Friday, July 30, 2010

SỨC MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC LÀ MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI PHƯƠNG TÂY

Sức mnh mm ca Trung Quc là mi đe da vi phương Tây

Nguồn: Erich Follath, ABC News

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

29.07.2010

http://www.x-cafevn.org/node/738

Trung Quốc có thể không có ý định sử dụng đến sức mạnh quân sự đang lên của mình, nhưng đó điều an ủi cho các nước phương Tây. Từ Tổ chức Thương mại Thế giới Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh sung sướng để sử dụng quyền lực mềm của mình nhằm đạt được những gì họ muốn - và điều ấy đang ngăn cản bước phương Tây trong từng chuyển động.

Cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm từng một lần nói với tôi, với thái độ nửa khôi hài nửa chấp nhận, rằng giới quân sự trên khắp thế giới ít nhiều đều giống nhau. "Họ chỉ có thể vui mừng khi có được các đồ chơi cập nhật nhất", ông nói.

Nếu điều này là đúng, các tướng lĩnh của Bắc Kinh phải rất vui mừng tại thời điểm này. Trung Quốc đã tăng ngân sách quân sự của mình lên hơn 7,5 phần trăm trong năm 2010, tạo ngân quỹ sẵn sàng cho các máy bay chiến đấu mới và nhiều tên lửa hành trình hơn nữa. Tích lũy quân sự của Bắc Kinh là một nguồn quan tâm cho các chuyên gia phương Tây, mặc dù ngân sách quân sự của Mỹ là khoảng tám lần lớn hơn. Một số cảm thấy rằng Trung Quốc gây ra mối đe dọa cho khu vực Đông Á, trong khi những người khác thậm chí còn tin rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị để chinh phục thế giới bằng quân sự.

Không có gì có thể hơn được sự thật. Không như Hoa Kỳ, Cộng hòa Nhân dân chưa tấn công bất cứ nước nào trong hơn ba thập kỷ, không phải vì đất nước này đã phát động một cuộc tấn công chống lại Việt Nam vào năm 1979. Và mặc dù các nhà lãnh đạo Bắc Kinh leng keng khua kiếm đối với Đài Loan mỗi đinh kỳ, mà họ gọi là một "tỉnh bội phản", họ vẫn không có ý định tham gia bất kỳ một cuộc xung đột vũ trang nào.

Không giống như nhiều người ở phương Tây, từ lâu đã nhận ra rằng ngày nay những quả bom chỉ có giá trị ngăn chặn. Trong các cuộc xung đột không cân xứng hiện nay, rất khó để giữ được lãnh thổ chiếm được bằng các trận chiến đẫm máu. Chiến tranh là một công cụ của quá khứ, và lập luận của Mao cho rằng, "quyền lực chính trị phát sinh từ họng súng" ngày nay không còn đúng nữa.

.

Mềm mỏng là sự cứng rắn mới

Tuy nhiên, quả đúng là người Trung Quốc đang trong tiến trình chinh phục thế giới. Họ đang thực hiện điều này rất thành công bằng cách theo đuổi một chính sách giao thương tích cực đối với phương Tây, cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho châu Phi và các nước Mỹ Latinh, áp dụng áp lực ngoại giao lên các đối tác của họ, theo đuổi một chiến dịch bám vào văn hóa chủ nghĩa đế quốc nhằm chống lại quan niệm nhân quyền mà chúng ta từng nhận thức để được phổ quát, và cung cấp đội ngũ lớn nhất các binh sĩ cho sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc của tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an. Nói cách khác, họ đang thực hiện điều ấy bằng quyền lực mềm dẻo thay vì sức mạnh cứng rắn.

Bắc Kinh thực đang tiến hành một cuộc chiến tranh trên tất cả các châu lục, nhưng không phải chiến tranh theo nghĩa cổ điển. Cho dù các phưong pháp họ sử dụng hội đủ điều kiện "hòa bình" trước sau như một là một vấn đề khác. Ví dụ, người Trung Quốc áp dụng các thỏa ước quốc tế khi họ thấy phù hợp, và khi nhập được vào các quy tắc ấy theo cách của mình, họ sẽ phá vỡ chúng đi một cách "sáng tạo" hoặc viết lại các quy tắc ấy với sự giúp đỡ của các đồng minh tuân thủ.

Nhưng tại sao các chính trị gia ở Washington, Paris và London chấp nhận tất cả những quy phục này, quỵ luỵ trước Trung Quốc thay vì chỉ trích họ? Phải chăng việc giành được các thị trường - phải thú nhận là có sinh lợi - ở Đông Á và cố gắng gây ấn tượng với người Trung Quốc đang thực sự giúp cho sự nghiệp của họ?

Các Lãnh đạo Đảng Cộng sản đang thao túng tiền tệ của mình để giữ giá hàng xuất khẩu của họ thấp một cách giả tạo. Thực tế là gần đây họ đã cho phép tiền tệ của mình, đồng Nhân dân tệ, được đánh giá cao hơn chút ít cũng chỉ là mánh khoé đối với quan hệ công chúng hơn là một sự thay đổi thực sự trong thực tâm. Họ từng nổi tiếng với việc sử dụng mọi thủ đoạn trong sổ sách khi mua hàng hoá hay ký kết các thỏa thuận về đường ống dẫn dầu, với việc tham gia thương thảo bằng các chiến thuật tấn công và dồn ép. Trong khi đó, những kẻ lùng sục thị trường tự do này không đắn đo giới hạn việc truy cập đến tài nguyên thiên nhiên của mình. Họ tố cáo chủ nghĩa bảo hộ nhưng họ lại còn bảo hộ nhiều hơn so với hầu hết các cầu thủ trong các trò chơi lớn của công cuộc toàn cầu hóa.

.

"Vũ khí kinh tế của Thế kỷ 21"

Bắc Kinh gần đây đã áp đặt các hạn ngạch xuất khẩu nghiêm ngặt về đất hiếm, các tài nguyên vốn không thể thiếu trong công nghệ cao, những thứ cần thiết cho vận hành của loại xe hybrid, hiệu suất từ tính cao và ổ đĩa cứng cho máy tính. Khoảng 95 phần trăm các kim loại như lantan, neodymi và promethi được khai thác tại Cộng hòa Nhân dân, đem lại cho Bắc Kinh một độc quyền ảo trên các tài nguyên này. Rõ ràng là họ không có ý định xuất khẩu các kim loại mà không đòi hỏi mức thuế xuất khẩu cao hơn đáng kể. Thực tế là, bắt đầu vàu năm 2015, Trung Quốc dường như muốn cấm xuất khẩu một số nguyên tố đất hiếm hoàn toàn. Các nhà quan sát có quan tâm tại Nhật Bản đã mô tả các nguồn tài nguyên có giá trị là một "vũ khí kinh tế của thế kỷ 21". Người Trung Quốc đã bác bỏ lời phản đối của Washington và Brussels với tuyên bố táo bạo rằng các quy luật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép một quốc gia được bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên của mình.

Trung Quốc, bản thân là một thành viên WTO, hiện đang chơi trò mèo vờn chuột với tổ chức này. Mặc dù có một số cảnh báo, Bắc Kinh vẫn chưa chịu ký Hiệp định về mua sắm trong Chính phủ (Agreement on Government Procurement) và họ tiếp tục mạnh mẽ ủng hộ các nhà cung cấp nội địa hơn các các đối thủ cạnh tranh nước ngoài của họ trong các mua bán của chính phủ. Để bảo đảm một hợp đồng với chính phủ ở Trung Quốc, một công ty quốc tế đã phải tiết lộ các dữ liệu nhạy cảm như một phần của thủ tục cấp phép không thể hiểu được, thậm chí còn đồng ý chuyển giao công nghệ của mình cho người Trung Quốc - thường là phải từ bỏ quyền sáng chế của mình trong quá trình chuyển giao ấy.

Về phần mình, Trung Quốc kịch liệt tiến hành một chiến dịch vận động trong tổ chức WTO để được ban cho tình trạng đặc quyền của một "nền kinh tế thị trường". Nếu thành công, họ sẽ được miễn trừ phần lớn các thủ tục chống bán phá giá bất tiện trong tương lai. Nhưng phải chăng các lãnh đạo nghiêm túc của Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng tất cả phần còn lại của thế giới sẽ thực sự ban thưởng lối thực hành kinh doanh mập mờ cho họ ?

Câu trả lời là có, và họ có lý do để lạc quan. Khi nói đến ngoại giao, Bắc Kinh biết làm thế nào để giành chiến thắng. Cho dù đó là ở sự việc người Trung Quốc đã đặc biệt quan tâm đến các quốc gia có trữ lượng dầu lớn và khí đốt tự nhiên, như Venezuela, Kazakhstan và Nigeria, nhưng họ cũng nuôi dưỡng các mối quan hệ với các nước thứ ba - những quốc gia có quyền biểu quyết trong các cơ quan quốc tế như bất cứ ai khác nhưng phương Tây thường có xu hướng bỏ qua. Bắc Kinh đã xóa hàng tỷ bạc nợ trong các khoản vay cho các nước châu Phi và dụ dỗ họ với các dự án cơ sở hạ tầng. Họ thường nối kết trợ giúp của mình với chỉ đơn thuần là hai điều kiện vốn tương đối không đau đớn mất mát gì cho các nước, tức là họ chỉ cần tuyên bố rằng mình không có quan hệ chính thức với Đài Loan và ủng hộ nước Cộng hoà nhân dân trong các tổ chức quốc tế.

Những gì Bắc Kinh không đòi hỏi nơi các quốc gia này thậm chí còn đáng nói hơn. Không giống như Washington, London hay Berlin, người Trung Quốc không buộc viện trợ phát triển của mình đến bất kỳ điều kiện nào có liên quan đến việc cai trị tốt đẹp. Trong khi phương Tây trừng phạt các chế độ độc tài bằng cách rút những tài khoản (và, trong một số trường hợp, còn gián tiếp đe doạ "thay đổi chế độ"), Bắc Kinh không có đắn đo trong sự nuông chiều các nhà độc tài của thế giới bằng cách xây dựng các cung điện và đường cao tốc đến các biệt thự cuối tuần cho họ - và đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ cho họ, bất kể là họ phạm tội vi phạm nhân quyền kiểu gì.

.

Cơ hội, chứ không phải Vấn nạn

Trung Quốc có quan hệ thân thiện với một số nước có vấn đề nhất trên thế giới, bao gồm các nước đã thất bại và các nước đang trên bờ vực của sự thất bại như Zimbabwe, Sudan, Myanmar và Yemen. "Đối với phương Tây, các đất nước thất bại này là một vấn nạn. Đối với Trung Quốc, họ đang là một cơ hội", Stefan Halper, chuyên gia người Mỹ viết trong tạp chí Foreign Policy, đề cập đến các quốc gia này là "liên minh tự nguyện của Bắc Kinh".

Các loại vũ khí ngoại giao có hiệu lực dự tính của nó. Đúng là như thế, khối bỏ phiếu ủng hộ cho Trung Quốc dẫn đầu bởi các quốc gia châu Phi đã xoay sở để gây cản trở những tiến bộ trong tổ chức WTO. Trong khi đó tại Liên Hiệp Quốc, ảnh hưởng của nước Cộng hoà nhân dân là rõ ràng: Trong vòng một thập kỷ qua, ủng hộ cho các vị trí Trung Quốc về vấn đề nhân quyền đã tăng từ 50 phần trăm đến hơn 70 phần trăm.

Kết quả, Washington, thậm chí đã không còn được bao gồm trong một số nhóm quan trọng nữa. Hoa Kỳ không được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh vùng Đông Á, bị từ chối tư cách quan sát đã từng tìm kiếm trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một loại chống NATO dưới sự lãnh đạo mặc nhiên của Trung Quốc trong đó có Nga và phần lớn các nước Trung Á. Trong khi Iran lại được chấp nhận.

Một mô hình đáng noi gương

Tất nhiên, không điều gì trong những điều này mang ý nghĩa rằng phương Tây đã bị thua cuộc trong cuộc chiến ảnh hưởng ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á. Trong khi Bắc Kinh thoải mái với các nhà độc tài, một cách tiếp cận mà phương Tây không thể và không nên dùng, Mỹ và Châu Âu có thể cạnh tranh, và thậm chí còn vượt trội hơn, ở lãnh vực khác: đó là bằng cách cung cấp mô hình lý tưởng của một nền dân chủ đáng noi theo.

Hiện đã có nhiều suy đoán trong những tháng gần đây rằng các nước đang phát triển có thể ngày càng nhắm đến sự pha trộn chủ nghĩa Lê Nin và kinh tế thị trường của Trung Quốc, đa dạng kinh tế và độc đảng kiểm soát nghiêm ngặt như là một thay thế hấp dẫn cho dân chủ. Hoa Kỳ tham gia quá ít trong sự tự phản ánh, trong khi người châu Âu lại quá bận rộn với chính mình, hậu quả là cả hai đã làm cho mình trở nên ít hấp dẫn hơn, Kishore Mahbubani, một ngoại giao Singapore, cựu giáo sư khoa học chính trị đã tuyên bố. Ông tin rằng xung lực của Trung Quốc là dứt khoát không thể ngăn cản. Nhiều người ở phương Tây vốn luôn luôn nhìn các công đoàn thương mại như là sự phá hoại và ít chú ý đến các vi phạm nhân quyền đã đồng ý với ông.

Nhưng mặc dù Cộng hòa Nhân dân đã có thể trở nên hấp dẫn hơn đối với một số nhà cai trị độc tài, chỉ có một số họ nhìn đất nước này như là một khuôn mẫu. Bắc Kinh đã xây dựng hơn 500 viện Khổng Tử trên khắp thế giới, với hy vọng thúc đẩy những gì họ xem như một văn hóa ưu việt của Trung Quốc. Một trong những kết quả của sự gia tăng 10 lần các học bổng tại các trường đại học Trung Quốc là gần gấp đôi lượng người Indonesia hiện đang học tập tại Trung Quốc như tại Hoa Kỳ.

Nhưng cho dù đó là Harvard, điện thoại di động công nghệ cao hoặc là Hollywood, người dân ở nhiều nơi trên thế giới vẫn thấy phương Tây như ngôi nhà của tất cả mọi thứ mong muốn. Bên cạnh đó, nhiều người tán tỉnh chính sách kinh tế chỉ huy kiểu Trung Quốc nhìn thấy nó chỉ như là một giai đoạn chuyển tiếp vốn có ý nghĩa từ một quan điểm kinh tế, và cuối cùng - ví dụ như ở Hàn Quốc - sẽ dẫn đến một nền dân chủ với các cơ năng có hiệu quả.

.

Cần đến loại tiếp cận mạnh mẽ hơn

Những gì mà không một ai ở châu Á, Mỹ Latin hay châu Phi muốn là một ngài tổng thống Hoa Kỳ cứu thế khác trong dòng máu của George W. Bush, người đã mạnh mẽ tin rằng ông có thể áp đặt mô hình Mỹ lên các nước khác. Nhiều người ở các nước đang phát triển có thể phân biệt dễ dàng giữa sự kiêu ngạo và sự tự tin lành mạnh. Và đặc biệt là ở Trung Quốc, người dân có xu hướng xem một sự sẵn lòng quá đáng để thỏa hiệp là một điểm yếu, và cứng đầu bám chặt vào các vị thế của chính mình là một sức mạnh.

Chancellor Angela Merkel, người phụ nữ ở cương vị chỉ huy của một đất nước đứng đầu về xuất khẩu của thế giới, nên dùng đến các tiếp cận mạnh mẽ hơn để đối phó với các lãnh đạo của nhà vô địch xuất khẩu hiện hành hơn như bà đã hành động trong chuyến thăm gần đây của bà đến Bắc Kinh. Bà nên chỉ ra rằng Đức sẽ phải phản đối ở một nơi nào đó: ví dụ như chừng nào Bắc Kinh còn vi phạm các quy tắc của WTO, họ sẽ không ủng hộ mặc cả của Trung Quốc cho tình trạng ưu đãi trong WTO. Bà cũng nên minh bạch rằng Đức sẽ không dung túng các hoạt động gián điệp công nghiệp liên tục của các đại diện Trung Quốc ở trung tâm công nghệ cao của Đức, việc tiếp tục sao chép bất hợp pháp các bằng sáng chế và lừa đảo các công ty nhỏ và vừa của Đức ở Trung Quốc.

Khi Trung Quốc yêu cầu bãi bỏ các hạn chế về thị thực xuất nhập cảnh, Đức nên yêu cầu người Trung Quốc xem để đổi lại, mình sẽ được gì ? Và Berlin không cần phải lo lắng rằng Trung Quốc có thể phản ứng với những lời chỉ trích như vậy bằng cách không kinh doanh làm ăn với Đức. Nước Cộng hòa Nhân dân hành động từ sự ích kỷ và sẽ cần đến phương Tây ngang ngửa như phương Tây cần đến Trung Quốc. Ngoài ra, người Trung Quốc thường chơi đòn cứng rắn.

.

Làm thế nào Đài Loan đạt được những gì mình muốn

Trớ trêu thay, Đài Loan phục vụ như một ví dụ quan trọng về cách đối phó với Bắc Kinh. Trong một cuộc phỏng vấn SPIEGEL 15 năm trước, Thủ tướng Chính phủ lúc đó, Liên Chan than phiền với tôi rằng Cộng hòa Nhân dân đã xói mòn đất đứng của Đài Bắc. Ông cho biết, mặc dù lúc ấy chỉ có 30 quốc gia công nhận Đài Loan, mà con số có thể thay đổi. Nhưng đã không khá hơn. Trong thực tế, hiện nay tổng số đó chỉ có 23 quốc gia.

Tuy nhiên, lãnh đạo mới của Đài Loan đang tiến hành một cách tiếp cận thực dụng, và nhận ra mình không thể giành được chiến thắng chống lại Trung Quốc, đã quyết định ôm hôn người Trung Quốc đại lục. Sau các cuộc đàm phán khó khăn, Đài Loan đang làm việc với người anh trai lớn của họ. Trong một hiệp định thương mại ký kết vào cuối tháng sáu, Đài Loan đạt được việc giảm thuế nhập khẩu Trung Quốc trên13.8 tỉ trị giá hàng hoá bán sang Trung Quốc mỗi năm, trong khi Bắc Kinh có được từ thỏa thuận thương mại này bằng một mức giảm thuế chỉ với 2,9 tỷ hàng hoá họ xuất khẩu sang Đài Loan.

"Khi nói đến nên độc lập của mình, chúng tôi đã không thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào, và chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận có lợi" ông Wu-lien Wei, đại diện Đài Loan tại Berlin cho biết. Có lẽ cần phải là một người Trung Quốc để tránh không bị Bắc Kinh bóc lột.

.

.

.

No comments: