Caper emissarius, một con dê tế thần
Nguyễn Văn Lục
25-04-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7374
Mọi người trong cộng đồng thiên chúa giáo trong nước cũng như hải ngoại chờ cho đến hôm nay để biết một tin bẽ bàng chính thức là Lm Nguyễn Văn Nhơn, nguyên giám mục Đà Lạt, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục sẽ giã biệt giáo dân Dalat vào ngày thứ hai và đến ngày thứ năm 27-4 tuần tới, sẽ “xuống núi” để lên đường nhậm chức mới: Tổng giám mục phó Hà Nội với quyền kế vị.
Phải chăng đó là một phần thưởng cho những lời tuyên bố thuận chiều từ trước đến nay của ông hay là một nhiệm vụ bẽ bàng như lời “ủy viên chính trị” Huỳnh Công Minh giải thích đỡ đòn dùm, “Ngay cả đức cha Nhơn cũng không muốn nhận nhiệm vụ này, vì “ngoài kia khó khăn lắm trong lúc đó trong này đã yên hang.”
Thế nhưng, dù tình thế có sao đi nữa thì ông cũng sẽ lên đường để thực hiện đúng vai trò một thứ tôn giáo không phải cho con người mà là thứ tôn giáo cho chế độ Cộng sản.
Đây là một ngữ cảnh mới sử dụng nhằm chỉ thị một thứ tôn giáo thần học trong những hoàn cảnh đặc biệt như Việt Nam cộng sản, Tàu cộng sản - không phải nhằm giải phóng con người ra khỏi bất công, áp bức, mà làm thế nào để thích ứng nhịp nhàng với chế độ ấy theo tinh thần “Tốt đời, Đẹp đạo”. Và gương mẫu điển hình tốt đời đẹp đạo, theo tôi vẫn là hình ảnh “linh mục” Phan Khắc Từ cưới cô Ngô Thanh Thủy ở Bình Thạnh,
Sau mấy chục năm nằm đưới gọng kìm lịch sử bạo tàn, áp đặt hình như con người VN nói chung và Thiên chúa giáo nói riêng đã thuần hóa và nay có những vị lãnh đạo tinh thần xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm theo những mẫu người có tên là Phạm Minh Mẫn, Bùi Văn Đọc và nay có thêm Nguyễn Văn Nhơn.
Và
Chẳng hạn thời 1975, khi Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận bị loại trừ ra khỏi giáo phận Sài Gòn và tống giam thì thông qua Hồng y Lustiger và Tomco, Vatican muốn làm một thứ trắc nghiệm xem để biết mức độ cởi mở của chế động cộng sản VN như thế nào.
Và nay với việc ra đi của TGM Kiệt sẽ là bài trắc nghiệm thứ mấy?
Kể từ khi có chuyến viếng thăm của Hồng Y Roger Etchegaray, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình, trong cuộc viếng thăm mục vu từ tháng 7-1989 đến nay đã trên dưới 20, năm và hàng chục lần thăm viếng VN. Vấn đề bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai bên vẫn là món mồi nhử, dậm chân tại chỗ, cù cưa với hứa hẹn và hứa hẹn. Ngay trong thông điệp ngoại giao trong chuyến đi đầu tiên này của hồng y trao cho nhà cầm quyền VN cũng đã bị nhà nước cắt xén tùy tiện khi cho đăng thì hy vọng nỗi gỉ. Vào cái chính quyền ấy. (Trích Thiên chúa giáo và dân tộc số đặc biệt, tháng 8-1989).
Tòa thánh tiếp tục kiên nhẫn, kiên trì nhảy theo điệu luân vũ ngoại giao theo những kẻ chơi bạc bịp và đôi khi hy sinh những quyền lợi của địa phương cho mục đích chung ấy.
Sự hy sinh này của những cá nhân làm mồi câu cá nhử chính quyền VN trở thành con vật tế thần, hy sinh bất đắc dĩ cho chính giáo hội mẹ của mỉnh.
Tất cả những trò chơi hai mặt ấy của giáo hội nói chung và của giáo hội miền
Và mỗi lần phải im lặng cố đấm ăn xôi, hoặc chịu đựng tiêu cực thì Hội Đồng giám mục lại tự hóa giải chính mình bằng thứ ngôn ngữ hai mặt.
Thứ ngôn từ của giáo hội miền
Đó là thứ ngôn ngữ che đậy sự khiếp nhược và bất lực.
Về vấn đề này và để vạch trần cái bản chất khiếp nhược ấy thì ông Lê Hùng, chủ bút diễn đàn Ba Cây Trúc, Bruxelles đã xác định và thẳng thừng gọi tên thật của nó là Chủ nghĩa cẩn trọng (Précautionisme: l’inquíéude principe de precaution) từ chỗ đó nó biến thành chủ nghĩa bất lương? (Crapulism).
Chủ nghĩa cẩn trọng là sự khôn ngoan trần thế nhằm mưu lợi cho cá nhân mình, cho tổ chức mình và tôn giáo mình và vào một lúc nào đó cân đo, đong đếm, tính toán hơn thiệt có thể bất chấp đạo lý công bằng và lẽ phải để đạt được mục đích. Vì thế, từ chủ nghĩa cẩn trọng, nó biến thành chủ nghĩa bất lương.
Còn nói theo ngôn ngữ thông tục dễ hiểu thì đó là thứ chủ nghĩa cơ hôi, chủ nghĩa ngậm miệng ăn tiền mà giám mục Kim (Seitz) gọi là Thời của những con chó câm.(le temps des chiens muets)
Đó là thời mạt pháp của Đạo.
Ngày Hôm nay, thế hiện đúng cái tinh thần của chủ nghĩa thực dụng bằng việc chấm dứt những tin đồn nhảm từ hai tuần nay để biến tin đồn bổ nhiệm thành sự thật.
Trước tin này, người ta thấy mất đi một con người đáng kính - một con người được mọi người kính mến sẽ lặng lẽ ra đi.
Luật chơi bao giờ cũng vậy. Kẻ ra đi là kẻ yếu thế, kẻ thua thiệt.
Nhiều khi tiếng nói bất khuất chỉ còn là tiếng kêu trong sa mac. Đường về Em mau sẽ còn tiếp tục có những tiếng thở dài vì hầu như bị Chúa bỏ rơi.
Kẻ được yêu mến biến thành con vật tế thần cho đồng loại. Caper Emissarius.
Lòng yêu mến và kính trọng con người ấy của giáo dân khắp nơi, nhất là giáo dân Hà Nội sẽ quẳng gánh, bồng bế nhau đi theo dấu chân người mục tử ngoan cường ấy.
Ông đã bị gạt ra khỏi sinh hoạt giáo hội như kẻ quấy rối, phá đám. Nhưng hình ảnh ông, con người ông, việc làm của ông mãi mãi sau này sẽ được ghi vào những dòng sử xanh của giáo hội. Giáo hội sẽ không bao giờ quên những hình ảnh của Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền, Hồng y Nguyễn Văn Thuận, Hồng Y Trịnh Như Khuê, Giám mục Phao Lỗ Lê Đắng Trọng, các linh mục Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Thông, Phan Văn Lợi, Nguyễn Văn Lý. Các trí thức và giáo dân trong thư gửi Hội Đồng giám mục Việt Nam ngày 15-8-1989 gồm J.B Đoàn Thanh Liêm, Đ. Hồ Công Hưng, F.X. Vũ Sinh Hiên, Etienne Chân Tín, A. Ngô Văn Ân, Pétrus Nguyễn Quốc Thái, Alphonse Phạm Quốc Tuyên, Thomas Trần Văn Dụ, Joachim Trung Dũng, J.B Phạm Minh Thiện, Petrus Hoàng Toán, Pétrus Hồ Minh Điệp, Giuse Nguyễn Kim Long, Phêrô Nguyễn Cao Đàm, Phaolô Nguyễn Ngọc Loan, Antôn Nguyễn Hoàng Hương, Maira Phúc Châu.
Tên tuổi họ mãi mãi còn đó. Và cũng sẽ chẳng bao giờ quên Tổng Giám Mục Kiệt.
Và những câu nói của Chân Tín sẽ được ghi nhận mãi mãi, “Tôi đứng để nói, công an cấm. Tôi sẽ ngồi mà nói, nếu công an cấm nữa, tôi sẽ nằm mà nói.” (Trích Hồ sơ: “Nói cho con người”, Chân Tín, Paris1993, trang 5).
Và cuối cùng cái còn lại chỉ là những bù nhìn, nhừng con sáo biết tập nói tiếng người.
Người sẽ ra đi, nhưng tinh thần ấy của ông sẽ làm tấm gương cho mọi người. Tôi chúc mọi điều tốt lành cho người trong giờ phút này và chia sẻ thân phận giáo hội trong những tình huống bi kịch bị sách nhiễu với “thời của những con chó câm đã đến,”
Khi mà quyền của con người bị nhà nước tước đoạt hết thì còn lại cái gì? Chỉ còn lại chút xíu mong manh cái lương tâm của mình.
Và một người nay 72 tuổi sẽ thay thế chỗ của một con người đáng kính nhất trong giáo hội Việt
Ai thay thế chỗ ấy thì chỉ là một cách tự đốt chính mình, tự hủy hoại “danh tiếng” của mình. Ông Nguyễn Văn Nhơn được coi là một chủ chiên nhơn lành, theo đúng tinh thần “tốt đời, đẹp đạo” đã trở thành Người của Chúa; xin lỗi nói lại cho đúng Người của nhà nước.
Từ nay, Hà Nội sẽ yên tĩnh, thái bình như Sài Gòn. Tôi không dám nặng lời như ông Nguyễn Phúc Liên mới đây trong bài viết, Giám mục Nhơn hèn hạ tòng phạm với tội ác csvn
Nói cho đúng ra, ông Nguyễn Văn Nhơn chỉ là là người của tình thế- không có Nguyễn Văn Nhơn này thì có Nguyễn Văn Nhơn khác - Đó là những người biết đấm bóp thời cuộc.
Với danh nghĩa đó trong nay mai ông sẽ trở thành tổng giám mục thay thế Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt.
Nhưng đứng về mặt đạo, mặt tinh thần thì với sự thay thế vụng về này cho thấy một lần nữa hàng ngũ lãnh đạo thiên chúa giáo là một tập thể đã có dấu hiệu mục rữa, đục khoét từ bên trong.
Chủ nghĩa thần học thực dụng xem ra chiếm ưu thế.
Sẽ lại có những giám mục đi theo con đường của tác giả Con đường hành hương. Kẻ đạo đức thật sẽ không còn chỗ dung thân, dù là một mái nhà thờ.
Cũng từ chỗ đứng của một tín đồ tin vào giá trị đạo đức tinh thần thì ai thay thế chỗ của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt thì nhân cách đạo đức của họ cũng không còn nữa.
Họ cũng là một thứ nhân vật tế thần theo một nghĩa ngược lại. Đó là những loại bù nhìn Ba tổng giáo phận lớn nhất thì nay là ba cái gậy mục tử của kẻ ăn mày.
Chúng ta trông chờ được gì ở họ những cái gậy ăn mày đó?
Ai tin họ, phần tôi không tin họ. Ai nghĩ họ là mục tử tốt. Phần tôi, cùng lắm họ là những loại Nhạc Bất Quần. Từ nay, những điều họ tuyên bố, tôi bỏ ngoài tai. Một người Phật tử nói với tôi, họ đã làm đến giám mục mà sao nhân cách tồi như thế. Tôi trả lời người Phật tử ấy bằng sự im lặng.
Cái giáo hội ấy sẽ nhận những hậu quả vô cùng tai hại không phải từ phía nhà cầm quyền cộng sản mà từ trong lòng giáo hội- một thứ giáo hội bị tha hóa từ bản chất giáo hội- vào sự mất uy tín của họ dưới mắt giáo dân.
Thời của thánh thần không còn nữa.
Câu hỏi trong một bài đã viết là đã có linh mục quốc doanh, vậy thì đã có giám mục quốc doanh chưa? Nay câu hỏi đã có câu trả lời. Trước đây, một linh mục quốc doanh bị giáo dân tẩy chay loại trừ ra khỏi cộng đồng.
Nay một tổng giám mục thì tính làm sao đây? Hơi một tý thì có người trách mắng sợ nói ra làm mất uy tín giáo hội. Thế còn những kẻ đang hành xử như thế thì nên gọi họ bằng gì? Ai làm mất uy tín của ai? Họ có thật sự có uy tín không để mà mất?
Khó khăn ở Hà Nội như thế mới cần đến những người như ông Nhơn. Hãy nghe ông phát biểu trong dịp chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp gỡ Giáo Hoàng, “Cuộc gặp gỡ này làm cho tâm hồn các tín hữu thiên chúa giáo tràn đầy hy vọng.”
Có thật như thế không, hỡi ông Tổng giám mục? Tràn đây hy vọng ở điểm nào? Và nay cuộc gặp gỡ đã xong, hy vọng ở chỗ nào? Tiếc cho những kẻ có học mà đánh mất bản thân mình.
Ai ai cũng biết trong vụ thay thế này là một trò đổi chác để đẹp lòng Hà Nội.
Con dê tế thần là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Caper emissarius ... Xin trích lại lời kinh thánh trong Lévy, XVI:21-22 “Aaron đã đặt hai tay lên đầu con vật và đổ hết các tội lỗi của dân
Xin nhắc nhở quý vị một đoạn đối thoại trong cuốn film “Sám Hối” của Adbulaze, trong đó người đàn bà hỏi một người bán bánh, trên mỗi cái bánh có hình tháp nhà thờ như sau:
• Đường này có đưa tới nhà thờ hay không?
• Dạ không, thưa cụ.
• Cụ bà trợn mắt bảo “Đường không đưa tới nhà thờ thì để làm gì?”
Mọi hòa giải, mọi chịu đựng tiêu cực mà không là con đường dẫn đưa đến nhà thờ thì để làm gì? Chỉ có cái bánh vẽ hình tháp nhà thờ thì chưa đủ là con đường dẫn đưa tới nhà thờ.
Biết hỏi là biết trả lời rồi.
Phần tôi có một số việc phải làm; nếu được làm Giáo Hoàng, tôi sẽ không bổ nhiệm bất cứ ai để thay thế Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt. Cứ để trống tòa Tổng giám mục để cho mọi người thấy chứng tích giáo hội bị đàn áp như thế nào? Giáo hội có thể tồn tại không cần chỉ có cái bánh vẽ hình nhà thờ hay sự có mặt của chiếc áo đỏ.
Việc thứ hai là tôi chỉ đọc cuốn Chứng từ của một giám mục của Phalồ Lê Đắc Trọng. Tôi đọc để thấy được sức mạnh tinh thần của giáo hội mặc dầu bị bắt bớ và bách hại như thế nào?
nghiệm thử so sánh giữa hai giáo hội: Giáo hội thầm lặng miền Bắc (chống đối tích cực) và giáo hội miền
Nhưng dù chọn lựa con đường nào thì cũng không thể chấp nhận có thứ lãnh đạo hèn trong hàng lãnh đạo được.
Xin đọc: “Ông Lộc, bần cố nông trong đội cải cách cắt nay làm Trùm, Bà Giảng cũng là bần cố nông nay được cắt làm bà Quản giáo.”
Trích Chứng Từ của một giám mục, Lê Đắc Trọng, trang 400
Một giáo hội miền Bắc mặc dầu bị bứng tận gốc rễ, không còn cha xứ, không còn ông Trùm, ông Quản. Nhà thờ biến thành kho lúa, cơ sở bị tịch thâu thì cái điều gì làm cho nó vẫn tồn tại? Tôi về miền Bắc được hỏi có những nơi cả 10 năm không có cha xứ, giáo dân vẫn tổ chức kinh hạt đều đặn, vẫn giữ gìn sổ sách giấy tờ mặc cho càn quét, mặc cho đe dọa.
Sự thử thách ấy đôi khi là sức bật cho người ta ngã mà đứng lên. Còn đã quỳ gối khom lưng thì cái gì có thể làm người ta đứng lên được? Người ta mạnh bởi vì chúng ta quỳ gối?
Vậy mà cái giáo hội ấy vẫn tồn tại đến ngày hôm nay.
Việc thứ ba là phone cho linh mục Paul Deslierres báo cho ông tin vui là học trò của ông, giám mục Nguyễn Văn Nhơn nay được phong làm Tổng giám mục, rồi biết đâu là Hồng Y và cứ chủ trương Tốt đời đẹp đạo có ngày lên thay Giáo Hoàng đương kim nào ai biết?
Tôi chỉ sợ một điều là sau khi loan báo tin này, linh mục Paul Deslierres tránh không muốn gặp tôi nữa.
Giáo hội cũng ví như một cuộc đời, cần có những viên đá lót đường như Ngô Quang Kiệt hay như một luật sư Lê Trần Luật mà nay vợ con không có đến một chỗ dung thân.
Gớm thay cho cái chế độ ấy!
© DCVOnline
.
.
.
No comments:
Post a Comment