Wednesday, October 27, 2010

KẾT QUẢ PHIÊN TÒA XỬ 6 GIÁO DÂN CỒN DẦU

Nữ Vương Công Lý
27/10/10 1:59 AM

Chiều nay vào lúc 17 giờ 30, phiên tòa của “Bóng tối và Ma quỷ” xét xử sáu giáo dân Cồn Dầu đã kết thúc với 2 án tù giam cho ông Nguyễn Hữu Minh (12 tháng) và bà Phan Thị Nhẫn (9 tháng). Các nạn nhân còn lại chịu “án treo”.
Các thân nhân cho biết họ phản đối bản án áp đặt cho các thân nhân của họ và sẽ nghiên cứu để kháng án.

Mời quý độc giả xem lại một số diễn tiến vụ án oan sai này:

Sáng nay, bất chấp các văn bản, các lời kêu gọi cũng như các ý kiến về việc phiên tòa trái pháp luật. Tòa án nhân dân Quận Cẩm Lệ vẫn tiến hành mở phiên tòa xét xử 6 giáo dân Cồn Dầu.
Tòa án mở cửa lúc 7h45 phút.

Hiện nay, tại Tòa án nhân dân Quận Cẩm Lệ, giáo dân đến rất đông, điện thoại các thân nhân của các nạn nhân không thể liên lạc được. Bên ngoài Tòa án có khoảng vài ngàn người dân đã đến để tham dự phiên tòa.
Trời mưa tầm tã, hai bên đường, xe máy của người đến dự tòa dựng thành hai dãy dài khoảng 500 mét.

Công an và bộ đội được bố trí dày đặc trong và ngoài tòa, công an chìm, nổi được bố trí đông đúc ở các quán café, quán nước và đứng ngồi xung quanh khu vực Tòa án.

Trong Tòa, chánh án liên tục kết tội các nạn nhân, một trong những lý lẽ của chánh án hỏi các bị cáo là: “Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu mà lại tham gia đám tang? Chống người thi hành công vụ, điều đó là vi phạm pháp luật”?

Trong tòa cũng có sự hiện diện của Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng.
Nạn nhân Nguyễn Hữu Liêm nhất định không nhận bất cứ một tội nào được Tòa gán cho mình khi trả lời Tòa. Tòa đang cố gắng để áp đặt tội cho Nguyễn Hữu Liêm, nhưng anh kiên quyết không nhận bất cứ tội danh nào, nhưng không có luật sư hướng dẫn, Tòa đang xoáy vào anh để bắt bẻ, ép anh nhận tội bằng được.
Trong khi đó, hai phụ nữ yếu đuối được đưa lên đầu tiên để xét xử, với những sự áp đặt, hai phụ nữ này có vẻ yếu đuối trước phiên tòa nhơ bẩn này.

Trong tình thế bị biệt giam lâu ngày, bị đàn áp về thể lực, đánh đập và khủng bố tinh thần như thời gian qua, và trước áp lực đê hèn của phiên tòa này khả năng vững vàng của các nạn nhân là hết sức khó khăn.
Đặc biệt, do không có luật sư hướng dẫn nên trước tòa việc tòa bắt bẻ từ ngữ, giải thích bất chấp pháp luật, thì họ rất dễ bị dụ vào việc “nhận tội” trước tòa.

Hiện tại anh Nguyễn Hữu Minh đang phản cung do bị ép buộc, đánh đập buộc nhận tội trong quá trình giam giữ.
Bà thẩm phán liên tục bắt bí, dọa nạt, quát mắng các bị cáo ép họ nhận tội.
Phiên tòa diễn ra với chiều hướng hết sức bất lợi cho các nạn nhân về điều kiện, hoàn cảnh và Tòa cố gắng ép buộc bằng mọi thủ đoạn theo bản án đã định sẵn cho các nạn nhân.
Chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết phiên tòa khi có thể.

12h (giờ Việt Nam): Phiên tòa đã tạm nghỉ, chưa tuyên án và chiều nay lại tiếp tục, chúng tôi sẽ cập nhật sau.
1h45 PM: Phiên tòa tiếp tục.

Chiều nay, tiếp tục các tranh luận. 17h00, Tòa nghị án.

Mức án áp đặt cho các bị can như sau:
1. Nạn nhân Nguyễn Hữu Minh chịu 12 tháng tù giam
2. Nạn nhân Phan Thị Nhẫn 9 tháng tù giam
3. Nạn nhân Nguyễn Hữu Liêm, 12 tháng tù án treo
4. Nạn nhân Lê Thanh Lâm, 9 tháng tù án treo
5. Nạn nhân Trần Thanh Việt, 9 tháng tù án treo
6. Nạn nhân Nguyễn Thị Thế, 9 tháng tù, án treo
Phiên tòa của “bóng tối và ma quỷ’ đã kết thúc lúc 17g30.

(Tiếp tục cập nhật)
Nữ Vương Công Lý
.
.
.
RFA
27.10.2010

Sáu giáo dân ở Cồn Dầu đã bị tuyên án từ 12 tháng tù đến tha bổng, trong phiên tòa hôm nay tại Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Hữu Minh bị kết án 12 tháng tù, bà Phan thị Nhẫn bị 9 tháng tù, những người còn lại hưởng án treo, ngày mai được về, là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, và bà Nguyễn Thị Thế. 

Một giáo dân tham dự phiên tòa kể lại với phóng viên Gia Minh của đài Á Châu Tự Do về kết quả và không khí của phiên tòa: 
Quang cảnh phiên xử: phóng viên nhà báo cũng nhiều, các đòan thể công giáo tập trung lại cũng nhiều. Truớc ngày xử các giáo xứ riêng rẽ cũng đã cầu nguyện đặc biệt cho sáu người này.
Khi dự phiên tòa ai cũng hiểu mọi chuyện đã được sắp xếp hết rồi, ai cũng bàng quang cho rằng nếu có tranh đấu cũng đã lên ‘khung’ hết rồi nên hầu  như chẳng ai tranh đấu gì, nguời ta cũng đoán lờ mờ kết quả phiên tòa là vậy.
Thân nhân được vào hết, đây là một phiên tòa gần như mở, cho vào tự do.
Luật sư do phía thành phố chỉ định, danh sách luật sư chúng tôi có thể cung cấp vào ngày mai, vì đông quá chen vào không được. Như tôi nói mọi chuyện đã được sắp xếp hết ; tuy nhiên luật sư cũng đưa ra chứng cứ về việc buộc ông Minh xách động dân chúng, nhưng lúc xảy ra bạo động ông Minh không có ở đó, nhưng rồi cuối cùng bị ghép vào hết.
Ông Minh không nhận tội, nhưng anh biết việc này đã được sắp xếp từ trong nhà lao chứ không từ bên ngòai thì những người khác phải nhận tội, ‘thấp cổ bé họng’ biết làm sao!
Nhìn bề mặt là vậy, còn phía sau thì chúng ta tự hiểu!.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

------------------------------------------------------------

.
.
.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-10-27

Phiên xử sơ thẩm sáu giáo dân Xứ đạo Cồn Dầu bị bắt từ hôm ngày 4 tháng 5 vì tham gia vào đưa tang một cụ bà trong giáo xứ đến nơi an nghỉ cuối cùng là Nghiã trang Giáo xứ đã diễn ra, với những bản án như qúi vị vừa nghe trong phần tin tức.
Thế nhưng vụ việc này có thể lại dẫn đến một vụ tranh tụng pháp lý giữa một bên là các cơ quan tư pháp quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng và phiá bên kia là văn phòng Luật sư Nguyễn thị Dương Hà- Cù Huy Hà Vũ.

Toà án Nhân dân Quận Cẩm Lệ vi phạm Luật Tố tụng Hình sự?

Sau gần sáu tháng có người thân là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Hữu Minh, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, và các bà Phan thị Nhẫn, Nguyễn Thị Thế bị cơ quan chức năng quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng giam giữ; gia đình của sáu người này đã đồng ý nhờ văn phòng Luật sư Nguyễn thị Dương Hà- Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội giúp bào chữa cho thân nhân của họ tại phiên xử diễn ra vào ngày 27 tháng 10.

Điều này được bà Trần thị Quang vợ của ông Nguyễn Hữu Liêm cho Đài chúng tôi biết hồi ngày 18 tháng 10 vừa qua như sau:
Ông Nguyễn Trung Kiên gia đình nhờ trước đây. Khi còn giam ở quận họ ép chồng tôi không cho mời luật sư, sau khi bị đưa lên Hoà Sơn, tôi có nói với chồng tôi phải thuê luật sư chứ không thuê không được. Vì vậy, chồng tôi viết giấy ra nói tôi phải thuê luật sư.
Từ Hoà Sơn về, tôi cũng đến nhờ luật sư Nguyễn Trung Kiên nhờ giúp đỡ, ông này nói cũng hứa vậy thôi chứ còn được đến đâu hay đến đó, vì luật sư cũng nằm trong vòng tay ‘ông này’( ý nói đến bí thư Nguyễn bá Thanh). Từ đó chúng tôi cũng sợ không bảo đảm khi ra công lý, nên khi nghe được văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ ngoài Hà Nội, sáu gia đình cũng ra nhờ. Đại diện văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ có vào nhưng trùng vào dịp lễ (20-10) nên toà hẹn lại ngày khác.
Hai gia đình này trước đó cũng đã có nhờ văn phòng luật sư Nguyễn Trung Kiên và Nguyễn Trung Điển tại Đà Nẵng tham gia bào chữa cho thân nhân của họ tại toà.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu từ phiá gia đình thân nhân sáu bị cáo vừa nêu, văn phòng Luật sư Nguyễn thị Dương Hà- Cù Huy Hà Vũ vào ngày 20 tháng 10 đã cử hai nhân viên thuộc văn phòng vào Đà Nẵng để yêu cầu cấp giấy chứng nhận bào chữa.
Tuy nhiên, Toà án Nhân dân Quận Cẩm Lệ lần nữa không cấp giấy phép theo yêu cầu. Ngày 20 tháng 10 được cho là Ngày Phụ nữ Việt Nam nên toà án quận Cẩm Lệ không làm việc. Hai luật sư của văn phòng Luật Nguyễn thị Dương Hà- Cù Huy Hà Vũ chờ mãi đến chiều ngày 22 tháng 10 thì nhận được thư từ chối của Toà án Nhân dân Quận Cẩm Lệ do chánh án Tán thị Thu Dung ký cho rằng văn phòng chưa đủ điều kiện để bào chữa trong phiên xử.

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cho rằng quyết định của Toà án Nhân dân Quận Cẩm Lệ là vi phạm Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam, ông lập luận:
Chánh án Tán thị Thu Dung không nói rõ thế nào là đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Nguyễn thị Dương Hà và luật sư Lương Quang Tuấn thuộc Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ. Thứ hai nữa, ngay cả trong trường hợp chánh án Tán Thị Thu Dung nói rõ thế nào là đủ điều kiện, thì người này cũng chỉ có thể yêu cầu hai luật sư đó đáp ứng đầy đủ giấy tờ để cấp giấy chứng nhận; chứ không thể ngay lập tức từ chối cấp giấy chứng nhận cho hai luật sư của văn phòng chúng tôi.
Tóm lại, lý do mà chánh án Tán thị Thu Dung đưa ra hoàn toàn không có căn cứ pháp luật; như vậy quyết định không cấp giấy chứng nhận cho hai luật sư Nguyễn thị Dương Hà và Lương Quang Tuấn là trái pháp luật, vi phạm không những quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư Nguyễn thị Dương Hà và Lương Quang Tuấn, mà trước hết và đặc biệt xâm phạm nghiêm trọng quyền có luật sư bào chữa của sáu ông bà Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Hữu Minh, Trần Thanh Việt, Lê Thanh Lâm, Nguyễn Thị Thế, Phan thị Nhẫn- sáu giáo dân Cồn Dầu bị bắt giữ và đưa ra xét xử vào ngày 27 tháng 10, ngoài ra còn xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những người đại diện hợp pháp cho sáu giáo dân này là thân nhân của họ có quyền mời luật sư cho thân nhân của họ căn cứ khoản 1 điều 57, Bộ Luật Tố tụng Hình sự.

Có thực sự người công dân được mời luật sư bào chữa?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, trưởng ban tuyên truyền pháp lý của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, trình bày lại những qui định của pháp luật Việt Nam về vấn đề quyền có luật sư bào chữa của bị can, bị cáo, cũng như quyền của phiá luật sư bào chữa:
Trong luật nói họ có quyền có luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; nếu họ không yêu cầu luật sư đâu làm được. Họ phải có bút tích từ trong trại giam là nhờ luật sư A, luật sư B; phía quản giáo phải chuyển bút tích đó cho toà. Khi ra toà, người đó nếu không thấy người luật sư mà họ yêu cầu và nói với toà thì phải hoãn phiên toà đó lại để cho luật sư đọc hồ sơ, luật sư tiếp xúc làm việc với họ thì mới có thể tiến hành phiên toà đó được. Nếu cứ mở phiên toà đó ra thì người ta có thể khiếu nại, có thể kháng cáo theo tinh thần phúc thẩm vì đã không làm đúng trình tự tố tụng mà luật đã qui định.

Sau khi nhận được văn thư từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa cho sáu giáo dân Xứ Cồn Dầu về tôị mà Viện Kiểm sát Nhân dân Quận Cẩm Lệ truy tố ‘Gây rối trật tự công cộng’ và ‘chống người thi hành công vụ’ theo điều 245 và 257 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, văn phòng Luật sư Nguyễn thị Dương Hà- Cù Huy Hà Vũ đã có đơn gửi đến các cấp từ trung ương đến điạ phương như trình bày sau đây của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ:
Những người có thẩm quyền mà trước hết là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trần Quốc Vượng, chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trương Hoà Bình phải có động thái ngay tức khắc chỉ đạo toà án tại thành phố Đà Nẵng, cụ thể là toà án nhân dân quận Cẩm Lệ tuân thủ pháp luật cấp ngay giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư; ngược lại nếu chúng tôi không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phiá chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, từ phiá các cơ quan tối cao thì điều đó có nghiã rằng bản án đối với sáu giáo dân Cồn Dầu này đã được định ra không chỉ ở cấp toà án Đà Nẵng, mà thậm chí ở cả cấp trung ương. Tất nhiên tôi không nghĩ cấp trung ương lại can thiệp sâu đến như vậy vào một vụ án ở cấp quận; nhưng nêú chủ tịch nước và những cơ quan tố tụng cao nhất không trả lời là đồng tình với những việc làm sai trái của cấp dưới.

Đài chúng tôi đã nhiều lần điện thoại đến các số điện thoại văn phòng cũng như điện thoại nhà và di động của bà chánh án Tán thị Thu Dung, ông trưởng Viện kiểm sát Nguyễn Văn Bung trong suốt mấy ngày qua, thế nhưng các máy đều không có người trả lời. Chúng tôi gọi đến số di động của bà phó chánh án Nguyễn Thị Hạnh vào chiều ngày 25 tháng 10, theo danh sách đã công khai,thì người trả lời máy tỏ ra bất nhất rồi cuối cùng cho là nhầm số:
- Chị là phó chánh án Toà án Nhân dân Quận Cẩm lệ?
- Không phải. Xin lỗi anh là ai đó. Tôi không có liên quan gì; anh liên hệ chổ toà Cẩm Lệ đi;số anh có là số cũ…

Trong trường hợp sáu giáo dân Xứ đạo Cồn Dầu bị bắt giam từ ngày 4 tháng 5 cho đến nay, thân nhân của họ qua mấy lần gặp mặt cho biết tinh thần người thân của họ rất hoảng loạn; thậm chí có người cho biết bị ép không được nhờ luật sư; chính người thân sau khi thuê luật sư đã bị công an điạ phương đến nhà hạch sách, như trình bày của vợ ông Lê Thanh Lâm và chồng của bà Nguyễn thị Thế hôm ngày 22 tháng 10 như sau:
- Có một anh công an quận và một anh thuộc tổ dân phố đến nhà tôi hỏi vấn đề thuê luật sư. Tôi trình bày rõ ràng việc thuê luật sư nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chồng tôi. Những người khác cũng thế vì người thân của chúng tôi vô tội mà bị giam giữ đã sáu tháng rồi, sự chịu đựng của chúng tôi đã quá nên phải thuê luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những người đó.
- Công an vô nhà hỏi tôi tại sao thuê luật sư. Tôi trả lời vợ tôi bị giam giữ đã sáu tháng rồi, tôi quá xót xa. Tôi không học hành, trình độ không có mà tôi nghĩ vợ tôi ra toà sẽ bị ‘nặng’. Tội trạng của vợ tôi nhẹ nhưng có nhiều người vu cáo cho vợ tôi nên tôi phải nhờ luật sư biện hộ cho vợ tôi khi ra toà.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu thì trong trường hợp có những đe doạ không được nhờ luật sư bào chữa mà các bị can, bị cáo phải thuận theo ý đó; nhưng khi ra toà họ có quyền nói lên tình trạng đó, và phiên xử phải hoãn. Cần phải đấu tranh đến cùng để xóa bỏ tình trạng oan khuất đó.

Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved
.
.
.

No comments: