Yêu cầu khởi tố hình sự Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Phạm Văn Minh
Hà Đình Sơn
Tháng Bảy 31, 2010
.
Căn cứ Điều 282, Bộ luật hình sự 1999: Những tên CSGT công an huyện Tân Yên trong vụ này đã phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng là cướp đoạt sinh mạng của công dân Nguyễn Văn Khương…
Sự việc theo Báo Pháp luật TP.HCM 27/7/2010 đưa tin:
Bắc Giang sẽ sớm làm rõ cái chết của anh Khương
Vụ việc được xác định như sau: khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển số 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.
Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.
.
Căn cứ Điều 282, Bộ luật hình sự 1999: Những tên CSGT công an huyện Tân Yên trong vụ này đã phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng là cướp đoạt sinh mạng của công dân Nguyễn Văn Khương.
.
Điều 282. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Căn cứ khoản 3, Điều 8 BLHS: đây là tội phạm rất nghiêm trọng, gây nguy hại rất lớn cho xã hội.
Điều 8. Khái niệm tội phạm
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
.
Căn cứ Bộ Luật tố tụng hình sự 2003:
Điều 100. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.
Khoản 4, Điều 110. Thẩm quyền điều tra
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
.
Căn cứ vào các điều này trách nhiệm khởi tố vụ án “anh Nguyễn Văn Khương bị chết trong trụ sở cơ quan công an huyện Tân Yên” thuộc về Thủ trưởng cơ quan CSĐT tỉnh Bắc Giang, tức Phó Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang. Nhưng Phó Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang đã không chịu thừa hành công vụ, tức là phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can là các CSGT Tân Yên trong vụ đánh chết anh Nguyễn Văn Khương trong trụ sở cơ quan công an.
.
Căn cứ Điều 10, Luật cán bộ, công chức 2008:
Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang, Phạm Văn Minh phải chịu trách nhiệm về việc này.
.
Phạm Văn Minh - Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Đại tá, Giám đốc Công an tỉnh
Bấm : http://freelecongdinh.files.wordpress.com/2010/07/phamvanminh.jpg?w=171&h=234
.
Căn cứ Khoản 3, Điều 294, BLTTHS:
Điều 294. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
.
Yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh Bắc Giang khởi tố hình sự Giám đốc công an tỉnh Bắc Giang, Phạm Văn Minh theo Khoản 3, Điều 294.Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội
.
Hà Nội, ngày 31/7/2010
Hà Đình Sơn
Email: HS_TS_VN_1001@YAHOO.COM
.
.
.
No comments:
Post a Comment