“Trung Quốc, hãy thả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba,” Barack Obama
Phan Tường Vi lược dịch (Tin Reuteurs)
Phan Tường Vi lược dịch (Tin Reuteurs)
09-10-2010
LUÂN ĐÔN (LONDON) – Người hoạt động dân chủ người Trung Hoa hiện đang bị tù, ông Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), được trao giảo Nobel Hoà bình hôm thứ Sáu sau hằng thập niên đấu tranh kiên trì và bất bạo động cho nhân quyền.
VIDEO : Chinese dissident Liu Xiaobo wins 2010 Nobel Peace Prize
http://www.guardian.co.uk/world/video/2010/oct/08/china-dissident-liu-xiaobo-nobel-peace-prize-video
Dưới đây là quan điểm và nhận định của một số chính phủ, cùng những người hoạt động nhân quyền trên thế giới.
Tổng thống Obama (Nobel Hoà Bình 2009) – “Hơn 30 năm qua, Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể trong lãnh vực cải tiến kinh tế, đưa hằng triệu người ra khỏi nghèo đói. Nhưng giải thưởng Nobel Hoà bình này nhắc chúng ta rằng đổi mới chính trị (của TQ – DCVOnline) đã không đi cùng lúc với đỏi mới kinh tế và rằng những quyền căn bản của con người, bất luận nam, nữ hay trẻ con đều phải được tôn trọng. Chúng tôi kêu gọi nhà nước Trung Quốc hãy thả tự do cho ông Liu càng sớm càng tốt.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaozu (Mã Triều Húc, 马朝旭) – “Trao giải thưởng hoà bình cho người này hoàn toàn đi ngược lại mục đích (của giải thưởng) và một sự ô uế cho giải hoà bình.”
Chủ tịch Liên hiệp châu Âu (EC) Jose Mannuel Barroso – “Quyết định của Ủy ban Trao giải Nobel là một thông điệp ủng hộ mạnh mẽ cho tất cả những ai trên thế giới, những người đôi khi đã hy sinh cá nhân mình rất nhiều, đang đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Những giá trị này là căn bản cốt lõi của Liên hiệp châu Âu và quyết định trao tặng giải thưởng của Ủy ban nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do và nhân quyền trên toàn thế giới.”
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle – nói với các nhà báo giải thưởng này là “can đảm”, ông nói thêm: “Tôi không nghĩ điều này sẽ có một tác động xấu lên mối quan hệ ngoại giao (với Trung Quốc.)” “Đây không là một thủ tục ngoại giao… giữa Liên hiệp châu Âu và một nước khác,” ông nói.
“(Giải thưởng Nobel hoà bình cho ông Liu) gởi ra cho thế giới một thông điệp tự do và nhân quyền được ủng hộ và điều này sẽ khuyến khích những người khác tiếp tục theo đuổi cuộc đấu tranh của họ.”
Dalai Lama , người được trao giải Nobel Hoà bình năm 1989 – “Trao giải thưởng Hoà bình cho ông Liu chính là sự công nhận của cộng đồng thế giới đối với những tiếng nói ngày càng nhiều của người Trung Hoa thúc đẩy cho Trung Quốc hướng về cải cách hiến pháp, luật pháp và chính trị.”
Lech Walesa, cựu tổng thống Ba Lan và cũng là người đấu tranh cho dân chủ, được giải Nobel Hoà bình năm 1983 – “Tôi sung sướng thấy rằng, cuối cùng rồi thế giới sẽ phải quyết định hoặc là đứng đằng sau những giá trị kiểu phương Tây hay cho phép nhân quyền bị vi phạm. Nếu chúng ta nghĩ về sự toàn cầu hoá một cách nghiêm chỉnh – và sự toàn cầu hoá không có mặt Trung Quốc là điều không thể – (thì) chúng ta phải giúp Trung Quốc đi cùng với chúng ta trên con đường với những giá trị chung. Với giải Nobel Hoà bình (2010), chúng ta đang bắt đầu cuộc tuần hành theo chiều hướng này.”
Cựu tổng thống Tiệp Khắc cũ (Czechoslovakia), TT đầu tiên của CH Czech và cũng là người bất đồng chính kiến trước đây, ông Vaclav Havel, một trong những người đề cử ông Liu được giải thưởng này – “Ông Liu Xiaobo là một biểu tượng chính xác của loại người có trách nhiệm và hành động, những người mà giải thưởng này thuộc về họ… Cũng ca ngợi Ủy ban Trao giải Nobel đã can đảm, không chùn bước trước những lời cảnh cáo của Bắc Kinh và họ đã không để cho quyền lợi kinh tế nằm cao hơn nhân quyền.”
Rupert Colville, phát ngôn viên Phủ Cao Ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc – “Có rất nhiều người như ông Liu Xiaobo ở nhiều nước khác nhau trên trên thế giới, có lẽ không được biết đến nhiều như ông Liu, nhưng ngày này qua ngày nọ họ chấp nhận những rủi ro lớn lao, căn bản là để nói lên những gì họ nghĩ về sự cải thiện cần thiết có trong xã hội của họ.”
Ủy ban Ân xá Quốc tế – “Giải thưởng này chỉ có thể tạo nên một sự khác biệt thật sự nếu điều này tạo nên những áp lực cấp thời làm Trung Quốc phải thả tự do cho ông Liu, cùng với vô số những tù nhân lương tâm khác đang còn nằm trong tù chỉ vì họ hành sử quyền tự do ngôn luận của họ.”
Bộ Ngoại giao Pháp – “Pháp, cũng như Liên hiệp châu Âu, đã bày tỏ mối quan tâm ngay sau khi ông Liu bị bắt và đã nhiều lần kêu gọi thả tự do cho ông ta. Pháp lập lại lời yêu cầu này nhiều lần, và Pháp cũng cam kết tôn trọng sự tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Ủy ban trao giải Nobel Hoà bình, đã chọn người được giải một cách độc lập, họ đã gởi một thông điệp dứt khoát cho bất cứ ai, những người đang đấu tranh một cách ôn hoà cho sự phát triển và bảo vệ nhân quyền.”
Nghiên cứu gia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới đặc trách Á châu ông Nicholas Bequelin nói với hãng thông tấn Reuters – “Đây là một chiến thắng cho nhân quyền trên khắp thế giới, không những chỉ ở Trung Quốc nhưng cũng là một chiến thắng cho tất cả những người Trung Hoa bất đồng chính kiến, những người hoạt động đấu tranh, luật sư và những người bảo vệ nhân quyền đã và đang tiếp tục đứng dậy đối mặt với độc tài trong những năm qua. Đây là một sự ghi nhận những nỗ lực của họ.”
Ông Pu Zhiqiang, một luật sư bảo vệ nhân quyền và bạn ông Liu – “Liu Xiaobo không được biết đến nhiều ở Trung Quốc hiện giờ. Một khi người ta nghe đến giải Nobel Hoà bình ông được trao tặng, họ sẽ muốn biết thêm về ông ta và qua đó, những ý tưởng của ông Liu sẽ được biết đến nhiều hơn.”
“Hầu hết người Trung Hoa nên lấy làm vui về chuyện này. Ngay cả người của đảng Cộng sản ngày nay cũng không lấy làm vui lắm với tình trạng (xã hội) hiện nay, đảng viên cấp trung nằm trong lứa tuổi khoảng 40 đến 50 tuổi, họ đã trải qua cuộc đổi mới kinh tế, họ cũng đã từng sống qua thời biểu tình ở Thiên An Môn. Họ cũng có ý tưởng của chính họ làm thế nào để đáp ứng với xã hội Trung Hoa ngày nay, làm thế nào để đối diện với những điều kiện Trung Quốc hiện đang gặp phải.”
Cui Weiping, một giáo sư và nhà phê bình xã hội ở Viện Điện ảnh Bắc Kinh – “Tôi quá sức sung sướng. Tôi không dám tin điều này. Tôi phải gọi bạn bè thân hữu của tôi để xác nhận. Tôi nghĩ rằng trong thời gian ngắn tới đây khó thấy có những tác động tốt về tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc. Nhưng điều này sẽ là một sự khuyến khích lớn vô cùng tận cho người (Trung Hoa), đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho họ thấy những gì họ có thể đạt được, và sự hy sinh được đền bồi xứng đáng.”
“Tôi nghĩ nhà nước sẽ cố đè nén, dập tắt tin này, nhưng tôi hy vọng họ không nhìn thấy (giải thưởng này) như là áp lực cho họ. Tôi hy vọng họ có thể thấy điều này như là một sự khuyến khích, thúc đẩy cho thay đổi. Thế giới giờ đang chú ý đến nền dân chủ của Trung Quốc.”
Tổng thống Obama (Nobel Hoà Bình 2009) – “Hơn 30 năm qua, Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể trong lãnh vực cải tiến kinh tế, đưa hằng triệu người ra khỏi nghèo đói. Nhưng giải thưởng Nobel Hoà bình này nhắc chúng ta rằng đổi mới chính trị (của TQ – DCVOnline) đã không đi cùng lúc với đỏi mới kinh tế và rằng những quyền căn bản của con người, bất luận nam, nữ hay trẻ con đều phải được tôn trọng. Chúng tôi kêu gọi nhà nước Trung Quốc hãy thả tự do cho ông Liu càng sớm càng tốt.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaozu (Mã Triều Húc, 马朝旭) – “Trao giải thưởng hoà bình cho người này hoàn toàn đi ngược lại mục đích (của giải thưởng) và một sự ô uế cho giải hoà bình.”
Chủ tịch Liên hiệp châu Âu (EC) Jose Mannuel Barroso – “Quyết định của Ủy ban Trao giải Nobel là một thông điệp ủng hộ mạnh mẽ cho tất cả những ai trên thế giới, những người đôi khi đã hy sinh cá nhân mình rất nhiều, đang đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Những giá trị này là căn bản cốt lõi của Liên hiệp châu Âu và quyết định trao tặng giải thưởng của Ủy ban nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do và nhân quyền trên toàn thế giới.”
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle – nói với các nhà báo giải thưởng này là “can đảm”, ông nói thêm: “Tôi không nghĩ điều này sẽ có một tác động xấu lên mối quan hệ ngoại giao (với Trung Quốc.)” “Đây không là một thủ tục ngoại giao… giữa Liên hiệp châu Âu và một nước khác,” ông nói.
“(Giải thưởng Nobel hoà bình cho ông Liu) gởi ra cho thế giới một thông điệp tự do và nhân quyền được ủng hộ và điều này sẽ khuyến khích những người khác tiếp tục theo đuổi cuộc đấu tranh của họ.”
Dalai Lama , người được trao giải Nobel Hoà bình năm 1989 – “Trao giải thưởng Hoà bình cho ông Liu chính là sự công nhận của cộng đồng thế giới đối với những tiếng nói ngày càng nhiều của người Trung Hoa thúc đẩy cho Trung Quốc hướng về cải cách hiến pháp, luật pháp và chính trị.”
Lech Walesa, cựu tổng thống Ba Lan và cũng là người đấu tranh cho dân chủ, được giải Nobel Hoà bình năm 1983 – “Tôi sung sướng thấy rằng, cuối cùng rồi thế giới sẽ phải quyết định hoặc là đứng đằng sau những giá trị kiểu phương Tây hay cho phép nhân quyền bị vi phạm. Nếu chúng ta nghĩ về sự toàn cầu hoá một cách nghiêm chỉnh – và sự toàn cầu hoá không có mặt Trung Quốc là điều không thể – (thì) chúng ta phải giúp Trung Quốc đi cùng với chúng ta trên con đường với những giá trị chung. Với giải Nobel Hoà bình (2010), chúng ta đang bắt đầu cuộc tuần hành theo chiều hướng này.”
Cựu tổng thống Tiệp Khắc cũ (Czechoslovakia), TT đầu tiên của CH Czech và cũng là người bất đồng chính kiến trước đây, ông Vaclav Havel, một trong những người đề cử ông Liu được giải thưởng này – “Ông Liu Xiaobo là một biểu tượng chính xác của loại người có trách nhiệm và hành động, những người mà giải thưởng này thuộc về họ… Cũng ca ngợi Ủy ban Trao giải Nobel đã can đảm, không chùn bước trước những lời cảnh cáo của Bắc Kinh và họ đã không để cho quyền lợi kinh tế nằm cao hơn nhân quyền.”
Rupert Colville, phát ngôn viên Phủ Cao Ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc – “Có rất nhiều người như ông Liu Xiaobo ở nhiều nước khác nhau trên trên thế giới, có lẽ không được biết đến nhiều như ông Liu, nhưng ngày này qua ngày nọ họ chấp nhận những rủi ro lớn lao, căn bản là để nói lên những gì họ nghĩ về sự cải thiện cần thiết có trong xã hội của họ.”
Ủy ban Ân xá Quốc tế – “Giải thưởng này chỉ có thể tạo nên một sự khác biệt thật sự nếu điều này tạo nên những áp lực cấp thời làm Trung Quốc phải thả tự do cho ông Liu, cùng với vô số những tù nhân lương tâm khác đang còn nằm trong tù chỉ vì họ hành sử quyền tự do ngôn luận của họ.”
Bộ Ngoại giao Pháp – “Pháp, cũng như Liên hiệp châu Âu, đã bày tỏ mối quan tâm ngay sau khi ông Liu bị bắt và đã nhiều lần kêu gọi thả tự do cho ông ta. Pháp lập lại lời yêu cầu này nhiều lần, và Pháp cũng cam kết tôn trọng sự tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Ủy ban trao giải Nobel Hoà bình, đã chọn người được giải một cách độc lập, họ đã gởi một thông điệp dứt khoát cho bất cứ ai, những người đang đấu tranh một cách ôn hoà cho sự phát triển và bảo vệ nhân quyền.”
Nghiên cứu gia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới đặc trách Á châu ông Nicholas Bequelin nói với hãng thông tấn Reuters – “Đây là một chiến thắng cho nhân quyền trên khắp thế giới, không những chỉ ở Trung Quốc nhưng cũng là một chiến thắng cho tất cả những người Trung Hoa bất đồng chính kiến, những người hoạt động đấu tranh, luật sư và những người bảo vệ nhân quyền đã và đang tiếp tục đứng dậy đối mặt với độc tài trong những năm qua. Đây là một sự ghi nhận những nỗ lực của họ.”
Ông Pu Zhiqiang, một luật sư bảo vệ nhân quyền và bạn ông Liu – “Liu Xiaobo không được biết đến nhiều ở Trung Quốc hiện giờ. Một khi người ta nghe đến giải Nobel Hoà bình ông được trao tặng, họ sẽ muốn biết thêm về ông ta và qua đó, những ý tưởng của ông Liu sẽ được biết đến nhiều hơn.”
“Hầu hết người Trung Hoa nên lấy làm vui về chuyện này. Ngay cả người của đảng Cộng sản ngày nay cũng không lấy làm vui lắm với tình trạng (xã hội) hiện nay, đảng viên cấp trung nằm trong lứa tuổi khoảng 40 đến 50 tuổi, họ đã trải qua cuộc đổi mới kinh tế, họ cũng đã từng sống qua thời biểu tình ở Thiên An Môn. Họ cũng có ý tưởng của chính họ làm thế nào để đáp ứng với xã hội Trung Hoa ngày nay, làm thế nào để đối diện với những điều kiện Trung Quốc hiện đang gặp phải.”
Cui Weiping, một giáo sư và nhà phê bình xã hội ở Viện Điện ảnh Bắc Kinh – “Tôi quá sức sung sướng. Tôi không dám tin điều này. Tôi phải gọi bạn bè thân hữu của tôi để xác nhận. Tôi nghĩ rằng trong thời gian ngắn tới đây khó thấy có những tác động tốt về tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc. Nhưng điều này sẽ là một sự khuyến khích lớn vô cùng tận cho người (Trung Hoa), đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho họ thấy những gì họ có thể đạt được, và sự hy sinh được đền bồi xứng đáng.”
“Tôi nghĩ nhà nước sẽ cố đè nén, dập tắt tin này, nhưng tôi hy vọng họ không nhìn thấy (giải thưởng này) như là áp lực cho họ. Tôi hy vọng họ có thể thấy điều này như là một sự khuyến khích, thúc đẩy cho thay đổi. Thế giới giờ đang chú ý đến nền dân chủ của Trung Quốc.”
Ai Weiwei, một người hoạt động và nghệ sĩ hiện đại được nhiều người biết đến nói – “Hệ thống mạng internet ngày nay chuyển tin nhanh. Chúng tôi đã đưa tin này lên Twitter, người ta sẽ chuyển tin đi khắp nơi. Những ai muốn biết sẽ tìm thấy tin.”
Nhà nước này đã từ chối lắng nghe tiếng nói của người dân hơn 60 năm qua. Đây không là một nhà nước quá nhạy cảm, đây là một nhà nước nhân dân khước từ sự hợp tình, hợp lý. Họ luôn luôn có cùng luận điệu. Ngày nay, họ ý thức rằng không còn ai đếm xỉa gì về cái họ cảm nhận nữa. Xã hội muốn tiếp tục tiến về đằng trước, xã hội muốn thay đổi. Hiện đang có nhu cầu đòi hỏi Trung Quốc trở nên dân chủ hơn, tự do hơn trong tương lai.”
Chen Ziming, một người bất đồng chính kiến thời Thiên An Môn và một hội viên học viện đã từng bị truy tố tội đứng ra giúp tổ chức những cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ ở Thiên An Môn năm 1989 – “Tin này đã được mong chờ từ lâu lắm rồi. Đối với cuộc tranh luận của thế giới về công lý và dân chủ hoá Trung Quốc, việc ông Liu được trao tặng giải thưởng Nobel Hoà bình cho tất cả chúng tôi sự khuyến khích, ủng hộ lớn lao vô bờ.”
© DCVOnline
Nhà nước này đã từ chối lắng nghe tiếng nói của người dân hơn 60 năm qua. Đây không là một nhà nước quá nhạy cảm, đây là một nhà nước nhân dân khước từ sự hợp tình, hợp lý. Họ luôn luôn có cùng luận điệu. Ngày nay, họ ý thức rằng không còn ai đếm xỉa gì về cái họ cảm nhận nữa. Xã hội muốn tiếp tục tiến về đằng trước, xã hội muốn thay đổi. Hiện đang có nhu cầu đòi hỏi Trung Quốc trở nên dân chủ hơn, tự do hơn trong tương lai.”
Chen Ziming, một người bất đồng chính kiến thời Thiên An Môn và một hội viên học viện đã từng bị truy tố tội đứng ra giúp tổ chức những cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ ở Thiên An Môn năm 1989 – “Tin này đã được mong chờ từ lâu lắm rồi. Đối với cuộc tranh luận của thế giới về công lý và dân chủ hoá Trung Quốc, việc ông Liu được trao tặng giải thưởng Nobel Hoà bình cho tất cả chúng tôi sự khuyến khích, ủng hộ lớn lao vô bờ.”
© DCVOnline
Nguồn: Governments and activists react to Liu's Peace Prize, Reuters 8 Oct 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment