Ls. Nguyễn HữuThống
Đăng ngày 05/10/2010 lúc 19:25:24 EDT
Đăng ngày 05/10/2010 lúc 19:25:24 EDT
I
TRỊNH HOÀ CHIẾM HOÀNG SA TRƯỜNG SA NĂM 1413
VÀ KHÁM PHÁ MỸ CHÂU NĂM 1421?
TRỊNH HOÀ CHIẾM HOÀNG SA TRƯỜNG SA NĂM 1413
VÀ KHÁM PHÁ MỸ CHÂU NĂM 1421?
Mới đây, các học giả trong Viện Nghiên Cứu Chính Sách Hoa Kỳ đã phê phán chính sách bá quyền của Trung Quốc là Chính Sách Phát Xít Cổ Điển.
Thay vì thực thi chế độ đa nguyên, đa đảng theo sự mong đợi của mọi người, Trung Quốc càng ngày càng trở nên giáo điều và bảo thủ. Cũng như tại Ý 50 năm sau khi Phát Xít sụp đổ, nước Ý vẫn theo chế độ độc tài và đàn áp đối lập. Để biện minh cho chế độ họ đề cao Dân Tộc Ý Vĩ Đại thời Đế Quốc La Mã 2000 năm về trước.
Ngày nay, bắt chước Đế Quốc La Mã, Trung Quốc cũng đề cao “Dân Tộc Hán Vĩ Đại” để giữ độc quyền lãnh đạo. Với “tứ hiện đại hoá” Trung Quốc ra sức bành trướng về kinh tế và lãnh thổ. Họ phóng kim ngân thu nhân tâm, vận dụng truyền thông để giành cảm tình của các dân tộc trên thế giới, kỳ vọng rằng quốc tế sẽ khâm phục họ và mặc nhiên để họ thôn tính các lãnh thổ và hải đảo tại Á Châu Thái Bình Dương.
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741
(bản sao chép của Dumoutier). “Bãicát vàng” tức là Hoàng Sa
(bản sao chép của Dumoutier). “Bãicát vàng” tức là Hoàng Sa
Tiếp theo Thế Vận Hội Bắc Kinh và Hội Chợ Quốc Tế Thượng Hải, trong thời gian gần đây, Trung Quốc còn phát động hai chiến dịch phô trương, tuyên truyền rằng:
1. Năm 1421, trong Chuyến Đi Thứ Sáu (1421-1422) của Chiến Dịch Thất Hạ Tây Dương, Trịnh Hoà đã khám phá Mỹ Châu, trước Christopher Columbus 71 năm (năm1492). So với Vasco Da Gama là người đã khám phá Mũi Hảo Vọng và đi xuyên 3 đại dương, từ Đại Tây Dương qua Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương (năm 1498), Trịnh Hoà đã thực hiện cuộc hành trình xuyên 3 Đại Dương từ năm 1421, nghĩa là trước Vasco Da Gama 77 năm.
2. Và trước đó, trong Chuyền Đi Thứ Tư (1413-1415), Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hoà đã xâm chiếm Chiêm Thành cả trên lục địa lẫn ngoài hải phận trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây là hai chiến dịch truyền thông mạo nhận thành tích để phô trương thanh thế. Dầu sao sự mạo nhận này đã bị lịch sử phủ nhận.
Trịnh Hoà khám phá Mỹ châu năm 1421?
Trước hết, theo chính sử Trung Quốc, cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978 đã viết như sau:
“Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương. Thản hoặc, trong các thế kỷ thứ ba và thứ hai Trước Công Nguyên (thời Đế Quốc Tần Hán), Trung Hoa đã gửi những đoàn thám hiểm đến Biển Nhật Bản. Và trong thế kỷ 15, Minh Thành Tổ đã gửi những phái đoàn thám hiểm Tây Dương đến Đông Nam Á, Ấn Độ và Phi Châu. Riêng tại Thái Bình Dương, không có những vụ xâm nhập quy mô của Trung Quốc”.
Theo Minh Sử, dưới các đời Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc) và Minh Tuyên Tông (Tuyên Đức), Trịnh Hoà đã 7 lần thám hiểm Ấn Độ Dương hay Tây Dương tọa lạc về phía tây Trung Quốc.
Theo cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ, trong 28 năm, từ 1405 đến 1433, phái bộ Trịnh Hoà đã viếng thăm hơn 30 quốc gia duyên hải tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các địa điểm xa nhất là Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải về phía tây bắc, và đông Phi Châu về phía cực tây Ấn Độ Dương.
Đó là những chuyến đi về ngoại giao và thương mại (tribute and trade). Những sự kiện này đã được ghi chép trong 3 loại tài liệu lịch sử:
a. Cuốn Minh Sử là chính sử
b. Các bia kỷ niệm và các đồ bản tuyên dương thành thích được tồn trữ tại Phúc Kiến là nơi xuất phát Chiến Dịch.
c. Các cuốn sách trước tác bởi các thành viên tham gia Chiến Dịch như Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Hoan năm 1451 (Ma Huan, Ying Yai Sheng Lan: Triumphant Vision of the Boundless Ocean); hay Tinh Tra Thắng Lãm của Phi Tín năm 1436 (Fei Xin, Hsing Cha Sheng Lan: Triumphant Vision of the Starring Raft).
Ngoài ra cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi năm 1621 cũng tường thuật về 7 chuyến Thất Hạ Tây Dương trong đó Trịnh Hoà chỉ đi qua Biển Nam Hoa để khai phá Ấn Độ Dương. Thông thường mỗi cuộc hải trình kéo dài 2 năm.
Trong ba chuyến đi đầu tiên (1405-1411) phái bộ Trịnh Hoà xuất phát từ Phúc Kiến, tới Phi Luật Tân, Nam Dương và Mã Lai tại Thái Bình Dương, và đến Ấn Độ Dương tại Tích Lan và Calicut về phía tây Ấn Độ.
Trong các Chuyến Đi Thứ Tư (1413-1415) và Chuyến Đi Thứ Năm (1417-1419) Trịnh Hoà đã đi quá Ấn Độ tới Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải đến các địa điểm xa nhất tại đông Phi Châu về phía cực tây Ấn Độ Dương.
Về Chuyến Đi Thứ Sáu (1421-1422) chiến dịch truyền thông hiện nay quảng bá rằng Trịnh Hoà đã đi xuyên qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương và đã khám phá Mỹ Châu năm 1421.
Sau khi Minh Thành Tổ mất năm 1424, Trịnh Hoà không còn được trọng đãi. Dưới đời Minh Nhân Tông, Chiến Dịch bị đình chỉ. Mãi 9 năm sau, năm 1431, dưới triều Minh Tuyên Tông Trịnh Hoà mới thực hiện Chuyến Đi Sau Cùng (1431-1433). Nhưng cũng chỉ đến Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải và Đông Phi Châu, địa điểm xa nhất là Malindi phía nam đường xích đạo.
Tuy nhiên, theo chính sử, Chuyến Đi Thứ Sáu của Trịnh Hoà là chuyến đi ngắn nhất chỉ kéo dài trong 7 tháng, từ tháng 2-1421 đến tháng 9-1421. Trong chuyền đi này Trịnh Hoà chỉ đi từ Phúc Kiến đến
Hải trình lần thứ bảy của Trịnh Hoà
Tổng kết lại, theo Trung Quốc Sử, trong 7 chuyến công du, Trịnh Hoà không đến Đại Tây Dương, mà chỉ đi qua Thái Bình Dương (Biển Nam Hoa) và Ấn Độ Dương mà họ gọi là Tây Dương. Và như vậy không có việc, trong thế kỷ 15, Trịnh Hoà đã đi xuyên qua 3 đại dương (Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương). Và cũng không có việc Trịnh Hoà đã đi qua 3 châu (Á, Phi và Âu) để khám phá Mỹ Châu năm 1421.
Cùng với các nhà sử học Trung Quốc, các nhà khảo cứu về thám hiểm đại dương danh tiếng trên thế giới trong tập Bách Khoa Toàn Thư Anh Quốc cũng viết: “Đầu thế kỷ 15, Minh Thành Tổ phát động chính sách thổ địa và hải dương tích cực, cử Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hoà phụ trách những cuộc hải trình qui mô bành trướng ngoại giao (massive tribute–collecting voyages) tại Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư, đến Đông Phi Châu là địa điểm xa nhất”. (Encyclopedia Britannica 1981, p. 350)
Hơn nữa, trong cuốn Tân Lịch Sử Trung Quốc, Giáo Sư John King Fairbank tại Đại Học Harvard đã vẽ bản đồ 7 cuộc hải trình của Trịnh Hoà, xuất phát từ Phúc Kiến, ghé qua Đồ Bàn hay Trà Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành, đến Java, Sumatra (Nam Dương), Colombo (Tích Lan), Calicut (Ấn Độ), Hormuz (Vịnh Ba Tư), Jiddah (Biển Hồng Hải) về phía tây bắc, rồi đến các hải cảng Magadishu và Malindi tại Đông Phi Châu về phía cực tây Ấn Độ Dương. (John King Fairbank, China, A New History, Map 18: The Voyages of Zheng He, Harvard University Press, 1991, p. 133).
Ngoài ra, theo cuốn Trung Hoa Thao Túng Đại Dương nhà văn Louise Levathes viết cho Nữu Ước Nhật Báo và là học giả thỉnh giảng tại Đại Học Nam Kinh, cũng xác nhận như sau: “Trong thời gian từ 1405-1433, đoàn bảo thuyền (treasure ships) do Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hoà chỉ huy đã thực hiện 7 cuộc hành trình vượt qua các Biển Trung Hoa và Ấn Độ Dương, đến Đài Loan về phía đông, rồi đến Vịnh Ba Tư và bờ biển Đông Phi Châu về phía tây.
Trong những cuộc tiếp xúc với các thương gia Ả Rập, người Trung Hoa cũng có nghe nói về Âu Châu. Tuy nhiên họ đã không đến miền “cực tây” đó, vì Âu Châu chỉ sản xuất len dạ và rượu vang là những sản phẩm không được thị trường Trung Quốc ưa chuộng”. (Louise Levathes: When
Như vậy, theo các sử liệu Trung Quốc và thế giới, Trịnh Hoà không lai vãng đến Đại Tây Dương và cũng không khám phá Mỹ Châu năm 1421. Đây chỉ là một chiến dịch tuyên truyền dối trá, bịa đặt thành tích để phô trương thanh thế và bóp méo sự thật. Tuyên truyền dối trá là võ khí chiến lược số một của cộng sản.
Trung thành với sách lược này, ngày nay Bắc Kinh còn dựng đứng câu chuyện Trịnh Hoà đã chiếm Chiêm Thành cả trên lục địa lẫn ngoài hải phận với Hoàng Sa-Trường Sa từ thế kỷ 15.
Trịnh Hoà chiếm Hoàng Sa & Trường Sa năm 1413?
Sau khi đảo chánh cướp ngôi của cháu ruột là Minh Huệ Đế (1398-1402), để làm lạc hướng dư luận, về mặt quốc tế, năm 1405, Minh Thành Tổ phát động chiến dịch Thất Hạ Tây Dương. Về mặt quốc nội, huy động hàng trăm học giả Trung Quốc soạn thảo và phổ biến cuốn Vĩnh Lạc Đại Toàn để đề cao cá nhân kẻ soán đoạt là Chu Đệ hay Yên Vương nay là Minh Thành Tổ hiệu Vĩnh Lạc.
Điều mỉa mai là, viện cớ khôi phục nhà Trần, Minh Thành Tổ, một kẻ soán đoạt, đã đem quân trừng phạt Hồ Quý Ly là một kẻ soán đoạt khác. Trương Phụ, Mộc Thạnh truyền hịch loan báo quân Tầu chỉ sang Việt Nam để tái lập ngôi vua nhà Trần, một triều đại vinh quang được toàn dân kính mến sau 3 trận đại thắng quân Mông Cổ. Với chiêu bài “cứu dân phạt tội” nhằm thu phục nhân tâm, quân nhà Minh đánh đâu được đó, quân nhà Hồ phần giã ngũ, phần qui hàng. Chủ yếu Minh Thành Tổ đã lợi dụng thời cơ để đem quân thôn tính Đại Việt trong suốt 20 năm (từ 1407 đến 1427). Cũng như hồi đầu thế kỷ thứ hai, năm 111 Trước Công Nguyên, Hán Vũ Đế đã xâm chiếm nước Nam Việt do Triệu Vũ Đế thiết lập từ đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên (năm 207).
Về Chiến Dịch Thất Hạ Tây Dương, trong Chuyến Đi Thứ Nhất (1405-1407), với một hạm đội hùng mạnh trên 27 ngàn sĩ tốt và hơn 300 chiếc tàu, trong đó có 62 bảo thuyền lớn (large treasure ships), Trịnh Hoà đã không đổ bộ tại Việt Nam, chỉ ghé bến Đồ Bàn hay Trà Bàn (Chaban) trong cuộc hải trình đến Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Tích Lan và Ấn Độ (Calicut). Lúc này, nếu có kế hoạch thôn tính Chiêm Thành, Minh Thành Tổ chỉ cần điều động hạm đội hùng mạnh của Trịnh Hoà trong Chuyến Đi Thứ Nhất, chứ không cần phải đợi đến Chuyến Đi Thứ Tư (năm 1413) mới dùng thủ đoạn đồng minh giả hiệu để xâm chiếm Chiêm Thành cả trên lục địa lẫn ngoài hải phận.
Vả lại, theo chính sử, về Chuyến Đi Thứ Tư (1413- 1415), Minh Sử chỉ ghi Trịnh Hoà đã đến Ấn Độ, Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải và Đông Phi Châu, chứ không ghi việc Trịnh Hoà đã chiếm Hoàng Sa Trường Sa. Đặc biệt Trịnh Hoà đã ra huấn thị: “phải tránh xa các vùng đá ngầm và các đảo nguy hiểm tại Biển Nam Hoa”. Trong nhiều chuyến đi sau này, nhiều bảo thuyền đã bị mất tích vì bão tố. (The fleet headed across the
Điều đáng lưu ý là, lập trường hiện nay của Chính Phủ Bắc Kinh cho rằng Trịnh Hoà đã chiếm Chiêm Thành và vùng hải phận Hoàng Sa Trường Sa dưới đời Nhà Minh (thế kỷ 15) hoàn toàn mâu thuẫn với lập trường của chính họ năm 1951 trong Bản Chú Giải về Đảo Nam Uy và Quần Đảo Tây Sa ngày 1-9-1951, theo đó Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa Trường Sa từ đời Nhà Tống (thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13) (Notes on the Nanwei and Sisha Islands of 9-1-1951: People’s China Foreign Language Press)!
Tuy nhiên, 5 năm sau, khi Phi Luật Tân đòi chủ quyền các hải đảo tại Trường Sa, ngày 29-5-1956 Trung Quốc đã lên tiếng phản kháng và chủ trương rằng các hải đảo này đã thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc từ đời Nhà Minh (thế kỷ 15). Dầu sao, trong cả hai trường hợp, đây chỉ là những quyết đoán hồ đồ hay những khẩu thuyết vô bằng. Vì nếu Bắc Kinh dám tuyên bố Trịnh Hoà đã khám phá Mỹ Châu năm 1421, thì họ cũng không ngần ngại bịa đặt rằng Trịnh Hoà đã thôn tính Chiêm Thành và các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa năm 1413.
Kết luận:
Về hai chiến dịch truyền thông cho rằng Trịnh Hoà đã khám phá Mỹ Châu năm 1421, và đã chiếm hữu Hoàng Sa Trường Sa năm 1413, chúng ta chỉ có thể kết luận: Phải là người Đại Hán có đảm lược (to gan lớn mật) mới dám lấy những chuyện hoang đường võng tưởng làm sự thật lịch sử.
II
VỀ CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG
THEO CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
VỀ CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG
THEO CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Theo lập trường cố hữu, Trung Quốc không bao giờ dám đưa vụ tranh chấp hải phận và hải đảo tại Biển Đông Nam Á ra trước Toà Án Quốc Tế, Toà Án Luật Biển hay trước các Ủy Ban Trọng Tài và Điều Giải Liên Hiệp Quốc. Rập theo Đế Quốc La Mã hồi thế kỷ thứ nhất gọi Địa Trung Hải là Biển Lịch Sử Của Chúng Tôi (mare nostrum), cho đến thế kỷ 21, Trung Quốc cũng gọi Biển Đông Nam Á (dưới danh xưng Biển Nam Hoa) là Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc. Theo quan niệm của Đế Quốc Ngai Rồng (Dragon Throne Imperialism) đó là một vấn đề “bất khả tranh nghị”.
Sách lược thôn tính Biển Đông của Trung Quốc gồm 3 giai đoạn: Hán hoá đảo danh; hán hoá hải đảo và hán hoá Biển Đông.
Kế hoạch hán hoá đảo danh được phát động năm 1947 do Sắc Lệnh ngày 1-12-1947 của Chính Phủ Trùng Khánh công bố cải danh cho 102 hải đảo tại Biển Đông với những danh xưng hán hoá như Tây Sa, Nam Sa, Vĩnh Lạc, Tuyên Đức, Cam Tuyền, Thái Bình, Nam Uy v. v.
Sách lược thôn tính Biển Đông của Trung Quốc gồm 3 giai đoạn: Hán hoá đảo danh; hán hoá hải đảo và hán hoá Biển Đông.
Kế hoạch hán hoá đảo danh được phát động năm 1947 do Sắc Lệnh ngày 1-12-1947 của Chính Phủ Trùng Khánh công bố cải danh cho 102 hải đảo tại Biển Đông với những danh xưng hán hoá như Tây Sa, Nam Sa, Vĩnh Lạc, Tuyên Đức, Cam Tuyền, Thái Bình, Nam Uy v. v.
Bản đồ Việt Nam năm 1754
Tháng 4-1956, thừa dịp quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam theo Hiệp Định Geneva 1954, Hải Quân Trung Quốc chiếm 7 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm An Vĩnh phía đông bắc (Amphitrite Group). Đó là vùng biển Thất Châu Dương của Việt Nam gồm 7 đảo: Phú Lâm, Lincoln, Đảo Cây, Đảo Hòn Đá, Đảo Bắc, Đảo Trung và Đảo Nam.
Tháng 1-1974, thừa dịp quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam theo Hiệp Định Paris 1973, Trung Quốc vận dụng toàn lực chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent Group) phía tây nam với các đảo Hoàng Sa, Quang Hoà, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng và Tri Tôn. Về vụ này, ngày 20-1-1974 Việt Nam Cộng Hoà đã đệ đơn khiếu tố Trung Quốc trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên nội vụ không được thụ lý vì không hội đủ túc số. Trong dịp này Hội Đồng Bảo An chính thức gửi văn thư yêu cầu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cho biết ý kiến về chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo Hoàng Sa. Nhưng từ đó đến nay Liên Hiệp Quốc vẫn không nhận được văn thư phúc đáp của Chính Phủ Hà Nội.
Bất khả hay khả tranh nghị?
Mới đây, với thủ đoạn ném đá giấu tay, Trung Quốc lại tung chiến dịch thăm dò dư luận bằng cách viện dẫn Công Pháp Quốc Tế nhằm hán hoá một số hải đảo tại Hoàng Sa. Trong chiến dịch này họ lý sự rằng trong Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982 có điều khoản quy định sự thủ đắc chủ quyền các hải đảo do tiêu diệt thời hiệu: “Nước nào chiếm hữu các hải đảo quá 50 năm mà không gặp phản kháng, khiếu nại hay khiếu tố thì được hợp thức hoá chủ quyền”. Đó là Chiến Dịch Truyền Thông Theo Công Pháp Quốc Tế. Với chính sách gậm nhắm, từ hải đảo này sang hải đảo khác; từ hải phận miền Bắc xuống hải phận miền
Với lý sự và “tranh nghị” này, chiếu nguyên tắc thủ đắc chủ quyền theo tiêu diệt thời hiệu, Trung Quốc chủ trương họ đã thủ đắc chủ quyền một số hải đảo Hoàng Sa do sự hưởng dụng hải đảo trong vòng ôn hoà và không gián đoạn trong một thời gian luật định là 50 năm. Sau thời gian này, do sự tiêu diệt thời hiệu, không ai có quyền đòi lại quyền sở hữu bất động sản (ở đây là các hải đảo) đã được Trung Quốc thủ đắc chủ quyền (Prescription Acquisitive or Statute of Limitation: The transfer of rights in real property by enjoying it peacefully without interruption, over a long period of time, after which a person is prevented by the statute of limitation from recovering the real property or an interest therein. Cf: Wesley Gilmer Jr., The Law Dictionary, revised ed., 1986).
Chiếu chủ thuyết này, Bắc Kinh khẳng định rằng tại quần đảo Hoàng Sa, Nhóm An Vĩnh đã thuộc quyền chiếm hữu và hưởng dụng của Trung Quốc từ năm 1956 nghĩa là quá thời hạn tiêu diệt 50 năm. Trong thời gian này, vì không có tranh chấp hay khiếu tố về phía Việt
Để làm hậu thuẫn cho lập trường của họ, Bắc Kinh nói có “một điều luật” trong Công Ước Về Luật Biển qui định như vậy.
Để phản bác lý sự hay tranh nghị của Bắc Kinh chúng ta nêu lên những khước biện sau đây:
Điểm thứ nhất: Bắc Kinh không nói rõ điều luật đó là điều nào.
Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển ký kết năm 1982 và có hiệu lực chấp hành năm 1994. Công Ước gồm 200 trang và hơn 400 điều (320 điều về Phần Chính Yếu và 125 điều về Phần Phụ Đính). Duyệt xét toàn bộ Công Ước, trong số 445 điều, chúng ta không thấy một điều nào đề cập đến vấn đề thủ đắc chủ quyền của các quốc gia duyên hải liên quan đến các hải đảo mà họ đã chiếm cứ ôn hoà và liên tục trong thời gian 50 năm.
Dầu sao Trung Quốc có thể tiếp tục tranh nghị bằng cách nêu lên Thuyết Thủ Đắc Chủ Quyền Các Đất Vô Chủ Do Chiếm Cứ.
Điểm thứ hai: Chiếm cứ võ trang
Theo án lệ của Toà Án Quốc Tế họp thành Luật Tục Lệ Quốc Tế, muốn thủ đắc chủ quyền các đất vô chủ (terra nullius), sự chiếm cứ phải có đặc tính sau đây:
Chiếm cứ hoà bình (peaceful occupation) nghĩa là không chiếm cứ võ trang.
Trong hiện vụ, không có sự chối cãi rằng hồi tháng 4-1956 Hải Quân Trung Quốc đã dùng võ trang chiếm 7 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm An Vĩnh về phía đông bắc. Và hồi tháng 1-1974, Trung Quốc lại dùng võ trang chiếm 6 đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm phía tây nam.
Tại Trường Sa, hồi tháng 3-1988, lần đầu tiên Hải Quân Trung Quốc tấn công võ trang, và đã chiếm Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Gaven cùng một số đá chìm và bãi ngầm.
Năm 1992, Trung Quốc lại dùng võ trang chiếm Bãi Vạn An (Wanan Bei) tọa lạc trong Thềm Lục Địa Việt Nam về phía đông nam Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank).
Trong suốt thời gian 56 năm nay, Trung Quốc đã chiếm cứ những đảo, cồn, đá, bãi tại Biển Đông Hải. Những sự chiếm cứ này không có tính hoà bình mà do xâm lăng võ trang nên không được luật pháp bảo vệ vì đi trái Điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm mọi sự bạo hành để thôn tính đất đai. Cũng như thời Thế Chiến II, Nhật Bản đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lực nên không có tư cách chủ quyền hợp pháp.
Điểm thứ ba: Không có sự thừa nhận chủ quyền của các quốc gia liên hệ.
Trong mọi trường hợp, theo học thuyết và án lệ, sự chiếm cứ hoà bình phải có tính liên tục và trường kỳ (continuous occupation for a considerable time).
Cho đến thập niên 1950, Trung Quốc không bao giờ lên tiếng đòi chủ quyền các hải đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong khi đó, ít nhất từ năm 1816 dưới đời Vua Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ thực sự, công khai, hoà bình và liên tục các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi:
République Francaise (Cộng Hoà Pháp)
Empire D’Annam (Vương Quốc ViệtNam )
Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)
1816 -Ile de Pattle- l938 (Đảo Hoàng Sa)
Chiếm cứ năm 1816 và dựng bia năm 1938)
Empire D’Annam (Vương Quốc Việt
Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)
1816 -Ile de Pattle- l938 (Đảo Hoàng Sa)
Chiếm cứ năm 1816 và dựng bia năm 1938)
Các căn cứ quân sự của người Pháp được thiết lập từ đầu thập niên l930. Đài Khí Tượng Hoàng Sa mang số 48860 thuộc Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới bắt đầu hoạt động từ 1938. Trước đó, trong thập niên 1920, Công Ty Phosphate Bắc Kỳ đã khởi sự khai thác phân chim. Ngoài ra còn có hải đăng, Miễu Bà, Nhà Thờ Thiên Chúa, cầu tàu và các nhà cửa công sự xây cất với sự đồn trú của Đội Phòng Vệ Đông Dương và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Sự chiếm cứ này có tính thực sự, công khai, hoà bình, trường kỳ và liên tục cho đến 1956 và 1974 khi Hải Quân Trung Quốc xâm lăng.
Hơn nữa, sự chiếm cứ phải được sự thừa nhận của các quốc gia liên hệ (acquiescence).
Tại Hội Nghị Hoà Bình San Francisco 1951, 51 quốc gia đồng minh ký Hiệp Ước Hoà Bình Nhật Bản trong đó Nhật Bản từ bỏ chủ quyền về Hoàng Sa Trường Sa, nhưng không nói để trả cho nước nào. Ngoại Trưởng Liên Sô yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trả cho Trung Quốc. Nhưng Hội Nghị đã bác bỏ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và 1 phiếu trắng. Sau đó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa và không gặp sự phản kháng nào.
Đặc biệt là Hội Nghị Geneva 1954 đã minh thị thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để giải quyết Chiến Tranh Đông Dương, Hội Nghị Geneva được triệu tập với sự tham dự của 9 quốc gia gồm Ngũ Cường Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc, cùng Ai Lao, Cao Miên và 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Miền Bắc). Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, một lần nữa, đã minh thị xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà (lúc này là Quốc Gia Việt Nam) tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thật vậy, chiếu Điều 4 Hiệp ĐịnhGeneva ngày 20-7-1954 “giới tuyến giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam (Vĩ Tuyến 17) kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Lực lượng Liên Hiệp Pháp (gồm có Quốc Gia Việt Nam , Pháp và đồng minh) phải rút khỏi tất cả các hải đảo tại phía Bắc giới tuyến (Vĩ Tuyến 17). “Quân đội Nhân Dân Việt Nam (Bắc Việt) phải rút khỏi tất cả các hải đảo phía Nam giới tuyến” (Vĩ Tuyến 17) nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 7, từ Quảng Trị xuống Nam Cà Mau).
Do đó chiếu Hiệp ĐịnhGeneva 1954, quân đội Bắc Việt phải triệt thoái ra khỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tọa lạc về phía nam Vĩ Tuyến 17 (Quảng Trị-Nam Cà Mâu). Và, lẽ tất nhiên, tất cả các quân đội ngoại quốc khác (kể cả Trung Quốc và nhất là Trung Quốc) phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà và không được chiếm cứ hay đồn trú tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa kể cả vùng hải phận tại Biển Đông Hải. (Từ 1955 Quốc Gia Việt Nam thay đổi chính thể và lấy quốc hiệu là Việt Nam Cộng Hoà).
Ngoài ra Điều 12 Bản Tuyên Ngôn Sau Cùng của Hội Nghị Geneva ngày 21-7-1954 cũng khẳng định: “Các quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva (trong đó có Trung Quốc) cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. (Trung Quốc là một trong 9 quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva 1954 với Anh Quốc và Liên Xô là đồng chủ tịch).
Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (1998) cũng khuyến cáo các quốc gia hội viên tránh mọi vi phạm tập thể, thô bạo và có hệ thống bắt nguốn từ sự chiếm đóng, gây hấn hay đe dọa chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ bằng cách phủ nhận quyền của các dân tộc được hành sử chủ quyền đối với các tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của đất nước”.
Hơn nữa, sự thừa nhận chủ quyền hải đảo chỉ có ý nghĩa nếu xuất phát từ các quốc gia duyên hải đối diện hay tiếp cận. Vì các đảo này tọa lạc tại Biển Đông Nam Á, nên chỉ các quốc gia Đông Nam Á mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến nay, trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á không một nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Điểm thứ tư: Hoàng Sa và Trường Sa không phải là đất vô chủ.
Điều đáng lưu ý là, cho tới những năm 1956, 1974, 1988 và 1992 các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã do Việt Nam chiếm cứ hợp pháp nên không phải là đất vô chủ (terra nullius).
Điểm thứ năm: Năm 1974 Việt Nam đã khiếu tố hành vi xâm lăng của Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An
Trái với luận điệu xuyên tạc của Bắc Kinh, như đã trình bày ở trên, ngay từ năm 1974, Việt Nam đã khiếu tố hành vi xâm lăng võ trang của Trung Quốc tại Hoàng Sa vì đi trái Điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt hơn nữa, theo Công Pháp Quốc Tế, ngay từ 1954, Hiệp ĐịnhGeneva ngày 20-7-1954 đã minh thị thừa nhận chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa. Như vậy hành vi xâm lăng của Trung Quốc đã vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam .
Điểm thứ sáu: Theo Công Pháp Quốc Tế Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam
Thật vậy, Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển dành cho Việt Nam tối thiểu 200 hải lý Thềm Lục Địa cộng với 12 hải lý Biển Lãnh Thổ chưa kể vùng biển của Đường Cơ Sở từ bờ biển Việt Nam ra Biển Lãnh Thổ. Như vậy, các hải đảo Hoàng Sa tọa lạc tại Thềm Lục Địa 200 hải lý và trong vùng hải phận khoảng 220 hải lý của Việt Nam. Chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển đây là chủ quyền tuyệt đối của ViệtNam . Bất cứ sự chiếm hữu nào của ngoại bang, dầu là chiếm cứ võ trang hay không võ trang, cũng đều vô giá trị và vô hiệu lực.
Trong trường hợp Trung Quốc từ bỏ lập trường “bất khả tranh nghị” về những vấn đề liên quan đến Luật Biển mà họ đã ký kết từ 28 năm nay để nhận tranh nghị thì Thuyết Thủ Đắc Chủ Quyền do Chiếm Cứ mà họ muốn viện dẫn cũng trở thành vô dụng. Vì nó vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm Luật Tục Lệ Quốc Tế, vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển và vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam về cả 3 phương diện pháp lý, địa lý và lịch sử. Rốt cuộc đó cũng chỉ là một chiến dịch truyền thông theo Công Pháp Quốc Tế.
Kết luận:
Từ những phân tích trên, chúng ta, lại một lần nữa, có thể khẳng quyết rằng:Phải là người Đại Hán có đảm lược (to gan lớn mật) mới dám lấy những chuyện hoang đường võng tưởng làm sự thật lịch sử. .
Hơn nữa, sự chiếm cứ phải được sự thừa nhận của các quốc gia liên hệ (acquiescence).
Tại Hội Nghị Hoà Bình San Francisco 1951, 51 quốc gia đồng minh ký Hiệp Ước Hoà Bình Nhật Bản trong đó Nhật Bản từ bỏ chủ quyền về Hoàng Sa Trường Sa, nhưng không nói để trả cho nước nào. Ngoại Trưởng Liên Sô yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trả cho Trung Quốc. Nhưng Hội Nghị đã bác bỏ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và 1 phiếu trắng. Sau đó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa và không gặp sự phản kháng nào.
Đặc biệt là Hội Nghị Geneva 1954 đã minh thị thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để giải quyết Chiến Tranh Đông Dương, Hội Nghị Geneva được triệu tập với sự tham dự của 9 quốc gia gồm Ngũ Cường Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc, cùng Ai Lao, Cao Miên và 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Miền Bắc). Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, một lần nữa, đã minh thị xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà (lúc này là Quốc Gia Việt Nam) tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thật vậy, chiếu Điều 4 Hiệp Định
Do đó chiếu Hiệp Định
Ngoài ra Điều 12 Bản Tuyên Ngôn Sau Cùng của Hội Nghị Geneva ngày 21-7-1954 cũng khẳng định: “Các quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva (trong đó có Trung Quốc) cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. (Trung Quốc là một trong 9 quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva 1954 với Anh Quốc và Liên Xô là đồng chủ tịch).
Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (1998) cũng khuyến cáo các quốc gia hội viên tránh mọi vi phạm tập thể, thô bạo và có hệ thống bắt nguốn từ sự chiếm đóng, gây hấn hay đe dọa chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ bằng cách phủ nhận quyền của các dân tộc được hành sử chủ quyền đối với các tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của đất nước”.
Hơn nữa, sự thừa nhận chủ quyền hải đảo chỉ có ý nghĩa nếu xuất phát từ các quốc gia duyên hải đối diện hay tiếp cận. Vì các đảo này tọa lạc tại Biển Đông Nam Á, nên chỉ các quốc gia Đông Nam Á mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến nay, trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á không một nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Điểm thứ tư: Hoàng Sa và Trường Sa không phải là đất vô chủ.
Điều đáng lưu ý là, cho tới những năm 1956, 1974, 1988 và 1992 các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã do Việt Nam chiếm cứ hợp pháp nên không phải là đất vô chủ (terra nullius).
Điểm thứ năm: Năm 1974 Việt Nam đã khiếu tố hành vi xâm lăng của Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An
Trái với luận điệu xuyên tạc của Bắc Kinh, như đã trình bày ở trên, ngay từ năm 1974, Việt Nam đã khiếu tố hành vi xâm lăng võ trang của Trung Quốc tại Hoàng Sa vì đi trái Điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt hơn nữa, theo Công Pháp Quốc Tế, ngay từ 1954, Hiệp Định
Điểm thứ sáu: Theo Công Pháp Quốc Tế Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam
Thật vậy, Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển dành cho Việt Nam tối thiểu 200 hải lý Thềm Lục Địa cộng với 12 hải lý Biển Lãnh Thổ chưa kể vùng biển của Đường Cơ Sở từ bờ biển Việt Nam ra Biển Lãnh Thổ. Như vậy, các hải đảo Hoàng Sa tọa lạc tại Thềm Lục Địa 200 hải lý và trong vùng hải phận khoảng 220 hải lý của Việt Nam. Chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển đây là chủ quyền tuyệt đối của Việt
Trong trường hợp Trung Quốc từ bỏ lập trường “bất khả tranh nghị” về những vấn đề liên quan đến Luật Biển mà họ đã ký kết từ 28 năm nay để nhận tranh nghị thì Thuyết Thủ Đắc Chủ Quyền do Chiếm Cứ mà họ muốn viện dẫn cũng trở thành vô dụng. Vì nó vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm Luật Tục Lệ Quốc Tế, vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển và vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam về cả 3 phương diện pháp lý, địa lý và lịch sử. Rốt cuộc đó cũng chỉ là một chiến dịch truyền thông theo Công Pháp Quốc Tế.
Kết luận:
Từ những phân tích trên, chúng ta, lại một lần nữa, có thể khẳng quyết rằng:Phải là người Đại Hán có đảm lược (to gan lớn mật) mới dám lấy những chuyện hoang đường võng tưởng làm sự thật lịch sử. .
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
(Tháng 8 – 10.2010).
(Tháng 8 – 10.2010).
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment