Trân Văn, phóng viên RFA
2010-04-25
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Deterrence-and-friendship-tvan-04252010145936.html
Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và đoàn đại biểu quân sự cao cấp của Việt Nam hiện đang ở Trung Quốc.
Trên số ra ngày 22 tháng 4, tờ Quân đội nhân dân dẫn tuyên bố của tướng Phùng Quang Thanh, giải thích chuyến thăm Trung Quốc, đã bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 và sẽ kéo dài cho đến ngày 28 tháng 4, nhằm giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới…
Những tuyên bố này có vẻ khác rất xa với thực tế vừa mới xảy ra cách nay chưa đầy một tháng. Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình...
.
Hữu nghị là thích thì đòi?
Cách nay vài tuần, công luận trong và ngoài Việt Nam xôn xao trước những thông tin, ý kiến được đăng trên một số tờ báo của Trung Quốc, theo đó, Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ. Điểm đáng chú ý là thông tin này còn được Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đưa công khai trên số ra ngày 6 tháng 4.
Vì sao? Giới quan sát thời sự cho rằng, động thái này nhằm dằn mặt ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Hồi cuối tháng 3, ông Triết ra thăm đảo Bạch Long Vĩ và tuyên bố rằng, Việt Nam mong muốn hòa bình để nhân dân có cuộc sống ổn định nhưng không để cho ai xâm lấn bờ cõi, biển đảo của mình, dù là một tấc đất cũng không nhân nhượng.
.
Để thính giả có thêm thông tin về những vấn đề xoay quanh sự kiện này, chúng tôi đã trao đổi với Tiến sĩ Dương Danh Huy, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông:
Trân Văn: Công chúng đang bàn tán sôi nổi về việc Trung Quốc muốn phủ nhận chủ quyền của Việt
Là một người chuyên nghiên cứu về biển Đông, ông thấy Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ có đủ cơ sở để minh xác, đảo Bạch Long Vĩ là của Việt
Ông Dương Danh Huy: Về đảo Bạch Long Vĩ, thứ nhất, mặc dù Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ không nói cụ thể rằng đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam, chúng ta vẫn có cơ sở để khẳng định rằng theo hiệp định đó, ít nhất có nghĩa rằng đảo Bạch Long Vĩ khó có thể là của Trung Quốc.
Lý do là với Hiệp định Vịnh Bắc Bộ như thế, nếu đảo Bạch Long Vĩ là của Trung Quốc thì sẽ rất bất thường so với các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, còn nếu là của Việt Nam thì sẽ rất bình thường.
Thứ nhì, nếu trong đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã đối xử với đảo Bạch Long Vĩ như của Việt Nam thì đó cũng là cơ sở để khẳng định rằng đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam.
Theo thông tin chính thức của Việt
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể lập luận rằng, việc Trung Quốc trao trả đảo Bạch Long Vĩ cho Việt Nam vào năm 1957 mà Trung Quốc lại không bảo lưu chủ quyền gì thì điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã chấp nhận rằng đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam.
.
Dằn mặt Chủ tịch Nhà nước Việt
Trân Văn: Hiện đang có một số ý kiến khẳng định rằng, theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ mà Việt Nam đã ký với Trung Quốc năm 2000, đảo Bạch Long Vĩ nằm bên trong đường phân định Vịnh Bắc bộ, nên đương nhiên là thuộc Việt Nam.
Tham khảo bản đồ Vịnh Bắc bộ theo hiệp định vừa kể thì ý kiến đó không sai nhưng về mặt pháp lý, lập luận này đã đủ vững để minh xác rằng, Trung Quốc đã chính thức thừa nhận đảo Bạch Long Vĩ thuộc chủ quyền của Việt
Ông Dương Danh Huy: Lập luận đó có lẽ là của anh Phạm Phan Long từ nhóm Việt Echology. Lập luận đó chủ yếu là đúng nhưng theo tôi, lập luận đó chưa đầy đủ về chi tiết.
Lý do là giả sử như hiệp định đó có ghi nhận rằng, Trung Quốc bảo lưu chủ quyền đối với đảo Bạch Long Vĩ thì đường phân định đó, không có nghĩa là đảo Bạch Long Vĩ không thể là của Trung Quốc nhưng trên thực tế thì khi ký kết hiệp định, Trung Quốc đã không bảo lưu quyền của họ đối với đảo Bạch Long Vĩ, cộng với sự kiện là đảo Bạch Long Vĩ nằm phía Việt Nam của đường phân định. Sự không bảo lưu đó có nghĩa Trung Quốc không thể có lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế phía bên Việt Nam của đường phân định, như thế thì việc không bảo lưu đó có nghĩa là Trung Quốc không thể có lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế phía bên Việt Nam của đường phân định. Nếu như vậy thì ý kiến hợp lý nhất là đảo Bạch Long Vĩ khó có thể của Trung Quốc. Bạch Long Vĩ của Việt
Trân Văn: Thưa ông, qua sự kiện đảo Bạch Long Vĩ, ông nghĩ gì về việc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ? Vào lúc này, Việt Nam và Trung Quốc đang tiếp tục chuẩn bị ký kết những văn bản khác liên quan đến chủ quyền trên biển Đông, theo ông, phía Việt Nam cần quan tâm đến những yếu tố nào để có thể tránh tình trạng, tuy đã ký các hiệp định phân định lãnh thổ, lãnh hải song chủ quyền quốc gia vẫn là yếu tố mơ hồ, thiếu rõ ràng, không thể loại trừ những tranh chấp, yêu cầu đòi chủ quyền?
Ông Dương Danh Huy: Hiệp định Vịnh Bắc Bộ là một hiệp định có nhiều khía cạnh khác nhau và những khía cạnh này có thể phức tạp. Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong người Việt, kể từ khi đường phân định trong hiệp định đó được công bố.
Tôi có ý kiến riêng của tôi về Hiệp định Vịnh Bắc bộ và ý kiến này có thể khác với ý kiến chính thức của chính phủ Việt Nam và cũng có thể khác với những phê phán về hiệp định này mà chúng ta thường được nghe nhưng có lẽ trong tương lai, tôi sẽ trình bày ý kiến của tôi sau.
Về đảo Bạch Long Vĩ thì trước nhất chúng ta nên nhớ rằng, thật ra không có sự tranh chấp chủ quyền, vì Trung Quốc chưa bao giờ chính thức tranh chấp chủ quyền đối với Việt
Câu hỏi đặt ra là tại sao Nhân dân Nhật báo lại viết là Trung Quốc không công nhận chủ quyền của Việt
Tôi nghĩ cấp trên của Trung Quốc đã cố ý dung túng cho Nhân dân Nhật báo. Câu nói đó như một thứ áp lực hay là sự răn đe, dọa nạt, hay là Trung Quốc muốn gửi một thông điệp nào đó cho Việt
Về biển Đông và về các hiệp định ở biển Đông, tôi nghĩ hoàn cảnh của biển Đông khác với hoàn cảnh khi đàm phán Hiệp định Vịnh Bắc bộ vì khi đàm phán Hiệp định Vịnh Bắc bộ, các đảo trong Vịnh Bắc bộ không phải là đối tượng của sự tranh chấp. Giống như chúng ta thường hiểu, Trung Quốc không tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam, cũng như Việt Nam không tranh chấp đảo Vị Châu của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó thì Hiệp định Vịnh Bắc bộ không cần phải nói tới hai hòn đảo này, trừ khi Trung Quốc muốn cải một cách vô lý. Dù sao đi nữa, chúng ta vẫn phải cảnh giác. Thí dụ như đường lưỡi bò vô lý nhưng Trung Quốc cũng ngang nhiên đòi và không ngại gửi cho Uỷ ban Ranh giới.Và Trung Quốc cũng dùng phương cách “đòi nhưng không chính thức”đối với đường lưỡi bò.
Hoàn cảnh ở biển Đông thì khác vì các đảo ở biển Đông đang trong tình trạng tranh chấp chủ quyền. Nếu Việt
Ba tuần đã trôi qua sau khi báo giới Trung Quốc loan báo Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa nêu bất kỳ ý kiến nào về vấn đề này.
Nếu truyền thông Trung Quốc có thể tự do đưa ra các ý kiến về Việt
.
Theo dòng thời sự:
Phải làm gì nếu lịch sử bị bóp méo?
Trung Quốc tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt Nam?
Hiệp định Vịnh Bắc Bộ 2000 và đảo Bạch Long Vĩ
Phát áo, mũ “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam” tại hồ Hoàn Kiếm
Việt Nam – Trung Quốc mở rộng hợp tác quân sự
Sông Mekong và biển Đông - hai vấn đề nan giải
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment