt trụ có khắc chữ:
En Hommage
A La France, Terre d'Asile
Pays des Droits de l'Homme
En Mémoire
Des Boat People Vietnamiens
Depuis 1975
A La France, Terre d'Asile
Pays des Droits de l'Homme
En Mémoire
Des Boat People Vietnamiens
Depuis 1975
Để tỏ lòng kính trọng
Tới nước Pháp, đất cho dung thân
Xứ sở của Nhân Quyền
Để tưởng nhớ
Những thuyền nhân
Từ 1975)
Le Rêve de la Mère . Nguồn: OntheNet
Nếu chỉ nhìn tượng mà không đọc hàng chữ trên trụ, người xem hẳn khó nghĩ ra đây là tượng đài tưởng niệm Boat-People. Mẹ và Con là một biểu tượng lâu đời, như hình Đức Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng Jesus. Biểu tượng Mẹ-Con thường mang ý nghĩa về tình yêu, hy sinh, tận tụy... nói một cách khác, thường gợi nhắc những tình cảm tha thiết, êm đềm.
Còn khi nói đến thuyền nhân, người ta nghĩ ngay những cảnh tượng hãi hùng, bàng hoàng, đau đớn... và rồi tự vẽ trong trí những biểu tượng gợi sự bi phẫn, cuồng nộ… những cảm giác hoàn toàn trái ngược với sự êm ả. Có lẽ đó là lý do có những ý kiến cho rằng “Le Rêve de la Mère” là tượng đài về thuyền nhân mà chẳng cho thấy cái gì là thuyền nhân cả.
Tìm hiểu lẽ đúng-sai trong nghệ thuật là điều rất khó, có khi không nên, nhưng để có những cảm xúc sâu sắc hơn về một tác phẩm nghệ thuật, người xem cũng cần có sự hiểu biết cặn kẽ hơn chứ không thể chỉ dựa vào cảm tưởng ban đầu. Trên tinh thần ấy, bài viết sẽ tìm hiểu về tượng đài với mong muốn đem lại sự cảm thông giữa nghệ sĩ sáng tác và người thưởng ngoạn.
Saigon niềm nhớ khôn nguôi
Vài năm trước đây tại thành phố Bussy Saint Georges, bà Trần Dung Nghi (Hội Young Việt Paris) và ông Christopher Nguyễn Trinh Nghĩa (Hội Bussy Saigon) đã trình bày với ông Thị trưởng Hugues Rondeau ý tưởng lập một tấm bia đá hay một đài tưởng niệm để cảm ơn sự rộng tay đón nhận của nước Pháp và để ghi nhớ cuộc hành trình của thuyền nhân Việt Nam.
Sau đó, nhóm sáng lập quyết định dựng một pho tượng thay vì một tấm bia. Điêu khắc gia Vũ Đình Lâm, người được xếp hạng vào 10 tuyển sinh xuất sắc nhất trong 50,000 thí sinh tham dự cuộc thi tem thư Marianne 2004, đã được mời làm người thiết kế tượng.
Còn khi nói đến thuyền nhân, người ta nghĩ ngay những cảnh tượng hãi hùng, bàng hoàng, đau đớn... và rồi tự vẽ trong trí những biểu tượng gợi sự bi phẫn, cuồng nộ… những cảm giác hoàn toàn trái ngược với sự êm ả. Có lẽ đó là lý do có những ý kiến cho rằng “Le Rêve de la Mère” là tượng đài về thuyền nhân mà chẳng cho thấy cái gì là thuyền nhân cả.
Tìm hiểu lẽ đúng-sai trong nghệ thuật là điều rất khó, có khi không nên, nhưng để có những cảm xúc sâu sắc hơn về một tác phẩm nghệ thuật, người xem cũng cần có sự hiểu biết cặn kẽ hơn chứ không thể chỉ dựa vào cảm tưởng ban đầu. Trên tinh thần ấy, bài viết sẽ tìm hiểu về tượng đài với mong muốn đem lại sự cảm thông giữa nghệ sĩ sáng tác và người thưởng ngoạn.
Saigon niềm nhớ khôn nguôi
Vài năm trước đây tại thành phố Bussy Saint Georges, bà Trần Dung Nghi (Hội Young Việt Paris) và ông Christopher Nguyễn Trinh Nghĩa (Hội Bussy Saigon) đã trình bày với ông Thị trưởng Hugues Rondeau ý tưởng lập một tấm bia đá hay một đài tưởng niệm để cảm ơn sự rộng tay đón nhận của nước Pháp và để ghi nhớ cuộc hành trình của thuyền nhân Việt Nam.
Sau đó, nhóm sáng lập quyết định dựng một pho tượng thay vì một tấm bia. Điêu khắc gia Vũ Đình Lâm, người được xếp hạng vào 10 tuyển sinh xuất sắc nhất trong 50,000 thí sinh tham dự cuộc thi tem thư Marianne 2004, đã được mời làm người thiết kế tượng.
(Từ trái) Nguyễn Trinh Nghĩa, Vũ Đình Lâm, Hugues Rondeau. Nguồn: huguesrondeau.com
Đề đáp ứng thiện ý ấy, Thị trưởng Rondeau chấp thuận tặng Cộng Đồng VN một quảng truờng vòng tròn trong thành phố để đặt tượng. Cùng nhau, mọi người đều nghĩ đến danh xưng Sàigòn và đề nghị đặt tên là Quảng trường Sàigòn. Năm 2008, ngã tư có tâm tròn giữa đại lộ André Malraux và đại lộ Genêts được chính thức đặt tên “Rond-Point de Saigon”.
Tại sao Sài Gòn? Ông Nghĩa giải thích:
Tại sao Sài Gòn? Ông Nghĩa giải thích:
Vì Sài Gòn luôn là một danh xưng chủ yếu và trân quí đối với người Việt tha hương. Sài Gòn là một từ dễ phát âm cho mọi người. Sài Gòn là một cái tên lãng mạn tiêu biểu cho Việt Nam . Sài Gòn cô gái xinh đẹp, Sài Gòn lãng mạn với nhà thờ Đức Bà, với Bưu Điện, với đường Catinat, khách sạn Majestic, lý do là thế, vì Sài Gòn là thành phố gắn bó thân thiết với nước Pháp. (1)
Để hoàn thành dự án, nhóm sáng lập đã bỏ nhiều công sức vận động gây quỹ cho số tiền (dự tính ban đầu) 50,000 Euro và nhiều việc khác như thiết kế tượng, tìm xưởng đúc... Đó là chưa kể những trở ngại “bên lề” thường xảy đến cho những dự án có tính công cộng (2).
Tuy không ít gian nan, trắc trở, nhưng như con thuyền mong manh vượt biển đến được bờ, tượng đài cuối cùng đã hoàn tất. Câu danh ngôn của Nguyễn Bá Học được đặt trang trọng trên trang chủ như nhắc nhở, như kỷ niệm những ngày khó nhọc, “La route est difficile non pas à cause des rivières et des montagnes à traverser, mais c'est la crainte de l'homme qui la rend difficile.”
Mẹ, con và tương lai
Tượng đài “Niềm Mơ Ước của Mẹ” chuyên chở những thông điệp sau:
- Vinh danh nước Pháp, đất dung thân và xứ sở của Nhân Quyền.
- Vinh danh những bậc cha mẹ Boat-People với nhiều hy sinh đã thành công đem lại cho con cháu của những thế hệ hậu sinh một tương lai tốt đẹp hơn trong Tự Do.
- Bằng chứng hội nhập của người Việt trong cuộc sống tích cực tại Pháp.
- Nhắc nhở thanh thiếu niên sinh trưởng tại Pháp bổn phận không bao giờ quên Văn hoá và Nguồn gốc Việt.
Tuy không ít gian nan, trắc trở, nhưng như con thuyền mong manh vượt biển đến được bờ, tượng đài cuối cùng đã hoàn tất. Câu danh ngôn của Nguyễn Bá Học được đặt trang trọng trên trang chủ như nhắc nhở, như kỷ niệm những ngày khó nhọc, “La route est difficile non pas à cause des rivières et des montagnes à traverser, mais c'est la crainte de l'homme qui la rend difficile.”
Mẹ, con và tương lai
Tượng đài “Niềm Mơ Ước của Mẹ” chuyên chở những thông điệp sau:
- Vinh danh nước Pháp, đất dung thân và xứ sở của Nhân Quyền.
- Vinh danh những bậc cha mẹ Boat-People với nhiều hy sinh đã thành công đem lại cho con cháu của những thế hệ hậu sinh một tương lai tốt đẹp hơn trong Tự Do.
- Bằng chứng hội nhập của người Việt trong cuộc sống tích cực tại Pháp.
- Nhắc nhở thanh thiếu niên sinh trưởng tại Pháp bổn phận không bao giờ quên Văn hoá và Nguồn gốc Việt.
Rond-Point de Saigon - Bussy Saint Georges (France) . Nguồn: huguesrondeau.com
Điêu khắc gia Vũ Đình Lâm kể về điều dẫn tới sự chọn lựa hình tượng và tên của tượng đài:
Hình tượng nghệ thuật trong “Niềm ước mơ của Mẹ” muốn trình bày một nét đẹp thể hiện qua một hình ảnh “Người Mẹ và đứa Con” mà chúng ta xem là quan trọng trong văn hóa Á Đông. “Công Cha như núi Thái Sơn, nghiã Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra...”
Tên tác phẩm “Niềm ước mơ của Mẹ” được chuyển dịch ra pháp ngữ: “Le rêve de la Mère” có ngụ ý dùng sự đồng âm (homonymie) của chữ “Mère” và “Mer” gợi về biển (nhớ lại thời đó, vượt biển cũng là một ước mơ của người thuyền nhân).
Sự mơ ước của người Mẹ muốn cho đứa con của mình bay cao, bay xa trên bầu trời tự do để đi tìm và thực hiện ước vọng mong muốn.
Tên tác phẩm “Niềm ước mơ của Mẹ” được chuyển dịch ra pháp ngữ: “Le rêve de la Mère” có ngụ ý dùng sự đồng âm (homonymie) của chữ “Mère” và “Mer” gợi về biển (nhớ lại thời đó, vượt biển cũng là một ước mơ của người thuyền nhân).
Sự mơ ước của người Mẹ muốn cho đứa con của mình bay cao, bay xa trên bầu trời tự do để đi tìm và thực hiện ước vọng mong muốn.
Nếu nhìn tượng đài một cách tổng quát, những nét cơ bản tạo ấn tượng gồm có: nét thẳng từ dưới hướng lên của trụ đá và dọc theo thân người mẹ, nét xéo cũng hướng lên của đôi cánh tay, và sau cùng nét hơi ngang nhưng vẫn hướng lên của thân đứa bé. Những đường thẳng, cong, xéo và ngang tuy khác nhau nhưng đều có hướng chếch lên nên tạo ra cảm giác hướng thượng, hướng tới tương lai. Phải chăng đó là ước mơ của thuyền nhân Việt khi chấp nhận mọi gian nguy, thậm chí bỏ cả mạng sống, để tìm một ngày mai tươi sáng cho mình và cho con cháu.
“Niềm Mơ Ước của Mẹ” do đó, gợi cảm giác hân hoan vui tươi. Không có con thuyền rách nát, không có hình người gầy còm, khuôn mặt bơ phờ vì sóng gió như tượng đài thuyền nhân ởWestminster Memorial Park .
Ông Vũ Đình Lâm giải thích lý do đã chọn hướng giải quyết này:
“Niềm Mơ Ước của Mẹ” do đó, gợi cảm giác hân hoan vui tươi. Không có con thuyền rách nát, không có hình người gầy còm, khuôn mặt bơ phờ vì sóng gió như tượng đài thuyền nhân ở
Ông Vũ Đình Lâm giải thích lý do đã chọn hướng giải quyết này:
Theo ý riêng của tôi là tại vì chúng ta không muốn mỗi buổi sáng “bắt” người dân bản xứ đi qua tượng đài phải nhìn một hình ảnh gây cho họ một ấn tượng “buồn” như chính tôi là người đã sống qua và cảm nhận.
Tôi nghĩ là nên thay vào đó bằng một hình ảnh tuy vẫn chứa đựng ẩn ý buồn bên trong mà vẫn tạo cho ngoại nhân môt ấn tượng lạc quan yêu đời và ý niệm liên tục của cuộc sống, nhất là làm sao khi mỗi buổi sáng đi qua nhìn tượng đài, ta cảm thấy hình dáng của người mẹ đưa con mình bay bổng trời cao tạo cho ta chút lạc quan vui tươi.
Tôi nghĩ là nên thay vào đó bằng một hình ảnh tuy vẫn chứa đựng ẩn ý buồn bên trong mà vẫn tạo cho ngoại nhân môt ấn tượng lạc quan yêu đời và ý niệm liên tục của cuộc sống, nhất là làm sao khi mỗi buổi sáng đi qua nhìn tượng đài, ta cảm thấy hình dáng của người mẹ đưa con mình bay bổng trời cao tạo cho ta chút lạc quan vui tươi.
Tượng thuyền nhân (Ottawa , Canada ) . Nguồn: OntheNet
Điều gì “ẩn ý buồn” bên trong tượng đài này? Với những người Việt tha hương, chỉ vỏn vẹn dòng chữ “Depuis1975” đã là nói lên tất cả.
Văn hóa hội nhập
Văn hóa hội nhập
“Niềm ước mơ của Mẹ” không chỉ giới hạn trong phạm vi người Việt, mà lại còn muốn lan toả cho người dân bản xứ cảm nhận được cái đẹp. Chính cái văn hoá hội nhập được nhấn mạnh và thể hiện ở đây. Cũng chính vì lý do đó mà chúng ta không thấy hình ảnh chiếc thuyền. Ngôn ngữ tạo hình tùy thuộc vào sự tưởng tượng của cá nhân nghệ sĩ.”
Quan niệm mỹ thuật của điêu khắc gia Vũ Đình Lâm làm người viết nhớ tới một ngôi thánh đường nhỏ bé nhưng nổi tiếng của Pháp, Chapelle Nôtre-Dame-du-Haut de Ronchamp, do kiến trúc sư lỗi lạc Charles Edouard Jeanneret, thường được gọi với tên Le Corbusier, thiết kế.
Ai có thể nghĩ được ngôi nhà tường dày bịch, mái to đùng này là một nhà thờ? Người ta quen với hình ảnh những giáo đường thẳng đứng, thanh mảnh, chóp nhọn như giúp nâng tâm hồn lên tới Chúa. Thậm chí, có người còn cho rằng Nhà thờ Đức Bà này, nhìn từ những góc độ khác nhau, làm liên tưởng tới hai bàn tay chắp lại, cái mũ của nữ tu, cái tàu thủy, hay… con vịt. (3)
Mái nhà đen nhưng được nâng đỡ bằng những bức tường trắng uốn cong cong nên không gây cảm giác nặng nề thô kệch. Cái mái trông to và nặng kia cho ấn tượng của một cái gì đó đang giăng ra như thể muốn bảo bọc, tựa tấm áo choàng của Đức Bà khi Mẹ âu yếm mở rộng tay, nhân từ che chở đàn con. (4)
Một đặc điểm khác của kiến trúc Nôtre Dame du Haut là không tỏa ra cái gì để có thể gọi là “a la française”. Tưởng tượng nếu bứng nhà thờ này đặt vào nơi khác có lẽ cũng vẫn ổn. Nét đặc thù dân tộc được xóa nhòa và thay thế bởi cái chung của con người, cái Đẹp.
Nôtre Dame de Paris cổ kính, Nôtre Dame du Haut tân kỳ, mỗi nơi một vẻ nhưng đều đem lại cảm giác thăng hoa, hướng thượng đầy khoan khoái. Hai giáo đường đó cho ta một bài học về sáng tạo nghệ thuật: Đừng tự giới hạn trong những khuôn mẫu cố định dù cho đó là khuôn vàng thước ngọc, và khi nghệ sĩ sáng tác cùng hòa mình với tinh thần cởi mở, thoáng đãng đó thì tác phẩm mới có thể vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia và hội nhập vào dòng chảy cộng đồng nhân loại.
Vì thế nếu “Niềm Mơ Ước của Mẹ” không có con thuyền, hay chỉ cách điệu con thuyền trong dáng vươn cao của mẹ, hay chỉ thể hiện cánh buồm no gió trong vạt áo căng của mẹ, thì đó là thứ “ngôn ngữ tạo hình” được tiếp nhận rộng rãi ở Pháp nói riêng, trên thế giới nói chung. Một ngôn ngữ không còn biên giới.
Kết
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đổi tên Sài Gòn, đã phá hủy những bia tưởng niệm thuyền nhân trên các đảo Pulau Galang (Indonesia) và Pulau Bidong (Malaysia) với tham vọng xóa bỏ mọi chứng tích của một Nam Việt Nam tự do. Họ đã lầm, người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới không bao giờ quên quá khứ và mỗi nơi, mỗi chốn, những bàn tay đã chung lại, cùng nhau tạo dựng những ấn tích ghi nhớ sự bỏ nước của những con người quyết tâm đi tìm tự do.
Những con người ấy ngoài mơ ước tương lai sáng lạn cho con cháu vẫn còn những ước mơ riêng tư của người xa xứ, đó là có được lại Sài Gòn thành phố thương yêu.
“ Lần đầu tiên trên nước Pháp chúng ta sẽ có một quảng trường tròn mang tên Sài Gòn đích thực và chính danh! Chúng ta không còn nữa cái tên Sài Gòn cho thủ đô Nam Việt Nam nhưng chúng ta sẽ có một quảng trường tròn mang tên Sài Gòn ở Bussy Saint Georges.”
Le Rêve devient Réalité!
© DCVOnline
Ai có thể nghĩ được ngôi nhà tường dày bịch, mái to đùng này là một nhà thờ? Người ta quen với hình ảnh những giáo đường thẳng đứng, thanh mảnh, chóp nhọn như giúp nâng tâm hồn lên tới Chúa. Thậm chí, có người còn cho rằng Nhà thờ Đức Bà này, nhìn từ những góc độ khác nhau, làm liên tưởng tới hai bàn tay chắp lại, cái mũ của nữ tu, cái tàu thủy, hay… con vịt. (3)
Mái nhà đen nhưng được nâng đỡ bằng những bức tường trắng uốn cong cong nên không gây cảm giác nặng nề thô kệch. Cái mái trông to và nặng kia cho ấn tượng của một cái gì đó đang giăng ra như thể muốn bảo bọc, tựa tấm áo choàng của Đức Bà khi Mẹ âu yếm mở rộng tay, nhân từ che chở đàn con. (4)
Một đặc điểm khác của kiến trúc Nôtre Dame du Haut là không tỏa ra cái gì để có thể gọi là “a la française”. Tưởng tượng nếu bứng nhà thờ này đặt vào nơi khác có lẽ cũng vẫn ổn. Nét đặc thù dân tộc được xóa nhòa và thay thế bởi cái chung của con người, cái Đẹp.
Nôtre Dame de Paris cổ kính, Nôtre Dame du Haut tân kỳ, mỗi nơi một vẻ nhưng đều đem lại cảm giác thăng hoa, hướng thượng đầy khoan khoái. Hai giáo đường đó cho ta một bài học về sáng tạo nghệ thuật: Đừng tự giới hạn trong những khuôn mẫu cố định dù cho đó là khuôn vàng thước ngọc, và khi nghệ sĩ sáng tác cùng hòa mình với tinh thần cởi mở, thoáng đãng đó thì tác phẩm mới có thể vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia và hội nhập vào dòng chảy cộng đồng nhân loại.
Vì thế nếu “Niềm Mơ Ước của Mẹ” không có con thuyền, hay chỉ cách điệu con thuyền trong dáng vươn cao của mẹ, hay chỉ thể hiện cánh buồm no gió trong vạt áo căng của mẹ, thì đó là thứ “ngôn ngữ tạo hình” được tiếp nhận rộng rãi ở Pháp nói riêng, trên thế giới nói chung. Một ngôn ngữ không còn biên giới.
Kết
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đổi tên Sài Gòn, đã phá hủy những bia tưởng niệm thuyền nhân trên các đảo Pulau Galang (Indonesia) và Pulau Bidong (Malaysia) với tham vọng xóa bỏ mọi chứng tích của một Nam Việt Nam tự do. Họ đã lầm, người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới không bao giờ quên quá khứ và mỗi nơi, mỗi chốn, những bàn tay đã chung lại, cùng nhau tạo dựng những ấn tích ghi nhớ sự bỏ nước của những con người quyết tâm đi tìm tự do.
Những con người ấy ngoài mơ ước tương lai sáng lạn cho con cháu vẫn còn những ước mơ riêng tư của người xa xứ, đó là có được lại Sài Gòn thành phố thương yêu.
“ Lần đầu tiên trên nước Pháp chúng ta sẽ có một quảng trường tròn mang tên Sài Gòn đích thực và chính danh! Chúng ta không còn nữa cái tên Sài Gòn cho thủ đô Nam Việt Nam nhưng chúng ta sẽ có một quảng trường tròn mang tên Sài Gòn ở Bussy Saint Georges.”
Le Rêve devient Réalité!
© DCVOnline
------------------------------
(1). Le Rêve devient Réalité, Christopher Nguyễn, 15/12/2008
(2). Trong bài “Le Rêve de la Mère”: une œuvre d'une grande profondeur”, Ông Jean-Claude Lamagnère, Phó Thị Trưởng Bussy Saint Georges, viết: “Do đó, tôi không thể hiểu nổi vì sao trong lòng Cộng Đồng người Việt, nơi mà dự kiến cao quý như thế đã nẩy mầm, người ta lại có thể thả neo bất động. Và trong một thành phố mà tôi mến yêu lại có thể có những sự chống đối nhau giữa những phần tử chính trị của nhiều phe cánh. Định cư tại Pháp tất cả đều trở thành công dân Pháp, trong một đất nước có sự bảo đảm nơi ẩn náu an lành cho rất nhiều người xuất xứ từ những văn hoá khác biệt. Nước Pháp là một bến bờ cư trú hoà bình mà chúng ta phải lấy làm hãnh diện và gìn giữ.”
Đọc thêm các ý cò trong Thắc mắc - Nghi vấn tuongdaibussy.com, 2008Hướng về tương lai với “Niềm Mơ Ước của Mẹ”, Tường An, rfa.org, 21/09/2010
(3). Xem Trang 6, Ambiguity in Architecture, Christoph Baumberger.
(4). Xem kiến trúc bên ngoài và trong nhà thờ Nôtre Dame du Haut, 1950-54
(2). Trong bài “Le Rêve de la Mère”: une œuvre d'une grande profondeur”, Ông Jean-Claude Lamagnère, Phó Thị Trưởng Bussy Saint Georges, viết: “Do đó, tôi không thể hiểu nổi vì sao trong lòng Cộng Đồng người Việt, nơi mà dự kiến cao quý như thế đã nẩy mầm, người ta lại có thể thả neo bất động. Và trong một thành phố mà tôi mến yêu lại có thể có những sự chống đối nhau giữa những phần tử chính trị của nhiều phe cánh. Định cư tại Pháp tất cả đều trở thành công dân Pháp, trong một đất nước có sự bảo đảm nơi ẩn náu an lành cho rất nhiều người xuất xứ từ những văn hoá khác biệt. Nước Pháp là một bến bờ cư trú hoà bình mà chúng ta phải lấy làm hãnh diện và gìn giữ.”
Đọc thêm các ý cò trong Thắc mắc - Nghi vấn tuongdaibussy.com, 2008Hướng về tương lai với “Niềm Mơ Ước của Mẹ”, Tường An, rfa.org, 21/09/2010
(3). Xem Trang 6, Ambiguity in Architecture, Christoph Baumberger.
(4). Xem kiến trúc bên ngoài và trong nhà thờ Nôtre Dame du Haut, 1950-54
.
.
.
No comments:
Post a Comment