Báo Tổ Quốc số 97, ngày 15/10/2010
Chế độ cộng sản Trung Quốc sắp phải đón nhận điều mà nó sợ nhất: diễn biến hòa bình.
Chế độ này không ổn vững như nhiều người có thể nghĩ. Từ ngày thành lập, tháng 10-1949, nó đã trải qua bốn cuộc khủng hoảng lớn.
Chế độ này không ổn vững như nhiều người có thể nghĩ. Từ ngày thành lập, tháng 10-1949, nó đã trải qua bốn cuộc khủng hoảng lớn.
- Năm 1959, sau khi kế hoạch Bước Nhảy Vọt thất bại thê thảm làm 50 triệu người chết đói, Mao Trạch Đông phải từ chức chủ tịch nước nhường chỗ cho Lưu Thiếu Kỳ.
- Cuối thập niên 1960, Mao phát động cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa, thực ra là một cuộc đảo chính, thanh toán phe Lưu Thiếu Kỳ làm hàng chục triệu người thiệt mạng, trong đó có Lưu Thiếu Kỳ và sau cùng cả nguyên soái Lâm Bưu người đã giúp Mao đảo chính.
- Cuối thâp niên 1970, ngay sau khi Mao chết, đến lượt Đặng Tiểu Bình phản công tiêu diệt phe Tứ Nhân Bang của Mao do Giang Thanh cầm đầu.
- Cuối thập niên 1980 phong trào dân chủ xuất hiện để rồi bị đàn áp đẫm máu, hai tổng bí thư đảng CSTQ, Hồ Diệu Bang rồi Triệu Tử Dương, bị thanh trừng. Tuy vậy những cuộc khủng hoảng chính trị này không đe dọa sự sống còn của chế độ như trong hiện nay.
Sự kiện ông Lưu Hiểu Ba, nhà dân chủ khởi xướng Hiến Chương 08 được giải Nobel hoà bình là một biến cố lớn. Nó đem lại cho đối lập dân chủ Trung Quốc một biểu tượng kết hợp có tầm vóc quốc tế và đồng thời đặt Bắc Kinh trong thế đối đầu với cả thế giới văn minh. Phản ứng lỗ mãng của chính quyền Bắc Kinh chỉ gây thêm tiếng vang cho một biến cố tự nó đã quan trọng và càng khiến họ bị thù ghét hơn, cô lập hơn.
Sự kiện ông Lưu Hiểu Ba, nhà dân chủ khởi xướng Hiến Chương 08 được giải Nobel hoà bình là một biến cố lớn. Nó đem lại cho đối lập dân chủ Trung Quốc một biểu tượng kết hợp có tầm vóc quốc tế và đồng thời đặt Bắc Kinh trong thế đối đầu với cả thế giới văn minh. Phản ứng lỗ mãng của chính quyền Bắc Kinh chỉ gây thêm tiếng vang cho một biến cố tự nó đã quan trọng và càng khiến họ bị thù ghét hơn, cô lập hơn.
Quan trọng không kém giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba là lập trường được phát biểu liên tục gần đây của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, lãnh tụ được lòng dân nhất Trung Quốc. Ôn Gia Bảo công khai thách thức phe bảo thủ trong đảng bằng cách khẳng định Trung Quốc phải chuyển hóa nhanh chóng về dân chủ và cá nhân ông sẽ dành trọn quãng đời còn lại cho mục tiêu này. Liệu Ôn Gia Bảo có sẽ chịu chung số phận với Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương không? Chắc chắn là không. Ngay cả nếu ban lãnh đạo cộng sản Trung Quốc dám táo bạo thanh trừng ông, họ cũng sẽ chỉ phải trả giá đắt chứ không thể bịt miệng được ông; họ không có uy quyền của Đặng Tiểu Bình. Ôn Gia Bảo sẽ là một biểu tượng dân chủ mãnh liệt khác.
Cả hai nhân vật này nổi bật vào đúng lúc Trung Quốc đang rất bị cô lập: các nước Châu Á, nhất là ASEAN, đang vừa gia tăng sức mạnh quân sự vừa sáp lại với Mỹ chống thái độ bá quyền của Trung Quốc. Thái độ bá quyền này tự nó cũng tố giác một điểm yếu khác của chính quyền Bắc Kinh: các lãnh tụ Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình sau này, đều có nhu cầu lấy lòng quân đội bằng những hành động khiêu khích vì họ không nắm được quân đội.
Chế độ cộng sản Trung Quốc từ nay phải đương đầu với một phong trào dân chủ trỗi dậy mạnh mẽ, được cả thế giới cổ võ trong khi ban lãnh đạo tối cao chia rẽ và không kiểm soát được quân đội. Vả lại, với một nền kinh tế đặt trọng tâm trên xuất khẩu, Trung Quốc sẽ không thể thách thức thế giới như các chế độ Bắc Triều Tiên, hayMyanmar , hay chính Trung Quốc hai mươi năm về trước. Ban lãnh đạo Trung Quốc chẳng bao lâu nữa sẽ nhận ra rằng họ sẽ không có giải pháp nào khác hơn là dân chủ hóa.
Đảng cộng sản Việt Nam, lấy Trung Quốc làm mẫu mực trong hai mươi năm qua, sẽ hụt hẫng lớn khi quyết định đường lối và nhân sự lãnh đạo cho đại hội 11 trên giả thuyết một chế độ cộng sản Trung Quốc ổn vững.
Cả hai nhân vật này nổi bật vào đúng lúc Trung Quốc đang rất bị cô lập: các nước Châu Á, nhất là ASEAN, đang vừa gia tăng sức mạnh quân sự vừa sáp lại với Mỹ chống thái độ bá quyền của Trung Quốc. Thái độ bá quyền này tự nó cũng tố giác một điểm yếu khác của chính quyền Bắc Kinh: các lãnh tụ Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình sau này, đều có nhu cầu lấy lòng quân đội bằng những hành động khiêu khích vì họ không nắm được quân đội.
Chế độ cộng sản Trung Quốc từ nay phải đương đầu với một phong trào dân chủ trỗi dậy mạnh mẽ, được cả thế giới cổ võ trong khi ban lãnh đạo tối cao chia rẽ và không kiểm soát được quân đội. Vả lại, với một nền kinh tế đặt trọng tâm trên xuất khẩu, Trung Quốc sẽ không thể thách thức thế giới như các chế độ Bắc Triều Tiên, hay
Đảng cộng sản Việt Nam, lấy Trung Quốc làm mẫu mực trong hai mươi năm qua, sẽ hụt hẫng lớn khi quyết định đường lối và nhân sự lãnh đạo cho đại hội 11 trên giả thuyết một chế độ cộng sản Trung Quốc ổn vững.
Ban biên tập
Nguồn: báo Tổ Quốc số 97, ngày 15/10/2010
Nguồn: báo Tổ Quốc số 97, ngày 15/10/2010
-----------------------------
Báo Tổ Quốc số 97, ngày 15/10/2010
Mục Lục
Thư tòa soạn : Trung Quốc sắp chuyển động
Trần Lâm : Sự thay đổi đã gõ cửa!
Phạm Đình Trọng : Thảm Họa Bùn Đỏ Boxit
Lê Phú Khải : Thơ. Anh Không Về Đại Lễ
Việt Hoàng : Nghĩ về đại lễ Nghìn năm Thăng Long Hà Nội
Võ Thị Hảo : Hội chứng một ngàn
Bùi Tín : Hào khí Thăng Long thời Tự chủ hay ám khí thời Bắc thuộc mới
Nguyễn Thanh Giang : Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay
Trần Nhơn : Thơ. Hồn Tổ Tiên Chẳng Được Yên
Trần Thành Nam : Tập đoàn kinh tế nhà nước: Từ đâu ra và đi về đâu ?
The Economist : Chấm điểm xấu cho đảng
Nguyễn Gia Kiểng : Tưởng nhớ Đặng Phong, một trí tuệ và một tấm lòng
Đức Hồi : Đối Mặt
.
.
.
No comments:
Post a Comment