Monday, October 4, 2010

AI ĐÃ TRẢ TIỀN CHO LÊ-NIN ?

Bản dịch lời thoại cuốn phim "Ai đã trả tiền cho Lenin". Đạo diễn: Galina Ogurnaya

theviewingplatform, X-Cafevn sưu tầm & chuyển ngữ

Lời người dịch: Tôi đăng lại bản dịch để cho người xem có thông tin đầy đủ hơn. Bản dịch này tôi thực hiện từ bản thuyết minh miệng, vì thế tôi không thể đảm bảo 100% độ chính xác của các tên gọi. Ví dụ, tên bá tước Đức dịch từ tiếng Nga ra là Brohdor Brassau. Song tôi không thể tìm ra được tên ông ta bằng tiếng Đức, vì không biết tiếng Đức. Bản thân tên gọi của phim tôi cũng để nguyên như trong nguyên bản, bởi nguyên tắc của tôi như một người dịch là trung thành tuyệt đối với nguyên bản, còn chuyện tiếp nhận nguyên bản như thế nào - đó là lĩnh vực của người xem phim. Các anh có thể cho ý kiến về chất lượng bản dịch, về cú pháp và lỗi chính tả, nếu có, để hoàn thiện bản dịch. Sau đó, tôi sẽ lồng lại phim một lần nữa và cho địa chỉ để download.
Câu chuyện này cho đến thời gian gần đây nhất từng bị che giấu bởi bức màn bí mật. Những người quan tâm tới việc để điều bí mật này được giấu kín là những người bolshevich, những người Đức bảo trợ họ và các thế lực tài chính của Đức được huy động vào việc hiện thực hóa cái được gọi đến tận bây giờ là "cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại".
Câu chuyện của chúng tôi là giả thiết được củng cố bằng các tài liệu về hoạt động của người đã dẫn Lênin tới nắm quyền lực.
---------------------------------------

Ai đã trả tiền cho Lênin?

Bí mật thế kỷ
Berlin... Alexandr Parvus, một nhân vật rất quen thuộc với cảnh sát, từ Konstantinopol đến thủ đô Đức, đất nước đã nửa năm nằm trong tình trạng chiến tranh với Nga. Ở đây ông ta đợi một cuộc gặp gỡ quan trọng mà không chỉ riêng số phận ông ta, mà cả số phận nước Đức, số phận của đất nước mà ông ta đã nhiều năm cố công xin quốc tịch, song vẫn vô kết quả, phụ thuộc vào nó.
Parvus đến Berlin theo giới thiệu của đại sứ Đức Baron Hans Freiherr von Wangenheim tại Thổ Nhĩ Kỳ. Một nhà ngoại giao đầy ảnh hưởng và thân cận với Wilhelm II trong bức điện tín bí mật khuyên không quá cả tin Parvus, song cuộc gặp gỡ vẫn diễn ra tại bộ Ngoại giao - một bộ bí mật và quý tộc nhất ở nước Đức quân chủ. Biên bản cuộc nói chuyện không được thực hiện, song sau đó mấy ngày – 9 tháng Ba năm 1915 Parvus đã thuyết trình một giác thư dày 20 trang in mà về thực chất là một kế hoạch chi tiết nhằm đưa nước Nga ra khỏi tình trạng đủ khả năng giao chiến thông qua cách mạng.
Giác thư này chúng tôi đã may mắn tìm thấy trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Ngoại giao Đức.

Natalia Narochnhitskaya, tác giả cuốn "Nước Nga và người Nga trong lịch sử chiến tranh thế giới thứ nhất":
- Kế hoạch của Parvus đồ sộ bởi sự đơn giản. Đây cũng là thiên tài của ông ta. Kế hoach bao quát tất cả - từ địa lý những hoạt động cách mạng, bãi công, biểu tình nhằm làm tê liệt việc tiếp tế quân đội, cho đến kế hoạch quy mô rộng lớn nhằm hủy diệt ý thức công dân và dân tộc. Làm tan rã đế quốc Nga từ bên trong là điểm trung tâm trong kế hoạch của Parvus – ly khai Caucasus , Ucraine, các nước Pribaltic. Nước Đức chưa bao giờ có một chuyên gia về Nga biết tất cả các yếu điểm của nó như thế.

Elizabeth Heresh(Austria), tác giả tiểu sử Alexandr Parvus:
- Alexandr Parvus thực ra là Israel Lazarevich Gelfand. "Parvus", bí danh được ông ta lấy từ tiếng Latin, trong thực tế không phù hợp với vẻ bề ngoài nặng nề của con người này, bởi "parvus" dịch ra là "bé nhỏ". Đối với ban lãnh đạo quân chủ Đức, kế hoạch phá hoại nước Nga từ bên trong quả thực là món quà của số phận – chiến tranh thế giới thứ nhất đang tiếp diễn. Ngay sau mấy tháng tiến hành chiến tranh, chính phủ Đức hiểu ra là phải loại trừ càng nhanh càng tốt mặt trận phía Đông là nước Nga và tập trung tất cả lực lượng về phía Tây, nơi nước Đức đang tiến hành chiến tranh chống các liên minh của Nga là Anh và Pháp. Hơn nữa Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Đức, cách đó không lâu thua đậm trong giao chiến với Nga ở Caucasus. Người Đức bắt đầu nói về hòa bình riêng rẽ với nước Nga, song Nga hoàng Nikolai và Viện dân biểu Tối cao đưa ra khẩu hiệu: "Chiến tranh đến thắng lợi cuối cùng".

Zbynek Zeman (Tiệp), tác giả tiểu sử Alexandr Parvus:
- Parvus muốn cách mạng xảy ra ở Nga. Người Đức muốn Nga mất năng lực giao chiến. Đây là hai mục đích hoàn toàn khác nhau.
Trong giác thư – kế hoạch của mình Parvus luôn trích dẫn kinh nghiệm cách mạng Nga 1905. Đó là kinh nghiệm của cá nhân ông ta. Khi trở thành một trong những nhà lãnh đạo Ủy ban các đại biểu – công nhân được thành lập ở Peterburg, trong thực tế là cha đẻ sáng lập ra nó. Alexandr Parvus là một trong những Nga kiều chính trị đầu tiên trở về Nga năm 1905, vào thời điểm cao trào của bãi công, biểu tình.

Natalia Narochnhitskaya, tác giả cuốn "Nước Nga và người Nga trong lịch sử chiến tranh thế giới thứ nhất":
- Chính Parvus, chứ không phải Lênin, đóng vai trò cây vĩ cầm thứ nhất. Lênin chỉ xuất hiện vào hồi chót. Trước Lênin – những nhà lãnh đạo ở Peterburg là Parvus và Trotsky. Cả hai đều là những nhà báo láu cá. Bằng cách nào đó họ biển thủ được hai tờ báo "Khởi sự" và "Báo Nga". Chẳng mấy chốc số ấn hành các báo này với giá bán tượng trưng một kopeika đã nhảy lên đến nửa triệu bản.

N. Narochnitskaya:
- Parvus là người đầu tiên nhận thức được việc điều khiển ý thức xã hội là công cụ chính trị quan trọng nhất.
Tháng 12 năm 1905 tất cả người dân đế quốc lên cơn hoảng loạn. Nhân danh Ủy ban Peterburg người ta in “Cương lĩnh tài chính” nào đó, trong đó nền kinh tế đất nước được miêu tả trong những gam mầu đen tối nhất. Ngay lập tức người dân đổ xô đến các nhà băng rút tiền, điều đã dẫn tới sự sụp đổ toàn bộ hệ thống tài chính của đất nước. Toàn bộ thành phần Ủy ban, trong đó có Trotsky, bị bắt. Chẳng bao lâu sau tác giả bài báo khiêu khích cũng bị bắt.
Khi bị bắt, ông ta xuất trình hộ chiếu công dân Áo – Hung Karl Vaverka, sau đó thú nhận rằng trong thực tế chính là công dân Nga – tiểu thị dân Izrael Lazarevich Ghelfand bị truy nã từ năm 1899. Ông ta cho biết như sau về mình: sinh ra tại tỉnh Minsk ở vùng Berezino năm 1867. Năm 1887 đi Thụy Sỹ, nơi tốt nghiệp đại học tổng hợp. Nổi tiếng trong giới xã hội chủ nghĩa như tác giả các bài báo lý thuyết. Hoàn cảnh gia đình: có vợ, con trai bẩy tuổi, không sống cùng gia đình.

Elizabeth Heresh (Austria), tác giả tiểu sử Alexandr Parvus:
- Ở trong tù, Parvus đặt đưa vào cho mình những bộ quần áo và cà vạt đắt tiền, chụp ảnh với bạn bè, sử dụng thư viện nhà tù. Người ta đến thăm ông ta. Rosa Luxemburg, khi ở Peterburg, đã thăm ông ta.
Hình phạt hóa ra không khắc nghiệt – ba năm đi đày ở Siberi. Trên đường đến địa điểm đi đày, lợi dụng cảnh vệ sơ hở, Parvus đã bỏ chốn. Mùa thu năm 1906 ông ta xuất hiện ở Đức, nơi cho xuất bản sách hồi tưởng "Trong Bastilia của Nga thời cách mạng". Đây là thành công quảng cáo đen của Parvus trong việc tạo biểu tượng tiêu cực về nước Nga trong mắt độc giả Đức.
Sau cuộc gặp gỡ tại bộ Ngoại giao với Parvus năm 1915 các công chức cấp cao của Đức đánh giá kinh nghiệm lật đổ của ông ta. Ông ta trở thành cố vấn chính của chính phủ Đức về Nga. Ngay khi đó người ta cấp đã cho ông ta số tiền đầu tiên – một triệu mark bằng vàng. Sau đó là hàng triệu mark nữa cho "cách mạng" ở Nga. Người Đức đặt mục đích gây bất ổn trong nước đối phương.

Trích "kế hoạch của Parvus":
"Kế hoạch chỉ có thể được thực hiện bằng đảng dân chủ - xã hội Nga. Cánh cấp tiến của nó dưới sự lãnh đạo của Lenin đã bắt đầu hành động..."
Lần đầu tiên Lênin và Parvus gặp nhau ở Munich năm 1900. Chính Parvus đã thuyết phục Lênin in "Tia chớp" trong căn hộ của mình, nơi đặt xưởng in bí mật.

Winfried B. Scharlau (Đức), tác giả tiểu sử Alexandr Parvus:
- Quan hệ giữa Parvus và Lênin có vấn đề ngay từ đầu. Đó là hai kiểu người khó hợp nhau. Thoạt tiên đó là sự ghen tỵ thông thường – Lênin luôn nhìn thấy trong Parvus đối thủ cạnh tranh tư tưởng.
Mối quan hệ không đơn giản không những thế còn trở nên phức tạp hơn do vụ tai tiếng với Gorki. Parvus đề nghị đại diện quyền tác giả “Chim báo bão” khi đặt vở kịch của Gorki "Dưới đáy". Theo thỏa thuận với Gorki, thu nhập chính phải được đưa vào quỹ đảng – có nghĩa dưới sự kiểm soát của Lênin, và một phần tư cho Gorki – số phần trăm ít ỏi. Chỉ riêng ở Barilna vở kịch được trình diễn hơn 500 lần. Chuyện về sau được làm sáng tỏ là toàn bộ số tiền - 100 000 mark – bị Parvus biển thủ.
Gorki dọa đưa Parvus ra tòa. Song Roza Luxemburg thuyết phục Gorki không vạch áo cho người xem lưng. Mọi việc được hạn chế bằng một phiên tòa kín nội bộ đảng mà Parvus thậm chí không đến. Trong thư gửi ban lãnh đạo dân chủ xã hội Đức ông ta trơ trẽn tuyên bố: tiền tiêu hết vào chuyến đi du lịch đến Italy cùng một tiểu thư ...” Tiểu thư đó là Rosa Luxemburg.

Winfried B. Scharlau (Đức), tác giả tiểu sử Alexandr Parvus:
- Đây là vụ tai tiếng chính trị gây tổn hại to lớn cho thanh danh của ông ta, và tạo cớ cho nhiều nhà cách mạng khẳng định ý kiến của mình về Parvus như một kẻ lừa đảo.
Và bây giờ tại Thụy Sỹ, Parvus đứng trước triển vọng gặp lại Lênin, người mà ông ta nhường vai chính trong kế hoạch của mình.
Theo hồi tưởng của Krupskaya, Lênin năm 1915 suốt ngày ngồi trong các thư viện địa phương, nơi ông ta nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng Pháp, tuyệt nhiên không hy vọng trong tương lai gần nhất áp dụng nó ở Nga.

E. Heresh:
- Tin về việc Parvus đến Thụy Sỹ lan nhanh. Parvus thuê phòng tốt nhất trong khách sạn xa xỉ ở Zürich, nơi ông ta nghỉ ngơi trong vòng vây của các cô gái tóc vàng lộng lẫy. Buổi sáng của ông ta bắt đầu từ Champagne và thuốc lá.
Tại Zürich, Parvus chia một số tiền lớn cho các Nga kiều chính trị và đến gặp Lênin tại Bern, nơi ông ta bắt gặp Lênin đang ăn trưa trong nhà hàng rẻ tiền giữa những người của mình. Vì thế câu chuyện hệ trọng được chuyển đến căn hộ khiêm tốn của những Nga kiều như Lênin và Krupskaya.

Trích hồi ký của Parvus:
"Lênin ngồi ở Thụy Sỹ và viết những bài báo hầu như không bao giờ vượt quá ranh giới môi trường lưu vong. Ông ta hoàn toàn thoát ly khỏi nước Nga và bưng bít như trong cổ chai. Tôi mở rộng các quan điểm của mình cho ông ta hiểu. Cách mạng là có thể ở Nga chỉ với điều kiện nước Đức thắng trận".

N. Narochnitskaya:
- Câu hỏi được đặt ra: tại sao Parvus chọn Lênin? Quả thực chính Parvus đã tìm thấy Lênin và cho ông ta cơ hội này. Lênin là một kẻ vô sỷ và thậm chí trong số các nhà cách mạng không phải ai cũng sẵn sàng nhận tiền từ phía đối thủ vào thời điểm chiến tranh vệ quốc. Parvus tuồng như hiểu được tham vọng đáng sợ của Lênin, tính vô nguyên tắc của ông ta, Parvus cho Lênin hiểu rằng Lênin có những cơ hội mới, và những cơ hội này là tiền.

Vaan Ovanesian, đại biểu Quốc hội Armenia, đảng "Đashnaktsutuin":
- Đúng vào tháng Năm năm 1915 diễn ra cuộc gặp gỡ nổi tiếng tại Thụy Sỹ của Lênin với Parvus, khi Lênin nhận kế hoạch của Parvus về việc phá hoại nước Nga – "chính quyền cho bolshevich, thất bại – cho nước Nga". Trong những tháng này – tháng Tư, tháng Năm, mùa hè năm 1915 tất cả báo trí thế giới viết về nạn diệt chủng nhân dân Armenia. Tội ác tiêu diệt này bắt đầu vào năm 1915 và được lịch sử biết như tội ác diệt chủng nhân dân Armenia bởi đế quốc Osman. Lênin đã không tìm được lời thông cảm, thậm chí chia buồn đối với những người bolshevich Armenia. Parvus là thiên tài độc ác đối với nhân dân Armenia và chính Parvus đã ngăn Lênin không cho ra những cử chỉ và phát biểu ủng hộ Armenia. Lời giải đáp khá đơn giản.
Lời giải đáp nằm ở chỗ Parvus có vị thế đặc biệt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những người tổ chức chính tội ác diệt chủng nhân dân Armenia, các bộ trưởng trong chính phủ của các thanh niên Talat Pasha và Enver Pasha trở thành bạn bè thân cận của ông ta. Sau vụ tai tiếng với Gorki, ông ta bỏ đi Thổ Nhĩ Kỹ trong ba tháng, song ở liền ở đó tới năm năm.

E. Heresh:
- Parvus gạt mọi thứ tư tưởng hệ về một bên và bắt đầu làm giầu. Ông ta đầu cơ vũ khí, đại lý, thương gia, doanh nhân, nhà báo và tư vấn chính phủ của những người Thổ trẻ tuổi. Dinh thự của ông ta nằm trên các đảo Prens Adaları. Trong một thời gian ngắn, trở thành một nhân vật siêu ảnh hưởng, Parvus đóng vai trò đáng kể trong quyết định của Thổ Nhĩ Kỷ đứng về phía Đức trong chiến tranh.

N. Narochnitskaya:
- Trong kế hoạch của ông ta được nói thẳng ra rằng tất cả chỉ để làm tiền. Và ông ta hiểu rằng việc đất nước tan vỡ và chia thành nhiều mảnh trong thời gian chiến tranh là sự hủy diệt đối với cường quốc.
Ký liên minh với Lênin, Parvus đến thủ đô Đan Mạch, quốc gia trung lập trong thế chiến I. Ở Copenhagen dễ thiết lập liên lạc bí mật với nước Nga hơn. Tại đây Parvus phải thành lập một công ty "ma" để rửa tiền Đức.

E. Heresh:
- Sau cuộc gặp gỡ tại Thụy Sỹ, Lênin không muốn đích thân gặp Parvus nữa. Ông ta cử nhân vật thân tín của mình – Yakov Ganhetsky đến thay mình.
Tại Copenhagen Parvus thành lập công ty xuất nhập khẩu, chỉ định Yakov Ganhetsky – điệp viên của Lênin - làm giám đốc điều hành. Sau cách mạng "tháng Mười" năm 1917 Ganhetsky được Lênin chỉ định làm phó thống đốc nhà băng Quốc gia.
Công ty do Ganhetsky lãnh đạo, tạo khả năng cử người của mình dưới dạng "bạn hàng" về Nga để xây dựng mạng lưới bí mật.

Z. Zeman:
- Có thể, ông ta là người đầu tiên phát kiến cái được gọi là "tổ chức giả danh" – những tổ chức bình phong, các hiệp hội hình thức, trong thực tế không làm cái đúng như đăng ký chính thức.
Một tổ chức như thế từng là "Viện nghiên cứu các hậu quả xã hội của chiến tranh", mà Parvus khai trương tại Copenhagen năm 1915 bằng tiền của Đức. Trong số các cộng sự có A. Zurabov, nguyên đại biểu quốc hội Nga, và Moisei Uritsky, người phụ trách công việc của các điệp viên liên lạc. Sau cách mạng tháng Mười năm 1917, Uritsky sẽ được Lênin chỉ định làm chủ tịch Ủy ban Tối cao Petrograd.

Z. Zeman:
- Đây là mối quan hệ rất chặt chẽ giữa chính trị, kinh tế và các cơ quan mật vụ. Khi đó công nghệ này còn trong giai đoạn thử nghiệm. Nó hoàn toàn chưa phát triển.
Đan Mạch trung lập lúc đó là "vùng đất hứa" cho bọ đầu cơ. Song thậm chí trong điều kiện như vậy, hoạt động buôn lậu vũ khí của Ganhetsky ngỗ ngược đến mức trở thành cớ để bắt ông ta, và sau đó trục xuất khỏi đất nước.

Hans Björkegren(Thụy điển), tác giả cuốn sách "Bưu điện Nga":
- Tại Stockholm thời gian đó đã có các nhà băng, các doanh nghiệp, và bọn tội phạm, buôn lậu như Parvus, Ganhtsky, Vorovsky, Krasin – từng sống ở đây.
Parvus đến Stockholm từ Copenhagen hai – ba tháng, để đích thân chỉ đạo công việc. Các điệp viên đến từ nước Nga đều dừng lại tại căn hộ sáu phòng của ông ta. Trong số các khách thường xuyên của Parvus có các nhà bolshevich nổi danh – Leonid Krasin và Vatslav Vorovsky, những người đồng thời là thân cận của Lenin. Parvus đưa Krasin vào hãng của Đức "Siemens-Schuher" làm giám đốc điều hành chi nhánh Petrograd. Sau cách mạng "Tháng Mười" năm 1917, Krasin được Lênin chỉ định làm bộ trưởng bộ Thương mại và Công nghiệp.
Parvus thành lập văn phòng của chính công ty đó cho Vorovsky. Sau cách mạng "Tháng Mười" năm 1917 Vorovsky được Lênin chỉ định làm đại diện toàn quyền tại Thụy Điển vã các nước Scandinavia khác.
Bằng cách đó hoạt động "giao lưu thương mại" giữa StockholmPetrograd được tiến hành tích cực. Qua các ca-ta-lô chào hàng, các điệp viên của Parvus chuyền tin mật, trong đó có cả các chỉ thị của Lênin từ Zurich, được viết bằng mực không màu. Song nhiệm vụ chính của các công ty này là quay vòng tiền Parvus nhận được của Đức cho quỹ đảng bolshevich. Đó thường là những khoản tín dụng khống cho các phi vụ không bao giờ diễn ra trong thực tế.
Tại Copenhagen Parvus đặc biệt thân cận với đại sứ Đức tại Đan Mạch, bá tước Brohdor Brassau. Nhà quý tộc tinh tế này trở thành bạn thân của Parvus và là người lo hậu trường chính của ông ta tại Berlin. Từ năm 1922 đến 1928 bá tước là đại sứ Đức tại nước Nga xô viết.
Alexandr Parvus nảy sinh những ý đồ một cách rất đơn giản và dễ dàng. Mùa thu năm 1915 ông ta chuyển cho bá tước một đề nghị mới. Theo các kênh ngoại giao bá tước chuyển nó về Berlin. Theo các kênh ngoại giao bá tước chuyển nó về Berlin. Theo lời tác giả chiến dịch, nước Đức sẽ không phải chi phí nhiều, song có thể dẫn tới việc phá giá đồng rouble ở Nga. Parvus muốn lặp lại thành tích năm 1905 của mình bằng kế hoạch khiêu khích tài chính này.
Lời đề nghị gây quan tâm. Và ngay lập tức Parvus được mời đến Berlin để hỏi tham vấn. Chính lúc đó ông ta hứa tổ chức ở Nga một cuộc đình công chính trị lớn. Và chỉ định nó vào ngày 9 tháng Giêng, vào ngày kỷ niệm "ngày chủ nhật đẫm máu". Ông ta nhận được một triệu roubles vào cuối năm 1915. Đây là giấy ký nhận tiền. Ông ta nhận một triệu roubles vào ngày 29 tháng 12 năm 1915 tại đại sứ quán Đức tại Copenhagen nhằm mục đích phát triển phong trào cách mạng tại Nga. Dr. Gelfand. Dưới các tài liệu Parvus ký họ thật của mình.
Tại Petrograd và miền Nam Nga bắt đầu xảy ra hàng loạt các cuộc bãi công. Song chúng không biến thành khởi nghĩa vũ trang quần chúng được Parvus chỉ định vào 9 tháng Một. Quần chúng không chịu khích động.
Parvus không đáp ứng hy vọng của người đỡ đầu. Giữa ông ta và bá tước Brohdor Brassau diễn ra những câu chuyện nặng lời.
Berlin bắt đầu nghi hoặc – tiền có đến đích hay không. Bộ trưởng Ngoại giao Đức nêu giả thiết Parvus đơn giản biển thủ tiền. Bắt đầu giai đoạn, khi mối quan hệ của Parvus với bộ Ngoại giao trở nên lạnh nhạt. Việc tài trợ bị đóng băng. Parvus định hướng sang cơ quan khác – tổng tham mưu Hải quân Đức. Cần khẩn cấp chứng minh tính hậu quả của việc ông ta định làm.

Từ kế hoạch của Parvus:
"Cần đặc biệt lưu ý thành phố Nikolaev, nơi đang chuẩn bị hạ thủy hai con tàu quân sự lớn trong những điều kiện hết sức căng thẳng..."
Các chiến hạm "“Hoàng hậu Ekaterina" và "Hoàng hậu Maria" được đóng tại nhà máy đóng tàu Nikolaev và được đưa vào sử dụng năm 1915 là lời đáp của Nga về vị trí thống lĩnh tại vùng biển Đen của hai thiết giáp hạm Đức. Hoạt động dưới cờ Thổ Nhĩ Kỹ, các tàu Đức "Geben" và "Breslau", xâm phạm lãnh hải Nga và ngang ngược bắn vùng ven bờ và các thành phố cảng. Chiến hạm “Hoàng hậu Maria" trội các tàu Đức "Gebena" và "Breslau" nhờ hỏa lực mạnh và dày hơn, tốc độ nhanh.
Vào thời gian đó, khi chỉ huy Hạm đội biển Đen là phó đô đốc trẻ tuổi nhất Alexandr Vasilievich Kolchak. Dưới sự chỉ đạo của ông, các chiến dịch đổ bộ được vạch ra nhằm mục đích làm chủ eo biển Bosphorus và Dardanelles, giúp thay đổi cục diện chiến tranh tại vùng biển Đen.
Và đúng ở đây tầm ngắm của Parvus đã trúng đích. Ngày 7 tháng Mười chiến hạm "Hoàng hậu Maria" bị đánh bom, một đám cháy khủng khiếp xảy ra, giết chết hơn hai trăm thủy thủ. Chiến dịch của Kolchak không có cơ may trở thành hiện thực.

N. Narochnitskaya:
- Tính hoành tráng của kế hoạch hiểm độc của ông ta là ở chỗ nhằm phá hủy ý thức phòng thủ. Hàng nghìn nhà báo được ông ta trả nhuận bút, thậm chí cả đại biểu Quốc Hội cũng mỉa mai về việc quân đội thua trận, ngay cả khi quân đội tấn công thành công họ vẫn gào: "Chiến tranh là đáng xỉ nhục và vô nghĩa". Parvus là người đầu tiên nghĩ ra công nghệ chính trị biến chiến tranh ái quốc thành nội chiến.
Bộ Ngoại giao Đức lại quan tâm tới Parvus sau cách mạng tháng Hai. Cần phải kịp. Chính phủ Lâm thời tiếp tục chiến tranh với Đức, khẳng định nghĩa vụ liên minh với Pháp và Anh. Mỹ hồi đó cũng chống Đức.
Một giai đoạn mới của mối quan hệ giữa Parvus và bộ Ngoại giao Đức. Việc tài trợ cho Parvus lại được giải ngân. Để thực hiện kế hoạch Parvus cần Lênin. Song không phải ở Thụy Sỹ, mà ở Nga...
Các quan chức cao cấp Đức cùng Parvus lên kế hoạch đưa Lênin về Nga. Hành trình qua Đức. Theo luật thời chiến, công dân nước đối phương khi qua đường biên giới phải bị bắt ngay. Song theo lệnh của đích thân vua Đức, Lênin và các đồng sự là công dân Nga được đối xử như trường hợp ngoại lệ.

E. Heresh:
- Lênin nói không được mua vé bằng tiền Đức. Vì thế Parvus phải đích thân mua vé.
Chuyến đi của các nhà quốc tế cộng sản – lưu vong khỏi Thụy Sỹ diễn ra một cách rất ồn ào. Một nhóm người Nga yêu nước tụ tập tại nhà ga. Ngay lúc đó, người ta đã nói về việc người Đức đã trả "giá tốt" cho Lênin. Khi những người ra đi bắt đầu hát "Quốc tế ca", khắp xung quanh vang lên tiếng hô: "Quân gián điệp cho Đức!", "Vua Đức mua vé tàu cho các vị!". Tại nhà ga xảy ra cuộc ẩu đả, và Lênin đỡ đòn bằng một chiếc ô được ông ta tinh ý cuỗm của ai đó từ trước...

E. Heresh:
- Cái gọi là "toa được kẹp chì" nằm trong một đoàn tàu thông thường. Đáng chú ý là tất cả các tàu Đức phải cho tàu của Lenin đi qua, "kế hoạch nhà nước" này thật quan trọng với nước Đức.
Đi kèm Lênin và các hành khách của toa tàu đặc biệt, đại sứ quán Đức tại Thụy Sỹ giao cho một điệp viên tin cậy của mình – nhà xã hội chủ nghĩa Fritz Platten. Lênin và Krupskaya được dùng phòng riêng. Trong phòng bên cạnh là bạn gái của Lênin - Inessa Armand và Karl Bernhardovich Radek hồi đó còn là công dân Áo, song vô cùng lo sợ bị bắt vì tội đảo ngũ. Tất cả trong toa "được niêm phong" có 33 người. Đây là danh sách tất cả những người vài hôm nữa sẽ trở về Nga.
Nước Đức lúc đó đang có nạn đói. Song các hành khách của toa tàu đặc biệt không có vấn đề với thực phẩm. Thức ăn do một đầu bếp đặc biệt được cử đến nấu. Điệp viên Thụy Sỹ Frit Blatton là người duy nhất được phép đi ra khỏi toa tàu để mua báo mới và điều đó cho phép ông ta mua bia mà Lenin và Zinoviev rất yêu thích.

Từ báo cáo của tình báo Nga:
"Như được xác định chính xác là hiện nay, tại tất cả các thành phố Đức và Áo – Hung có khủng hoảng lương thực, và sự bất mãn của cả xã hội. Để đưa xã hội ra khỏi tình trạng khó khăn, chính phủ Đức muốn bằng mọi giá ký thỏa ước hòa bình với Nga, nhằm mục đích này, trục xuất các nhà dân chủ - xã hội từ các nước trung lập về Nga, chịu những chi phí lớn. Đến tận giờ vẫn chưa lý giải được tại sao ở Berlin trung tâm điều khiển lịch tầu đã giữ toa tầu đặc biệt không cho đi trong suốt 24 tiếng, và đưa nó vào đường ray dự trữ. Có giả thiết là đêm hôm đó các đại diện cấp cao của vua Đức đã đến chỗ toa tàu dừng. Trong điều kiện bí mật nghiêm ngặt nhất, giữa họ và Lênin diễn ra cuộc nói chuyện. Chính sau cuộc gặp gỡ này Lênin đã điều chỉnh lại "các luận điểm tháng Tư" của mình".
Tại thành phố cảng Sassnitz của Đức, các hành khách chuyển sang tàu thủy đi Thụy Điển, nơi tại cảng Trelleborg, Yakov Ganhetsky đã đợi họ cùng một nữ liên lạc viên của Parvus và Lênin. Stockholm, nhà ga trung tâm ở thủ đô Thụy Điển. Từ nhà ga này ở Stockholm, Lênin đã cùng các đồng chí của mình ra đi làm cách mạng. Lênin ở Stockholm suốt cả ngày. Cho đến lúc đi ông ta có các hội thảo bí mật về chuyện tiền của Đức. Sau đó Parvus từ Copenhagen đến Stockholm để gặp Lênin. Lênin không muốn gặp Parvus. Ông ta cử Ganhetsky và Radek thay mình đến gặp Parvus. Karl Radek gặp Parvus suốt một ngày. Sau cách mạng tháng Mười Lênin sẽ chỉ định Karl Radek làm bộ trưởng bộ Ngoại giao.

Trích hồi ký của Parvus:
"Qua người quen chung, tôi nhắn cho Lênin rằng bây giờ cần đàm phán hòa bình. Lênin đáp lại là sự nghiệp của ông ta là tuyên truyền cách mạng. Tôi liền nói: đề nghị chuyền đạt lại cho Lênin rằng nếu chính sách nhà nước không tồn tại với ông ta, thì ông ta sẽ là công cụ trong tay tôi..."
Hôm Lênin đến Thụy Điển, báo của các nhà dân chủ cánh Tả “Politiken” đăng tấm ảnh của Lênin với lời ghi chú: “lãnh tụ cách mạng Nga”.

E. Heresh:
- Đến thời điểm đó Lênin đã mười năm không sống ở Nga, ông ta lưu vong, và ở Nga được ít ai nhớ, trừ một số đồng chí cũng đảng, vậy nên lời chú này tuyệt nhiên phi lý. Song... đó là "công việc" của Parvus.
Theo nhiệm vụ do Parvus giao phó, Yakov Ganhetsky đạo diễn cuộc gặp gỡ hoành tráng của Lênin tại nhà ga Phần Lan ở St. Peterburg – với dàn nhạc, hoa, xe bọc thép và các thủy thủ Baltic.
Một bức điện mật khẩn được chuyển về Berlin: "Lênin đã về Nga thành công. Ông ta đang làm mọi việc theo ý của các ông..."
Hôm sau Lênin phát biểu với "các luận điểm tháng Tư".

N. Narochnhitskaya:
Trong các luận điểm tháng Tư là chương trình và tác chiến tiêu hủy hoàn toàn và lật đổ toàn bộ thể chế nhà nước đến tận gốc. Chính Parvus, chứ không phải Lênin là tác giả của ý tưởng ác quỷ, đồng thời thiên tài từ góc độ công nghệ chính trị về việc chiến tranh thế giới có thể làm chất xúc tác làm nảy sinh cách mạng.
Ngay trong điểm đầu tiên của các luận điểm chứa đựng lời kêu gọi bắt tay với đối phương. Theo logic sự kiện, khẩu hiệu đầu hàng của Lênin được hình thành chỉ sau cuộc gỡ bí mật trong thời gian dừng lại tại Berlin.
Một cách kỳ lạ "việc bắt tay" trùng hợp với việc Đức đình chiến. Khắp nơi bắt đầu nạn đào ngũ.
Sau khi Lênin trở về Petrograd, tiền của Đức bắt đầu chảy như sông về quỹ của bolshevich.
Quả thật tất cả các báo bolshevich khác cũng mua máy in hiện đại nhất và phát hành với số lượng lớn.
Tình báo quân sự Nga tại Copenhagen, tướng Pototsky đã bắt được một số điện tín của các điệp viên từ Petrograd trao đổi hỗn loạn với văn phòng của Parvus tại Stockholm.

Kirill Alexandrovich, nhà sử học:
- Bức điện của Ganhetsky – "... chủ nhật chúng tôi tổ chức mít tinh. Các khẩu hiệu của chúng tôi: "Tất cả chính quyền cho Xô Viết", " Hãy để các công nhân kiển soát vũ trang toàn thế giới", "Bánh mỳ, hòa bình, tự do"...Nói một cách thô thiển, một đống tất cả các khẩu hiệu có khả năng gây cảm tình đám đông vô thần bỏ đạo đi theo bolshevich và cuối cùng tiến hành đảo chính tháng Mười...
E. Heresh:
- Tất cả truyền đơn và khẩu hiệu mà Lênin trong thời gian cuộc đảo chính năm 1917 muốn làm rối loạn thủ đô nước Nga Petrograd, tất cả đều do Parvus viết ra.
Mục đích của bolshevich trong thời gian loạn lạc vào tháng Bẩy năm 1917 là chiếm Cục phản gián Tổng tham mưu. Chính ở đây tập trung tài liệu và danh sách những người bị phát giác có liên lạc với đối phương. Cục phản gián không thông qua chính phủ lâm thời tổ chức chảy thông tin tố cáo vào báo chí. Chính phủ lâm thời buộc phải khởi tố vụ điều tra nhằm buộc bolshevich do Lenin cầm đầu tội phản quốc và tổ chức bạo động vũ trang.

Hồ sơ tình báo Nga:
Trong những năm đó người làm việc này là nhân viên điều tra các vụ án đặc biệt quan trọng Alexandrov, người thời Xô Viết từng nhiều lần bị bắt. Tại NKVD năm 1939 ông ta khai: tình báo năm 1917 đã cung cấp cho chúng tôi hàng tủ tài liệu điện và thư tín.
Từ lời khai của nhân chứng: "Bolshevich trả lương cho ngày bãi công nhiều hơn ngày làm việc. Từ 10 đến 70 roubles trả cho tham gia diễu hành và hô các khẩu hiệu. Bắn ngay ngoài phố được trả 120 – 140 roubles."
Tiền từ Đức được chuyển vào các nhà băng thương mại "Sibirsky" và "Nga-Á". Những người điều hành số tiền này là họ hàng của Ganhetsky là Evghenhi Sumenson và đảng viên bolshevich Kozlovsky. Sau cách mạng tháng Mười Lênin cử ông ta làm giám đốc Ủy ban điều tra Tối cao và người đứng đầu chính phủ thành phố Petrograd. Tiền cho Lênin được chuyển từ Berlin qua nhà băng Disconto Geselisch của Đức tới nhà băng Neva Bank tại Stockholm.
Hans Björkegren(Thụy Điển), tác giả cuốn sách "Bưu điện Nga":
Giám đốc ngân hàng là một chủ nhà băng Thụy Điển khá nổi danh và là một nhà xã hội chủ nghĩa Uroph Ushpy, từng sống và làm việc tại khu này. Ông ta biết rõ về Lenin và Parvus. Trong những năm NEP, ông ta được Lenin chỉ định làm giám đốc "Roscombank".

Trích hồi ký của Parvus:
"Sau khởi nghĩa tháng Hai, chính phủ Lâm thời dọa đưa tôi vào vụ án những người bolshevich. Thật đáng lạ là tôi, một công dân Đức, không sống ở Nga, bị buộc tội phản quốc ở nước Nga".
Đến thời điểm đó, đơn của Parvus xin nhập quốc tịch Đức được chấp nhận nhờ sự bảo trợ của bá tước Brohdor Brassau.

N. Narochnhitskaya:
- Ngồi trong các căn phòng lộng lẫy, mặc áo khuy cài cổ bằng kim cương, Parvus tiến hành cách mạng để trả ơn một đất nước mà ông ta không hề thương xót, một đất nước mà ông ta căm thù. Song ông ta để lại cho mình một góc thế giới hoàn toàn khác.
Từ lời khai của tội phạm Evghenia Sumenson:
"Ở Copenhagen, chúng tôi đến chỗ Parvus. Ở đây ai cũng gọi ông ta đơn giản là Dr. Ông ta có biệt thự, có xe hơi, là một người giàu có, mặc dù là một nhà dân chủ - xã hội. Tôi nói nửa đùa nửa thật: “Tôi cũng muốn trở thành một nhà dân chủ - xã hội như thế".
Bất chấp những bằng chứng không thể chối cãi, tất cả những người bị bắt nhân cuộc bạo động tháng Bẩy đều được điều tra viên Alexandrov cho phép đặt cọc những món tiền lớn và được thả tự do. Lênin không đến trả lời hỏi cung, mặc dù Alexandrov ngây thơ hy vọng là ông ta sẽ đến. Bị buộc tội phản quốc, Lênin trốn ở vịnh Phần Lan. Song không phải chỉ có một mình, như được viết trong các sách giáo khoa, mà cùng một hành khách từng đi cùng toa tàu "được đóng niêm phong" Grigory Zinoviev. Tháng Mười năm 1917, bắt đầu xuất hiện tin đồn về việc chính phủ Lâm thời sắp ký hiệp ước hòa bình, song không phải với nước Đức, mà là với các đồng minh của Đức: Áo – Hung, Thổ và Bulgaria. Thậm chí được nêu cả ngày ký vào 8-9 tháng Mười một theo lịch mới.
Kịch bản triển khai sự kiện đó khiến Lênin mất chủ bài trong cuộc chiến vì quyền lực, còn Parvus phải trả lời bộ Ngoại giao Đức về tiền bị tiêu uổng phí.
"Chậm chễ là chết! Mọi sự treo trên sợi tóc!" – Lênin chu chéo. Ngày 25 tháng Mười (hay 7 tháng Mười theo lịch mới) đã diễn ra việc bolshevich cướp chính quyền một cách bất hợp pháp. Lênin và Trotsky trở thành các lãnh tụ. Ngay sau đảo chính tháng Mười Parvus được tiếp tại bộ Ngoại giao Đức. Ông ta cảnh báo: theo nguồn tin của ông ta, vị thế của những người bolshevich tuyệt nhiên không phải vững chắc. Chính phủ của họ không được đa số nhân dân ủng hộ.

Bức điện của bộ Ngoại giao Đức gửi Ngân khố Đế quốc:
Berlin, 9 tháng 11 năm 1917
Tôi hân hạnh xin Đức vua cho phép bộ Ngoại giao số chuyển ngân là 10 triệu (được sửa lại thành 15 triệu) DM nhằm mục đích tiến hành công tác tuyên truyền chính trị tại Nga.
Đức cần hòa bình song phương với Nga và càng nhanh càng tốt. Để đạt được mục đích này, người Đức cho Lênin tiền. Ngay vào tháng Chạp năm 1917, người ta bắt đầu các cuộc đàm phán tại Lvov- Litovsk, nơi đặt đại bản doanh của tổng tư lệnh mặt trận phía Đông, tướng Gofman.
Những đòi hỏi quá đáng về lãnh thổ từ phía Đức gây phản ứng gay gắt trong xã hội Nga. Thậm chí các đồng chí của Lênin cho việc chấp nhận những điều kiện của người Đức là nguy hiểm. Bởi cách đây không lâu họ nắm quyền với lời hứa về hòa bình, không sát nhập và bồi thường chiến tranh. Lênin, khăng khăng ký hiệp ước hòa bình bằng mọi giá, tuyên bố: "Chúng ta không có quân đội, mà đất nước không có quân đội thì buộc phải chấp nhận hòa bình một cách nhục nhã nhất!"

N. Narochnhitskaya:
- Nước Nga đánh mất cái mà nước Đức âm mưu chiếm đoạt, khi khơi mào chiến tranh thế giới thứ Nhất. Và bi kịch ở chỗ việc nhượng những lãnh thổ rộng lớn này do kết quả không phải thua trận, mà ngược lại, vào thời điểm, khi chiến thắng hầu như trong tay...
Trotsky tại Brest – Litovsk chơi trò chơi của mình. Ông ta ra một tuyên bố vô tiền kháng hậu trong ngành ngoại giao: "Chúng ta ngừng chiến, song chúng ta không ký kết hòa bình!"
Đáp lại tuyên bố xấc xược của Trotsky, nước Đức ngay lập tức tái diến chiến tranh. Không hề bị kháng cự, lính Đức tiến vào sâu nước Nga. Những đòi hỏi nhượng đất mới lên đến gần một triệu km. Nó còn lớn hơn cả lãnh thổ nước Đức. Đồng minh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố đòi những lãnh thổ Kars và Ardagan của Armenia.
Và kết quả là: họ ký hiệp ước Treaty of Brest – Litovsk mà theo điều kiện của nó nhân dân Armenia chịu nguy cơ bị diệt chủng hoàn toàn.

Cục lưu trữ Quốc gia Áo
Chiến tranh thế giới thứ Nhất bắt đầu từ bức điện này. Và với nước Nga nó kết thúc bằng hiệp ước này. Bằng sự thua trận. Mặc dù các đồng minh của Nga sau đó ăn mừng chiến thắng, song không có nước Nga. Hiệp ước này được phê chuẩn vào ngày 16 tháng Ba năm 1918, ngay lập tức biến nước Nga thành quốc gia hạng hai. Đó là cái giá trả cho quyền lực.
Trong khi đó, Parvus hy vọng là Lênin mà ông ta dẫn tới quyền lực, sẽ gọi ông ta đến và cho kiểm soát hệ thống nhà băng. Song điều đó đã không xảy ra. Lênin nhắn cho Parvus biết: "Không thể làm cách mạng bằng những bàn tay bẩn".
Thế là Parvus quyết định trả thù. Ngày 31 tháng Tám năm 1918 Lênin bị thương. Đây là lần thứ hai trong năm ông ta bị ám sát. Đến bây giờ vẫn là bí mật việc ai là người đứng sau các vụ ám sát đó.
Việc Wilhelm ll định làm cho nước Nga, quay ngược trở lại và đánh vào chính nước Đức. Theo điều mỉa mai của số phận, đúng vào ngày kỷ niệm cuộc đảo chính tháng Mười. Chiến tranh thế giới thứ Nhất kết thúc bằng việc nước Đức và các đồng minh của nó thua trận. Vua Đức, để cứu mạng sống, bỏ chốn sang Hà Lan trung lập. Chính phủ Đức do bạn bè của Parvus cầm đầu, những nhà xã hội chủ nghĩa Philipp Scheidemann và Friedrich Ebert. Trong số những người mong muốn quyền lực có cả những đảng viên cấp tiến và thủ lĩnh nhóm "Spartak" Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg, người từng là bạn của Parvus và trở thành kẻ thù của ông ta.
Song những biến động xã hội và suy thoái theo khuôn mẫu nước Nga bolshevich không nằm trong kế hoạch của Parvus. Đêm 14 tháng Giêng, Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết. Theo một giả thiết, địa chỉ căn hộ bí mật của họ do điệp viên của Parvus – Radek, sống bất hợp trên lãnh thổ Đức thời gian đó. Như em trai của Karl Liebknecht khẳng định sau đó: vụ giết người do Parvus đặt và trả thù lao.
Đạt được đích cuối cùng cho cả Lênin và Berlin, Parvus hóa ra không cần cho cả hai. Ông ta trở nên giàu có, song đánh mất niềm tin vào sức mạnh của đồng tiền. Vào thời kỳ đầu của sự nghiệp công danh của mình, trong bức thư gửi người bạn Đức, ông ta hỏi: "Ở đâu có thể mua tổ quốc với giá rẻ?". Ước mơ của ông ta biến thành hiện thực: ở đây, cách Berlin không xa, trên đảo Schwanenwerder, tổ quý tộc của những nhà giàu nhất nước Đức, ông ta mua một dinh thự lộng lẫy với ba mươi hai phòng. Ông ta chưa đến sáu mươi tuổi, song sức khỏe của ông ta đã bị tàn phá. Do bị béo phì, ông ta phải ngồi trên hai ghế đúng với nghĩa đen của hành động này.

E. Heresh:
- Trong câu chuyện này, Parvus, như người điều khiển rối, giật chỉ các con rối diễn vở kịch do ông ta tự nghĩ ra mà chúng ta vẫn còn gọi là "cách mạng", "kịch trường cách mạng".
Tháng Giêng năm 1924, Moscow trong năm ngày năm đêm tiễn biệt lãnh tụ cách mạng. Người quen cũ của Parvus, nam tước Brohdor Brassau đặt vòng hoa thay mặt ngoại giao đoàn. Bây giờ ông ta là đại sứ không phải Đức quân chủ, mà là Đức dân chủ - xã hội. Tháng 12 cũng năm 1924 đó tạp chí Đức "Die Pocke" thông báo về cái chết của người sáng lập ra tạp chí Alexandr Gelfand - Parvus. Nhà thiêu xác Berlin. Chỉ một nhóm ít ỏi những đồng sự trung thành của ông ta đến tiễn đưa ông ta tới nơi an nghỉ cuối cùng. Tại đây, nơi tổ quốc mới, nước Đức, mộ của ông Parvus bị mất tích. Còn ở nước Nga Xô Viết, tên của người đã đưa Lênin tới quyền lực, sẽ bị lãng quên.
.
.
.

No comments: