Tăng thân Bát Nhã Làng Mai - một phép thử dân chủ!
Nguyễn Hoàng Quang
Đăng ngày 31-12-2009
http://danchimviet.com/articles/1872/1/Tng-than-Bat-Nha-Lang-Mai---mt-phep-th-dan-ch/Page1.html
1
“Tính đến hết ngày 29/12, hầu hết tăng sinh Bát Nhã đang nương náu tại chùa Phước Huệ đã lần lượt rời chùa trước thời hạn mà họ phải ra đi. “(1) Tăng thân Bát nhã Làng Mai đã không được Nhà nước Việt Nam cho phép tu trên chính đất nước mình. Trong một xã hội-đất nước luôn tự hào là dân chủ “gấp triệu lần hơn….” nhưng sao con người chỉ muốn tu thôi cũng không được phép tu! Con đường tu của Tăng thân Bát nhã Làng Mai là tu theo con đường Phật Đạo. Phật pháp đâu chỉ có một pháp môn. Tăng thân Bát Nhã Làng Mai GHPGVN đã chấp nhận là một Pháp môn; đã mở nhiều khóa tu; được nhiều người xuất gia tu học, tu tập; có uy tín với các hàng giáo phẩm Phật giáo và đông đảo Phật tử. Khi Nhà nước xua đuổi không cho tăng thân cư trú, tu học ở Bát Nhã, Phước Huệ nhiều Thiền Viện xin được bảo lãnh, thực hiện theo quy định pháp luật. Các Phật tử, trí thức Việt Nam trong và ngoài nước đã ký Thỉnh nguyện thư gửi đến đảng, nhà nước và cả Quốc hội Âu Châu ( ngày 26.11.09), các tổ chức nhân quyền, dân chủ trên thế giới cũng đã lên tiếng. Bản tường trình và tố cáo khẩn cấp của Ban trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng lần 1 (30/6/09) về vụ việc hành hung phái đoàn Ban Trị sự PGLĐ tại Tu Viện Bát Nhã và và lần 2 (18/12/09) vụ hàng trăm kẻ giả danh Phật tử xông vào chùa hanh hung đập phá áp bưc tăng chúng trong chùa Phước Huệ…(2) gửi đến các cấp thẩm quyền nhà nước nhưng tất cả đều không có trả lời, không thể hiện là một nhà nước dân chủ, có luật pháp nghiêm minh!
Nhà nước đàn áp, trục xuất, xua đuổi… tăng thăn Bát Nhã Làng Mai rời khỏi Bát Nhã, Phước Huệ với rất nhiều lý do đều là ý chí nhà nước, luật pháp, quyền lực nhà nước chứ không xuất phát từ nhân dân, từ ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân và xã hội lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền cần thực hiện nghiêm minh pháp luật để bảo vệ tăng thân Bát Nhã Làng Mai, các cơ sở tôn giáo, bảo vệ mỗi công dân xã hội chứ nào có ai chống lại nhà nước. Tăng thân Bát Nhã Làng Mai dù bị những bọn côn đồ, xã hội đen hành hung, áp bức nhưng cũng không ai chống lại, thậm chí không chống lại cả những kẻ nhân danh Phật tử đánh Sư, phá Chùa. Tăng thân Bát Nhã Làng Mai chỉ một lòng cung kính, niệm Phật, kêu thương ”con chỉ muốn tu thôi mà”!.
2.
“Tu là sửa, sửa là tu”, là ý thức tự do của mỗi con người tự biết mình; biết đúng, biết sai, biết xấu, biết tốt, biết phải, biết trái để “tu”, để “sửa” để vun bồi cho cái gốc đạo đức văn hóa của con người sống hòa hợp tương thân trong cuộc sống cộng đồng xã hội. Là con người có ai không cần phải “tu, ai không “sửa mình hướng Thiện”!. Người Tu – sống tương ái trong cuộc sống xã hộI; tự độ, độ tha; làm cho mình trở thành người tốt, hữu ích cho xã hội trong cuộc đời này và cả mai sau, góp phần làm cho con người-xã hội mình hiện đang sống ngày càng tốt đẹp hơn. Sống trong tình yêu thương, từ ái; quay về, tỉnh thức tự tu trên con đường Đạo hạnh, sồng có Đạo Nhân.. Đạo Phật là Đạo Tâm, Đạo Nhân, Đạo giải thoát. Gỉai thoát khi còn tại thế, ở chính cuộc đời này chứ đâu phải chỉ sau khi đã đi qua cuộc đời … Xã hội mà con người không biết tu để tự sửa mình thì xã hội ngày càng tuột dốc, không có cái phanh nào có thể kìm lại được….
400 tăng sinh tu theo Pháp môn Làng Mai đã được gieo trồng tại Tu Viện Bát Nhã. Những hình ảnh Tăng Thân sống trong tình huynh đệ, nương tựa, đạo hạnh đã có sức hút và lan truyền mạnh mẽ đến với con người từ mọi miền đất nước. Hàng trăm, hàng ngàn người đã đến với Bát Nhã để thực tập tu theo pháp môn làng Mai. Đó là những hình ảnh đẹp. Tăng Thân Bát Nhã Làng Mai đã tạo nên nhân lành. Là Lộc của đất, Phúc của Trời, Hoa của đời nở Tâm hướng thiện cho đời- người nương tựa cùng nhau quay về nẻo sáng. “Nhân” của tăng thân Làng Mai đã gieo. Hạt đã nẩy mầm, phát triển nhưng nay đã bị “nhân tai”. Xã hội “nhân tai” còn thảm họa hơn cả Thiên tai. Những năm qua đảng cs và Nhà nước VN đang tiến hành cuộc vận động “học tập tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”. Từ những sự kiện mới đây và vừa qua đối với tôn giáo, nói chung, Tăng thân Bát nhã Làng Mai, nói riêng, nhân dân có quyền đặt câu hỏi- phải chăng bọn côn đồ, xã hội đen, loại Phật tử giả danh đánh sư, phá chùa kia là “quả”, sản phẩm, của cuộc vận động, học tập “tấm gương” ấy ?! “Sản phẩm” ấy phải là “quả”, “thành tựu” của cả một hệ thống chính trị nhà nước thẩm quyền chứ không phải là của một nhóm người, của một cấp, một địa phương. Cuộc vận động học tập ấy dù chỉ là “ăn mày dĩ vãng”, là đòn phép cuối cùng để cứu chế độ nhưng “quả” của nó lại sinh ra những “trái Ác”. Cái Ác ngày càng lộng hành. Cái Thiện đang bị chà đạp. Nhân tính của con người trong xã hội ngày càng bị bào mòn. Cái Ác đang trốc cả cái gốc Thiện căn của con người, bới cả mầm, đốn cả chồi, diệt đi cả đất sống, nhân –duyên cho cái Nhân, cái Thiện tồn tại, phát triển trong cuộc sống xã hội đất nước. Tăng thân Bát Nhã Làng Mai đang là nan nhân của cái ác. Nhưng trong cuộc đời này có bao giờ cái Ác thắng được cái Thiện đâu. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy!
3.
Các tăng thân Bát Nhã Phật giáo Làng Mai tu theo Pháp môn Làng Mai, một pháp môn ra đời không phải ở các nước Đông Phương mà lại ở Tây Phương; không phải ở các chế độ độc tài mà ở các nước dân chủ và phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia dân chủ trên thế giới. Pháp môn Làng Mai tự bản thân về tổ chức là dân chủ, sản phẩm của xã hội dân chủ. Tăng thân, tăng đoàn Làng Mai tu học theo pháp Phật trong tinh thần dân chủ, bình đẳng, nương tựa, hòa ái, huynh đệ. Tăng thân, tăng đoàn là một hình thức tu tập, tu học đã có từ thời nguyên thủy của Phật giáo chứ không phải mới phát sinh trong hiện tại. Thế giới dân chủ chấp nhận Pháp môn Làng Mai vì sao nhà nước Việt Nam không chấp nhận Pháp môn ấy?. Tăng Thân Bát Nhã Làng Mai đang xin “tị nạn”, tạm cư tại Pháp. Pháp môn Làng Mai không hai, chỉ một. Tăng thân Bát Nhã Làng Mai tu học theo hình thức tăng thân, tăng đoàn với một tập thể đông người trong tình huynh đệ, nương tựa Phật, Pháp, Tăng; cùng chung một đường tu, một niềm tin, ý chí; bất bạo động; không làm chính trị. Nhà nước Việt Nam sợ tăng thân, ghét tăng đoàn, muốn xé lẻ tăng thân, tăng đoàn Bát Nhã Làng Mai, tiêu diệt tăng thân Bát Nhã vì sợ tăng thân, tăng đoàn ấy sẽ được nhân lên trong cả nước, cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân về với tăng thân tu học, rời khỏi chính trị của đảng, nhà nước. Tăng thân Bát Nhã Làng Mai không làm chính trị nhưng chính trị của Nhà nước cộng sản Việt Nam lại sợ tính không chính trị ấy cùng vớí pháp tu học theo tăng thân, tăng đoàn của Bát Nhã Làng Mai. Xét về góc độ dân chủ, Tăng thân Bát Nhã Làng Mai đã là một phép thử dân chủ! Nhà nước Việt Nam tự mình đã bộc lộ bản chất không dân chủ!
Những nhà hoạt động chính trị, lãnh đạo chính trị cũng là những con người. Là con người ai cũng phải có cái gốc đạo đức để làm người. Đạo đức vẫn luôn là cái gốc của con người chính trị, của tổ chức những con người chính trị ấy lập nên, chỉ khác, cái tâm, cái bản chất ấy là “ Thiện” hay là “ Ác”. Cái Thiện luôn thắng cái Ác. Tăng thân Bát nhã Làng Mai nay rời đàn, tạm cư nơi nào đó nhưng chúng ta tin rằng rồi sẽ quay về, tụ lại, nhân lên, phát triển thành những vườn hoa đạo thắm chính trên dãi đất quê hương Việt Nam tự do, dân chủ một ngày không xa.
© Đàn Chim Việt Online 2009
----------------------------------------
(1) Rời Phước Huệ, tăng thân Bát Nhã đi về đâu?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/all-prajna-monks-left-PhuocHue-pagoda-ahead-of-time-TTruc-12292009151333.html
(2) Ban Trị Sự Phật giáo Lâm Đồng tố cáo hành vi mạo danh Phật tử khủng bố hung bạo Tăng Ni Cư sĩ chùa Phước Huệ liên tục trong 3 ngày 9, 10, và 11 tháng 12 năm 2009
http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/158_BTS-LD.htm
Thursday, December 31, 2009
TINH THẦN DÂN CHÚNG VN MỖI NGÀY MỘT MẠNH
Nhà văn Vũ Thư Hiên: 'Tinh thần dân chúng mỗi ngày một mạnh và không sức nào cản nổi'
Tuesday, December 29, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106175&z=196
Tin tức do báo chí trong nước cho biết ngày 20 Tháng Giêng, năm 2010, tòa án của nhà nước Việt Nam sẽ truy tố một số khuôn mặt đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam là Luật Sư Lê Công Ðịnh, Thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Thăng Long, ngoài ra cựu trung tá bộ đội Trần Anh Kim cũng đã bị tòa án tại Thái Bình xử 5 năm rưỡi tù giam với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”
Tại sao Hà Nội đồng loạt truy tố những người đấu tranh dân chủ bất bạo động, Người Việt phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên hiện đang sống tại Paris. Ông Vũ Thư Hiên từng bị cộng sản Việt Nam giam giữ gần 10 năm tù vì tội mà chế độ quy chụp cho ông là “xét lại chống đảng,” ông là người viết nhiều và tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn “Ðêm Giữa Ban Ngày”. Hiện nay ông vẫn theo dõi khít khao mọi diễn biến của phong trào đấu tranh tự do dân chủ tại Việt Nam.
------------------------------
ÐQAThái: Thưa ông, hẳn ông đã biết về tin Hà Nội sắp đưa ra xử những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Tin này tôi cũng đã được đọc mấy hôm nay ở trên các báo. Tôi không ngạc nhiên, bởi vì gần đây nhà nước Bắc Kinh tuyên án 11 năm tù với ông Lưu Hiểu Ba, người đấu tranh ôn hòa tại Trung Quốc.
Ở Việt Nam, những người muốn đấu tranh cho dân chủ trước sau cũng bị trấn áp theo cách này hoặc cách khác giống bên Trung Quốc. Tôi chưa biết kết cục của cuộc xử này ra sao, nhưng sự đe dọa đưa vào khung án cao nhất là tử hình thì đây là một sự dọa nạt rõ ràng là rất lớn nhằm vào những người hiện nay đang đấu tranh cho dân chủ.
Lại còn một tin nữa là Phạm Thanh Nghiên cũng sắp sửa bị ra tòa và không biết là họ sẽ xử như thế nào. Thật là khó xử đấy, bởi vì cô Phạm Thanh Nghiên chỉ có viết một khẩu hiệu Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam ở trên bức tường nhà mình và ngồi cả tháng ở đấy thì rất khó xử cô ấy vào tội gì. Chả lẽ xử cô ấy vào tội là đã tự mình đi vào huyện Hoàng Hóa để nghe những ngư dân bị Trung Quốc bắn sống sót trở về kể lại cuộc bắn giết của bọn chúng với những ngư dân Việt Nam?
Cô Nghiên thì tôi biết vì có dịp nói chuyện với cô ấy nhiều, cô là 31 tuổi, mảnh dẻ, nặng có 36 cân nhưng mà rất là anh dũng; khi cô bị sa vào vòng lao lý, tôi nhớ cô ấy có kể tôi nghe là khi anh công an hỏi rằng là tại sao, ai đã xúi giục cô đi vào tận Hoàng Hóa để mà điều tra về vụ Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam thì Phạm Thanh Niên nghĩ ra một câu trả lời hay đến thế, cô ấy bảo rằng, “Anh hỏi tôi cái gì cũng được, nhưng đừng hỏi tôi câu ấy, hỏi như thế xấu hổ lắm.” Sau câu trả lời như thế thì anh công an ấy cũng phải im.
ÐQAThái: Ông vừa nói rằng đây chỉ là một hình thức đe dọa nặng nề thôi chứ theo ông thì nhà nước Cộng Sản Việt Nam sẽ không dám mạnh tay tới mức độ xử tử hình những người đấu trạnh dân chủ này?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Tôi nghĩ như vậy. Có lẽ tử hình thì không nhưng mà nếu họ bắt chước Trung Quốc đối với Lưu Hiểu Ba thì việc tuyên án nhiều năm tù là chuyện chắc chắn có thể xảy ra. Trừ khi dư luận thế giới đến giờ chót tỏ ra mạnh mẽ có thể khiến họ chùn tay, còn họ chùn đến mức nào thì thật sự cũng khó hiểu.
ÐQAThái: Ông có nghĩ rằng chính thái độ răn đe như ông nói lúc nãy liệu có thể làm chùn bước những người trẻ khác muốn dấn thân cho công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam không?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Tôi nghĩ rằng không. Bởi vì về bề mặt thì có thể làm cho một số người sợ hãi, còn về lâu dài thì tinh thần của dân chúng mỗi ngày một mạnh mẽ và sức mạnh đó thì không có sức nào cản nổi.
ÐQAThái: Trong những ngày bị đưa ra tòa thì có hai người trẻ từng du học ngoại quốc là Nguyễn Tiến Trung du học tại Pháp, Luật Sư Lê Công Ðịnh thì từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ; theo nhận định của ông, phải chăng nhà nước Hà Nội lo ngại những người được đào tạo tại ngoại quốc có thể ảnh hưởng đến vai trò cai trị độc đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Cái chính là người ta nhìn thấy nguy cơ tiềm tàng nằm trong giới du học sinh cũng như là những người trí thức đã từng được đào tạo ở nước ngoài, lớp người ấy bây giờ rất năng động và tích cực, dám khẳng khái lên tiếng đấu tranh dân chủ, đấu tranh chống Trung Quốc. Họ là những người do đã nhìn thấy ánh sáng tự do nên không còn muốn quy phục bóng tối của độc tài nữa.
ÐQAThái: Mới đây, nhà nước Cộng Sản Việt Nam đưa ra quy định tất cả những học sinh nào đi du học tại ngoại quốc, sau khi tốt nghiệp 3 năm mà không chịu về Việt Nam thì bằng tốt nghiệp xem như vô giá trị. Xin nghe nhận định của ông về vấn đề này?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Tôi có dịp gặp các bạn trẻ du học sinh tại Pháp, nói chung họ cũng sợ sứ quán Hà Nội, họ cũng sợ các quy định như vậy, nhưng mà trong lòng họ thì họ không sợ. Mới đây, tôi có đến chỗ có trường đại học của anh Nguyễn Tiến Trung từng học và tốt nghiệp, trước khi Trung về nước. Tôi đến đấy để dự một buổi các sinh viên của trường tổ chức để bảo vệ Nguyễn Tiến Trung. Phải nói rằng rất cảm động, đó là những người có tâm hồn rất là trong sáng và tôi có gặp ông hiệu trưởng cũng như là bà dân biểu của tỉnh có mặt trong buổi hôm đó. Phải nói rằng tôi rất khâm phục tinh thần đấu tranh cho tự do của những người Pháp, đặc biệt là ở trường đại học của anh Nguyễn Tiến Trung. Nhưng điều tôi lấy làm tiếc là ở trường ấy có khoảng 200 sinh viên Việt Nam nhưng không ai dám có mặt trong buổi đó mà chỉ có toàn sinh viên Pháp thôi. Khi tôi ra quảng trường trước cửa tòa thị chính thì tôi có gặp một, hai sinh viên Việt Nam - có lẽ là vì trời rét - họ dùng khăn ấm che mặt và đến nói mấy câu là chúng cháu rất là tán thành lập trường của anh Trung và chúng cháu trước sau cũng sẽ đi vào con đường của anh Trung.
ÐQAThái: Con số 200 sinh viên Việt Nam đi du học mà chỉ có 2 sinh viên cũng phải ngụy trang mới dám phát biểu như vậy, phải chăng chính sách răn đe của nhà nước Hà Nội bắt đầu ngấm và tạo ra nỗi sợ hãi khiến sinh viên du học không dám công khai bày tỏ thái độ tranh đấu như anh Nguyễn Tiến Trung?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Cái này họ chuẩn bị kỹ càng lắm. Khi họ có nghe tin trường đại học ấy tổ chức một cuộc meeting bảo vệ Nguyễn Tiến Trung thì họ đã cho cán bộ đại sứ quán đến dặn từng sinh viên một và đe dọa gia đình sinh viên ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng mình phải thông cảm các cháu sinh viên không thể nào chống lại một bộ máy quá lớn nhưng cái gì những sinh viên giữ trong lòng, đến lúc nào đó chúng ta sẽ biết và lúc đó chúng ta mới biết là họ không sợ đâu. Trong lòng thì họ không sợ nhưng tạm thời họ phải lùi bước trước những lời đe dọa có ảnh hưởng đến cha mẹ họ, anh em họ ở nhà.
ÐQAThái: Ông từng dấn thân đấu tranh và cũng từng trả giá cả 10 năm tù; nếu bây giờ có cơ hội nói với những người trẻ như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Ðịnh, thì ông có tâm sự gì muốn nói?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Ðiều tôi muốn tâm sự, tôi nghĩ rằng những năm tù của tôi đã cho tôi một kết luận rằng, chế độ cộng sản phải thay thế bằng một chế độ khác. Tôi xin cảm ơn các bạn trẻ vì nhờ có những cuộc đấu tranh ấy thì đất nước của chúng ta mới có triển vọng thoát khỏi một chế độ đã tước đoạt đi những quyền con người chính đáng của nhân dân Việt Nam.
ÐQAThái: Cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.
Tuesday, December 29, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106175&z=196
Tin tức do báo chí trong nước cho biết ngày 20 Tháng Giêng, năm 2010, tòa án của nhà nước Việt Nam sẽ truy tố một số khuôn mặt đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam là Luật Sư Lê Công Ðịnh, Thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung, hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Thăng Long, ngoài ra cựu trung tá bộ đội Trần Anh Kim cũng đã bị tòa án tại Thái Bình xử 5 năm rưỡi tù giam với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”
Tại sao Hà Nội đồng loạt truy tố những người đấu tranh dân chủ bất bạo động, Người Việt phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên hiện đang sống tại Paris. Ông Vũ Thư Hiên từng bị cộng sản Việt Nam giam giữ gần 10 năm tù vì tội mà chế độ quy chụp cho ông là “xét lại chống đảng,” ông là người viết nhiều và tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn “Ðêm Giữa Ban Ngày”. Hiện nay ông vẫn theo dõi khít khao mọi diễn biến của phong trào đấu tranh tự do dân chủ tại Việt Nam.
------------------------------
ÐQAThái: Thưa ông, hẳn ông đã biết về tin Hà Nội sắp đưa ra xử những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Tin này tôi cũng đã được đọc mấy hôm nay ở trên các báo. Tôi không ngạc nhiên, bởi vì gần đây nhà nước Bắc Kinh tuyên án 11 năm tù với ông Lưu Hiểu Ba, người đấu tranh ôn hòa tại Trung Quốc.
Ở Việt Nam, những người muốn đấu tranh cho dân chủ trước sau cũng bị trấn áp theo cách này hoặc cách khác giống bên Trung Quốc. Tôi chưa biết kết cục của cuộc xử này ra sao, nhưng sự đe dọa đưa vào khung án cao nhất là tử hình thì đây là một sự dọa nạt rõ ràng là rất lớn nhằm vào những người hiện nay đang đấu tranh cho dân chủ.
Lại còn một tin nữa là Phạm Thanh Nghiên cũng sắp sửa bị ra tòa và không biết là họ sẽ xử như thế nào. Thật là khó xử đấy, bởi vì cô Phạm Thanh Nghiên chỉ có viết một khẩu hiệu Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam ở trên bức tường nhà mình và ngồi cả tháng ở đấy thì rất khó xử cô ấy vào tội gì. Chả lẽ xử cô ấy vào tội là đã tự mình đi vào huyện Hoàng Hóa để nghe những ngư dân bị Trung Quốc bắn sống sót trở về kể lại cuộc bắn giết của bọn chúng với những ngư dân Việt Nam?
Cô Nghiên thì tôi biết vì có dịp nói chuyện với cô ấy nhiều, cô là 31 tuổi, mảnh dẻ, nặng có 36 cân nhưng mà rất là anh dũng; khi cô bị sa vào vòng lao lý, tôi nhớ cô ấy có kể tôi nghe là khi anh công an hỏi rằng là tại sao, ai đã xúi giục cô đi vào tận Hoàng Hóa để mà điều tra về vụ Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam thì Phạm Thanh Niên nghĩ ra một câu trả lời hay đến thế, cô ấy bảo rằng, “Anh hỏi tôi cái gì cũng được, nhưng đừng hỏi tôi câu ấy, hỏi như thế xấu hổ lắm.” Sau câu trả lời như thế thì anh công an ấy cũng phải im.
ÐQAThái: Ông vừa nói rằng đây chỉ là một hình thức đe dọa nặng nề thôi chứ theo ông thì nhà nước Cộng Sản Việt Nam sẽ không dám mạnh tay tới mức độ xử tử hình những người đấu trạnh dân chủ này?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Tôi nghĩ như vậy. Có lẽ tử hình thì không nhưng mà nếu họ bắt chước Trung Quốc đối với Lưu Hiểu Ba thì việc tuyên án nhiều năm tù là chuyện chắc chắn có thể xảy ra. Trừ khi dư luận thế giới đến giờ chót tỏ ra mạnh mẽ có thể khiến họ chùn tay, còn họ chùn đến mức nào thì thật sự cũng khó hiểu.
ÐQAThái: Ông có nghĩ rằng chính thái độ răn đe như ông nói lúc nãy liệu có thể làm chùn bước những người trẻ khác muốn dấn thân cho công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam không?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Tôi nghĩ rằng không. Bởi vì về bề mặt thì có thể làm cho một số người sợ hãi, còn về lâu dài thì tinh thần của dân chúng mỗi ngày một mạnh mẽ và sức mạnh đó thì không có sức nào cản nổi.
ÐQAThái: Trong những ngày bị đưa ra tòa thì có hai người trẻ từng du học ngoại quốc là Nguyễn Tiến Trung du học tại Pháp, Luật Sư Lê Công Ðịnh thì từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ; theo nhận định của ông, phải chăng nhà nước Hà Nội lo ngại những người được đào tạo tại ngoại quốc có thể ảnh hưởng đến vai trò cai trị độc đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Cái chính là người ta nhìn thấy nguy cơ tiềm tàng nằm trong giới du học sinh cũng như là những người trí thức đã từng được đào tạo ở nước ngoài, lớp người ấy bây giờ rất năng động và tích cực, dám khẳng khái lên tiếng đấu tranh dân chủ, đấu tranh chống Trung Quốc. Họ là những người do đã nhìn thấy ánh sáng tự do nên không còn muốn quy phục bóng tối của độc tài nữa.
ÐQAThái: Mới đây, nhà nước Cộng Sản Việt Nam đưa ra quy định tất cả những học sinh nào đi du học tại ngoại quốc, sau khi tốt nghiệp 3 năm mà không chịu về Việt Nam thì bằng tốt nghiệp xem như vô giá trị. Xin nghe nhận định của ông về vấn đề này?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Tôi có dịp gặp các bạn trẻ du học sinh tại Pháp, nói chung họ cũng sợ sứ quán Hà Nội, họ cũng sợ các quy định như vậy, nhưng mà trong lòng họ thì họ không sợ. Mới đây, tôi có đến chỗ có trường đại học của anh Nguyễn Tiến Trung từng học và tốt nghiệp, trước khi Trung về nước. Tôi đến đấy để dự một buổi các sinh viên của trường tổ chức để bảo vệ Nguyễn Tiến Trung. Phải nói rằng rất cảm động, đó là những người có tâm hồn rất là trong sáng và tôi có gặp ông hiệu trưởng cũng như là bà dân biểu của tỉnh có mặt trong buổi hôm đó. Phải nói rằng tôi rất khâm phục tinh thần đấu tranh cho tự do của những người Pháp, đặc biệt là ở trường đại học của anh Nguyễn Tiến Trung. Nhưng điều tôi lấy làm tiếc là ở trường ấy có khoảng 200 sinh viên Việt Nam nhưng không ai dám có mặt trong buổi đó mà chỉ có toàn sinh viên Pháp thôi. Khi tôi ra quảng trường trước cửa tòa thị chính thì tôi có gặp một, hai sinh viên Việt Nam - có lẽ là vì trời rét - họ dùng khăn ấm che mặt và đến nói mấy câu là chúng cháu rất là tán thành lập trường của anh Trung và chúng cháu trước sau cũng sẽ đi vào con đường của anh Trung.
ÐQAThái: Con số 200 sinh viên Việt Nam đi du học mà chỉ có 2 sinh viên cũng phải ngụy trang mới dám phát biểu như vậy, phải chăng chính sách răn đe của nhà nước Hà Nội bắt đầu ngấm và tạo ra nỗi sợ hãi khiến sinh viên du học không dám công khai bày tỏ thái độ tranh đấu như anh Nguyễn Tiến Trung?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Cái này họ chuẩn bị kỹ càng lắm. Khi họ có nghe tin trường đại học ấy tổ chức một cuộc meeting bảo vệ Nguyễn Tiến Trung thì họ đã cho cán bộ đại sứ quán đến dặn từng sinh viên một và đe dọa gia đình sinh viên ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng mình phải thông cảm các cháu sinh viên không thể nào chống lại một bộ máy quá lớn nhưng cái gì những sinh viên giữ trong lòng, đến lúc nào đó chúng ta sẽ biết và lúc đó chúng ta mới biết là họ không sợ đâu. Trong lòng thì họ không sợ nhưng tạm thời họ phải lùi bước trước những lời đe dọa có ảnh hưởng đến cha mẹ họ, anh em họ ở nhà.
ÐQAThái: Ông từng dấn thân đấu tranh và cũng từng trả giá cả 10 năm tù; nếu bây giờ có cơ hội nói với những người trẻ như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Ðịnh, thì ông có tâm sự gì muốn nói?
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Ðiều tôi muốn tâm sự, tôi nghĩ rằng những năm tù của tôi đã cho tôi một kết luận rằng, chế độ cộng sản phải thay thế bằng một chế độ khác. Tôi xin cảm ơn các bạn trẻ vì nhờ có những cuộc đấu tranh ấy thì đất nước của chúng ta mới có triển vọng thoát khỏi một chế độ đã tước đoạt đi những quyền con người chính đáng của nhân dân Việt Nam.
ÐQAThái: Cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.
PHẠM THANH NGHIÊN
Phạm Thanh Nghiên
Trịnh Hội
28/12/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-12-28-voa31.cfm
Nói thật cách đây một năm nếu ai hỏi tôi có biết Phạm Thanh Nghiên là ai không thì câu trả lời sẽ là không. Dạ thưa tôi không biết tí ti gì về cô này. Thậm chí những gì Nghiên và các bạn Nghiên đã làm trong suốt những năm vừa qua tôi cũng không biết.
Tôi không biết Nghiên là bạn thân của Lê Thị Công Nhân, người luật sư hiện đang bị cầm tù vì những hoạt động dân chủ của cô ở Việt Nam. Tôi cũng không biết là Nghiên đã từng xin giấy phép để được biểu tình phản đối việc Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.
Nhưng đơn xin của Nghiên đã bị từ chối.
Thế là Nghiên đã quyết định biểu tình, căng biểu ngữ ngay tại nhà.
Và không ít lâu sau thì Nghiên đã bị bắt. Vào tháng 9 năm ngoái. Khi Nghiên chỉ chưa đầy 33 tuổi.
Điều đáng nhắc đến ở đây là mặc dù tôi cũng có quan tâm đến những vấn đề dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, vẫn đọc báo tiếng Việt trong nước lẫn ở hải ngoại mỗi ngày nhưng vì sự hiểu biết của mình vẫn chưa được đầy đủ cho lắm nên việc Nghiên và các bạn bè bị bắt giam trên một năm vừa qua tôi đã không hiểu rõ.
Mãi cho đến ngày người bạn của tôi, Lê Công Định, cũng bị cho vào tù. Và 9 người trong nhóm hoạt động dân chủ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đem ra tòa tuyên án từ 2 đến 6 năm tù.
Ngoại trừ Phạm Thanh Nghiên.
Mặc dù Nghiên là một trong những người trẻ nhất đang bị cầm tù. Và là nhà hoạt động nữ duy nhất trong nhóm. Nhưng cho đến nay Nghiên vẫn bị biệt giam, vẫn chưa được đem ra xử.
Các bạn có thể tưởng tượng được không? Là ở trong thế kỷ này, trong thời đại này, ngay trong những ngày lễ Giáng Sinh, mừng một thập niên mới lại có một người con gái trẻ Việt Nam đã và đang bị cầm tù trong suốt hơn một năm vừa qua. Mà ngay chính mẹ cô cũng không được cho phép vào thăm, nhìn nhau an ủi.
Nếu bạn là Nghiên, và mẹ bạn là mẹ của Nghiên, chắc bạn sẽ tưởng tượng ra được chút ít nỗi cô đơn và đau khổ của những người trong cuộc. Nhất là khi họ không thể làm gì tốt hơn để thay đổi thời cuộc.
Thế còn những người như chúng ta có thể làm gì? Ngoài việc lên tiếng nói cho nhau nghe? Hoặc lên án những hành động, những thể chế vô nhân bản?
Chẳng lẽ chỉ có thế thôi à?
-------------------------------
Các bài liên hệ:
Lời kêu gọi tọa kháng của cô Phạm Thanh Nghiên để bày tỏ lòng yêu nước
Phạm Thanh Nghiên, nhà Dân chủ can trường trong lao tù
Nội Dung Cuộc Thẩm Vấn Phạm Thanh Nghiên
Trịnh Hội
28/12/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-12-28-voa31.cfm
Nói thật cách đây một năm nếu ai hỏi tôi có biết Phạm Thanh Nghiên là ai không thì câu trả lời sẽ là không. Dạ thưa tôi không biết tí ti gì về cô này. Thậm chí những gì Nghiên và các bạn Nghiên đã làm trong suốt những năm vừa qua tôi cũng không biết.
Tôi không biết Nghiên là bạn thân của Lê Thị Công Nhân, người luật sư hiện đang bị cầm tù vì những hoạt động dân chủ của cô ở Việt Nam. Tôi cũng không biết là Nghiên đã từng xin giấy phép để được biểu tình phản đối việc Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.
Nhưng đơn xin của Nghiên đã bị từ chối.
Thế là Nghiên đã quyết định biểu tình, căng biểu ngữ ngay tại nhà.
Và không ít lâu sau thì Nghiên đã bị bắt. Vào tháng 9 năm ngoái. Khi Nghiên chỉ chưa đầy 33 tuổi.
Điều đáng nhắc đến ở đây là mặc dù tôi cũng có quan tâm đến những vấn đề dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, vẫn đọc báo tiếng Việt trong nước lẫn ở hải ngoại mỗi ngày nhưng vì sự hiểu biết của mình vẫn chưa được đầy đủ cho lắm nên việc Nghiên và các bạn bè bị bắt giam trên một năm vừa qua tôi đã không hiểu rõ.
Mãi cho đến ngày người bạn của tôi, Lê Công Định, cũng bị cho vào tù. Và 9 người trong nhóm hoạt động dân chủ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đem ra tòa tuyên án từ 2 đến 6 năm tù.
Ngoại trừ Phạm Thanh Nghiên.
Mặc dù Nghiên là một trong những người trẻ nhất đang bị cầm tù. Và là nhà hoạt động nữ duy nhất trong nhóm. Nhưng cho đến nay Nghiên vẫn bị biệt giam, vẫn chưa được đem ra xử.
Các bạn có thể tưởng tượng được không? Là ở trong thế kỷ này, trong thời đại này, ngay trong những ngày lễ Giáng Sinh, mừng một thập niên mới lại có một người con gái trẻ Việt Nam đã và đang bị cầm tù trong suốt hơn một năm vừa qua. Mà ngay chính mẹ cô cũng không được cho phép vào thăm, nhìn nhau an ủi.
Nếu bạn là Nghiên, và mẹ bạn là mẹ của Nghiên, chắc bạn sẽ tưởng tượng ra được chút ít nỗi cô đơn và đau khổ của những người trong cuộc. Nhất là khi họ không thể làm gì tốt hơn để thay đổi thời cuộc.
Thế còn những người như chúng ta có thể làm gì? Ngoài việc lên tiếng nói cho nhau nghe? Hoặc lên án những hành động, những thể chế vô nhân bản?
Chẳng lẽ chỉ có thế thôi à?
-------------------------------
Các bài liên hệ:
Lời kêu gọi tọa kháng của cô Phạm Thanh Nghiên để bày tỏ lòng yêu nước
Phạm Thanh Nghiên, nhà Dân chủ can trường trong lao tù
Nội Dung Cuộc Thẩm Vấn Phạm Thanh Nghiên
TRUNG QUỐC XEM LÝ TƯỞNG của NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN như MỘT MỐI ĐE DOẠ
Trung Quốc xem các lý tưởng của người bất đồng chính kiến như một mối đe dọa
LA Times
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
30.12.2009
http://www.x-cafevn.org/node/2536
Chính phủ sai lầm khi bỏ tù Lưu Hiểu Ba vì tội ủng hộ cho một cuộc thay đổi êm thắm. Nhưng tự do dân chủ là ngoan cường và không thể bị giam cầm mãi mãi được.
Tuần qua, một tòa án ở Bắc Kinh đã kết án nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba vì tội nổi loạn và kết án ông đến 11 năm tù vì tội hoạt động ủng hộ tự do, dân chủ và pháp quyền. Tuần này, chính phủ Trung Quốc hành quyết công dân Anh quốc Akmal Shaikh vì tội buôn bán ma túy, bất chấp đến lời xin khoan hồng của chính phũ Anh quốc cho đương sự vì căn cứ rằng ông đã bị bệnh tâm thần. Hai trường hợp không có liên quan gì với nhau, ngoại trừ việc đã minh chứng cho sự miễn nhiễm của Trung Quốc đến những sự lời kêu gọi của quốc tế về tôn trọng nhân quyền. Và không phải chỉ có thế, ngay cả khi niềm tự hào về sự phát triển kinh tế và chính trị của đất nước đang làm cho họ tự tin hơn trong các vấn đề toàn cầu, nhưng đã không bớt đi nỗi sợ hãi các thách thức từ trong nước. Đất nước Trung Quốc đang lên này không còn nượng tay với những người bất đồng chính kiến hơn là người láng giềng phương nam Việt Nam nhỏ bé hơn mình, đó là đã đưa các nhà hoạt động dân chủ ra xét xử, hay hơn chính phủ Iran, vốn đã từng đối đầu với các cuộc biểu dương trên đường phố trong suốt nhiều tháng qua.
Suốt hai năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp các trang mạng, các luật sư, các nhà hoạt động nhân quyền và bảo vệ giới tiêu thụ, đặc biệt là sau sự sụp đổ của công trình xây dựng trường học kém chất lượng trong trận động đất Tứ Xuyên và những vụ bê bối sữa nhiễm độc vào năm 2008. Lưu là một người ủng hộ dân chủ dũng cảm và không xa lạ với nhà tù, ông đã bị đẩy vào tù 21 tháng sau khi các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, và bị đưa đến một trại lao động vào năm 1996 sau khi ông đòi hỏi sự khoan hồng đối với những người khác vẫn còn bị giam cầm. Thời gian này, chính phủ tịch thu các bài viết ủng hộ dân chủ của ông đã được xuất bản trên các trang web nước ngoài và vai trò của ông trong việc phối hợp soan thảo Hiến chương 08, một bản tuyên ngôn cho những cải cách chính trị. Tuyên ngôn này, khi được công bố ngày 10 tháng 12 năm 2008, đã được ký tên bởi 300 trí thức Trung Quốc và các nhà hoạt động, kêu gọi cho việc mở rộng quyền tự do tôn giáo, hội họp và ngôn luận "Chúng ta nên chấm dứt việc xem các ngôn từ như là tội ác," bản tuyên ngôn này công bố như thế. Tuyên ngôn này cũng kêu gọi cho một hiến pháp mới đảm bảo một nền tư pháp độc lập, một cuộc bầu cử trực tiếp của cán bộ địa phương và nhà nước dựa căn bản trên "mỗi người một lá phiếu", và tôn trọng nhân quyền.
Phản ứng đáng tiếc của Trung Quốc đã được tóm tắt trong một bài phát biểu của Phó Bộ trưởng Bộ Công an, xuất bản vào ngày thứ hai, trong đó ông ta đã kịch liệt chỉ trích đến "các thế lực thù địch gây ra hỗn loạn" và chủ trương "tấn công trước để phòng ngừa " nhằm chống lại những thách thức đến sự kiểm soát của Đảng Cộng sản. Chính phủ sai lầm khi giam Lưu vì những niềm tin của ông. Sai lầm khi gán cho Lưu tội ngoan cố, khi ông là một người bất đồng chính kiến ôn hòa ủng hộ mộ cuộc thay đổi êm thắm chứ không phải là nhằm lật đổ chính phủ. Nhưng có lẽ có một điều đúng: Những lý tưởng mà Lưu theo đuổi hết sức có hiệu quả thực đã đem lại một mối đe dọa đến độc quyền của Đảng Cộng sản về quyền lực. Tự do và dân chủ là ngoan cường và không thể bị cầm tù mãi mãi được.
Nguồn: LA Times
LA Times
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
30.12.2009
http://www.x-cafevn.org/node/2536
Chính phủ sai lầm khi bỏ tù Lưu Hiểu Ba vì tội ủng hộ cho một cuộc thay đổi êm thắm. Nhưng tự do dân chủ là ngoan cường và không thể bị giam cầm mãi mãi được.
Tuần qua, một tòa án ở Bắc Kinh đã kết án nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba vì tội nổi loạn và kết án ông đến 11 năm tù vì tội hoạt động ủng hộ tự do, dân chủ và pháp quyền. Tuần này, chính phủ Trung Quốc hành quyết công dân Anh quốc Akmal Shaikh vì tội buôn bán ma túy, bất chấp đến lời xin khoan hồng của chính phũ Anh quốc cho đương sự vì căn cứ rằng ông đã bị bệnh tâm thần. Hai trường hợp không có liên quan gì với nhau, ngoại trừ việc đã minh chứng cho sự miễn nhiễm của Trung Quốc đến những sự lời kêu gọi của quốc tế về tôn trọng nhân quyền. Và không phải chỉ có thế, ngay cả khi niềm tự hào về sự phát triển kinh tế và chính trị của đất nước đang làm cho họ tự tin hơn trong các vấn đề toàn cầu, nhưng đã không bớt đi nỗi sợ hãi các thách thức từ trong nước. Đất nước Trung Quốc đang lên này không còn nượng tay với những người bất đồng chính kiến hơn là người láng giềng phương nam Việt Nam nhỏ bé hơn mình, đó là đã đưa các nhà hoạt động dân chủ ra xét xử, hay hơn chính phủ Iran, vốn đã từng đối đầu với các cuộc biểu dương trên đường phố trong suốt nhiều tháng qua.
Suốt hai năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp các trang mạng, các luật sư, các nhà hoạt động nhân quyền và bảo vệ giới tiêu thụ, đặc biệt là sau sự sụp đổ của công trình xây dựng trường học kém chất lượng trong trận động đất Tứ Xuyên và những vụ bê bối sữa nhiễm độc vào năm 2008. Lưu là một người ủng hộ dân chủ dũng cảm và không xa lạ với nhà tù, ông đã bị đẩy vào tù 21 tháng sau khi các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, và bị đưa đến một trại lao động vào năm 1996 sau khi ông đòi hỏi sự khoan hồng đối với những người khác vẫn còn bị giam cầm. Thời gian này, chính phủ tịch thu các bài viết ủng hộ dân chủ của ông đã được xuất bản trên các trang web nước ngoài và vai trò của ông trong việc phối hợp soan thảo Hiến chương 08, một bản tuyên ngôn cho những cải cách chính trị. Tuyên ngôn này, khi được công bố ngày 10 tháng 12 năm 2008, đã được ký tên bởi 300 trí thức Trung Quốc và các nhà hoạt động, kêu gọi cho việc mở rộng quyền tự do tôn giáo, hội họp và ngôn luận "Chúng ta nên chấm dứt việc xem các ngôn từ như là tội ác," bản tuyên ngôn này công bố như thế. Tuyên ngôn này cũng kêu gọi cho một hiến pháp mới đảm bảo một nền tư pháp độc lập, một cuộc bầu cử trực tiếp của cán bộ địa phương và nhà nước dựa căn bản trên "mỗi người một lá phiếu", và tôn trọng nhân quyền.
Phản ứng đáng tiếc của Trung Quốc đã được tóm tắt trong một bài phát biểu của Phó Bộ trưởng Bộ Công an, xuất bản vào ngày thứ hai, trong đó ông ta đã kịch liệt chỉ trích đến "các thế lực thù địch gây ra hỗn loạn" và chủ trương "tấn công trước để phòng ngừa " nhằm chống lại những thách thức đến sự kiểm soát của Đảng Cộng sản. Chính phủ sai lầm khi giam Lưu vì những niềm tin của ông. Sai lầm khi gán cho Lưu tội ngoan cố, khi ông là một người bất đồng chính kiến ôn hòa ủng hộ mộ cuộc thay đổi êm thắm chứ không phải là nhằm lật đổ chính phủ. Nhưng có lẽ có một điều đúng: Những lý tưởng mà Lưu theo đuổi hết sức có hiệu quả thực đã đem lại một mối đe dọa đến độc quyền của Đảng Cộng sản về quyền lực. Tự do và dân chủ là ngoan cường và không thể bị cầm tù mãi mãi được.
Nguồn: LA Times
HÀ NỘI CẦN CHẤM DỨT NHỮNG MÀN KỊCH VỤNG VỀ
Hà Nội cần chấm dứt những màn kịch vụng về
Nguyễn Thanh Văn
Cập nhật ngày: 31/12/2009
http://www.viettan.org/spip.php?article9362
Suốt trong năm 2009 vừa qua, nhịp độ đi Trung Quốc của các phái đoàn CSVN và các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Hà Nội và Bắc Kinh tăng theo nhịp độ xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc đã ráo riết thôn tính dứt điểm các mục tiêu trên vùng Biển Đông của Việt Nam một cách vội vã, điên cuồng và bạo tàn; bất chấp lương tri và luật pháp quốc tế. Từ việc răn đe các hãng dầu khí quốc tế thăm dò trên vùng biển thuộc chủ quyền VN và buộc họ phải rút đi, đến những cuộc diễn tập quân sự và tổ chức các cuộc du lịch tại Hoàng Sa, Trường Sa; đặc biệt là hung hãn rượt đuổi, bắt bớ và tịch thu ngư cụ, hải sản của ngư dân Việt Nam.
Trong những động thái kể trên người ta thấy, mặc dù thỉnh thoảng nhà cầm quyền Hà Nội cũng rón rén lên tiếng phản đối một cách “hữu hảo” đối với những hành động ngang ngược của Trung Quốc, nhưng rõ ràng là Trung Quốc đã chẳng coi Hà Nội ra gì. Thậm chí có khi còn coi như không có sự hiện hữu của nhà cầm quyền Hà Nội, hoặc chỉ coi đó là một cấp chính quyền địa phương của Bắc Kinh. Điển hình là việc nhà nước Trung Quốc cho người trực tiếp gọi điện thoại đến tận nhà của thân nhân những ngư dân VN bị hải quân Trung Quốc bắt giam trái phép để đòi tiền phạt. Không một quốc gia nào trên thế giới làm như vậy khi họ tôn trọng chủ quyền của nước khác. Trong mọi trường hợp liên quan đến một nước nào đó, các quốc gia đều phải thông qua chính quyền nước sở tại.
Trong khi Bắc Kinh có những hành động bá quyền xâm lấn VN, và thái độ xem thường Hà Nội như thế, thì trong tất cả những lần gặp gỡ giữa 2 bên, Hà Nội luôn luôn đơn phương trân trọng đề cao 16 chữ vàng và 4 tốt do Bắc Kinh ban tặng. Đã thế, một mặt Hà Nội còn hứa hẹn với Bắc Kinh là sẽ dốc toàn tâm, toàn lực bắt nhân dân Việt Nam làm hết sức mình để vun đắp cho cái gọi là “tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững“ vốn không có thật đó; mặt khác để biện minh cho thái độ khiếp nhược của mình, bộ máy tuyên truyền của chế độ đã đưa ra luận điệu rằng đó là cách hòa hoãn để cứu dân mà ông cha ngày trước đã làm.
Luận điệu này chẳng những là một lối ngụy biện nguy hiểm, mà còn xúc phạm đến tiền nhân Việt Nam. Vì trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, cha ông ta chỉ cầu hòa sau khi đã quét sạch quân ngoại xâm của nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh ra khỏi bờ cõi, và đang ở thế mạnh. Còn khi đất nước đang bị ngoại xâm chiếm cứ đất đai, biển đảo, và vẫn tiếp tục thực hiện mưu đồ thôn tính của họ như hiện nay, mà cầu hoà thì chỉ giống như trường hợp dâng đất cầu hòa vào năm 1540 của Mạc Đăng Dung, dù rằng lúc đó chỉ mới bị giặc hăm he. Hoặc như trường hợp giặc đã chiếm nước ta, như Lê Chiêu Thống đã làm vào năm 1788... Đây chỉ là loại cầu an cho tầng lớp thống trị, chứ không phải cho dân cho nước, mà đến ngày nay người đời còn nguyền rủa.
Hơn thế nữa, nếu đem so sánh cái gọi là cầu hòa với giặc mà Hà Nội đang tiến hành hiện nay, so với hành động cầu hòa của Mạc Đăng Dung và Lê Chiêu Thống ngày trước, thì có lẽ còn tệ hại hơn. Vì từ năm 1999 đến nay Hà Nội càng cầu hòa thì Bắc Kinh càng lấn thêm đất thêm biển của Việt Nam. Hà Nội càng nhịn nhục không dám “gây thêm tình hình căng thẳng phức tạp trên biển Đông”, thì hải quân Trung Quốc càng mạnh tay bắn giết cướp bóc ngư dân Việt Nam, và ngang nhiên xem biển Đông như là ao nhà của họ. Hà Nội càng trân trọng tình hữu nghị láng giềng, thì Bắc Kinh càng mạnh dạn hơn trong việc hợp thức hóa hành chánh Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và mới đây, Word Atlas, một quyển sách địa lý nổi tiếng trên thế giới, ấn bản mới nhất, đã in hình biển Đông với ranh giới hình lưỡi bò của Trung Quốc, và tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo tên gọi của Trung Quốc (*), mà không thấy Hà Nội có phản ứng gì.
Hà Nội càng cầu hòa thì Bắc Kinh càng bắt chẹt vì biết rằng lãnh đạo CSVN chỉ quan tâm bảo vệ cho quyền lợi của mình và đảng mình, chứ còn quyền lợi của đất nước và nhân dân là thứ yếu, vì thế Hà Nội cũng sẽ sẵn sàng đáp ứng dù giá cao đến đâu.
Khi sự chỉ trích của người dân về thái độ ươn hèn trước những hành động bá quyền của Bắc Kinh ngày càng lan rộng, thì lãnh đạo Hà Nội làm vài ba việc, ra cái điều họ bảo vệ chủ quyền đất nước. Như lập ra Vùng 2 Hải Quân; Dân Quân Tự Vệ Biển; Nguyễn Tấn Dũng đi Nga, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, đi Pháp, Mỹ (lúc về thì nói dối); Nguyễn Chí Vịnh công bố sách trắng quốc phòng rình rang; Nguyễn Minh Triết, Phùng Quang Thanh đăng đàn động viên nhắn nhủ quân đội phải sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì Đảng, vì Tổ quốc , đến việc tổ chức học tập biển đảo, lịch sử, v.v.... Nhưng thực chất những động thái đó chỉ là để xoa dịu nỗi căm phẫn của người dân trước việc Hà Nội không thực tâm chống lại Bắc Kinh bảo vệ tổ quốc; mà ngược lại rất cần sự chống lưng của Bắc Kinh để bảo vệ đảng. Vì nếu thực tâm thì những người dân lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm lược đã không bị ngăn cản, bị bắt giam và xử tù nặng nề; cũng như quân đội sẽ không bị khóa cứng bởi chính sách “4 tốt” giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Đến nỗi hải quân VN, hậu duệ kiêu hùng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, phải đành bất lực trước nghĩa vụ bảo vệ ngư dân Việt Nam, và phải ngậm ngùi trơ mắt khi hải quân Trung Quốc tung hoành trên biển Đông của VN. Rốt cuộc ngư dân Việt Nam đã trở thành nạn nhân của cả sự tàn bạo của chính quyền Bắc Kinh lẫn sự hèn hạ của Hà Nội. Cứ sau mỗi lần triều kiến cầu hoà, nhà nước CSVN lại nói bằng mồm và khẳng định biển Đông là của Việt Nam; rồi động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất… Nhưng khi ngư dân ra đó đánh cá thì vẫn cứ bị hải quân Trung Quốc bắt giữ trấn lột (mà mới nhất là vào ngày 7 và 8.12.2009).
Với thực tế trên biển Đông như vậy, nhà nước CSVN chỉ có 2 cách lựa chọn:
1- Đưa Hải quân ra bảo vệ chủ quyền lãnh hải, bảo vệ ngư dân.
2- Tuyên bố cho người dân biết Trung Quốc đã xâm lăng và chiếm đóng biển Đông, trước hết là để tránh cho ngư dân ta không bị chết oan hoặc bị trấn lột trắng tay. Sau đó thực hiện các biện pháp tôn trọng nhân quyền, dân chủ đa nguyên, phóng thích tất cả những ai đang bị bỏ tù vì đã lên tiếng chống sự xâm lược của Trung Quốc... ngõ hầu tạo sức mạnh dân tộc, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi giang sơn bờ cõi Việt Nam, như cha ông Việt Nam đã làm.
Hà Nội nên chấm dứt những màn kịch vụng về đang trình diễn, vì sẽ không thể đánh lừa nhân dân mãi được. Trước sau gì thì nhân dân cũng sẽ tập họp được sức mạnh để chấm dứt một chế độ hèn hạ, bán nước, như chế độ hiện nay.
— -
(*) Sách World Atlas khổ lớn, ấn bản mới nhất của nhà xuất bản Millennium House. Bản đồ in liên tiép trên hai trang 130 và 131.
Nguyễn Thanh Văn
Cập nhật ngày: 31/12/2009
http://www.viettan.org/spip.php?article9362
Suốt trong năm 2009 vừa qua, nhịp độ đi Trung Quốc của các phái đoàn CSVN và các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Hà Nội và Bắc Kinh tăng theo nhịp độ xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc đã ráo riết thôn tính dứt điểm các mục tiêu trên vùng Biển Đông của Việt Nam một cách vội vã, điên cuồng và bạo tàn; bất chấp lương tri và luật pháp quốc tế. Từ việc răn đe các hãng dầu khí quốc tế thăm dò trên vùng biển thuộc chủ quyền VN và buộc họ phải rút đi, đến những cuộc diễn tập quân sự và tổ chức các cuộc du lịch tại Hoàng Sa, Trường Sa; đặc biệt là hung hãn rượt đuổi, bắt bớ và tịch thu ngư cụ, hải sản của ngư dân Việt Nam.
Trong những động thái kể trên người ta thấy, mặc dù thỉnh thoảng nhà cầm quyền Hà Nội cũng rón rén lên tiếng phản đối một cách “hữu hảo” đối với những hành động ngang ngược của Trung Quốc, nhưng rõ ràng là Trung Quốc đã chẳng coi Hà Nội ra gì. Thậm chí có khi còn coi như không có sự hiện hữu của nhà cầm quyền Hà Nội, hoặc chỉ coi đó là một cấp chính quyền địa phương của Bắc Kinh. Điển hình là việc nhà nước Trung Quốc cho người trực tiếp gọi điện thoại đến tận nhà của thân nhân những ngư dân VN bị hải quân Trung Quốc bắt giam trái phép để đòi tiền phạt. Không một quốc gia nào trên thế giới làm như vậy khi họ tôn trọng chủ quyền của nước khác. Trong mọi trường hợp liên quan đến một nước nào đó, các quốc gia đều phải thông qua chính quyền nước sở tại.
Trong khi Bắc Kinh có những hành động bá quyền xâm lấn VN, và thái độ xem thường Hà Nội như thế, thì trong tất cả những lần gặp gỡ giữa 2 bên, Hà Nội luôn luôn đơn phương trân trọng đề cao 16 chữ vàng và 4 tốt do Bắc Kinh ban tặng. Đã thế, một mặt Hà Nội còn hứa hẹn với Bắc Kinh là sẽ dốc toàn tâm, toàn lực bắt nhân dân Việt Nam làm hết sức mình để vun đắp cho cái gọi là “tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững“ vốn không có thật đó; mặt khác để biện minh cho thái độ khiếp nhược của mình, bộ máy tuyên truyền của chế độ đã đưa ra luận điệu rằng đó là cách hòa hoãn để cứu dân mà ông cha ngày trước đã làm.
Luận điệu này chẳng những là một lối ngụy biện nguy hiểm, mà còn xúc phạm đến tiền nhân Việt Nam. Vì trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, cha ông ta chỉ cầu hòa sau khi đã quét sạch quân ngoại xâm của nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh ra khỏi bờ cõi, và đang ở thế mạnh. Còn khi đất nước đang bị ngoại xâm chiếm cứ đất đai, biển đảo, và vẫn tiếp tục thực hiện mưu đồ thôn tính của họ như hiện nay, mà cầu hoà thì chỉ giống như trường hợp dâng đất cầu hòa vào năm 1540 của Mạc Đăng Dung, dù rằng lúc đó chỉ mới bị giặc hăm he. Hoặc như trường hợp giặc đã chiếm nước ta, như Lê Chiêu Thống đã làm vào năm 1788... Đây chỉ là loại cầu an cho tầng lớp thống trị, chứ không phải cho dân cho nước, mà đến ngày nay người đời còn nguyền rủa.
Hơn thế nữa, nếu đem so sánh cái gọi là cầu hòa với giặc mà Hà Nội đang tiến hành hiện nay, so với hành động cầu hòa của Mạc Đăng Dung và Lê Chiêu Thống ngày trước, thì có lẽ còn tệ hại hơn. Vì từ năm 1999 đến nay Hà Nội càng cầu hòa thì Bắc Kinh càng lấn thêm đất thêm biển của Việt Nam. Hà Nội càng nhịn nhục không dám “gây thêm tình hình căng thẳng phức tạp trên biển Đông”, thì hải quân Trung Quốc càng mạnh tay bắn giết cướp bóc ngư dân Việt Nam, và ngang nhiên xem biển Đông như là ao nhà của họ. Hà Nội càng trân trọng tình hữu nghị láng giềng, thì Bắc Kinh càng mạnh dạn hơn trong việc hợp thức hóa hành chánh Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và mới đây, Word Atlas, một quyển sách địa lý nổi tiếng trên thế giới, ấn bản mới nhất, đã in hình biển Đông với ranh giới hình lưỡi bò của Trung Quốc, và tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo tên gọi của Trung Quốc (*), mà không thấy Hà Nội có phản ứng gì.
Hà Nội càng cầu hòa thì Bắc Kinh càng bắt chẹt vì biết rằng lãnh đạo CSVN chỉ quan tâm bảo vệ cho quyền lợi của mình và đảng mình, chứ còn quyền lợi của đất nước và nhân dân là thứ yếu, vì thế Hà Nội cũng sẽ sẵn sàng đáp ứng dù giá cao đến đâu.
Khi sự chỉ trích của người dân về thái độ ươn hèn trước những hành động bá quyền của Bắc Kinh ngày càng lan rộng, thì lãnh đạo Hà Nội làm vài ba việc, ra cái điều họ bảo vệ chủ quyền đất nước. Như lập ra Vùng 2 Hải Quân; Dân Quân Tự Vệ Biển; Nguyễn Tấn Dũng đi Nga, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, đi Pháp, Mỹ (lúc về thì nói dối); Nguyễn Chí Vịnh công bố sách trắng quốc phòng rình rang; Nguyễn Minh Triết, Phùng Quang Thanh đăng đàn động viên nhắn nhủ quân đội phải sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì Đảng, vì Tổ quốc , đến việc tổ chức học tập biển đảo, lịch sử, v.v.... Nhưng thực chất những động thái đó chỉ là để xoa dịu nỗi căm phẫn của người dân trước việc Hà Nội không thực tâm chống lại Bắc Kinh bảo vệ tổ quốc; mà ngược lại rất cần sự chống lưng của Bắc Kinh để bảo vệ đảng. Vì nếu thực tâm thì những người dân lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm lược đã không bị ngăn cản, bị bắt giam và xử tù nặng nề; cũng như quân đội sẽ không bị khóa cứng bởi chính sách “4 tốt” giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Đến nỗi hải quân VN, hậu duệ kiêu hùng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, phải đành bất lực trước nghĩa vụ bảo vệ ngư dân Việt Nam, và phải ngậm ngùi trơ mắt khi hải quân Trung Quốc tung hoành trên biển Đông của VN. Rốt cuộc ngư dân Việt Nam đã trở thành nạn nhân của cả sự tàn bạo của chính quyền Bắc Kinh lẫn sự hèn hạ của Hà Nội. Cứ sau mỗi lần triều kiến cầu hoà, nhà nước CSVN lại nói bằng mồm và khẳng định biển Đông là của Việt Nam; rồi động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất… Nhưng khi ngư dân ra đó đánh cá thì vẫn cứ bị hải quân Trung Quốc bắt giữ trấn lột (mà mới nhất là vào ngày 7 và 8.12.2009).
Với thực tế trên biển Đông như vậy, nhà nước CSVN chỉ có 2 cách lựa chọn:
1- Đưa Hải quân ra bảo vệ chủ quyền lãnh hải, bảo vệ ngư dân.
2- Tuyên bố cho người dân biết Trung Quốc đã xâm lăng và chiếm đóng biển Đông, trước hết là để tránh cho ngư dân ta không bị chết oan hoặc bị trấn lột trắng tay. Sau đó thực hiện các biện pháp tôn trọng nhân quyền, dân chủ đa nguyên, phóng thích tất cả những ai đang bị bỏ tù vì đã lên tiếng chống sự xâm lược của Trung Quốc... ngõ hầu tạo sức mạnh dân tộc, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi giang sơn bờ cõi Việt Nam, như cha ông Việt Nam đã làm.
Hà Nội nên chấm dứt những màn kịch vụng về đang trình diễn, vì sẽ không thể đánh lừa nhân dân mãi được. Trước sau gì thì nhân dân cũng sẽ tập họp được sức mạnh để chấm dứt một chế độ hèn hạ, bán nước, như chế độ hiện nay.
— -
(*) Sách World Atlas khổ lớn, ấn bản mới nhất của nhà xuất bản Millennium House. Bản đồ in liên tiép trên hai trang 130 và 131.
KHÔNG SẴN TAY SAI HẲN KHÓ CÓ QUAN THẦY
Không Sẵn Tay Sai Hẳn Khó Có Quan Thầy!
Đinh Tấn Lực
Dec 29, '09 11:38 PM
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/511/511
Trang mạng http://bauxitevietnam.info/ lại phải cố khắc phục thêm một sự cố “bất thường”, sau gần một năm hoạt động vượt mặt tất cả các trang mạng chính quy trong nước, với lượng truy cập kỷ lục cả về số lượt, tốc độ, lẫn mức độ hiệu quả trên tổng số nhân sự hoặc chi phí.
Sự cố “bất thường” từng nhiều lần xảy ra đó, âu cũng là điều có thể mường tượng được từ đầu, hoặc, chí ít là chẳng mấy ai coi đó như một “bất ngờ” trên cái nền tảng sinh hoạt chính trị nghiệt ngã Thậm hèn với giặc-Cực ác với dân như Rứa. Và chẳng phải đó cũng chỉ là hiệu ứng/hệ quả của một nền ngoại giao mẫu-tử/thầy-trò/chủ-tớ hay sao?
Hãy cùng lược xem mối quan hệ này “hữu hảo” tới đâu trong năm 2009?
Thiên Tuế Ta – Lục Tuần Tàu
Đáp ứng lời thỉnh cầu của Hà Nội (ngày 15/1/1950), Bắc Kinh là chính phủ đầu tiên trên thế giới đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (ngày 18/1/1950). Sau đó mới lần lượt tới Liên Xô và các nước Đông Âu cũ (mà nay đã cực lực dân chủ hóa để cất cánh). Tức, chỉ còn dăm ngày nữa là đến dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước vừa kể.
Tuy nhiên, xem ra, chỉ riêng đối với Trung Quốc (TQ) là có phần đặc biệt nổi trội hơn cả: đảng và nhà nước ta đang cất công đề xuất/ráp nối/phối hợp với đại lễ 1000 năm Thăng Long, gọi là để cho dịp kỷ niệm 60 năm hữu nghị này gia tăng thêm bội phần long trọng!
Kể cũng là “có cơ sở”! Bởi, công lao của Bắc Kinh đã từng đỡ đầu/trợ giúp/chỉ đạo cho đảng và nhà nước ta, tính từ thời Điện Biên cho tới Mậu Thân, tính từ chiến dịch biên giới tới cải cách ruộng đất, tính cả nhân/vật/tài lực, tính cả cố vấn/chuyên gia lẫn tham mưu/chỉ huy, tính cả kinh viện lẫn quân viện… hẳn phải ví như Thái Sơn/Nam Hải. Và bởi, quan trọng hơn cả, hiện chỉ có TQ là còn chút khả năng trước một nhúm đầu cúi tay ngửa, như chủ nhiệm một trại mồ côi trông coi toàn bộ cộng đồng cộng sản còn sót lại, sau khi các chế độ thuộc Quốc Tế III đành buông thắt lưng nhau mà tan rã.
Cách tính “1000 tuổi Ta-60 tuổi Tàu” đầy ắp chất cảm kích/cúc cung/sáng tạo như trên, hóa ra, cũng là một cách báo đền ơn sâu nghĩa nặng. Rứa là tròn chữ quân thần. Rứa là phải đạo bề tôi. Rứa là đẹp lòng thiên tử.
Trong bản Thông cáo báo chí chung hồi cuối tháng 8/2006, nhân chuyến khấu kiến Bắc Kinh của vợ chồng Nông Đức Mạnh, TQ đã khẳng định sự hài lòng về mối quan hệ giữa hai đảng và nhà nước.
Sự hài lòng đó, nhờ nỗ lực phi thường của lãnh đạo đảng và nhà nước ta, đã kéo dài và gia tăng gấp bội trong năm 2009 này:
1. Thăm Thẳm Mốc Biên Giới
Theo TTXVN: “Vào những giây phút giao thừa chào năm mới 2009, các lực lượng tham gia phân giới cắm mốc Việt-Trung có thể tự hào báo cáo với Tổ quốc Việt Nam yêu quý đã hoàn thành nhiệm vụ được lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước giao phó: kết thúc phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt-Trung…”.
Biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc dài khoảng 1.406km, giữa 7 tỉnh cực Bắc của VN là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, tiếp giáp với 2 tỉnh cực Nam của TQ là Vân Nam và Quảng Tây. Toàn tuyến biên giới Việt-Trung được đánh dấu bằng 1971 mốc, bao gồm 1378 mốc chính và 593 mốc phụ.
Trong đó, một số cột mốc mới cáu đã nhanh chân chạy vào cương thổ nước ta, trong lúc hơn bảy trăm cây số vuông đất cũ đã cùng ải Nam Quan và một phần thác Bản Giốc đã theo quyết định của “trên” mà âm thầm trườn sang nước bạn.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
2. Mênh Mông Tình Hữu Nghị
Kỷ niệm 30 năm cuộc chiến đấu vệ quốc oai hùng của quân dân ta gìn giữ biên cương phía Bắc hồi tháng 2/1979, với núi xương sông máu của hàng chục vạn thanh niên rường cột nước nhà đổ ra bảo vệ từng tấc đất dọc biên trước cuộc tiến công vũ bão gọi là “giáo trừng” của bọn giặc bá quyền nước lớn… đã chìm sâu vào một cõi im lặng gần như tuyệt đối của hàng ngàn cơ quan báo đài chính quy của đảng và nhà nước ta. Lý do? Đã có chỉ thị của Ban Tuyên Giáo Trung Ương nghiêm cấm hệ thống báo đài ở đây đưa tin/viết bài đề cập đến cuộc xâm lăng 1979 của TQ.
Quyển “Sách Trắng 1979” của Bộ Ngoại Giao đã mất biến theo những dòng sử cải biên. Quyển “Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh” (Nxb Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, 30/08/1979), và cả bộ sách “Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua” (Nxb Sự Thật, Hà Nội 10/1979)… đều đã được thu hồi và tiêu hủy sạch.
Tất cả các bài ca biên giới hào hùng một thời, đã theo lệnh “trên”, cũng từ lâu tắt tịt (Ngày ra đi, hướng biên cương, gió bấc tràn về lòng anh lạnh buốt. Nòng súng đen dán câu thơ, Ý thơ thiệt hay là thơ Lý Thường Kiệt…/Và anh lại ra đi, vui như ngày hội, Mùa xuân biên giới, súng anh gác trời xa…). Ngay cả “Những đôi mắt mang hình viên đạn” cũng đã im lìm nhắm kín.
Đối với mối quan hệ “mênh mông tình hữu nghị” của đảng và nhà nước ta, sự hy sinh bảo vệ Tổ quốc của họ không chỉ đơn thuần là vô nghĩa, bởi chẳng từng có một lời tri ân nào được lãnh đạo ta nhắc tới vào dịp kỷ niệm 30 năm giỗ họ. Sự hy sinh đó còn biến thành lớp lá mục lót đường từ lâu để đón nhận 16 chữ vàng của thiên triều.
Năm nay, sự hy sinh đó đã bị phũ phàng xóa sạch bằng những bài báo ca tụng viên tướng tư lệnh quân khu Quảng Châu từng chỉ huy trận chiến bành trướng xâm lăng VN 1979 là Hứa Thế Hữu, ngay trên cơ quan ngôn luận/tuyên truyền của thành ủy thủ đô là tờ Hà Nội Mới.
Sự hy sinh đó cũng đã ngậm ngùi chìm mất tăm bên dưới những vòng hoa tưởng niệm “Ðời đời nhớ ơn các liệt sĩ TQ” ở nghĩa trang biên giới Long Châu thuộc tỉnh Quảng Tây…
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
3. Ngoại Xâm Đích Thực Anh Hùng?
Nguyên tác là quyển Chiến hữu trùng phùng, của tác giả Mạc Ngôn. Nội dung là nhằm xiển dương chủ trương “phá sạch-giết sạch” của quân đội nhân dân TQ trong cuộc chiến xâm lược VN năm 1979, dưới tên gọi là cuộc chiến “giáo trừng bọn man di” ở phương Nam (Chính Đặng Tiểu Bình, trên truyền hình trực tiếp, đã công khai gọi “VN là bọn côn đồ. Phải dạy cho chúng một bài học”. Rồi tới lúc nối lại bang giao 1991, Giang Trạch Dân đã mắng xéo Nguyễn Văn Linh là “quân vô ơn”, bằng cách xén tặng một câu trong bài thơ đểu của Giang Vĩnh đời Thanh).
Quyển sách kể lại diễn tiến cuộc xung đột vũ trang khốc liệt giữa 2 nước từng là “bầu bạn anh em” và từng sát vai tiến tới một thế giới đại đồng: Chỉ trong vòng một tháng, quân đội TQ đã san bằng 6 tỉnh biên giới của VN; đã chặt đầu, mổ bụng, cưỡng hiếp và chôn sống vô số thường dân VN ở dọc biên giới…
Quyển sách đã được các dịch giả Trần Trung Hỷ, biên tập Triệu Xuân, và Cty Văn hóa Phương Nam tổ chức chuyển ngữ, đặt lại tựa đề là Ma chiến hữu, rồi liên kết với Nxb Văn Học để ấn hành rộng rãi, nhằm mục đích phổ biến “một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” phá sạch/giết sạch của TQ. Trong lúc có khá nhiều quyển khác, cho dù được độc giả bình chọn hay hơn, nhưng đều bị ngăn chận/trù dập/thu hồi, như: Thời của thánh thần, Dưới chín tầng trời, Rồng đá…
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
4. Không Có Gì Ghê Gớm Hơn…
Trang mạng vietnamchina.gov.vn, thuộc hệ thống Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, cụ thể là của Bộ Công Thương VN, từng đăng nhiều tin/bài sử dụng các địa danh lãnh thổ của ta bằng tên gọi của TQ, lại còn khẳng định đoàn tàu Ngư Chính đến biển Ðông là để bảo vệ lãnh hải nước Tàu! Rứa mà, Nguyễn Thanh Hưng, Cục trưởng cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này, đã thản nhiên nhận định rằng “Không có gì quá ghê gớm cả… (bởi nó là) của mình nhưng mà là phía TQ phụ trách”!
Ngư dân VN, sau khi bị hải quân TQ bắt giam/đánh đập/cướp bóc trên đường tránh bão tại vùng biển Hoàng Sa, đến hàng tháng sau mới được thả về. Thông Tấn Xã Việt Nam lập tức đưa tin “Ngư dân về từ Trung Quốc”. Bài báo được gần 700 cơ quan ngôn luận các thứ ở đây đăng/đọc lại. Không một tổng biên tập nào dám lên tiếng rằng chính TTXVN đã mặc nhiên xác nhận đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi TQ chiếm đóng và giam giữ những ngư dân này là lãnh thổ Trung Quốc!
Tổng Cty Than Khoáng Sản VN (TKV) đã dành mọi ưu đãi để các nhà thầu TQ tự quyết đưa hàng ngàn lao động phổ thông TQ vào làm việc tại Tây Nguyên và nhiều nơi khác. Đến mức TS Phạm Chi Lan đã phải lên tiếng báo động về tình trạng sinh hoạt “tự trị” gây xung đột áp đảo đối với người Việt sở tại. Bất kể những bản tin nóng dồn dập trên báo, PTT thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã tự nguyện bênh vực là lao động phổ thông TQ các nơi được quản lý đúng “theo pháp luật Việt Nam”.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
5. Vang Rè Một Điệp Khúc
Vào dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên, Bắc Kinh đã tự ý tổ chức họp báo kể công của TQ là chính yếu. Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán của ta tại TQ đều im ắng y hệt Bộ Ngoại giao của ta ở Hà Nội, dù không ai thấy trong 16 chữ vàng có từ im lặng.
Trong suốt cả năm, qua nhiều lần tàu cá VN bị tàu chiến cải trang của TQ đâm chìm, toàn bộ dàn báo đài chính quy của ta chỉ được phép đưa tin về “tàu lạ”. Ngay cả khi TQ ra lệnh cấm ngư dân VN đánh cá trên ngư trường quen thuộc của họ thuộc lãnh hải VN, người phát ngôn Lê Dũng của ta vẫn chỉ nhiều lần lặp lại một điệp khúc (cũng quen thuộc không kém) rằng VN: “có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý…”. Trong lúc tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh từ đường dây nóng: “không làm phức tạp thêm tình hình!”.
Vào cuối tháng 11/2009, Học viện Ngoại giao và Đoàn luật sư VN đã long trọng tổ chức một hội nghị theo kiểu workshop hoành tráng và tầm cỡ quốc tế mệnh danh là “Biển Nam Trung Hoa: Hợp Tác Vì Sự Ổn Định Và Phát Triển Khu Vực”. Cụm từ “Biển Nam Trung Hoa” không chỉ chễm chệ trên chủ đề hội nghị, mà còn được lặp lại thêm 22 lần nữa trong toàn bộ 3 tệp hồ sơ “Ý Niệm”, “Chương Trình”, và “Danh Sách Khách Mời”. Có phải đây là 1 tấu sớ kín đáo của nhà nước ta dâng trình thiên triều, thông qua ban tổ chức hội nghị, là: Chính thức nhìn nhận danh xưng và chủ quyền “Biển Nam Trung Hoa” này trên vùng biển mà TQ từng vẽ 9 gạch hình lưỡi bò?
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
6. Lưng Cong Như Lưỡi Uốn…
GS Brantly Womack, trong tác phẩm China and Vietnam: The Politics of Asymmetry, đã nhận định quan hệ Việt–Trung “là một ca thú vị của mối quan hệ bất tương xứng lâu dài”:
Ở trong nước, đại lễ 1000 năm Thăng Long đã được Bộ chính trị định hướng sao cho hoành tráng xứng tầm với dịp kỷ niệm 60 năm quan hệ Việt-Trung. Hà Nội rốt ráo lo cải tạo các dòng sông bẩn; xây dựng các tượng đài, công viên, bảo tàng, thư viện; tổ chức nhiều buổi hội thảo “Tăng cường niềm tin trong quan hệ Việt-Trung”…
Riêng TT Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho PTT Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo việc thí điểm xây dựng Học viện Khổng Tử, vốn là “cơ quan truyền bá văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài”, song song với một Cung Hữu nghị Việt-Trung, cũng do Bắc Kinh tài trợ, một công trình mà Lỗ Kiến Hoa, trợ lý Bộ trưởng bộ Thương mại TQ, trang trọng gọi là “điểm sáng” của “Năm Hữu nghị Việt – Trung 2010”.
Ở ngoài nước, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Bắc Kinh là Nguyễn Văn Thơ (từng đoạt cờ thi đua của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/8/2009), đã cật lực ngợi ca mối tương quan vương-hầu/chủ-tớ đó, bằng cách:
- Mô tả mức độ hoàng tráng của đại lễ quốc khánh TQ ngày 1/10/2009 là: “Hết sức huy hoàng… Đây là niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa, cũng là niềm tự hào của các nước châu Á trong đó có Việt Nam”.
- Chúc tụng đài phát thanh Tiếng Nói Vịnh Bắc Bộ của TQ trong ngày đầu khai mở chương trình tuyên truyền bằng Việt ngữ: “Chúc đài thành công trong sự nghiệp của mình”.
Còn Tổng lãnh sự Nguyễn Anh Dũng ở Nam Ninh thì “Chân thành mong ‘Tiếng nói Vịnh Bắc Bộ’ sẽ truyền đi những thông tin góp phần tăng cường quan hệ cùng có lợi giữa nhân dân hai nước, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị đời đời xanh tươi giữa nhân dân hai nước chúng ta”.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
7. Biểu Tình Lợi Hay Hại???
Hệ thống mạng của ta quả cực an toàn, cả ba mặt:
Một là, nhà nước ta đã ban hành biện pháp tường lửa ngăn chận các thao tác truy nhập vào các trang mạng “phản động”, hay, đột nhập bằng kỹ thuật số vào các trang webs/blogs thiếu thiện chí và kém thiện ý với xã hội chủ nghĩa, quan trọng nhất là triệt để ngăn chận các trang mạng Cửu Bình và Pháp Luân Công tiếng Việt.
Hai là, các trang mạng có tính phản biện chắc cú và đại trà mà chính phủ ta không trả lời nổi thì đều có nhiều cơ hội ngang nhau để xảy ra các sự cố “bất thường”. BauxiteVietNam hay Talawas chỉ là những tiêu biểu làm nền.
Ba là, chính lãnh đạo ở cấp thượng tầng đảng ta đã cho duyệt đăng ngay trên cpv.org.vn (trang mạng chính thức của toàn đảng và là cơ quan ngôn luận của trung ương đảng) những bài viết ca tụng thiên triều, nhằm bình thường hóa những địa danh đất nước ta theo tên gọi của Tàu, và bình thường hóa cả những động thái/đối sách “mềm mỏng” của lãnh đạo ta.
Thêm vào đó, chính đích thân một trong những lãnh đạo tư tưởng/lý luận ở cấp cao nhất của ta cũng đã quát tháo những câu hỏi chất vấn thanh niên rường cột nước nhà: “Làm cái gì? Để làm cái gì? Tôi hỏi các anh các chị: Các anh các chị làm như thế, biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại???”.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
8. Biển Đông Là Của Nước Nào?
Ấn phẩm Chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam của báo Phụ nữ Thành phố có đăng một bài viết về những chàng thủy thủ, kèm theo một bức ảnh độc đáo, đã khiến độc giả cực hoang mang, không rõ đối tượng ca ngợi Hải Quân là Hải Quân nào? Hoá ra, đó là bức ảnh lính thủy của TQ, với một dòng chú thích bồi hồi cực tả bên dưới: “Lâu lắm rồi mới thấy lại những hình ảnh này. Rất đông những chàng trai. Họ đi theo hàng theo khối, từ từ tiến vào sân ga”…
Họ không chỉ quanh quẩn ở sân ga của ta, theo bài báo Phụ Nữ. Họ đâm chìm tàu cá của ngư dân ta và ít lâu sau mới được báo đài ta loan tin mơ hồ về những con “tàu lạ”. Họ ra lệnh cấm đánh cá trên một diện tích 130 ngàn cây số vuông Biển Đông của ta. Họ bắt giam/đánh đập/cướp bóc/giữ tàu/thu lưới của ngư dân ta và công khai đòi tiền chuộc…
Họ đã khiến cho Bộ Ngoại Giao của ta có thêm tên mới là Bộ Giao Thiệp. Họ đã hạ tầng các công hàm ngoại giao của ta thành những bản kiến nghị. Họ đã khiến cho lãnh đạo sở tại của ta nhận định rõ ràng chắc cú về biển đảo của đất nước chỉ là những “bãi hoang chim ỉa!”. Và khiến cho QH ta nhanh chóng/hồn nhiên kết án tử hình tập thể ngư dân ta bằng cách thông qua dự luật dân quân tự vệ biển.
Họ đã giúp cho Bộ Công an của ta sớm ban hành/áp dụng luật mới: Thanh niên VN không được mặc áo có in dòng chữ “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”! Đã có những bloggers bị bắt giam về tội này, và cũng đã có những thanh niên bị công an lột áo ngay giữa những buổi tọa đàm. Trong ngành giáo dục, thậm chí, đã có lệnh Học sinh không được phép phản đối lính Trung Quốc cướp bóc/đánh đập ngư dân Việt Nam!..
Ở cấp vĩ mộ, đã có QĐ 97 cấm trí thức VN công khai phản biện các chính sách của đảng và nhà nước ta. Gọi là để phòng chống mọi khả năng/xác suất làm mích lòng/phật ý Bắc Kinh.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
9. Bùn Đỏ Là Chủ Trương Lớn!
Có 3 câu nói được nhiều giới quan sát ghi nhận là “phát ngôn ấn tượng” vào bậc “top 10” của VN trong năm 2009:
1> TT Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 4/2/2009: “Khai thác bô-xit Tây nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”. Lời phát ngôn này không chỉ “ấn tượng” suông. Nó đáng giá 150 triệu USD.
2> Bên lề Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên ngày 5/9/2009, tại Buôn Ma Thuột, PTT Trương Vĩnh Trọng đã trịnh trọng phát biểu một quan điểm áp đảo: “Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là đúng đắn và đang gặp thuận lợi”, bất kể những đợt triều cường phản biện của trí thức/thanh niên/bloggers cả nước.
3> Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn cho tổ chức họp báo để gióng tiếng tuyên bố: “Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này… Chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ”! Những hai ngày trước khi chính thức khai mạc kỳ họp thứ 5 khóa XII nhằm phê chuẩn dự án bauxite Tây Nguyên!
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
10. Ảnh Vi Phạm Tác Quyền
Không hề vi phạm tác quyền, ngay trên trang mạng Chính phủ, là tấm hình PTT Hoàng Trung Hải cầu lộc cầu tài khúm na khúm núm bắt tay Ôn Gia Bảo, thể hiện toàn cảnh một nền văn hóa đối ngoại nô dịch dễ bảo/sẵn sàng lệ thuộc/chầu chực liếm giày. Nói theo kiểu ẩn dụ của nguyên Trưởng ban biên giới Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn báo Văn Hóa (California) thì là “Phải biết sống với họ!” (vừa là đồng chí-vừa là con em?).
Còn chính thức “vi phạm tác quyền”, và chỉ mắc mỗi lỗi công khai “vi phạm tác quyền”, theo lời khẳng định của nhà chức trách TS Nguyễn Thành Rum, chính là bức ảnh quân đội nhân dân TQ được dùng làm tiền cảnh cực hoành tráng cho loạt panô đại trà kỷ niệm 65 năm quân đội nhân dân và 20 năm ngày quốc phòng toàn dân VN.
Vào ngày kỷ niệm lẽ ra không thể kém tính hào hùng này, không ai thấy người anh cả 5 sao của quân đội nhân dân xuất hiện/phát biểu trên bất kỳ một trang báo nào. Cũng không thấy một bài viết nào phản bác luận điệu cướp công chiến thắng Điện Biên về tay các tướng Tàu (Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Lã Quý Ba…).
Ngược lại, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Bắc Kinh là Nguyễn Văn Thơ, nhân dịp này đã long trọng tuyên bố: “Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em” (trong mấy mươi năm cương quyết hy sinh đến người VN cuối cùng để đánh Mỹ!).
Cứ ngỡ như xưa nay cái hình ảnh quân đội ta là một biểu trưng Hồn Trương Ba-Da Hàng Thịt đối với quân đội nhân dân TQ. Nay, với những chuyến “giao lưu sĩ quan trẻ” cộng thêm đợt cải tiến quân trang/quân phục mới, cả hai đã thực sự đã “sắt cầm hảo hợp”…
Còn Đại tá Tiến sĩ Dương Văn Lượng, trong bài phân tích “Âm Mưu, Thủ Đoạn Diễn Biến Hoà Bình Trong Lĩnh Vực Đối Ngoại”, đã cực lực khẳng quyết tâm ý bảo vệ thiên triều: “Các thế lực thù địch chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam đã lợi dụng những vấn đề do lịch sử để lại về chủ quyền biên giới, hải đảo nhằm chia rẽ quan hệ khăng khít giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhằm biến Việt Nam thành con đê ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tràn xuống các nước phía dưới vùng Đông Nam Á, nơi ảnh hưởng của thế lực tư bản đang ngự trị…”.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
*
- Chung Ý, Chung Lòng, Chung Một Biển Đông? -
Trong cả kho tàng âm nhạc Việt, ngay từ giữa thế kỷ trước và trong đầu thế kỷ này, có lẽ không có bài hát nào có khả năng lột tả toàn bộ tính chất phấn khích môi răng của mối quan hệ Lãnh Đạo Việt-Trung như bài “Việt Nam–Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận: “Việt Nam-Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông. Bên sông, tắm cùng một dòng, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, sớm sớm, chung nghe tiếng gà gáy cùng. A…a… a… nhân dân ta, chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi. A…a… a… nhân dân ta ca muôn năm: Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông…”.
Không chỉ vậy, bài hát còn tiên tri/phóng họa ra cả toàn cảnh một mối tương quan chính trị trùm lấp mà lắm tay phân tích (thiếu thiện chí và kém thiện ý) người nước ngoài đã xách mé gọi cái chủ nghĩa bành trướng/đại hán/bá quyền/nước lớn đó là “cái bóng của Trung Quốc”!
Cái bóng râm bá quyền đó không tự nó trên trời rơi xuống. Lãnh đạo TQ chỉ giản đơn búng tay gieo hạt. Chính dàn lãnh đạo Ba Đình của ta, dù được hay không được nêu tên trong bài hát nói trên, đã tự nguyện phấn đấu cắm cúi cặm cụi bón phân tưới nước cho nó rộng tàn vững gốc như ngày nay.
- Không Sẵn Tay Sai, Há Dễ Có Quan Thầy? -
Hiện tượng “bóng đè” đó chính là nguồn cội của bức công hàm 1958. Nó chính là cơ sở của động thái bàng quan tọa thị trước sự kiện biển Đông dậy sóng năm 1974. Nó chính là nguyên ủy thấy trước của các trận địa chiến 1979 và hải chiến 1988 khốc liệt kinh hoàng. Và nó cũng chính là điều cắt nghĩa trọn vẹn/sâu sắc nhất về tất cả những quyết định/chính sách/chỉ thị áp đảo/giải tán/bịt miệng/dập tắt/(và thậm chí cả) khép án… lòng yêu nước cùng sự thể hiện niềm tự trọng dân tộc của trí thức/thanh niên/bloggers Việt Nam trong suốt mấy năm qua.
Nhìn về tương lai, nếu cả thế giới nói chung và TQ nói riêng có thể tiến tới những mục tiêu phát triển của họ, thì chính căn bệnh “bóng đè tự nguyện” của lãnh đạo ta sẽ không chỉ che mắt chính họ đến chẳng thể có được một viễn kiến nào, mà còn ngáng chân cột cẳng cả dân tộc ta đến không còn một ai được phát huy cá nhân để thăng hoa xã hội.
Đảng và nhà nước có bắt giam/áp án hết cả những trái tim khẳng định “Hoàng-Trường Sa là của Việt Nam” thì cũng chẳng khiến nổi Bắc Kinh từ bỏ/ngừng nghỉ cái tham vọng độc bá của nó hoặc là sẽ bớt coi thường giới lãnh đạo CSVN. Bởi, không có một ai coi trọng tính hèn và lời van, ngay cả kẻ thù cũng Rứa. Huống gì ở đây lãnh đạo ta đã hình thành trong tàng thức của họ một tính khí đê hèn có hệ thống và thành truyền thống!
Ngày nào căn bệnh “bóng đè tự nguyện” của lãnh đạo ta còn đó thì sẽ vẫn còn đó nguyên xi một guồng máy thiển cận/tham ô/nô dịch chuyên chú phục vụ cho quyền lợi của ngoại bang để xây riêng nhà thờ tổ. Hà Nội sẽ trở thành phủ lỵ một châu huyện của Tàu. 46 Hoàng Diệu sẽ là dinh Thái Thú. Hệ quả của nó, do đó, chỉ có thể là một cấp số nhân mới cáu của các chỉ số tụt hậu/đội sổ của một xứ sở từng có tên gọi là Việt Nam. Đất nước sẽ khó vượt thoát ra khỏi các lũy tre gia công. Con người sẽ không dứt nỗi kỳ vọng vào những tờ vé số.
Hãy tận lực giúp nhau để giúp cho đất nước có được một chính quyền nhân dân đích thực: Giàu lòng tự trọng – Vững chí tự quyết – Bền gan tự lập – Chính tâm tự hào.
30/12/2009 – đôi điều lược toán cuối năm.
Blogger Đinh Tấn Lực
Đinh Tấn Lực
Dec 29, '09 11:38 PM
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/511/511
Trang mạng http://bauxitevietnam.info/ lại phải cố khắc phục thêm một sự cố “bất thường”, sau gần một năm hoạt động vượt mặt tất cả các trang mạng chính quy trong nước, với lượng truy cập kỷ lục cả về số lượt, tốc độ, lẫn mức độ hiệu quả trên tổng số nhân sự hoặc chi phí.
Sự cố “bất thường” từng nhiều lần xảy ra đó, âu cũng là điều có thể mường tượng được từ đầu, hoặc, chí ít là chẳng mấy ai coi đó như một “bất ngờ” trên cái nền tảng sinh hoạt chính trị nghiệt ngã Thậm hèn với giặc-Cực ác với dân như Rứa. Và chẳng phải đó cũng chỉ là hiệu ứng/hệ quả của một nền ngoại giao mẫu-tử/thầy-trò/chủ-tớ hay sao?
Hãy cùng lược xem mối quan hệ này “hữu hảo” tới đâu trong năm 2009?
Thiên Tuế Ta – Lục Tuần Tàu
Đáp ứng lời thỉnh cầu của Hà Nội (ngày 15/1/1950), Bắc Kinh là chính phủ đầu tiên trên thế giới đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (ngày 18/1/1950). Sau đó mới lần lượt tới Liên Xô và các nước Đông Âu cũ (mà nay đã cực lực dân chủ hóa để cất cánh). Tức, chỉ còn dăm ngày nữa là đến dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước vừa kể.
Tuy nhiên, xem ra, chỉ riêng đối với Trung Quốc (TQ) là có phần đặc biệt nổi trội hơn cả: đảng và nhà nước ta đang cất công đề xuất/ráp nối/phối hợp với đại lễ 1000 năm Thăng Long, gọi là để cho dịp kỷ niệm 60 năm hữu nghị này gia tăng thêm bội phần long trọng!
Kể cũng là “có cơ sở”! Bởi, công lao của Bắc Kinh đã từng đỡ đầu/trợ giúp/chỉ đạo cho đảng và nhà nước ta, tính từ thời Điện Biên cho tới Mậu Thân, tính từ chiến dịch biên giới tới cải cách ruộng đất, tính cả nhân/vật/tài lực, tính cả cố vấn/chuyên gia lẫn tham mưu/chỉ huy, tính cả kinh viện lẫn quân viện… hẳn phải ví như Thái Sơn/Nam Hải. Và bởi, quan trọng hơn cả, hiện chỉ có TQ là còn chút khả năng trước một nhúm đầu cúi tay ngửa, như chủ nhiệm một trại mồ côi trông coi toàn bộ cộng đồng cộng sản còn sót lại, sau khi các chế độ thuộc Quốc Tế III đành buông thắt lưng nhau mà tan rã.
Cách tính “1000 tuổi Ta-60 tuổi Tàu” đầy ắp chất cảm kích/cúc cung/sáng tạo như trên, hóa ra, cũng là một cách báo đền ơn sâu nghĩa nặng. Rứa là tròn chữ quân thần. Rứa là phải đạo bề tôi. Rứa là đẹp lòng thiên tử.
Trong bản Thông cáo báo chí chung hồi cuối tháng 8/2006, nhân chuyến khấu kiến Bắc Kinh của vợ chồng Nông Đức Mạnh, TQ đã khẳng định sự hài lòng về mối quan hệ giữa hai đảng và nhà nước.
Sự hài lòng đó, nhờ nỗ lực phi thường của lãnh đạo đảng và nhà nước ta, đã kéo dài và gia tăng gấp bội trong năm 2009 này:
1. Thăm Thẳm Mốc Biên Giới
Theo TTXVN: “Vào những giây phút giao thừa chào năm mới 2009, các lực lượng tham gia phân giới cắm mốc Việt-Trung có thể tự hào báo cáo với Tổ quốc Việt Nam yêu quý đã hoàn thành nhiệm vụ được lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước giao phó: kết thúc phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt-Trung…”.
Biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc dài khoảng 1.406km, giữa 7 tỉnh cực Bắc của VN là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, tiếp giáp với 2 tỉnh cực Nam của TQ là Vân Nam và Quảng Tây. Toàn tuyến biên giới Việt-Trung được đánh dấu bằng 1971 mốc, bao gồm 1378 mốc chính và 593 mốc phụ.
Trong đó, một số cột mốc mới cáu đã nhanh chân chạy vào cương thổ nước ta, trong lúc hơn bảy trăm cây số vuông đất cũ đã cùng ải Nam Quan và một phần thác Bản Giốc đã theo quyết định của “trên” mà âm thầm trườn sang nước bạn.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
2. Mênh Mông Tình Hữu Nghị
Kỷ niệm 30 năm cuộc chiến đấu vệ quốc oai hùng của quân dân ta gìn giữ biên cương phía Bắc hồi tháng 2/1979, với núi xương sông máu của hàng chục vạn thanh niên rường cột nước nhà đổ ra bảo vệ từng tấc đất dọc biên trước cuộc tiến công vũ bão gọi là “giáo trừng” của bọn giặc bá quyền nước lớn… đã chìm sâu vào một cõi im lặng gần như tuyệt đối của hàng ngàn cơ quan báo đài chính quy của đảng và nhà nước ta. Lý do? Đã có chỉ thị của Ban Tuyên Giáo Trung Ương nghiêm cấm hệ thống báo đài ở đây đưa tin/viết bài đề cập đến cuộc xâm lăng 1979 của TQ.
Quyển “Sách Trắng 1979” của Bộ Ngoại Giao đã mất biến theo những dòng sử cải biên. Quyển “Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh” (Nxb Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, 30/08/1979), và cả bộ sách “Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua” (Nxb Sự Thật, Hà Nội 10/1979)… đều đã được thu hồi và tiêu hủy sạch.
Tất cả các bài ca biên giới hào hùng một thời, đã theo lệnh “trên”, cũng từ lâu tắt tịt (Ngày ra đi, hướng biên cương, gió bấc tràn về lòng anh lạnh buốt. Nòng súng đen dán câu thơ, Ý thơ thiệt hay là thơ Lý Thường Kiệt…/Và anh lại ra đi, vui như ngày hội, Mùa xuân biên giới, súng anh gác trời xa…). Ngay cả “Những đôi mắt mang hình viên đạn” cũng đã im lìm nhắm kín.
Đối với mối quan hệ “mênh mông tình hữu nghị” của đảng và nhà nước ta, sự hy sinh bảo vệ Tổ quốc của họ không chỉ đơn thuần là vô nghĩa, bởi chẳng từng có một lời tri ân nào được lãnh đạo ta nhắc tới vào dịp kỷ niệm 30 năm giỗ họ. Sự hy sinh đó còn biến thành lớp lá mục lót đường từ lâu để đón nhận 16 chữ vàng của thiên triều.
Năm nay, sự hy sinh đó đã bị phũ phàng xóa sạch bằng những bài báo ca tụng viên tướng tư lệnh quân khu Quảng Châu từng chỉ huy trận chiến bành trướng xâm lăng VN 1979 là Hứa Thế Hữu, ngay trên cơ quan ngôn luận/tuyên truyền của thành ủy thủ đô là tờ Hà Nội Mới.
Sự hy sinh đó cũng đã ngậm ngùi chìm mất tăm bên dưới những vòng hoa tưởng niệm “Ðời đời nhớ ơn các liệt sĩ TQ” ở nghĩa trang biên giới Long Châu thuộc tỉnh Quảng Tây…
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
3. Ngoại Xâm Đích Thực Anh Hùng?
Nguyên tác là quyển Chiến hữu trùng phùng, của tác giả Mạc Ngôn. Nội dung là nhằm xiển dương chủ trương “phá sạch-giết sạch” của quân đội nhân dân TQ trong cuộc chiến xâm lược VN năm 1979, dưới tên gọi là cuộc chiến “giáo trừng bọn man di” ở phương Nam (Chính Đặng Tiểu Bình, trên truyền hình trực tiếp, đã công khai gọi “VN là bọn côn đồ. Phải dạy cho chúng một bài học”. Rồi tới lúc nối lại bang giao 1991, Giang Trạch Dân đã mắng xéo Nguyễn Văn Linh là “quân vô ơn”, bằng cách xén tặng một câu trong bài thơ đểu của Giang Vĩnh đời Thanh).
Quyển sách kể lại diễn tiến cuộc xung đột vũ trang khốc liệt giữa 2 nước từng là “bầu bạn anh em” và từng sát vai tiến tới một thế giới đại đồng: Chỉ trong vòng một tháng, quân đội TQ đã san bằng 6 tỉnh biên giới của VN; đã chặt đầu, mổ bụng, cưỡng hiếp và chôn sống vô số thường dân VN ở dọc biên giới…
Quyển sách đã được các dịch giả Trần Trung Hỷ, biên tập Triệu Xuân, và Cty Văn hóa Phương Nam tổ chức chuyển ngữ, đặt lại tựa đề là Ma chiến hữu, rồi liên kết với Nxb Văn Học để ấn hành rộng rãi, nhằm mục đích phổ biến “một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” phá sạch/giết sạch của TQ. Trong lúc có khá nhiều quyển khác, cho dù được độc giả bình chọn hay hơn, nhưng đều bị ngăn chận/trù dập/thu hồi, như: Thời của thánh thần, Dưới chín tầng trời, Rồng đá…
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
4. Không Có Gì Ghê Gớm Hơn…
Trang mạng vietnamchina.gov.vn, thuộc hệ thống Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, cụ thể là của Bộ Công Thương VN, từng đăng nhiều tin/bài sử dụng các địa danh lãnh thổ của ta bằng tên gọi của TQ, lại còn khẳng định đoàn tàu Ngư Chính đến biển Ðông là để bảo vệ lãnh hải nước Tàu! Rứa mà, Nguyễn Thanh Hưng, Cục trưởng cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này, đã thản nhiên nhận định rằng “Không có gì quá ghê gớm cả… (bởi nó là) của mình nhưng mà là phía TQ phụ trách”!
Ngư dân VN, sau khi bị hải quân TQ bắt giam/đánh đập/cướp bóc trên đường tránh bão tại vùng biển Hoàng Sa, đến hàng tháng sau mới được thả về. Thông Tấn Xã Việt Nam lập tức đưa tin “Ngư dân về từ Trung Quốc”. Bài báo được gần 700 cơ quan ngôn luận các thứ ở đây đăng/đọc lại. Không một tổng biên tập nào dám lên tiếng rằng chính TTXVN đã mặc nhiên xác nhận đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi TQ chiếm đóng và giam giữ những ngư dân này là lãnh thổ Trung Quốc!
Tổng Cty Than Khoáng Sản VN (TKV) đã dành mọi ưu đãi để các nhà thầu TQ tự quyết đưa hàng ngàn lao động phổ thông TQ vào làm việc tại Tây Nguyên và nhiều nơi khác. Đến mức TS Phạm Chi Lan đã phải lên tiếng báo động về tình trạng sinh hoạt “tự trị” gây xung đột áp đảo đối với người Việt sở tại. Bất kể những bản tin nóng dồn dập trên báo, PTT thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã tự nguyện bênh vực là lao động phổ thông TQ các nơi được quản lý đúng “theo pháp luật Việt Nam”.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
5. Vang Rè Một Điệp Khúc
Vào dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên, Bắc Kinh đã tự ý tổ chức họp báo kể công của TQ là chính yếu. Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán của ta tại TQ đều im ắng y hệt Bộ Ngoại giao của ta ở Hà Nội, dù không ai thấy trong 16 chữ vàng có từ im lặng.
Trong suốt cả năm, qua nhiều lần tàu cá VN bị tàu chiến cải trang của TQ đâm chìm, toàn bộ dàn báo đài chính quy của ta chỉ được phép đưa tin về “tàu lạ”. Ngay cả khi TQ ra lệnh cấm ngư dân VN đánh cá trên ngư trường quen thuộc của họ thuộc lãnh hải VN, người phát ngôn Lê Dũng của ta vẫn chỉ nhiều lần lặp lại một điệp khúc (cũng quen thuộc không kém) rằng VN: “có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý…”. Trong lúc tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh từ đường dây nóng: “không làm phức tạp thêm tình hình!”.
Vào cuối tháng 11/2009, Học viện Ngoại giao và Đoàn luật sư VN đã long trọng tổ chức một hội nghị theo kiểu workshop hoành tráng và tầm cỡ quốc tế mệnh danh là “Biển Nam Trung Hoa: Hợp Tác Vì Sự Ổn Định Và Phát Triển Khu Vực”. Cụm từ “Biển Nam Trung Hoa” không chỉ chễm chệ trên chủ đề hội nghị, mà còn được lặp lại thêm 22 lần nữa trong toàn bộ 3 tệp hồ sơ “Ý Niệm”, “Chương Trình”, và “Danh Sách Khách Mời”. Có phải đây là 1 tấu sớ kín đáo của nhà nước ta dâng trình thiên triều, thông qua ban tổ chức hội nghị, là: Chính thức nhìn nhận danh xưng và chủ quyền “Biển Nam Trung Hoa” này trên vùng biển mà TQ từng vẽ 9 gạch hình lưỡi bò?
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
6. Lưng Cong Như Lưỡi Uốn…
GS Brantly Womack, trong tác phẩm China and Vietnam: The Politics of Asymmetry, đã nhận định quan hệ Việt–Trung “là một ca thú vị của mối quan hệ bất tương xứng lâu dài”:
Ở trong nước, đại lễ 1000 năm Thăng Long đã được Bộ chính trị định hướng sao cho hoành tráng xứng tầm với dịp kỷ niệm 60 năm quan hệ Việt-Trung. Hà Nội rốt ráo lo cải tạo các dòng sông bẩn; xây dựng các tượng đài, công viên, bảo tàng, thư viện; tổ chức nhiều buổi hội thảo “Tăng cường niềm tin trong quan hệ Việt-Trung”…
Riêng TT Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho PTT Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo việc thí điểm xây dựng Học viện Khổng Tử, vốn là “cơ quan truyền bá văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài”, song song với một Cung Hữu nghị Việt-Trung, cũng do Bắc Kinh tài trợ, một công trình mà Lỗ Kiến Hoa, trợ lý Bộ trưởng bộ Thương mại TQ, trang trọng gọi là “điểm sáng” của “Năm Hữu nghị Việt – Trung 2010”.
Ở ngoài nước, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Bắc Kinh là Nguyễn Văn Thơ (từng đoạt cờ thi đua của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/8/2009), đã cật lực ngợi ca mối tương quan vương-hầu/chủ-tớ đó, bằng cách:
- Mô tả mức độ hoàng tráng của đại lễ quốc khánh TQ ngày 1/10/2009 là: “Hết sức huy hoàng… Đây là niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa, cũng là niềm tự hào của các nước châu Á trong đó có Việt Nam”.
- Chúc tụng đài phát thanh Tiếng Nói Vịnh Bắc Bộ của TQ trong ngày đầu khai mở chương trình tuyên truyền bằng Việt ngữ: “Chúc đài thành công trong sự nghiệp của mình”.
Còn Tổng lãnh sự Nguyễn Anh Dũng ở Nam Ninh thì “Chân thành mong ‘Tiếng nói Vịnh Bắc Bộ’ sẽ truyền đi những thông tin góp phần tăng cường quan hệ cùng có lợi giữa nhân dân hai nước, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị đời đời xanh tươi giữa nhân dân hai nước chúng ta”.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
7. Biểu Tình Lợi Hay Hại???
Hệ thống mạng của ta quả cực an toàn, cả ba mặt:
Một là, nhà nước ta đã ban hành biện pháp tường lửa ngăn chận các thao tác truy nhập vào các trang mạng “phản động”, hay, đột nhập bằng kỹ thuật số vào các trang webs/blogs thiếu thiện chí và kém thiện ý với xã hội chủ nghĩa, quan trọng nhất là triệt để ngăn chận các trang mạng Cửu Bình và Pháp Luân Công tiếng Việt.
Hai là, các trang mạng có tính phản biện chắc cú và đại trà mà chính phủ ta không trả lời nổi thì đều có nhiều cơ hội ngang nhau để xảy ra các sự cố “bất thường”. BauxiteVietNam hay Talawas chỉ là những tiêu biểu làm nền.
Ba là, chính lãnh đạo ở cấp thượng tầng đảng ta đã cho duyệt đăng ngay trên cpv.org.vn (trang mạng chính thức của toàn đảng và là cơ quan ngôn luận của trung ương đảng) những bài viết ca tụng thiên triều, nhằm bình thường hóa những địa danh đất nước ta theo tên gọi của Tàu, và bình thường hóa cả những động thái/đối sách “mềm mỏng” của lãnh đạo ta.
Thêm vào đó, chính đích thân một trong những lãnh đạo tư tưởng/lý luận ở cấp cao nhất của ta cũng đã quát tháo những câu hỏi chất vấn thanh niên rường cột nước nhà: “Làm cái gì? Để làm cái gì? Tôi hỏi các anh các chị: Các anh các chị làm như thế, biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại???”.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
8. Biển Đông Là Của Nước Nào?
Ấn phẩm Chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam của báo Phụ nữ Thành phố có đăng một bài viết về những chàng thủy thủ, kèm theo một bức ảnh độc đáo, đã khiến độc giả cực hoang mang, không rõ đối tượng ca ngợi Hải Quân là Hải Quân nào? Hoá ra, đó là bức ảnh lính thủy của TQ, với một dòng chú thích bồi hồi cực tả bên dưới: “Lâu lắm rồi mới thấy lại những hình ảnh này. Rất đông những chàng trai. Họ đi theo hàng theo khối, từ từ tiến vào sân ga”…
Họ không chỉ quanh quẩn ở sân ga của ta, theo bài báo Phụ Nữ. Họ đâm chìm tàu cá của ngư dân ta và ít lâu sau mới được báo đài ta loan tin mơ hồ về những con “tàu lạ”. Họ ra lệnh cấm đánh cá trên một diện tích 130 ngàn cây số vuông Biển Đông của ta. Họ bắt giam/đánh đập/cướp bóc/giữ tàu/thu lưới của ngư dân ta và công khai đòi tiền chuộc…
Họ đã khiến cho Bộ Ngoại Giao của ta có thêm tên mới là Bộ Giao Thiệp. Họ đã hạ tầng các công hàm ngoại giao của ta thành những bản kiến nghị. Họ đã khiến cho lãnh đạo sở tại của ta nhận định rõ ràng chắc cú về biển đảo của đất nước chỉ là những “bãi hoang chim ỉa!”. Và khiến cho QH ta nhanh chóng/hồn nhiên kết án tử hình tập thể ngư dân ta bằng cách thông qua dự luật dân quân tự vệ biển.
Họ đã giúp cho Bộ Công an của ta sớm ban hành/áp dụng luật mới: Thanh niên VN không được mặc áo có in dòng chữ “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”! Đã có những bloggers bị bắt giam về tội này, và cũng đã có những thanh niên bị công an lột áo ngay giữa những buổi tọa đàm. Trong ngành giáo dục, thậm chí, đã có lệnh Học sinh không được phép phản đối lính Trung Quốc cướp bóc/đánh đập ngư dân Việt Nam!..
Ở cấp vĩ mộ, đã có QĐ 97 cấm trí thức VN công khai phản biện các chính sách của đảng và nhà nước ta. Gọi là để phòng chống mọi khả năng/xác suất làm mích lòng/phật ý Bắc Kinh.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
9. Bùn Đỏ Là Chủ Trương Lớn!
Có 3 câu nói được nhiều giới quan sát ghi nhận là “phát ngôn ấn tượng” vào bậc “top 10” của VN trong năm 2009:
1> TT Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 4/2/2009: “Khai thác bô-xit Tây nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”. Lời phát ngôn này không chỉ “ấn tượng” suông. Nó đáng giá 150 triệu USD.
2> Bên lề Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên ngày 5/9/2009, tại Buôn Ma Thuột, PTT Trương Vĩnh Trọng đã trịnh trọng phát biểu một quan điểm áp đảo: “Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là đúng đắn và đang gặp thuận lợi”, bất kể những đợt triều cường phản biện của trí thức/thanh niên/bloggers cả nước.
3> Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn cho tổ chức họp báo để gióng tiếng tuyên bố: “Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này… Chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ”! Những hai ngày trước khi chính thức khai mạc kỳ họp thứ 5 khóa XII nhằm phê chuẩn dự án bauxite Tây Nguyên!
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
10. Ảnh Vi Phạm Tác Quyền
Không hề vi phạm tác quyền, ngay trên trang mạng Chính phủ, là tấm hình PTT Hoàng Trung Hải cầu lộc cầu tài khúm na khúm núm bắt tay Ôn Gia Bảo, thể hiện toàn cảnh một nền văn hóa đối ngoại nô dịch dễ bảo/sẵn sàng lệ thuộc/chầu chực liếm giày. Nói theo kiểu ẩn dụ của nguyên Trưởng ban biên giới Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn báo Văn Hóa (California) thì là “Phải biết sống với họ!” (vừa là đồng chí-vừa là con em?).
Còn chính thức “vi phạm tác quyền”, và chỉ mắc mỗi lỗi công khai “vi phạm tác quyền”, theo lời khẳng định của nhà chức trách TS Nguyễn Thành Rum, chính là bức ảnh quân đội nhân dân TQ được dùng làm tiền cảnh cực hoành tráng cho loạt panô đại trà kỷ niệm 65 năm quân đội nhân dân và 20 năm ngày quốc phòng toàn dân VN.
Vào ngày kỷ niệm lẽ ra không thể kém tính hào hùng này, không ai thấy người anh cả 5 sao của quân đội nhân dân xuất hiện/phát biểu trên bất kỳ một trang báo nào. Cũng không thấy một bài viết nào phản bác luận điệu cướp công chiến thắng Điện Biên về tay các tướng Tàu (Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Lã Quý Ba…).
Ngược lại, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN tại Bắc Kinh là Nguyễn Văn Thơ, nhân dịp này đã long trọng tuyên bố: “Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em” (trong mấy mươi năm cương quyết hy sinh đến người VN cuối cùng để đánh Mỹ!).
Cứ ngỡ như xưa nay cái hình ảnh quân đội ta là một biểu trưng Hồn Trương Ba-Da Hàng Thịt đối với quân đội nhân dân TQ. Nay, với những chuyến “giao lưu sĩ quan trẻ” cộng thêm đợt cải tiến quân trang/quân phục mới, cả hai đã thực sự đã “sắt cầm hảo hợp”…
Còn Đại tá Tiến sĩ Dương Văn Lượng, trong bài phân tích “Âm Mưu, Thủ Đoạn Diễn Biến Hoà Bình Trong Lĩnh Vực Đối Ngoại”, đã cực lực khẳng quyết tâm ý bảo vệ thiên triều: “Các thế lực thù địch chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam đã lợi dụng những vấn đề do lịch sử để lại về chủ quyền biên giới, hải đảo nhằm chia rẽ quan hệ khăng khít giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhằm biến Việt Nam thành con đê ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tràn xuống các nước phía dưới vùng Đông Nam Á, nơi ảnh hưởng của thế lực tư bản đang ngự trị…”.
Rứa không là cái cốt tay sai rất đáng cho quan thầy hài lòng hả dạ đó sao?
*
- Chung Ý, Chung Lòng, Chung Một Biển Đông? -
Trong cả kho tàng âm nhạc Việt, ngay từ giữa thế kỷ trước và trong đầu thế kỷ này, có lẽ không có bài hát nào có khả năng lột tả toàn bộ tính chất phấn khích môi răng của mối quan hệ Lãnh Đạo Việt-Trung như bài “Việt Nam–Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận: “Việt Nam-Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông. Bên sông, tắm cùng một dòng, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, sớm sớm, chung nghe tiếng gà gáy cùng. A…a… a… nhân dân ta, chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi. A…a… a… nhân dân ta ca muôn năm: Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông…”.
Không chỉ vậy, bài hát còn tiên tri/phóng họa ra cả toàn cảnh một mối tương quan chính trị trùm lấp mà lắm tay phân tích (thiếu thiện chí và kém thiện ý) người nước ngoài đã xách mé gọi cái chủ nghĩa bành trướng/đại hán/bá quyền/nước lớn đó là “cái bóng của Trung Quốc”!
Cái bóng râm bá quyền đó không tự nó trên trời rơi xuống. Lãnh đạo TQ chỉ giản đơn búng tay gieo hạt. Chính dàn lãnh đạo Ba Đình của ta, dù được hay không được nêu tên trong bài hát nói trên, đã tự nguyện phấn đấu cắm cúi cặm cụi bón phân tưới nước cho nó rộng tàn vững gốc như ngày nay.
- Không Sẵn Tay Sai, Há Dễ Có Quan Thầy? -
Hiện tượng “bóng đè” đó chính là nguồn cội của bức công hàm 1958. Nó chính là cơ sở của động thái bàng quan tọa thị trước sự kiện biển Đông dậy sóng năm 1974. Nó chính là nguyên ủy thấy trước của các trận địa chiến 1979 và hải chiến 1988 khốc liệt kinh hoàng. Và nó cũng chính là điều cắt nghĩa trọn vẹn/sâu sắc nhất về tất cả những quyết định/chính sách/chỉ thị áp đảo/giải tán/bịt miệng/dập tắt/(và thậm chí cả) khép án… lòng yêu nước cùng sự thể hiện niềm tự trọng dân tộc của trí thức/thanh niên/bloggers Việt Nam trong suốt mấy năm qua.
Nhìn về tương lai, nếu cả thế giới nói chung và TQ nói riêng có thể tiến tới những mục tiêu phát triển của họ, thì chính căn bệnh “bóng đè tự nguyện” của lãnh đạo ta sẽ không chỉ che mắt chính họ đến chẳng thể có được một viễn kiến nào, mà còn ngáng chân cột cẳng cả dân tộc ta đến không còn một ai được phát huy cá nhân để thăng hoa xã hội.
Đảng và nhà nước có bắt giam/áp án hết cả những trái tim khẳng định “Hoàng-Trường Sa là của Việt Nam” thì cũng chẳng khiến nổi Bắc Kinh từ bỏ/ngừng nghỉ cái tham vọng độc bá của nó hoặc là sẽ bớt coi thường giới lãnh đạo CSVN. Bởi, không có một ai coi trọng tính hèn và lời van, ngay cả kẻ thù cũng Rứa. Huống gì ở đây lãnh đạo ta đã hình thành trong tàng thức của họ một tính khí đê hèn có hệ thống và thành truyền thống!
Ngày nào căn bệnh “bóng đè tự nguyện” của lãnh đạo ta còn đó thì sẽ vẫn còn đó nguyên xi một guồng máy thiển cận/tham ô/nô dịch chuyên chú phục vụ cho quyền lợi của ngoại bang để xây riêng nhà thờ tổ. Hà Nội sẽ trở thành phủ lỵ một châu huyện của Tàu. 46 Hoàng Diệu sẽ là dinh Thái Thú. Hệ quả của nó, do đó, chỉ có thể là một cấp số nhân mới cáu của các chỉ số tụt hậu/đội sổ của một xứ sở từng có tên gọi là Việt Nam. Đất nước sẽ khó vượt thoát ra khỏi các lũy tre gia công. Con người sẽ không dứt nỗi kỳ vọng vào những tờ vé số.
Hãy tận lực giúp nhau để giúp cho đất nước có được một chính quyền nhân dân đích thực: Giàu lòng tự trọng – Vững chí tự quyết – Bền gan tự lập – Chính tâm tự hào.
30/12/2009 – đôi điều lược toán cuối năm.
Blogger Đinh Tấn Lực
KIẾN NGHỊ của ĐẢNG DÂN CHỦ VN về BẢN ÁN đối với ông TRẦN ANH KIM
KIẾN NGHỊ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ
KIẾN NGHỊ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VỀ VỤ XÉT XỬ CỰU TRUNG TÁ TRẦN ANH KIM
Nơi nhận:
Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam
Ông Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp
Ngày 28/12/2009, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình kết thúc phiên tòa xét xử cựu trung tá Trần Anh Kim, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, với bản án 5 năm 6 tháng tù giam, cùng 3 năm quản chế sau thời gian giam giữ. Đảng Dân chủ Việt Nam cho đây là một phiên xử chiếu lệ và thiếu công minh. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam lấy danh nghĩa Nhà nước hoặc “chính quyền nhân dân” để sử dụng cơ quan tư pháp như một công cụ đàn áp các tiếng nói ôn hòa cần được chấm dứt, vì tinh thần thượng tôn pháp luật và đoàn kết dân tộc.
Trước hết, phiên tòa cho đây là vụ án “đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm lợi ích quốc gia” mà phiên xử chỉ diễn ra chưa đầy 01 buổi. Các thẩm phán, công tố viên, luật sư và bị can không thể trình bày hết các luận điểm và phản biện để tìm ra sự thật trong 4 tiếng đồng hồ. Thêm vào đó, hầu hết chi tiết trong vụ án có liên quan đến Đảng Dân chủ Việt Nam nhưng tòa án đã không mời các đại diện Đảng Dân chủ làm chứng cung để rộng đường dư luận. Các tình tiết vụ việc rõ ràng đã không được trình bày đầy đủ và chỉ phản ánh quan điểm của bên công tố. Một bản án dựa trên các tình tiết và lý luận một chiều như vậy không phải là một bản án công bằng.
Thứ hai, một phiên toà chiếu lệ như trên đã tỏ rõ các thẩm phán đã nhận quyết định trong việc kết án từ Đảng Cộng sản. Đây không thể là phiên tòa công minh và như vậy, phiên tòa đã không hoàn thành bổn phận thiêng liêng trong tiến trình xét xử một cách vô tư, độc lập trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Đảng Dân chủ Việt Nam lấy làm tiếc rằng các cơ quan tư pháp tiếp tục bị sử dụng như một công cụ hợp thức hóa để đàn áp những tiếng nói ôn hòa, xây dựng đất nước. Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu cơ quan tư pháp tiếp tục vận hành như từ lâu nay.
Cựu trung tá Trần Anh Kim là người đã dành cả cuộc đời vào sinh ra tử bảo vệ độc lập Tổ quốc. Và trong thời bình ông tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng vì công bằng và tiến bộ xã hội. Việc mang ra xét xử và tuyên án như vậy là không phù hợp với pháp lý và đạo lý xã hội, đi ngược lại chủ trương đoàn kết dân tộc và không nhất quán với đường lối xây dựng một Việt Nam văn minh, thịnh vượng.
Đảng Dân chủ Việt Nam yêu cầu Nhà nước Việt Nam hủy bỏ bản án trên và trả tự do cho chí hữu Trần Anh Kim vì ông thật sự vô tội. Những bất đồng giữa cộng sản và dân chủ trên con đường dân chủ hóa và phát triển đất nước cần được bàn thảo trên tinh thần đối thoại và trong tình tự dân tộc. Đảng Dân chủ Việt Nam luôn luôn có thiện chí đối thoại, mong muốn đoàn kết vì sự phát triển của đất nước. Nhà nước Việt Nam cần nhìn nhận đúng vai trò của công dân và các đảng phái trong công cuộc xây dựng đất nước và chấm dứt tình trạng độc tôn chính trị nhằm chiếm giữ quyền lực trái với pháp luật, ngược với lòng dân.
Ngày 28 tháng 12 năm 2009
Đảng Dân Chủ Việt Nam
Nguyễn Hoàng Lan, Phát Ngôn Nhân
http://www.ddcvn.info/
Sao gửi:
Các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt nam;
Các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước
Bản dịch
On December 28, 2009, People's Court in Thai Binh province convicted the former lieutenant colonel Tran Kim Anh, Vice Secretary of Democratic Party of Vietnam, and sentenced him to 5 years 6 months in prison with three years probation period after detention. The Democratic Party of Vietnam sees this trial as…….and lack of explicit evidences. The Communist Party of Vietnam needs to cease its action from exploiting the state or " People’s government " as a tool to suppressed peaceful expressions.
First, the indictment stated that the trial is a "particularly serious infringement of national securit" but the legal proceeding very brief. Judges, prosecutors, lawyers and the accused cannot proof all comments and criticisms to point out all the facts in the time frame of less than four hours. In addition, majority details of the case involved Democratic Party of Vietnam but the court did not invite the DPV representatives to testify. The facts of this case was not clearly presented and only reflected the views of the prosecutors. A verdict based on these details and……. of such an argument is not a fair verdict.
Secondly, the trial’s projection as the judge was aware of the decision received from the convicted Communist Party. This cannot be an impartial trial and so, it did not completed sacred duty of process in an impartial and independent.
Democratic Party of Vietnam regretted that the judicial department continues to be used as a tool for suppression of peaceful dialogues and nonviolent means. The rule of law in Vietnam will never be a reality if the judicial bodies continue to operate as the way it is now.
Former lieutenant-colonel Tran Anh Kim has scarified his whole life for the country’s independence. He continued to campaign against government corruption for the nation’s fairness and social developments. Therefore, the verdict was an unacceptable trial legally and morally. It is also contradict to the nation’s policies, which are building a united, civilized and prosperous country.
The Democratic Party of Viet Nam requests the Vietnam’s government to veto the verdict and release Mr. Tran Anh Kim unconditionally. The different conflict between socialist and the democracy can be solved by peaceful dialogues. As its good will, the Democratic Party of Viet Nam always strives for a united and civilized country. The Vietnam’s government should recognize the political roles of the Vietnamese citizens and political parties.
KIẾN NGHỊ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VỀ VỤ XÉT XỬ CỰU TRUNG TÁ TRẦN ANH KIM
Nơi nhận:
Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam
Ông Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp
Ngày 28/12/2009, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình kết thúc phiên tòa xét xử cựu trung tá Trần Anh Kim, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, với bản án 5 năm 6 tháng tù giam, cùng 3 năm quản chế sau thời gian giam giữ. Đảng Dân chủ Việt Nam cho đây là một phiên xử chiếu lệ và thiếu công minh. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam lấy danh nghĩa Nhà nước hoặc “chính quyền nhân dân” để sử dụng cơ quan tư pháp như một công cụ đàn áp các tiếng nói ôn hòa cần được chấm dứt, vì tinh thần thượng tôn pháp luật và đoàn kết dân tộc.
Trước hết, phiên tòa cho đây là vụ án “đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm lợi ích quốc gia” mà phiên xử chỉ diễn ra chưa đầy 01 buổi. Các thẩm phán, công tố viên, luật sư và bị can không thể trình bày hết các luận điểm và phản biện để tìm ra sự thật trong 4 tiếng đồng hồ. Thêm vào đó, hầu hết chi tiết trong vụ án có liên quan đến Đảng Dân chủ Việt Nam nhưng tòa án đã không mời các đại diện Đảng Dân chủ làm chứng cung để rộng đường dư luận. Các tình tiết vụ việc rõ ràng đã không được trình bày đầy đủ và chỉ phản ánh quan điểm của bên công tố. Một bản án dựa trên các tình tiết và lý luận một chiều như vậy không phải là một bản án công bằng.
Thứ hai, một phiên toà chiếu lệ như trên đã tỏ rõ các thẩm phán đã nhận quyết định trong việc kết án từ Đảng Cộng sản. Đây không thể là phiên tòa công minh và như vậy, phiên tòa đã không hoàn thành bổn phận thiêng liêng trong tiến trình xét xử một cách vô tư, độc lập trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Đảng Dân chủ Việt Nam lấy làm tiếc rằng các cơ quan tư pháp tiếp tục bị sử dụng như một công cụ hợp thức hóa để đàn áp những tiếng nói ôn hòa, xây dựng đất nước. Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu cơ quan tư pháp tiếp tục vận hành như từ lâu nay.
Cựu trung tá Trần Anh Kim là người đã dành cả cuộc đời vào sinh ra tử bảo vệ độc lập Tổ quốc. Và trong thời bình ông tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng vì công bằng và tiến bộ xã hội. Việc mang ra xét xử và tuyên án như vậy là không phù hợp với pháp lý và đạo lý xã hội, đi ngược lại chủ trương đoàn kết dân tộc và không nhất quán với đường lối xây dựng một Việt Nam văn minh, thịnh vượng.
Đảng Dân chủ Việt Nam yêu cầu Nhà nước Việt Nam hủy bỏ bản án trên và trả tự do cho chí hữu Trần Anh Kim vì ông thật sự vô tội. Những bất đồng giữa cộng sản và dân chủ trên con đường dân chủ hóa và phát triển đất nước cần được bàn thảo trên tinh thần đối thoại và trong tình tự dân tộc. Đảng Dân chủ Việt Nam luôn luôn có thiện chí đối thoại, mong muốn đoàn kết vì sự phát triển của đất nước. Nhà nước Việt Nam cần nhìn nhận đúng vai trò của công dân và các đảng phái trong công cuộc xây dựng đất nước và chấm dứt tình trạng độc tôn chính trị nhằm chiếm giữ quyền lực trái với pháp luật, ngược với lòng dân.
Ngày 28 tháng 12 năm 2009
Đảng Dân Chủ Việt Nam
Nguyễn Hoàng Lan, Phát Ngôn Nhân
http://www.ddcvn.info/
Sao gửi:
Các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt nam;
Các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước
Bản dịch
On December 28, 2009, People's Court in Thai Binh province convicted the former lieutenant colonel Tran Kim Anh, Vice Secretary of Democratic Party of Vietnam, and sentenced him to 5 years 6 months in prison with three years probation period after detention. The Democratic Party of Vietnam sees this trial as…….and lack of explicit evidences. The Communist Party of Vietnam needs to cease its action from exploiting the state or " People’s government " as a tool to suppressed peaceful expressions.
First, the indictment stated that the trial is a "particularly serious infringement of national securit" but the legal proceeding very brief. Judges, prosecutors, lawyers and the accused cannot proof all comments and criticisms to point out all the facts in the time frame of less than four hours. In addition, majority details of the case involved Democratic Party of Vietnam but the court did not invite the DPV representatives to testify. The facts of this case was not clearly presented and only reflected the views of the prosecutors. A verdict based on these details and……. of such an argument is not a fair verdict.
Secondly, the trial’s projection as the judge was aware of the decision received from the convicted Communist Party. This cannot be an impartial trial and so, it did not completed sacred duty of process in an impartial and independent.
Democratic Party of Vietnam regretted that the judicial department continues to be used as a tool for suppression of peaceful dialogues and nonviolent means. The rule of law in Vietnam will never be a reality if the judicial bodies continue to operate as the way it is now.
Former lieutenant-colonel Tran Anh Kim has scarified his whole life for the country’s independence. He continued to campaign against government corruption for the nation’s fairness and social developments. Therefore, the verdict was an unacceptable trial legally and morally. It is also contradict to the nation’s policies, which are building a united, civilized and prosperous country.
The Democratic Party of Viet Nam requests the Vietnam’s government to veto the verdict and release Mr. Tran Anh Kim unconditionally. The different conflict between socialist and the democracy can be solved by peaceful dialogues. As its good will, the Democratic Party of Viet Nam always strives for a united and civilized country. The Vietnam’s government should recognize the political roles of the Vietnamese citizens and political parties.
CUỐI NĂM Ở MỘT CHỖ KHÙNG ĐIÊN
Cuối năm ở một chỗ khùng điên
Phạm Trần
Đăng ngày 31/12/2009 lúc 05:01:35 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4469
Nhà văn, Nhà giáo Phạm Toàn: “Nếu như mạng Bauxite bị sập hoàn toàn thì sẽ có 10 mạng, 50 mạng Bauxite khác sẽ thay thế nó”.
Việt Nam cuối năm có nhiều chuyện không bình thường với một đảng cầm quyền vô cùng bối rối mà cố làm ra vẻ ăn nên làm ra để khoe khoang thành tích.
Chuyện bắt đầu từ cuộc đánh phá các báo điện tử không đi chung một đường với đảng Cộng sản Việt Nam. Bị thương nặng nhất trong số 5 websites bị tấn công từ ngày 22/12/2009 là Bauxite Việt Nam rồi đến Talawas, Đối Thoại, Việtland và Ánh Dương. Báo Việtland và Ánh Dương nay đã phục hồi (đến ngày 30-12-2009), nhưng Đối Thoại tiếp tục bị đánh lên đánh xuống, Talawas vừa thông báo phải tạm ngừng đến cuối Tháng 01/2010, còn Bauxite Việt Nam thì còn gặp nhiều chứng tai bay vạ gió hơn mọi người.
Tại sao Bauxite Việt Nam lại bị phá hoại bởi những “kẻ xấu”, “kẻ lạ” hay “bọn lưu manh” đến mức độ “ghê tởm” như lời tuyên bố của hai ông Phạm Toàn, Nhà văn và Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, trong số 3 nhà trí thức khởi xướng báo điện tử Bauxite Việt Nam?
Lý do vì từ ngày 12/04/2009, hai ông đã cùng với Giáo sự, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng mở đầu cuộc vận động lấy chữ ký vào Bản Kiến nghị chống “Quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam”.
Sự ra đời của Bauxite Việt Nam và lời kêu gọi ký tên đã thu hút hàng chục ngàn trí thức và dân thường từ trong ra nước ngoài. Từ đó cho đến ngày bị phá hoại, Bauxite Việt Nam đã có số độc gỉa cao hơn bất cứ Website nào từ trong nước ra nước ngoài với số truy nhập trên 17 triệu lượt.
Tại sao như vậy ? Bởi vì Bauxite Việt Nam đã thu hút được sự tham gia đông đảo của nhiều thành phần trí thức, chuyên viên, các nhà kinh tế, khoa học trong và ngoài nước, cựu viên chức, có người từng nắm các chức vụ cao trong đảng và chính phủ. Ngoài ra cũng có cả cựu tướng lãnh trong Quân đội, Công an, sinh viên và dân thường thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi.
Nổi bật và đáng chú ý nhất là những ý kiến chống khai thác bauxite của Tướng Võ Nguyên Giáp, 98 tuổi cũng đã được lưu giữ trường kỳ trên Bauxite Việt Nam.
Nội dung các bài viết hay phê bình trên Bauxite Việt Nam được mọi người hoan nghênh vì đáp lại nhu cầu của người đọc và đóng góp được những ý kiến cần thiết cho đời sống người dân và nhu cầu của đất nước, nhất là những ý kiến khác với lập trường và quan điểm của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam.Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy Bauxite Việt Nam bị bọn “tin tặc” tấn công và muốn dập tắt vì website này là cái gai nhọn trước mắt những kẻ muốn bảo vệ đường lối và chính sách của đảng CSVN bằng mọi giá, dù có đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và của đất nước.
Ngoài việc chống việc nhà nước để cho Công ty Chalieco của Tàu Bắc Kinh (China Aluminum International Engineering Corp Ltd ), vào Tây Nguyên khai thác bauxite, Bauxite Việt Nam còn dẫn đầu trong thông tin bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chống Trung Hoa bành trướng và lấn áp chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt quanh khu vực hai quần đảo Hoàng Sa (bị Tàu chiếm năm 1974) và Trường Sa (đã bị Tàu chiếm mất 8 đảo nhỏ năm 1988).
Tin tặc ở đâu?
Hành động đánh phá các báo điện tử không đi chung đường với đảng CSVN đã được tăng cường vào những ngày cuối năm, sau khi chính Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng ra lệnh cho Bộ Thông tin và Truyền Thông phối hợp với các cơ quan an ninh bằng mọi cách ngăn chặn các thông tin bị lên án là sai lệch và xuyên tạc chính sách và đường lối của nhà nước.
Điển hình cho lối đánh phá, xuyên tạc lập trường của các website làm mất lòng Nhà nước CSVN là hành động đánh cắp địa chỉ và mạo nhận điện thư của hai ông Nhà văn, Nhà giáo Phạm Toàn và Giáo sự Nguyễn Huệ Chi trong Ban điều hành trang Bauxite Việt Nam bắt đầu từ ngày 27/12/2009.
Tuy nhiên, vải thưa không che được mắt thánh, và kẻ gian tà không thắng được người hiền lương nên nạn nhân đầu tiên trong chiến dịch bôi nhọ, xuyên tạc này là ông Phạm Toàn đã mau chóng lên tiếng phủ nhận tất cả mọi thứ ngôn từ bất xứng mà kẻ gỉa mạo đã gán cho ông nói xấu Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, hay nói rằng ông đã quyết định “rút tên” khỏi nhóm Bauxite Việt Nam.
Nhà văn Phạm Toàn gọi kẻ phá hoại, hay nhóm người phá hoại là “kẻ xấu …bọn lưu manh Tin học phá hoại bằng hai hình thức: bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ… hoàn toàn giả mạo”. Ông còn xác nhận với Đài phát thanh BBC (Tiếng Việt, 29-12-2009) rằng ông “đã quyết định ở lại”.
Trước đó, ngày 28/12/2009, Nhà văn, Nhà giáo Phạm Toàn đã nói với Đài Phát Thanh RFI (Radio France International) rằng ông và nhóm Bauxite chưa biết được những kẻ phá hoại mạng Bauxite Việt Nam là ai, nhưng ông muốn mọi người hãy gọi chúng là “bọn lưu manh tin học”, vì theo ông cái tên “Tin tặc” trung dung quá, nhẹ quá, tử tế quá.
Tuy nhiên Nhà giáo Phạm Toàn cũng nói thêm với RFI rằng, theo ông thì mọi người có thể đóan được những kẻ chủ trương đánh phá mạng Bauxite là ai.
Ông nói, đó là: “Bọn nào muốn khai thác Bauxite bằng mọi giá, bọn nào muốn lấy cái Lưỡi Bò liếm cái Biển Đông bằng mọi giá…bọn nào mặc kệ thây ngư dân và bọn nào bắt nạt ngư dân Việt Nam thì chúng ta sẽ thấy ngay…” [1]
Nhưng ông cương quyết nói: “Nếu như mạng bauxite bị sập hoàn toàn thì sẽ có 10 mạng 50 mạng bauxite khác sẽ thay thế nó”.
Cũng nên biết Bộ Chính trị đảng CSVN đã tự ý quyết định việc ký giao kèo khai thác bauxite với Tàu mà không cần có sự đồng ý của Quốc Hội. Một số viên chức Chính phủ cũng đã phối hợp lến tiếng chống các Trí thức trong nhóm Bauxite Việt Nam và bảo vệ việc hợp tác với Công ty Chalieco.
Nhà nước Việt Nam, đặc biệt hải quân và lực lượng biên phòng, chưa hề có hành động tích cực nào bảo vệ ngư dân Việt Nam mỗi khi họ bị các tàu của hải quân Trung Hoa tấn công quanh Hoàng Sa, ngoại trừ những lời phản đối bằng nước bọt.
Được biết Nhà văn Phạm Toàn mới mổ tim và vì đa đoan công việc soạn lại bộ sách giáo dục bậc Tiểu học nên muốn bớt đi công tác tại Bauxite Việt Nam, nhưng ông không hề rút khỏi vì bất đồng ý kiến hay vì tiền bạc lem nhem từ nước ngoài gửi về của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi như lời lẽ xuyên tạc và mạ lỵ của nhóm “tin tặc”.
Nạn nhân thứ hai là chính Giáo sư Nguyễn Huệ Chi qua một điện thư của “tin tặc” gửi đi ngày 29-12-2009 đã mạo nhận ông để “nghi ngờ” Nhà văn Phạm Toàn.
Kèm theo điện thư này còn có cả hàng loạt điện thư trao đổi giữa một số nhà trí thức, nhà văn, nhà giáo có liên quan đến Bauxite Việt Nam mà “kẻ lạ” mặt đã đánh cắp được.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trong Thông báo ngày 30-12-2009 cũng gọi kẻ phá hoại là “kẻ lạ”. Ông nói: “Mọi sự bôi bác về nhân phẩm của anh (Nhà văn Phạm Toàn) nhân danh tôi đều là sự bịa đặt trắng trợn khiến tôi ghê tởm”.
Người thứ ba bị “Tin tặc” ăn cắp địa chỉ để gửi tin sai đi các nơi là nhà khoa học Phùng Liên Đoàn, vì “tin tặc” đã bịa ra chuyện Tiến sĩ Đoàn có liên hệ đến tiến bạc gửi về giúp nhóm Bauixite Việt Nam.
Ông Phùng Liên Đoàn,đang sống ở Mỹ đã phản ứng gắt gao: “KẺ GIAN ĐÃ ĂN TRỘM ĐIẠ CHỈ VÀ MẬT MÃ CỦA TÔI VÀ VIẾT THƯ DỐI TRÁ BẰNG TÊN CỦA TÔI. CHẮC CHÚNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, VÌ KHÔNG NGƯỜI VIỆT NAM NÀO LẠI BỈ ỔI NHƯ VẬY, NHẤT LÀ NÓI XẤU HOẶC NGHI NGỜ THIỆN CHÍ CỦA CÁC ANH HUỆ CHI, PHẠM TOÀN, THẾ HÙNG VÀ CÁC NGƯỜI CHÂN CHÍNH YÊU NƯỚC. ĐÂY LÀ MỘT TRỌNG TỘI QUỐC TẾ”.
Một độc gỉa (viết trên một website thân hữu) gọi hành động phá hoại các báo điện tử là “Sự bỉ ổi có tổ chức”.
Tất cả những chuyện phá hoại các báo điện tử thường xuyên đăng các bài báo phê bình trực tiếp những việc làm của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam liên quan đến chủ trương, chính sách và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và hải đảo không thể là hành động của những kẻ “vô công rỗi nghề” hay “điên khùng”.
Việc này chỉ có thể đến từ những “tay sai” của những kẻ không muốn đọc các bài báo ấy, hay không muốn những việc mình làm bị đem ra mổ xẻ, phê bình, hoặc là muốn giấu đi ý đồ xấu xa, đen tối của mình.
Đe doạ Dòng Chúa Cứu Thế
Nhưng dù “bọn lưu manh tin học” đến từ đâu chăng nữa thì yếu tố “nước ngoài” trong việc đánh phá các mạng điện tử có lòng yêu nước không nên được coi nặng hơn “kẻ thù trước mắt”, nhưng cũng đừng coi thường bàn tay của bọn người cam tâm “cõng rắn cắn gà nhà”.
Bằng chứng như lá thư của Uỷ ban Nhân dân Quận 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) mang số 1258 ngày 28-12-2009 của Phạm Ngọc Hữu, Chủ tịch, đã báo hiệu những tin không lành có thể xảy ra cho Dòng Chúa Cứu Thế (38 đường Kỳ Đồng) và Linh mục Nguyễn Quang Uy, Chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong những ngày sắp tới.
Nội dung văn thư này đã cảnh cáo những hoạt động tôn giáo của Dòng Chúa Cứu thế và của Linh mục Nguyễn Quang Uy có nội dung “xuyên tạc tình hình, vu cáo, đả kích chính quyền, mang tinh kích động chống đối”.
Thật ra thì trong một số các bài giảng tại Nhà thờ của Cha Uy hay của Dòng Chúa Cứu Thế cũng chỉ thuật lại những cuộc đàn áp giáo dân của Nhà nước tại xứ Thái Hà (Hà Nội), Tam Toà (Giáo phận Vinh) và Loan Lý (Giáo phận Huế) v.v. để đòi công bắng và trả lại tái sản cho Giáo hội Công giáo.
Tuy nhiên cái gai trước mắt của Nhà nước CSVN đang nhắm vào là LM Nguyên Quang Uy, người đứng đầu cuộc vận động lấy chữ ký trong chiến dịch "Hãy cứu lấy Tây nguyên khỏi thảm hoạ bauxite đỏ", tiếp theo sau Thông báo lấy chữ ký của nhóm Bauxite Việt Nam.
Ngoài ra Linh mục Uy và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã có nhiều cuộc trao đổi ý kiến và lên tiếng đấu tranh chống khai thác bauxite và hô hào bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
“Tin tặc” cũng đã nhiều lần tấn công báo mạng của Dòng Chúa Cứu Thế, và Linh mục Uy cũng đã bị gọi lên Công an làm việc vài lần.
Như vậy thì cái “bọn lưu manh tin học”, nói như lời Nhà giáo Phạm Toàn, là ai có cần phải lý giải hay tìm kiếm nữa không?
Phạm Trần
(Cuối năm 2009)
[1] Lưỡi Bò là hình tự vẽ của Tàu Bắc Kinh từ năm 1947 chiếm từ 75 đến 80% diện tích Biển Đông, mà chúng cho là khu đặc quyền kinh tế của chúng chiếm luôn cả hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
© Thông Luận 2009
Phạm Trần
Đăng ngày 31/12/2009 lúc 05:01:35 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4469
Nhà văn, Nhà giáo Phạm Toàn: “Nếu như mạng Bauxite bị sập hoàn toàn thì sẽ có 10 mạng, 50 mạng Bauxite khác sẽ thay thế nó”.
Việt Nam cuối năm có nhiều chuyện không bình thường với một đảng cầm quyền vô cùng bối rối mà cố làm ra vẻ ăn nên làm ra để khoe khoang thành tích.
Chuyện bắt đầu từ cuộc đánh phá các báo điện tử không đi chung một đường với đảng Cộng sản Việt Nam. Bị thương nặng nhất trong số 5 websites bị tấn công từ ngày 22/12/2009 là Bauxite Việt Nam rồi đến Talawas, Đối Thoại, Việtland và Ánh Dương. Báo Việtland và Ánh Dương nay đã phục hồi (đến ngày 30-12-2009), nhưng Đối Thoại tiếp tục bị đánh lên đánh xuống, Talawas vừa thông báo phải tạm ngừng đến cuối Tháng 01/2010, còn Bauxite Việt Nam thì còn gặp nhiều chứng tai bay vạ gió hơn mọi người.
Tại sao Bauxite Việt Nam lại bị phá hoại bởi những “kẻ xấu”, “kẻ lạ” hay “bọn lưu manh” đến mức độ “ghê tởm” như lời tuyên bố của hai ông Phạm Toàn, Nhà văn và Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, trong số 3 nhà trí thức khởi xướng báo điện tử Bauxite Việt Nam?
Lý do vì từ ngày 12/04/2009, hai ông đã cùng với Giáo sự, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng mở đầu cuộc vận động lấy chữ ký vào Bản Kiến nghị chống “Quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam”.
Sự ra đời của Bauxite Việt Nam và lời kêu gọi ký tên đã thu hút hàng chục ngàn trí thức và dân thường từ trong ra nước ngoài. Từ đó cho đến ngày bị phá hoại, Bauxite Việt Nam đã có số độc gỉa cao hơn bất cứ Website nào từ trong nước ra nước ngoài với số truy nhập trên 17 triệu lượt.
Tại sao như vậy ? Bởi vì Bauxite Việt Nam đã thu hút được sự tham gia đông đảo của nhiều thành phần trí thức, chuyên viên, các nhà kinh tế, khoa học trong và ngoài nước, cựu viên chức, có người từng nắm các chức vụ cao trong đảng và chính phủ. Ngoài ra cũng có cả cựu tướng lãnh trong Quân đội, Công an, sinh viên và dân thường thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi.
Nổi bật và đáng chú ý nhất là những ý kiến chống khai thác bauxite của Tướng Võ Nguyên Giáp, 98 tuổi cũng đã được lưu giữ trường kỳ trên Bauxite Việt Nam.
Nội dung các bài viết hay phê bình trên Bauxite Việt Nam được mọi người hoan nghênh vì đáp lại nhu cầu của người đọc và đóng góp được những ý kiến cần thiết cho đời sống người dân và nhu cầu của đất nước, nhất là những ý kiến khác với lập trường và quan điểm của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam.Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy Bauxite Việt Nam bị bọn “tin tặc” tấn công và muốn dập tắt vì website này là cái gai nhọn trước mắt những kẻ muốn bảo vệ đường lối và chính sách của đảng CSVN bằng mọi giá, dù có đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và của đất nước.
Ngoài việc chống việc nhà nước để cho Công ty Chalieco của Tàu Bắc Kinh (China Aluminum International Engineering Corp Ltd ), vào Tây Nguyên khai thác bauxite, Bauxite Việt Nam còn dẫn đầu trong thông tin bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chống Trung Hoa bành trướng và lấn áp chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt quanh khu vực hai quần đảo Hoàng Sa (bị Tàu chiếm năm 1974) và Trường Sa (đã bị Tàu chiếm mất 8 đảo nhỏ năm 1988).
Tin tặc ở đâu?
Hành động đánh phá các báo điện tử không đi chung đường với đảng CSVN đã được tăng cường vào những ngày cuối năm, sau khi chính Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng ra lệnh cho Bộ Thông tin và Truyền Thông phối hợp với các cơ quan an ninh bằng mọi cách ngăn chặn các thông tin bị lên án là sai lệch và xuyên tạc chính sách và đường lối của nhà nước.
Điển hình cho lối đánh phá, xuyên tạc lập trường của các website làm mất lòng Nhà nước CSVN là hành động đánh cắp địa chỉ và mạo nhận điện thư của hai ông Nhà văn, Nhà giáo Phạm Toàn và Giáo sự Nguyễn Huệ Chi trong Ban điều hành trang Bauxite Việt Nam bắt đầu từ ngày 27/12/2009.
Tuy nhiên, vải thưa không che được mắt thánh, và kẻ gian tà không thắng được người hiền lương nên nạn nhân đầu tiên trong chiến dịch bôi nhọ, xuyên tạc này là ông Phạm Toàn đã mau chóng lên tiếng phủ nhận tất cả mọi thứ ngôn từ bất xứng mà kẻ gỉa mạo đã gán cho ông nói xấu Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, hay nói rằng ông đã quyết định “rút tên” khỏi nhóm Bauxite Việt Nam.
Nhà văn Phạm Toàn gọi kẻ phá hoại, hay nhóm người phá hoại là “kẻ xấu …bọn lưu manh Tin học phá hoại bằng hai hình thức: bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ… hoàn toàn giả mạo”. Ông còn xác nhận với Đài phát thanh BBC (Tiếng Việt, 29-12-2009) rằng ông “đã quyết định ở lại”.
Trước đó, ngày 28/12/2009, Nhà văn, Nhà giáo Phạm Toàn đã nói với Đài Phát Thanh RFI (Radio France International) rằng ông và nhóm Bauxite chưa biết được những kẻ phá hoại mạng Bauxite Việt Nam là ai, nhưng ông muốn mọi người hãy gọi chúng là “bọn lưu manh tin học”, vì theo ông cái tên “Tin tặc” trung dung quá, nhẹ quá, tử tế quá.
Tuy nhiên Nhà giáo Phạm Toàn cũng nói thêm với RFI rằng, theo ông thì mọi người có thể đóan được những kẻ chủ trương đánh phá mạng Bauxite là ai.
Ông nói, đó là: “Bọn nào muốn khai thác Bauxite bằng mọi giá, bọn nào muốn lấy cái Lưỡi Bò liếm cái Biển Đông bằng mọi giá…bọn nào mặc kệ thây ngư dân và bọn nào bắt nạt ngư dân Việt Nam thì chúng ta sẽ thấy ngay…” [1]
Nhưng ông cương quyết nói: “Nếu như mạng bauxite bị sập hoàn toàn thì sẽ có 10 mạng 50 mạng bauxite khác sẽ thay thế nó”.
Cũng nên biết Bộ Chính trị đảng CSVN đã tự ý quyết định việc ký giao kèo khai thác bauxite với Tàu mà không cần có sự đồng ý của Quốc Hội. Một số viên chức Chính phủ cũng đã phối hợp lến tiếng chống các Trí thức trong nhóm Bauxite Việt Nam và bảo vệ việc hợp tác với Công ty Chalieco.
Nhà nước Việt Nam, đặc biệt hải quân và lực lượng biên phòng, chưa hề có hành động tích cực nào bảo vệ ngư dân Việt Nam mỗi khi họ bị các tàu của hải quân Trung Hoa tấn công quanh Hoàng Sa, ngoại trừ những lời phản đối bằng nước bọt.
Được biết Nhà văn Phạm Toàn mới mổ tim và vì đa đoan công việc soạn lại bộ sách giáo dục bậc Tiểu học nên muốn bớt đi công tác tại Bauxite Việt Nam, nhưng ông không hề rút khỏi vì bất đồng ý kiến hay vì tiền bạc lem nhem từ nước ngoài gửi về của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi như lời lẽ xuyên tạc và mạ lỵ của nhóm “tin tặc”.
Nạn nhân thứ hai là chính Giáo sư Nguyễn Huệ Chi qua một điện thư của “tin tặc” gửi đi ngày 29-12-2009 đã mạo nhận ông để “nghi ngờ” Nhà văn Phạm Toàn.
Kèm theo điện thư này còn có cả hàng loạt điện thư trao đổi giữa một số nhà trí thức, nhà văn, nhà giáo có liên quan đến Bauxite Việt Nam mà “kẻ lạ” mặt đã đánh cắp được.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trong Thông báo ngày 30-12-2009 cũng gọi kẻ phá hoại là “kẻ lạ”. Ông nói: “Mọi sự bôi bác về nhân phẩm của anh (Nhà văn Phạm Toàn) nhân danh tôi đều là sự bịa đặt trắng trợn khiến tôi ghê tởm”.
Người thứ ba bị “Tin tặc” ăn cắp địa chỉ để gửi tin sai đi các nơi là nhà khoa học Phùng Liên Đoàn, vì “tin tặc” đã bịa ra chuyện Tiến sĩ Đoàn có liên hệ đến tiến bạc gửi về giúp nhóm Bauixite Việt Nam.
Ông Phùng Liên Đoàn,đang sống ở Mỹ đã phản ứng gắt gao: “KẺ GIAN ĐÃ ĂN TRỘM ĐIẠ CHỈ VÀ MẬT MÃ CỦA TÔI VÀ VIẾT THƯ DỐI TRÁ BẰNG TÊN CỦA TÔI. CHẮC CHÚNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, VÌ KHÔNG NGƯỜI VIỆT NAM NÀO LẠI BỈ ỔI NHƯ VẬY, NHẤT LÀ NÓI XẤU HOẶC NGHI NGỜ THIỆN CHÍ CỦA CÁC ANH HUỆ CHI, PHẠM TOÀN, THẾ HÙNG VÀ CÁC NGƯỜI CHÂN CHÍNH YÊU NƯỚC. ĐÂY LÀ MỘT TRỌNG TỘI QUỐC TẾ”.
Một độc gỉa (viết trên một website thân hữu) gọi hành động phá hoại các báo điện tử là “Sự bỉ ổi có tổ chức”.
Tất cả những chuyện phá hoại các báo điện tử thường xuyên đăng các bài báo phê bình trực tiếp những việc làm của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam liên quan đến chủ trương, chính sách và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và hải đảo không thể là hành động của những kẻ “vô công rỗi nghề” hay “điên khùng”.
Việc này chỉ có thể đến từ những “tay sai” của những kẻ không muốn đọc các bài báo ấy, hay không muốn những việc mình làm bị đem ra mổ xẻ, phê bình, hoặc là muốn giấu đi ý đồ xấu xa, đen tối của mình.
Đe doạ Dòng Chúa Cứu Thế
Nhưng dù “bọn lưu manh tin học” đến từ đâu chăng nữa thì yếu tố “nước ngoài” trong việc đánh phá các mạng điện tử có lòng yêu nước không nên được coi nặng hơn “kẻ thù trước mắt”, nhưng cũng đừng coi thường bàn tay của bọn người cam tâm “cõng rắn cắn gà nhà”.
Bằng chứng như lá thư của Uỷ ban Nhân dân Quận 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) mang số 1258 ngày 28-12-2009 của Phạm Ngọc Hữu, Chủ tịch, đã báo hiệu những tin không lành có thể xảy ra cho Dòng Chúa Cứu Thế (38 đường Kỳ Đồng) và Linh mục Nguyễn Quang Uy, Chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong những ngày sắp tới.
Nội dung văn thư này đã cảnh cáo những hoạt động tôn giáo của Dòng Chúa Cứu thế và của Linh mục Nguyễn Quang Uy có nội dung “xuyên tạc tình hình, vu cáo, đả kích chính quyền, mang tinh kích động chống đối”.
Thật ra thì trong một số các bài giảng tại Nhà thờ của Cha Uy hay của Dòng Chúa Cứu Thế cũng chỉ thuật lại những cuộc đàn áp giáo dân của Nhà nước tại xứ Thái Hà (Hà Nội), Tam Toà (Giáo phận Vinh) và Loan Lý (Giáo phận Huế) v.v. để đòi công bắng và trả lại tái sản cho Giáo hội Công giáo.
Tuy nhiên cái gai trước mắt của Nhà nước CSVN đang nhắm vào là LM Nguyên Quang Uy, người đứng đầu cuộc vận động lấy chữ ký trong chiến dịch "Hãy cứu lấy Tây nguyên khỏi thảm hoạ bauxite đỏ", tiếp theo sau Thông báo lấy chữ ký của nhóm Bauxite Việt Nam.
Ngoài ra Linh mục Uy và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã có nhiều cuộc trao đổi ý kiến và lên tiếng đấu tranh chống khai thác bauxite và hô hào bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
“Tin tặc” cũng đã nhiều lần tấn công báo mạng của Dòng Chúa Cứu Thế, và Linh mục Uy cũng đã bị gọi lên Công an làm việc vài lần.
Như vậy thì cái “bọn lưu manh tin học”, nói như lời Nhà giáo Phạm Toàn, là ai có cần phải lý giải hay tìm kiếm nữa không?
Phạm Trần
(Cuối năm 2009)
[1] Lưỡi Bò là hình tự vẽ của Tàu Bắc Kinh từ năm 1947 chiếm từ 75 đến 80% diện tích Biển Đông, mà chúng cho là khu đặc quyền kinh tế của chúng chiếm luôn cả hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
© Thông Luận 2009
THIỀN SƯ NHẤT HẠNH GỬI THƯ CHO MÔN ĐỒ
Thiền sư Nhất Hạnh gửi thư cho môn đồ
BBC
Cập nhật: 14:26 GMT - thứ năm, 31 tháng 12, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091231_thichnhathanh_letter.shtml
Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi tâm thư cho các môn sinh vừa phải rời khỏi nơi tạm trú, nói về đối kháng bất bạo động.
Trong bức thư tựa đề Hạt giống Bồ Đề bất diệt (Thư Sư ông Làng Mai gửi cho học trò Bát Nhã), vị thiền sư nổi tiếng ca ngợi "cách thức hành xử từ hòa bất bạo động" c̉a các tăng ni theo pháp môn Làng Mai.
Gần 200 tăng ni đã rút hết khỏi chùa Phước Huệ là nơi họ tá túc sau khi bị buộc phải r̀ời Tu viện Bát Nhã hồi cuối tháng Chín.
Thiền sư Nhất Hạnh viết: "Các con đã lớn lên rất mau chóng nhờ những biến cố và khó khăn xảy ra cho chúng ta trong hơn một năm qua, và thầy rất hài lòng với cách thức hành xử từ hòa bất bạo động của các con, từ Bát Nhã tới Phước Huệ".
Ông đặt câu hỏi về việc "theo pháp luật hiện thời, chúng ta có quyền sống và tu tập bất cứ ở nơi nào trên quê hương mình, nhưng không biết vì sao chúng ta lại không được hưởng cái quyền ấy khi mà chúng ta không vi phạm bất cứ một pháp luật nào".
Đó là việc, mà theo ông là "bọn côn đồ được thuê mướn và những nhà chức trách thuê mướn họ đã làm việc chung với nhau" nhằm đẩy bật các môn sinh ra khỏi Tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ.
Ông nói không thể tưởng tượng được "viên chức của một chính quyền lại có thể sử dụng những cách hành xử bá đạo như vậy".
" Tại sao mà đạo đức cách mạng lại bị phá sản tới mức tồi tệ đến thế?"
Tuy nhiên, theo người sáng lập ra môn phái Làng Mai, các tăng ni của ông không đơn độc.
Ông nhắc lại việc đại diện của họ đang theo đuổi lời thỉnh cầu chính phủ Pháp cho họ sang "tạm thời nương náu" tại Pháp, và nhận định: " Dư luận trong nước và trên thế giới, trong giới Phật tử cũng như trong giới không Phật tử, đang yểm trợ cho chúng ta một cách rõ rệt".
Đấu tranh bất bạo động
Lãnh tụ tinh thần của pháp môn Làng Mai cũng đề cập tới vấn đề đối kháng bất bạo động.
Ông nhắc tới việc Mahatma Gandhi đã sử dụng phương pháp này để đấu tranh cho chủ quyền độc lập của Ấn Độ.
Thiền sư Nhất Hạnh nói: "Muốn có dân chủ và nhân quyền người dân phải biết tranh đấu, và cuộc tranh đấu có thể phải kéo dài trong nhiều thập niên".
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Chúng ta là những người tu, chúng ta không có mặt trong những phong trào tranh đấu chính trị mà chỉ tranh đấu trong phạm vi văn hóa và đạo đức".
Ông chỉ trích việc hạn chế tự do tôn giáo ở trong nước, rằng:"Đất nước chúng ta chưa thực sự có tự do tôn giáo, và nhà nước đang quản lý chặt chẽ guồng máy giáo hội, và giáo hội bất lực không che chở được ngay chính con em của mình".
Tuy nhiên người ký dưới thư là 'Thầy Bát Nhã của các con' nói ông không bi quan và tin chắc rằng tình hình sẽ thay đổi.
Hồi tháng 10, lấy tên Giáo sư Nguyễn Lang, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gửi thư ngỏ cho nhân sĩ, trí thức và Chủ tịch nước Việt Nam kêu gọi che chở cho tăng thân sau vụ Bát Nhã.
------------------------------------
Hạt giống Bồ Đề bất diệt (Thư Sư ông Làng Mai gửi cho học trò Bát Nhã)
Sư ông Làng Mai
PSN - 30.10.2009
http://phusaonline.free.fr/TacGia/NhatHanh/72_Thu_22-Dec-09_Hat-giong-Bo-De.htm
BBC
Cập nhật: 14:26 GMT - thứ năm, 31 tháng 12, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091231_thichnhathanh_letter.shtml
Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi tâm thư cho các môn sinh vừa phải rời khỏi nơi tạm trú, nói về đối kháng bất bạo động.
Trong bức thư tựa đề Hạt giống Bồ Đề bất diệt (Thư Sư ông Làng Mai gửi cho học trò Bát Nhã), vị thiền sư nổi tiếng ca ngợi "cách thức hành xử từ hòa bất bạo động" c̉a các tăng ni theo pháp môn Làng Mai.
Gần 200 tăng ni đã rút hết khỏi chùa Phước Huệ là nơi họ tá túc sau khi bị buộc phải r̀ời Tu viện Bát Nhã hồi cuối tháng Chín.
Thiền sư Nhất Hạnh viết: "Các con đã lớn lên rất mau chóng nhờ những biến cố và khó khăn xảy ra cho chúng ta trong hơn một năm qua, và thầy rất hài lòng với cách thức hành xử từ hòa bất bạo động của các con, từ Bát Nhã tới Phước Huệ".
Ông đặt câu hỏi về việc "theo pháp luật hiện thời, chúng ta có quyền sống và tu tập bất cứ ở nơi nào trên quê hương mình, nhưng không biết vì sao chúng ta lại không được hưởng cái quyền ấy khi mà chúng ta không vi phạm bất cứ một pháp luật nào".
Đó là việc, mà theo ông là "bọn côn đồ được thuê mướn và những nhà chức trách thuê mướn họ đã làm việc chung với nhau" nhằm đẩy bật các môn sinh ra khỏi Tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ.
Ông nói không thể tưởng tượng được "viên chức của một chính quyền lại có thể sử dụng những cách hành xử bá đạo như vậy".
" Tại sao mà đạo đức cách mạng lại bị phá sản tới mức tồi tệ đến thế?"
Tuy nhiên, theo người sáng lập ra môn phái Làng Mai, các tăng ni của ông không đơn độc.
Ông nhắc lại việc đại diện của họ đang theo đuổi lời thỉnh cầu chính phủ Pháp cho họ sang "tạm thời nương náu" tại Pháp, và nhận định: " Dư luận trong nước và trên thế giới, trong giới Phật tử cũng như trong giới không Phật tử, đang yểm trợ cho chúng ta một cách rõ rệt".
Đấu tranh bất bạo động
Lãnh tụ tinh thần của pháp môn Làng Mai cũng đề cập tới vấn đề đối kháng bất bạo động.
Ông nhắc tới việc Mahatma Gandhi đã sử dụng phương pháp này để đấu tranh cho chủ quyền độc lập của Ấn Độ.
Thiền sư Nhất Hạnh nói: "Muốn có dân chủ và nhân quyền người dân phải biết tranh đấu, và cuộc tranh đấu có thể phải kéo dài trong nhiều thập niên".
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Chúng ta là những người tu, chúng ta không có mặt trong những phong trào tranh đấu chính trị mà chỉ tranh đấu trong phạm vi văn hóa và đạo đức".
Ông chỉ trích việc hạn chế tự do tôn giáo ở trong nước, rằng:"Đất nước chúng ta chưa thực sự có tự do tôn giáo, và nhà nước đang quản lý chặt chẽ guồng máy giáo hội, và giáo hội bất lực không che chở được ngay chính con em của mình".
Tuy nhiên người ký dưới thư là 'Thầy Bát Nhã của các con' nói ông không bi quan và tin chắc rằng tình hình sẽ thay đổi.
Hồi tháng 10, lấy tên Giáo sư Nguyễn Lang, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gửi thư ngỏ cho nhân sĩ, trí thức và Chủ tịch nước Việt Nam kêu gọi che chở cho tăng thân sau vụ Bát Nhã.
------------------------------------
Hạt giống Bồ Đề bất diệt (Thư Sư ông Làng Mai gửi cho học trò Bát Nhã)
Sư ông Làng Mai
PSN - 30.10.2009
http://phusaonline.free.fr/TacGia/NhatHanh/72_Thu_22-Dec-09_Hat-giong-Bo-De.htm
UBBVNLĐVN CÓ BAN CHẤP HÀNH MỚI
Hội Thảo kỳ II - UBBV tại Kuala Lumpur: 'Ở VN, bảo vệ công nhân là chống lại chính quyền'
Ðông Bàn/Người Việt (từ Kuala Lumpur)
Wednesday, December 30, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106206&z=1
Hình 1: Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch đương nhiệm UBBV (trái), và ông Rajasekaran, tổng thư ký Tổng Công Ðoàn Malaysia, tại Hội Thảo Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam. Người đứng giữa là bà Jackie Bong-Wright, đến từ Virginia, Hoa Kỳ. (Hình: Ðông Bàn/Người Việt) http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/106206-medium_A1_ubbv_01.JPG
Hình 2: Một phần quang cảnh buổi hội thảo. Từ trái: ông Ðoàn Việt Trung (tổng thư ký UBBV), ông Trần Ngọc Thành (chủ tịch UBBV), ông Nguyễn Ðình Hùng (viên chức công đoàn May Mặc-Dệt-Giày Dép, Úc Châu), bà Jackie Bong-Wright, và ông Chu Văn Cương (phó chủ tịch Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, đến từ Houston, Texas). (Hình: Ðông Bàn/Người Việt) http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/106206-medium_A1_ubbv_02.JPG
KUALA LUMPUR (NV) - Quyền và cách thức bảo vệ quyền chính đáng của người lao động Việt Nam trong và ngoài nước là một trong những quan tâm chính yếu tại Hội Thảo lần thứ nhì, do Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam (UBBV) tổ chức tại Kuala Lumpur trong hai ngày 28 và 29 Tháng Mười Hai, 2009.
Hội thảo được tổ chức tại Kuala Lumpur vì, Malaysia, theo lời UBBV, “có trên dưới 100 ngàn người lao động đến từ Việt Nam.”
Một trong những khó khăn chính yếu, theo phân tích của hội thảo, là vì “người lao động không có thông tin và không thông hiểu về Luật Lao Ðộng.”
Tham gia hội thảo, ông Rajasekaran, tổng thư ký Tổng Công Ðoàn Malaysia đã giải đáp nhiều thắc mắc rất thực tế của người lao động Việt Nam cũng như của UBBV.
Thắc mắc lớn nhất là, liệu việc giới chủ thu giữ passport của người lao động có hợp lệ hay không? Và công nhân nước ngoài có quyền tham gia công đoàn Malaysia hay không?
Ông Rajasekaran nói rằng, “Luật Lao Ðộng Malaysia áp dụng cho mọi công nhân, trừ người làm nghề giúp việc. Luật không đề cập đến mức lương tối thiểu, nhưng cho phép tranh tụng nếu hợp đồng lao động bị vi phạm.”
Tuy nhiên, ông Rajasekaran nhấn mạnh, rằng “hợp đồng lao động ký kết bên ngoài lãnh thổ Malaysia sẽ không có hiệu lực bên trong quốc gia này.” Và trong trường hợp các mâu thuẫn không được giải quyết, công nhân phải trở về nước.
Liên quan đến tình trạng giới chủ giữ passport của công nhân Việt Nam, ông Rajasekaran thừa nhận, chuyện này “có thật, và vẫn đang xảy ra.” Ông nói, các hợp đồng lao động giữa giới chủ với công nhân thường ghi thêm ý: công nhân “nhờ” người chủ giữ giúp passport. Một khi hợp đồng lao động được ký kết, hành động giữ passport là không sai luật.
Về việc gia nhập công đoàn, ông Rajasekaran nói, ngay chính nội bộ chính phủ Malaysia cũng có những quan niệm mâu thuẫn liên quan đến việc công nhân ngoại quốc gia nhập công đoàn Malaysia. Bộ Lao Ðộng nước này nói rằng mọi công nhân có quyền gia nhập công đoàn; nhưng Bộ Nội Vụ thì không đồng ý.
Trên thực tế, khi công nhân Việt Nam gia nhập công đoàn, họ sẽ bị chủ đuổi việc, vì “vi phạm hợp đồng lao động.”
Tất cả những vấn đề của công nhân ngoại quốc tại Malaysia không thể giải quyết đơn phương, từ giới chủ hoặc từ giới công nhân. Theo ông Rajasekaran, điều quan trọng là chính phủ các quốc gia có công nhân lao động tại Malaysia phải “tích cực hơn.” Chẳng hạn, ông nói rằng, Luật Lao Ðộng Malaysia không áp dụng cho người làm nghề giúp việc, tất cả mọi “osin” đều làm việc 7 ngày một tuần, riêng “osin” Philippines làm việc 6 ngày một tuần, do kết quả vận động của chính phủ Philippines.
Một số ý kiến phân tích nói rằng, việc chú ý nhiều hơn đến thị trường lao động Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng, vì “nhiều công ty đang chuyển dần hãng xưởng vào thị trường này.”
Tham dự hội thảo còn có ông Bent Gehrt, giám đốc khu vực Ðông Nam Á của tổ chức Worker Rights Consortium (WRC), đại diện cho 186 trường đại học Hoa Kỳ và Canada. Trách nhiệm của WRC nhằm bảo đảm mọi sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài, mang vào bán trong các đại học Hoa Kỳ và Canada, phải đáp ứng “nguyên tắc hành xử có đạo đức.”
Theo ông Gehrt, tổ chức của ông theo dõi sản phẩm của khoảng 3 ngàn hãng xưởng khắp thế giới, trong đó có 140 hãng xưởng bên trong Việt Nam. Trong điều kiện này, công việc của WRC đối với Việt Nam là một “thử thách lớn.”
Ông Bent Gehrt nói rằng nhiều công ty đang chuyển dần vào Việt Nam, vì tại đây, họ “không phải đối mặt với công đoàn độc lập.”
“Chúng tôi cần tìm hiểu về công nhân Việt Nam, phải biết điều kiện lao động thật sự bên trong Việt Nam.”
Trong ngày hội thảo thứ nhì, đại diện lao động đến từ Việt Nam, yêu cầu không nêu danh tánh, cho biết hiện có một số thành viên thuộc Phong Trào Lao Ðộng Việt đang hoạt động bên trong Việt Nam. Tuy nhiên, “khó khăn lớn nhất, cả trong và ngoài nước, là thiếu ngân sách.”
Một số chương trình khác cũng được Phong Trào Lao Ðộng Việt thực hiện, nhưng vì lý do an ninh, UBBV yêu cầu không phổ biến.
Ðại diện công nhân Việt Nam nhận xét, rằng sự an toàn của thành viên tại Việt Nam là điều hết sức quan trọng. Công nhân không biết luật, người bảo vệ công nhân cần phải biết luật nhiều hơn. Thực tế, tại Việt Nam, nhiều người “thấy công an đã sợ rồi.”
“Tại Việt Nam, bảo vệ người lao động thì bị coi là chống lại chính quyền.”
Một người lao động từ Việt Nam, có mặt trong buổi hội thảo, nói với Người Việt, rằng, “công đoàn đã và vẫn đang là một ‘công cụ,’ đại diện cho quyền lợi giới chủ và, gián tiếp hơn, quyền lợi của chính quyền. Ở Việt Nam, công đoàn chưa bao giờ là người đại diện cho quyền lợi công nhân.”
Trả lời câu hỏi của Người Việt, về hiện tượng đình công, biểu tình giảm thiểu rất nhiều so với các năm trước, đại diện từ Việt Nam nói rằng, “có thể giải thích bằng nhiều lý do khác nhau.” Một trong những lý do là vì giới chủ “áp dụng những chiêu thức tinh vi hơn, gây chia rẽ công nhân nhiều hơn.” Cũng có nhận xét cho rằng, công nhân Việt Nam, đa số là người từ vùng nông thôn, “có quan niệm khá khép kín về quyền lợi, và dễ thỏa mãn.”
Theo quan sát, yếu tố “quyền lợi” luôn là phương pháp tốt nhất để cô lập, khi cần. Chẳng hạn, một công nhân giỏi, có uy tín với đồng nghiệp, sẽ mau chóng được thăng thưởng, và từ đó bị tách ra khỏi tập thể công nhân. Và phần lớn trong số họ, cũng mau chóng không kém, được học cách để “trừng trị” các công nhân khác. Mặc dầu báo chí trong nước không đề cập đến, đã và đang có hiện tượng, “nhiều quản lý bị công nhân đánh tập thể.”
Nhận định về Luật Lao Ðộng của Việt Nam, người đại diện từ trong nước cho rằng, luật Việt Nam là để “bảo vệ giới chủ, trong khi quyền lợi công nhân chỉ được đề cập bằng những lời lẽ hoa mỹ nhưng thiếu thực chất.”
Các tranh chấp giữa công nhân và giới chủ không phải là những mâu thuẫn không dính dáng đến chính quyền. Trong các tranh chấp này, chính quyền địa phương luôn đứng về phía giới chủ. Ðơn giản vì “quyền lợi của chính quyền song hành với quyền lợi giới chủ.”
Ngày thứ nhì của hội thảo tập trung vào việc sửa đổi Bản Ðiều Lệ của UBBV, bầu Ban Chấp Hành mới, và đề ra chương trình hoạt động cụ thể cho tương lai.
Ông Trần Ngọc Thành được ủy ban lưu nhiệm vị trí chủ tịch thêm nhiệm kỳ 3 năm.
Các vị trí Phó Chủ Tịch Nội Vụ gồm có: ông Chu Văn Cương (đặc trách Nhiệm Khu Hoa Kỳ), ông Nguyễn Hưng Ðạo (đặc trách Nhiệm Khu Úc Châu), bà Ca Dao (đặc trách Nhiệm Khu Tây Âu). Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đảm nhiệm vị trí Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ. Ông Nguyễn Ðình Hùng được bầu vào vị trí Phó Chủ Tịch Kế Hoạch. Ông Ðoàn Việt Trung tiếp tục được lưu nhiệm vị trí Tổng Thư Ký. Ông Phạm Lê Hoàng Nam được bầu vào vị trí Phó Tổng Thư Ký. Vị trí Thủ Quỹ của UBBV do bà Jackie Bong-Wright đảm trách.
Ủy Ban Yểm Trợ Giám Sát gồm các vị Bùi Trọng Cường, Ðào Thị Hợi, Nguyễn Văn Tánh.
Chuyến đi Malaysia của Ðông Bàn được bảo trợ bởi:
Luật Sư Nguyễn Hoàng Duyên
Phó khoa trưởng Học Vụ, Ðại Học Luật Khoa Lincoln - San JoseVăn phòng chính tại:
1569 Lexann Ave., Suite 132
San Jose, CA 95121
Tel: 408-528-7668
Website: www.duyenlaw.com
Luật Sư Nguyễn Hoàng Duyên sẽ mở văn phòng tại quận Cam trong thời gian sắp tới.
Ðông Bàn/Người Việt (từ Kuala Lumpur)
Wednesday, December 30, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106206&z=1
Hình 1: Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch đương nhiệm UBBV (trái), và ông Rajasekaran, tổng thư ký Tổng Công Ðoàn Malaysia, tại Hội Thảo Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam. Người đứng giữa là bà Jackie Bong-Wright, đến từ Virginia, Hoa Kỳ. (Hình: Ðông Bàn/Người Việt) http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/106206-medium_A1_ubbv_01.JPG
Hình 2: Một phần quang cảnh buổi hội thảo. Từ trái: ông Ðoàn Việt Trung (tổng thư ký UBBV), ông Trần Ngọc Thành (chủ tịch UBBV), ông Nguyễn Ðình Hùng (viên chức công đoàn May Mặc-Dệt-Giày Dép, Úc Châu), bà Jackie Bong-Wright, và ông Chu Văn Cương (phó chủ tịch Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, đến từ Houston, Texas). (Hình: Ðông Bàn/Người Việt) http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/106206-medium_A1_ubbv_02.JPG
KUALA LUMPUR (NV) - Quyền và cách thức bảo vệ quyền chính đáng của người lao động Việt Nam trong và ngoài nước là một trong những quan tâm chính yếu tại Hội Thảo lần thứ nhì, do Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam (UBBV) tổ chức tại Kuala Lumpur trong hai ngày 28 và 29 Tháng Mười Hai, 2009.
Hội thảo được tổ chức tại Kuala Lumpur vì, Malaysia, theo lời UBBV, “có trên dưới 100 ngàn người lao động đến từ Việt Nam.”
Một trong những khó khăn chính yếu, theo phân tích của hội thảo, là vì “người lao động không có thông tin và không thông hiểu về Luật Lao Ðộng.”
Tham gia hội thảo, ông Rajasekaran, tổng thư ký Tổng Công Ðoàn Malaysia đã giải đáp nhiều thắc mắc rất thực tế của người lao động Việt Nam cũng như của UBBV.
Thắc mắc lớn nhất là, liệu việc giới chủ thu giữ passport của người lao động có hợp lệ hay không? Và công nhân nước ngoài có quyền tham gia công đoàn Malaysia hay không?
Ông Rajasekaran nói rằng, “Luật Lao Ðộng Malaysia áp dụng cho mọi công nhân, trừ người làm nghề giúp việc. Luật không đề cập đến mức lương tối thiểu, nhưng cho phép tranh tụng nếu hợp đồng lao động bị vi phạm.”
Tuy nhiên, ông Rajasekaran nhấn mạnh, rằng “hợp đồng lao động ký kết bên ngoài lãnh thổ Malaysia sẽ không có hiệu lực bên trong quốc gia này.” Và trong trường hợp các mâu thuẫn không được giải quyết, công nhân phải trở về nước.
Liên quan đến tình trạng giới chủ giữ passport của công nhân Việt Nam, ông Rajasekaran thừa nhận, chuyện này “có thật, và vẫn đang xảy ra.” Ông nói, các hợp đồng lao động giữa giới chủ với công nhân thường ghi thêm ý: công nhân “nhờ” người chủ giữ giúp passport. Một khi hợp đồng lao động được ký kết, hành động giữ passport là không sai luật.
Về việc gia nhập công đoàn, ông Rajasekaran nói, ngay chính nội bộ chính phủ Malaysia cũng có những quan niệm mâu thuẫn liên quan đến việc công nhân ngoại quốc gia nhập công đoàn Malaysia. Bộ Lao Ðộng nước này nói rằng mọi công nhân có quyền gia nhập công đoàn; nhưng Bộ Nội Vụ thì không đồng ý.
Trên thực tế, khi công nhân Việt Nam gia nhập công đoàn, họ sẽ bị chủ đuổi việc, vì “vi phạm hợp đồng lao động.”
Tất cả những vấn đề của công nhân ngoại quốc tại Malaysia không thể giải quyết đơn phương, từ giới chủ hoặc từ giới công nhân. Theo ông Rajasekaran, điều quan trọng là chính phủ các quốc gia có công nhân lao động tại Malaysia phải “tích cực hơn.” Chẳng hạn, ông nói rằng, Luật Lao Ðộng Malaysia không áp dụng cho người làm nghề giúp việc, tất cả mọi “osin” đều làm việc 7 ngày một tuần, riêng “osin” Philippines làm việc 6 ngày một tuần, do kết quả vận động của chính phủ Philippines.
Một số ý kiến phân tích nói rằng, việc chú ý nhiều hơn đến thị trường lao động Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng, vì “nhiều công ty đang chuyển dần hãng xưởng vào thị trường này.”
Tham dự hội thảo còn có ông Bent Gehrt, giám đốc khu vực Ðông Nam Á của tổ chức Worker Rights Consortium (WRC), đại diện cho 186 trường đại học Hoa Kỳ và Canada. Trách nhiệm của WRC nhằm bảo đảm mọi sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài, mang vào bán trong các đại học Hoa Kỳ và Canada, phải đáp ứng “nguyên tắc hành xử có đạo đức.”
Theo ông Gehrt, tổ chức của ông theo dõi sản phẩm của khoảng 3 ngàn hãng xưởng khắp thế giới, trong đó có 140 hãng xưởng bên trong Việt Nam. Trong điều kiện này, công việc của WRC đối với Việt Nam là một “thử thách lớn.”
Ông Bent Gehrt nói rằng nhiều công ty đang chuyển dần vào Việt Nam, vì tại đây, họ “không phải đối mặt với công đoàn độc lập.”
“Chúng tôi cần tìm hiểu về công nhân Việt Nam, phải biết điều kiện lao động thật sự bên trong Việt Nam.”
Trong ngày hội thảo thứ nhì, đại diện lao động đến từ Việt Nam, yêu cầu không nêu danh tánh, cho biết hiện có một số thành viên thuộc Phong Trào Lao Ðộng Việt đang hoạt động bên trong Việt Nam. Tuy nhiên, “khó khăn lớn nhất, cả trong và ngoài nước, là thiếu ngân sách.”
Một số chương trình khác cũng được Phong Trào Lao Ðộng Việt thực hiện, nhưng vì lý do an ninh, UBBV yêu cầu không phổ biến.
Ðại diện công nhân Việt Nam nhận xét, rằng sự an toàn của thành viên tại Việt Nam là điều hết sức quan trọng. Công nhân không biết luật, người bảo vệ công nhân cần phải biết luật nhiều hơn. Thực tế, tại Việt Nam, nhiều người “thấy công an đã sợ rồi.”
“Tại Việt Nam, bảo vệ người lao động thì bị coi là chống lại chính quyền.”
Một người lao động từ Việt Nam, có mặt trong buổi hội thảo, nói với Người Việt, rằng, “công đoàn đã và vẫn đang là một ‘công cụ,’ đại diện cho quyền lợi giới chủ và, gián tiếp hơn, quyền lợi của chính quyền. Ở Việt Nam, công đoàn chưa bao giờ là người đại diện cho quyền lợi công nhân.”
Trả lời câu hỏi của Người Việt, về hiện tượng đình công, biểu tình giảm thiểu rất nhiều so với các năm trước, đại diện từ Việt Nam nói rằng, “có thể giải thích bằng nhiều lý do khác nhau.” Một trong những lý do là vì giới chủ “áp dụng những chiêu thức tinh vi hơn, gây chia rẽ công nhân nhiều hơn.” Cũng có nhận xét cho rằng, công nhân Việt Nam, đa số là người từ vùng nông thôn, “có quan niệm khá khép kín về quyền lợi, và dễ thỏa mãn.”
Theo quan sát, yếu tố “quyền lợi” luôn là phương pháp tốt nhất để cô lập, khi cần. Chẳng hạn, một công nhân giỏi, có uy tín với đồng nghiệp, sẽ mau chóng được thăng thưởng, và từ đó bị tách ra khỏi tập thể công nhân. Và phần lớn trong số họ, cũng mau chóng không kém, được học cách để “trừng trị” các công nhân khác. Mặc dầu báo chí trong nước không đề cập đến, đã và đang có hiện tượng, “nhiều quản lý bị công nhân đánh tập thể.”
Nhận định về Luật Lao Ðộng của Việt Nam, người đại diện từ trong nước cho rằng, luật Việt Nam là để “bảo vệ giới chủ, trong khi quyền lợi công nhân chỉ được đề cập bằng những lời lẽ hoa mỹ nhưng thiếu thực chất.”
Các tranh chấp giữa công nhân và giới chủ không phải là những mâu thuẫn không dính dáng đến chính quyền. Trong các tranh chấp này, chính quyền địa phương luôn đứng về phía giới chủ. Ðơn giản vì “quyền lợi của chính quyền song hành với quyền lợi giới chủ.”
Ngày thứ nhì của hội thảo tập trung vào việc sửa đổi Bản Ðiều Lệ của UBBV, bầu Ban Chấp Hành mới, và đề ra chương trình hoạt động cụ thể cho tương lai.
Ông Trần Ngọc Thành được ủy ban lưu nhiệm vị trí chủ tịch thêm nhiệm kỳ 3 năm.
Các vị trí Phó Chủ Tịch Nội Vụ gồm có: ông Chu Văn Cương (đặc trách Nhiệm Khu Hoa Kỳ), ông Nguyễn Hưng Ðạo (đặc trách Nhiệm Khu Úc Châu), bà Ca Dao (đặc trách Nhiệm Khu Tây Âu). Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đảm nhiệm vị trí Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ. Ông Nguyễn Ðình Hùng được bầu vào vị trí Phó Chủ Tịch Kế Hoạch. Ông Ðoàn Việt Trung tiếp tục được lưu nhiệm vị trí Tổng Thư Ký. Ông Phạm Lê Hoàng Nam được bầu vào vị trí Phó Tổng Thư Ký. Vị trí Thủ Quỹ của UBBV do bà Jackie Bong-Wright đảm trách.
Ủy Ban Yểm Trợ Giám Sát gồm các vị Bùi Trọng Cường, Ðào Thị Hợi, Nguyễn Văn Tánh.
Chuyến đi Malaysia của Ðông Bàn được bảo trợ bởi:
Luật Sư Nguyễn Hoàng Duyên
Phó khoa trưởng Học Vụ, Ðại Học Luật Khoa Lincoln - San JoseVăn phòng chính tại:
1569 Lexann Ave., Suite 132
San Jose, CA 95121
Tel: 408-528-7668
Website: www.duyenlaw.com
Luật Sư Nguyễn Hoàng Duyên sẽ mở văn phòng tại quận Cam trong thời gian sắp tới.
XUÂN và NGƯỜI LÍNH VNCH trong NHẠC VIỆT
Xuân và người lính Việt Nam Cộng Hòa trong nhạc Việt
(Để tưởng nhớ đến anh tôi, bạn bè và những chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì tổ quốc)
Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.
(Ca Dao)
Vâng, đó là truyền thống của người Việt chúng ta từ xưa đến nay.
Hể mỗi độ Xuân về là mọi người đều muốn sum họp với cha mẹ, gia đình con cái và bạn bè quyến thuộc nói chung để cùng vui Tết, cho dù suốt năm phải xa gia đình vì sinh kế. Tuy nhiên vẫn có những người gánh chịu nhiều thiệt thòi, phải dầm sương, ngủ ở ven rừng, bờ suối để trấn thủ biên thùy. Họ chỉ hưởng được chút hương vị Tết qua những món quà do thân nhân gởi đến, thiếu hẳn cái không khí Tết giống như ở hậu phương, thiếu hẳn tiếng trống tiếng kèn rộn ràng, không có những màn múa Lân ngoạn mục v.v…
Nhưng họ là ai?. Họ chính là những người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam tự do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975. Nhiều người đã nằm xuống hay đã chết trong các trại tù được mệnh danh là "trại cải tạo". Cũng có nhiều người còn sống, đang hiện diện trên đất mẹ hoặc đang định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó trên thế giới.
Để tri ơn những người lính VNCH nói trên, còn sống cũng như đã chết, người viết xin phóng tác một số bản nhạc viết về "Xuân và Người Lính" thành bài tạp ghi này để kính tặng tất cả những người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Nam VN cho đến ngày 30.04.1975, cũng như vinh danh sự hy sinh cao cả của những chiến binh đã nằm xuống cho chúng ta được sống.
Trước khi chính thức đi vào chủ đề của bài tạp ghi, người viết xin được mượn bài hát sau đây để giới thiệu đến quý độc giả là người lính VNCH tuy rất anh hùng, rất sắt đá trên chiến trường nhưng họ cũng là con người, là những chàng trai trẻ nên con tim của họ cũng chất chứa nhiều tình cảm, cũng biết rung rộng và vì tình yêu quê hương đất nước nên họ sẳn sàng hy sinh tình cảm riêng tư để lên đường theo tiếng gọi non sông. Tình cảm của những người lính được thể hiện rõ nét qua tác phẩm rất sôi động của Nhạc sĩ Y Vân:
Anh là lính đa tình
Tình non sông rất nặng
Tình hải hồ ôm mộng
Tình vũ trụ ngát xanh
Và mối tình rất êm đềm là tình riêng trong lòng
anh yêu em ...
Có lúc muốn lấy hoa rừng, anh gửi về em thêu áo
Và ngàn vì sao trên trời, kết thành một chuỗi em đeo
Dù rằng đời lính không giầu,
mà chắc không nghèo tình yêu ...
Lính Đa Tình (Y Vân)
Có thể nói, khi đề cập đến hay bàn về chiến tranh, hầu như ai trong chúng ta đều chán ngán. Nhưng hoàn cảnh đẩy đưa vì cộng sản Bắc Việt (csBV) luôn nuôi tham vọng thôn tính miền Nam nên mới gây ra cảnh chinh chiến. Nếu nhà ai nấy ở, kẻ Bắc người Nam, mạnh ai nấy lo thì làm gì có chuyện đổ máu xảy ra, theo ý tôi. Sau nhiều mùa Xuân tương đối thanh bình đi qua thì phải nói Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết mà dân miền Nam VN không bao giờ quên được, nhất là dân xứ Huế. CsBV đã xem thường hiệp ước đình chiến trong ba ngày Tết, lợi dụng sự tin cậy của dân miền Nam và lợi dụng cơ hội biên thùy bị bỏ ngõ và các tiền đồn của các tỉnh hay thị xã không được canh gác cẩn thận như xưa nay vì binh sĩ VNCH các cấp được nghỉ phép về quê ăn Tết với gia đình vợ con, csBV đã ra lệnh tổng tấn công, tràn về thành phố đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Chúng đã dày nát nhiều tỉnh lị của miền Nam, nhẫn tâm giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội gây tang thương cho biết bao gia đình trong khi mọi người đang vui mừng đón Xuân.
Chiến chinh từ xưa đến nay, dầu xảy ra bất cứ ở đâu đều gây nên nhiều đau khổ, tang tóc. Chuyện cha xa con, vợ xa chồng, gia đình ly tán là chuyện không thể tránh được. Bên cạnh những mất mát về vật lực cũng như tài lực, người dân và nhất là những người lính trận chẳng những đã hy sinh máu huyết của mình, đã bị tổn thương và trở thành phế binh mà đôi khi còn phải bỏ mạng để cho bà con, thân nhân và đồng hương được sống. Vì thế mơ ước quê hương thanh bình là ước mơ của mọi người, từ quân cán chính cho tới phó thường dân, học trò… Nhạc sĩ Hoài Linh và Tấn An đã mượn lời ca tiếng hát chuyển đạt nỗi niềm của những chàng trai khóat áo chiến y vừa mới từ biên cương trở về thăm người yêu ở hậu phương với lời cầu chúc đầu năm chân thành, rất nồng nàn:
Ngày đầu Xuân chúc non nước thanh bình,
ngày mồng hai chúc cho lứa đôi mình
Và mồng ba anh chúc cho đôi mắt em xinh,
Má em hồng cho nét Xuân mãi trong lòng anh.
Từ ngoài biên anh vừa về đến, đôi lời trìu-mến chân thành chúc em ...
Đầu Xuân xin chúc quê hương yên bình thành đô đến nơi đồng xanh,
Ý lành nước non vươn màu xanh mới đón Xuân thắm trong niềm vui .
Đầu Xuân Lính Chúc (Hoài Linh - Tấn An)
Ước mong quê hương không còn chiến tranh cũng là tâm trạng của cố nhạc sĩ đa tài Trần Thiện Thanh (TTT). Nhưng sự mong ước của nhạc sĩ TTT, một nhạc sĩ thuộc ngành tâm lý chiến dù, không ủy mỵ và ru ngủ như đã được thể hiện qua một số nhạc sĩ phản chiến thân cộng thời bấy giờ. Trần Thiện Thanh tế nhị hơn khi diễn tả tâm trạng mình, tâm trạng của một người lính VNCH. Anh đã nhẹ nhàng thố lộ cùng người yêu:
Hẹn em khi khắp nơi yên vui
Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình
Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai
Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi
Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang
(Đồn Vắng Chiều Xuân)
Trong khi mọi người ở hậu phương, từ thôn quê đến thành phố đang chờ đón nàng Xuân, đang đợi Giao Thừa về để đốt pháo mừng năm mới thì có rất nhiều người lính trận của quân đội VNCH không có được diễm phúc này. Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã mượn lời nhạc phát hoạ nên một khung cảnh buồn, đơn lẻ mà khi tiếng hát được cất lên chúng ta không thể nào quên được hình ảnh người lính đang đồn trú nơi rừng sâu giữa lúc quê hương còn chinh chiến:
Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi
Phiên Gác Đêm Xuân (Nguyễn văn Đông)
Vì hoàn cảnh, bạn bè có kẻ phải lên đường làm bổn phận người trai thời loạn, người thì may mắn được ở lại hậu phương nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện hữu trong tâm cảm của hầu hết mọi người dân miền Nam Việt Nam nói riêng. Tâm trạng đó đã được nhạc sĩ Hoài Linh diễn tả như sau:
Tôi đón xuân giữa lúc còn chiến chinh
Chúc mừng xuân bên ly rượu hành trình
Chúc người trai đi xây dựng hòa bình
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh
(Tâm Sự Nàng Xuân)
Thời gian qua đi không chờ đợi. Đông qua và mùa Xuân lại trở về. Tình cảm của những người ở hậu phương dành cho những anh lính chiến ngoài miền biên cương lúc nào cũng đong đầy. Tâm cảm này đã được Lê Dinh và Minh Kỳ khéo léo diễn đạt qua bản nhạc rất trữ tình:
Thấm thoát là đây . . . một mùa Xuân mới . . . với ngàn cánh mai vàng
Nụ cười trên môi . . . trên làn má ai . . . đón Xuân tươi vừa sang …
Xuân nay tôi chúc . . . người miền biên cương . . . muôn ngàn câu mến thuơng
Mong Xuân yên lành . . . trong bao hương tình
Để rồi người thêm vui . . . cuộc sống thanh bình
Hạnh Phúc Đầu Xuân của Lê Dinh - Minh Kỳ
Tình thương mẹ con trong xã hội Việt chúng ta rất đậm đà thắm thiết. Bất cứ ở đâu, dù đang sống xa nhà hay đang trấn đóng ngoài biên thùy, ven rừng, người con lúc nào cũng nghĩ đến gia đình, đặc biệt nghĩ rất nhiều đến mẹ, có lẽ vì từ nhỏ được mẹ bồng bế, nâng niu. Lắm khi ôn lại quá khứ thanh bình ngày nào, để rồi tiếc thương và thầm mơ mau có ngày hội ngộ cùng mẹ hiền. Nhật Ngân đã dùng lời nhạc để diễn đạt thay tâm trạng của những chàng trai hùng thời chiến chinh như sau:
Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân
Thoáng mùi mai nở đâu đây
Nghe lòng lạc loài chơi vơi
Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang
Bếp hồng quây quần bên nhau
Nghe Mẹ kể chuyện đời xưa
Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đã đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi
Mùa Xuân Của Mẹ (của nhạc sĩ Nhật Ngân)
Nhưng éo le cũng không thiếu. Vì hoàn cảnh nên vợ chồng chia cách. Còn đâu những giây phút đầm ấm, gần gủi bên nhau ngày nào … để rồi giờ đây trong cảnh cô đơn, người vợ (người yêu) đã ôn lại hình ảnh đẹp thuở nào với chồng (với người tình) lúc đất nước còn an lành:
Nhớ xuân sang năm nào,
bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh
đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về
khi máu xương thôi ngừng rơi.
Để giờ mình em và manh áo xám trên tay
Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa
Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng
mà ngỡ là giấc mơ thanh bình.
Đan Áo Mùa Xuân (Phạm Thế Mỹ)
Kẻ ở lại buồn đơn côi, luyến tiếc kỷ niệm. Người ra đi cũng chẳng khác gì hơn. Chúng ta hãy nghe những người lính VNCH đã để con tim mình rung động:
Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày
Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến
Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang ...
Ở đây không có hoa Mai, không có hoa Đào trang điểm trần ai
Những lá khô rơi suốt năm dài như trong một chiều lòng tôi biết yêu ai.
(Mùa Xuân Lá Khô của Ns Trần thiện Thanh)
Dầu vậy người trai Việt vẫn ngạo nghễ chấp nhận định mệnh đã dành riêng cho mình trong thời buổi loạn ly với sự kiêu hảnh đáng khâm phục:
Quê hương trong thời đau thương
Mùa Xuân chia ly là thường
bao nhiêu khổ nhục tủi hờn Hát lên nhân loại, trả buồn cho đông
Mùa Xuân Trên Cao của Ns Trầm tử Thiêng
Họ, những người lính VNCH luôn làm tròn bổn phận làm trai, chấp nhận gian khổ. Tuy vậy người lính vẫn có vài phút giây để tâm hồn bay bỗng với những thương nhớ khó quên:
Đầu xuân năm đó anh ra đi
Mùa xuân này đến anh chưa về
Những hôm vừa xong phiên gác chiều
Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ
Đồn Vắng Đầu Xuân của Ns Trần Thiện Thanh
Xuân về, Tết đến là dịp để thân nhân, họ hàng hay những cặp tình nhân gặp gỡ, đoàn tụ nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, trước 30.4.1975 đã có biết bao nhiêu người lính thiếu hẳn diễm phúc này. Họ đã thi hành bổn phận người trai thời chiến để trấn giữ biên thùy, bảo vệ an ninh cho đồng bào ở hậu phương an lòng hưởng Tết. Dầu vậy, người lính Việt Nam Cộng Hoà chẳng buồn lòng, dù cho tâm trạng của họ lúc nào cũng nhớ nàng Xuân. Họ vẫn hy sinh, kiên trì nhất định:
Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẻ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà
Mẹ thương con xin đợi ngày mai...
Xuân này con không về của NS Trịnh Lâm Ngân
Người lính VNCH rày đây mai đó, tung hoành khắp 4 vùng chiến thuật. Khi được nghỉ phép, trở về mong tìm gặp lại nàng Xuân, người yêu nhưng định mệnh nghiệt ngả làm họ chỉ còn biết tiếc thương mùa Xuân nào đã đi qua. Hãy nghe Nhạc sĩ Châu Kỳ bộc lộ:
Bước sông hồ như đắm như mơ
Trở về đây khi gió sang mùa
Mong ước tìm cô gái Xuân xưa, cho vơi bao niềm nhớ
Có ngờ đâu Xuân vắng người thơ
Đón Xuân này nhớ Xuân kia của Ns Châu Kỳ
Ước nguyện của mọi người: dân, quân, cán, chính là mong đất nước Việt Nam sớm thanh bình, không còn chinh chiến, một cuộc chiến công tâm mà nói là do Cs Bắc Việt chủ trương vì chúng luôn nuôi tham vọng chiếm trọn miền Nam, điều mà cộng sản đã đạt được vào cuối tháng tư 1975. Nhạc sĩ Minh Kỳ qua nhạc phẩm "Cánh Thiệp đầu Xuân" đã diễn tả ước mơ thầm kín, cầu mong sao cho khói lửa đi qua nhanh trên đất mẹ để mọi người, nhất là người lính VNCH có cơ hội được về sống gần gia đình, bạn bè thân thuộc và hưởng một cái Tết đúng nghĩa:
Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì
ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên
Cánh Thiệp Đầu Xuân của Ns Minh Kỳ
Nhiều nhạc sĩ, nhất là những nhạc sĩ tâm lý chiến (một ngành mà Cs rất sợ nên trả thù không nương tay những chiến sĩ này sau tháng 4.1975), đã sáng tác những bài ca rất giá trị viết về đời lính và người lính VNCH, sáng tác nhạc Xuân, đặc biệt những bản nhạc viết về Tết và người lính VNCH, gắn liền với sự hy sinh cao cả của họ trước 30.4.1975 lo trấn thủ biên cương để bảo vệ cho người dân ở hậu phương được hưởng những mùa Xuân, tháng năm an bình. Còn rất nhiều bản nhạc khác đã được sáng tác với chủ đề này nhưng tôi chỉ trích dẫn vài bản nhạc "Xuân, viết về người lính VNCH" tiêu biểu kê trên. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ nói lên tình cảm, tình yêu quê hương nồng nàn và cuộc đời đầy gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính VNCH đối với người Việt tại miền Nam VN trước 30.04.1975, nói riêng…
Người miền Nam và những người lính VNCH tuy đã nằm xuống nhưng không hề uổng phí vì chính qua những mất mát đó đã cho chúng ta hiểu rằng sự tự do không phải tự nhiên mà có. Tự do đã được trả với một giá rất đắt, chẳng những bằng máu và nước mắt, đôi khi ngay cả bằng mạng sống. Điều này đã được minh chứng qua lịch sử của nhân loại và cũng nhờ sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH mà người dân miền Nam Việt Nam đã được hưởng ít nhiều tự do trong hơn 20 năm, cho đến ngày NVN bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm.
Lê Hoàng Thanh
Nhạc góp nhặt từ In- tơ - nét (Internet)
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=1947:1947&catid=37:bandoc&Itemid=56
(Để tưởng nhớ đến anh tôi, bạn bè và những chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì tổ quốc)
Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.
(Ca Dao)
Vâng, đó là truyền thống của người Việt chúng ta từ xưa đến nay.
Hể mỗi độ Xuân về là mọi người đều muốn sum họp với cha mẹ, gia đình con cái và bạn bè quyến thuộc nói chung để cùng vui Tết, cho dù suốt năm phải xa gia đình vì sinh kế. Tuy nhiên vẫn có những người gánh chịu nhiều thiệt thòi, phải dầm sương, ngủ ở ven rừng, bờ suối để trấn thủ biên thùy. Họ chỉ hưởng được chút hương vị Tết qua những món quà do thân nhân gởi đến, thiếu hẳn cái không khí Tết giống như ở hậu phương, thiếu hẳn tiếng trống tiếng kèn rộn ràng, không có những màn múa Lân ngoạn mục v.v…
Nhưng họ là ai?. Họ chính là những người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam tự do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975. Nhiều người đã nằm xuống hay đã chết trong các trại tù được mệnh danh là "trại cải tạo". Cũng có nhiều người còn sống, đang hiện diện trên đất mẹ hoặc đang định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó trên thế giới.
Để tri ơn những người lính VNCH nói trên, còn sống cũng như đã chết, người viết xin phóng tác một số bản nhạc viết về "Xuân và Người Lính" thành bài tạp ghi này để kính tặng tất cả những người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Nam VN cho đến ngày 30.04.1975, cũng như vinh danh sự hy sinh cao cả của những chiến binh đã nằm xuống cho chúng ta được sống.
Trước khi chính thức đi vào chủ đề của bài tạp ghi, người viết xin được mượn bài hát sau đây để giới thiệu đến quý độc giả là người lính VNCH tuy rất anh hùng, rất sắt đá trên chiến trường nhưng họ cũng là con người, là những chàng trai trẻ nên con tim của họ cũng chất chứa nhiều tình cảm, cũng biết rung rộng và vì tình yêu quê hương đất nước nên họ sẳn sàng hy sinh tình cảm riêng tư để lên đường theo tiếng gọi non sông. Tình cảm của những người lính được thể hiện rõ nét qua tác phẩm rất sôi động của Nhạc sĩ Y Vân:
Anh là lính đa tình
Tình non sông rất nặng
Tình hải hồ ôm mộng
Tình vũ trụ ngát xanh
Và mối tình rất êm đềm là tình riêng trong lòng
anh yêu em ...
Có lúc muốn lấy hoa rừng, anh gửi về em thêu áo
Và ngàn vì sao trên trời, kết thành một chuỗi em đeo
Dù rằng đời lính không giầu,
mà chắc không nghèo tình yêu ...
Lính Đa Tình (Y Vân)
Có thể nói, khi đề cập đến hay bàn về chiến tranh, hầu như ai trong chúng ta đều chán ngán. Nhưng hoàn cảnh đẩy đưa vì cộng sản Bắc Việt (csBV) luôn nuôi tham vọng thôn tính miền Nam nên mới gây ra cảnh chinh chiến. Nếu nhà ai nấy ở, kẻ Bắc người Nam, mạnh ai nấy lo thì làm gì có chuyện đổ máu xảy ra, theo ý tôi. Sau nhiều mùa Xuân tương đối thanh bình đi qua thì phải nói Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết mà dân miền Nam VN không bao giờ quên được, nhất là dân xứ Huế. CsBV đã xem thường hiệp ước đình chiến trong ba ngày Tết, lợi dụng sự tin cậy của dân miền Nam và lợi dụng cơ hội biên thùy bị bỏ ngõ và các tiền đồn của các tỉnh hay thị xã không được canh gác cẩn thận như xưa nay vì binh sĩ VNCH các cấp được nghỉ phép về quê ăn Tết với gia đình vợ con, csBV đã ra lệnh tổng tấn công, tràn về thành phố đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Chúng đã dày nát nhiều tỉnh lị của miền Nam, nhẫn tâm giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội gây tang thương cho biết bao gia đình trong khi mọi người đang vui mừng đón Xuân.
Chiến chinh từ xưa đến nay, dầu xảy ra bất cứ ở đâu đều gây nên nhiều đau khổ, tang tóc. Chuyện cha xa con, vợ xa chồng, gia đình ly tán là chuyện không thể tránh được. Bên cạnh những mất mát về vật lực cũng như tài lực, người dân và nhất là những người lính trận chẳng những đã hy sinh máu huyết của mình, đã bị tổn thương và trở thành phế binh mà đôi khi còn phải bỏ mạng để cho bà con, thân nhân và đồng hương được sống. Vì thế mơ ước quê hương thanh bình là ước mơ của mọi người, từ quân cán chính cho tới phó thường dân, học trò… Nhạc sĩ Hoài Linh và Tấn An đã mượn lời ca tiếng hát chuyển đạt nỗi niềm của những chàng trai khóat áo chiến y vừa mới từ biên cương trở về thăm người yêu ở hậu phương với lời cầu chúc đầu năm chân thành, rất nồng nàn:
Ngày đầu Xuân chúc non nước thanh bình,
ngày mồng hai chúc cho lứa đôi mình
Và mồng ba anh chúc cho đôi mắt em xinh,
Má em hồng cho nét Xuân mãi trong lòng anh.
Từ ngoài biên anh vừa về đến, đôi lời trìu-mến chân thành chúc em ...
Đầu Xuân xin chúc quê hương yên bình thành đô đến nơi đồng xanh,
Ý lành nước non vươn màu xanh mới đón Xuân thắm trong niềm vui .
Đầu Xuân Lính Chúc (Hoài Linh - Tấn An)
Ước mong quê hương không còn chiến tranh cũng là tâm trạng của cố nhạc sĩ đa tài Trần Thiện Thanh (TTT). Nhưng sự mong ước của nhạc sĩ TTT, một nhạc sĩ thuộc ngành tâm lý chiến dù, không ủy mỵ và ru ngủ như đã được thể hiện qua một số nhạc sĩ phản chiến thân cộng thời bấy giờ. Trần Thiện Thanh tế nhị hơn khi diễn tả tâm trạng mình, tâm trạng của một người lính VNCH. Anh đã nhẹ nhàng thố lộ cùng người yêu:
Hẹn em khi khắp nơi yên vui
Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình
Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai
Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi
Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang
(Đồn Vắng Chiều Xuân)
Trong khi mọi người ở hậu phương, từ thôn quê đến thành phố đang chờ đón nàng Xuân, đang đợi Giao Thừa về để đốt pháo mừng năm mới thì có rất nhiều người lính trận của quân đội VNCH không có được diễm phúc này. Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã mượn lời nhạc phát hoạ nên một khung cảnh buồn, đơn lẻ mà khi tiếng hát được cất lên chúng ta không thể nào quên được hình ảnh người lính đang đồn trú nơi rừng sâu giữa lúc quê hương còn chinh chiến:
Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi
Phiên Gác Đêm Xuân (Nguyễn văn Đông)
Vì hoàn cảnh, bạn bè có kẻ phải lên đường làm bổn phận người trai thời loạn, người thì may mắn được ở lại hậu phương nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện hữu trong tâm cảm của hầu hết mọi người dân miền Nam Việt Nam nói riêng. Tâm trạng đó đã được nhạc sĩ Hoài Linh diễn tả như sau:
Tôi đón xuân giữa lúc còn chiến chinh
Chúc mừng xuân bên ly rượu hành trình
Chúc người trai đi xây dựng hòa bình
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh
(Tâm Sự Nàng Xuân)
Thời gian qua đi không chờ đợi. Đông qua và mùa Xuân lại trở về. Tình cảm của những người ở hậu phương dành cho những anh lính chiến ngoài miền biên cương lúc nào cũng đong đầy. Tâm cảm này đã được Lê Dinh và Minh Kỳ khéo léo diễn đạt qua bản nhạc rất trữ tình:
Thấm thoát là đây . . . một mùa Xuân mới . . . với ngàn cánh mai vàng
Nụ cười trên môi . . . trên làn má ai . . . đón Xuân tươi vừa sang …
Xuân nay tôi chúc . . . người miền biên cương . . . muôn ngàn câu mến thuơng
Mong Xuân yên lành . . . trong bao hương tình
Để rồi người thêm vui . . . cuộc sống thanh bình
Hạnh Phúc Đầu Xuân của Lê Dinh - Minh Kỳ
Tình thương mẹ con trong xã hội Việt chúng ta rất đậm đà thắm thiết. Bất cứ ở đâu, dù đang sống xa nhà hay đang trấn đóng ngoài biên thùy, ven rừng, người con lúc nào cũng nghĩ đến gia đình, đặc biệt nghĩ rất nhiều đến mẹ, có lẽ vì từ nhỏ được mẹ bồng bế, nâng niu. Lắm khi ôn lại quá khứ thanh bình ngày nào, để rồi tiếc thương và thầm mơ mau có ngày hội ngộ cùng mẹ hiền. Nhật Ngân đã dùng lời nhạc để diễn đạt thay tâm trạng của những chàng trai hùng thời chiến chinh như sau:
Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân
Thoáng mùi mai nở đâu đây
Nghe lòng lạc loài chơi vơi
Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang
Bếp hồng quây quần bên nhau
Nghe Mẹ kể chuyện đời xưa
Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đã đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi
Mùa Xuân Của Mẹ (của nhạc sĩ Nhật Ngân)
Nhưng éo le cũng không thiếu. Vì hoàn cảnh nên vợ chồng chia cách. Còn đâu những giây phút đầm ấm, gần gủi bên nhau ngày nào … để rồi giờ đây trong cảnh cô đơn, người vợ (người yêu) đã ôn lại hình ảnh đẹp thuở nào với chồng (với người tình) lúc đất nước còn an lành:
Nhớ xuân sang năm nào,
bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh
đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về
khi máu xương thôi ngừng rơi.
Để giờ mình em và manh áo xám trên tay
Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa
Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng
mà ngỡ là giấc mơ thanh bình.
Đan Áo Mùa Xuân (Phạm Thế Mỹ)
Kẻ ở lại buồn đơn côi, luyến tiếc kỷ niệm. Người ra đi cũng chẳng khác gì hơn. Chúng ta hãy nghe những người lính VNCH đã để con tim mình rung động:
Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày
Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến
Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang ...
Ở đây không có hoa Mai, không có hoa Đào trang điểm trần ai
Những lá khô rơi suốt năm dài như trong một chiều lòng tôi biết yêu ai.
(Mùa Xuân Lá Khô của Ns Trần thiện Thanh)
Dầu vậy người trai Việt vẫn ngạo nghễ chấp nhận định mệnh đã dành riêng cho mình trong thời buổi loạn ly với sự kiêu hảnh đáng khâm phục:
Quê hương trong thời đau thương
Mùa Xuân chia ly là thường
bao nhiêu khổ nhục tủi hờn Hát lên nhân loại, trả buồn cho đông
Mùa Xuân Trên Cao của Ns Trầm tử Thiêng
Họ, những người lính VNCH luôn làm tròn bổn phận làm trai, chấp nhận gian khổ. Tuy vậy người lính vẫn có vài phút giây để tâm hồn bay bỗng với những thương nhớ khó quên:
Đầu xuân năm đó anh ra đi
Mùa xuân này đến anh chưa về
Những hôm vừa xong phiên gác chiều
Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ
Đồn Vắng Đầu Xuân của Ns Trần Thiện Thanh
Xuân về, Tết đến là dịp để thân nhân, họ hàng hay những cặp tình nhân gặp gỡ, đoàn tụ nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, trước 30.4.1975 đã có biết bao nhiêu người lính thiếu hẳn diễm phúc này. Họ đã thi hành bổn phận người trai thời chiến để trấn giữ biên thùy, bảo vệ an ninh cho đồng bào ở hậu phương an lòng hưởng Tết. Dầu vậy, người lính Việt Nam Cộng Hoà chẳng buồn lòng, dù cho tâm trạng của họ lúc nào cũng nhớ nàng Xuân. Họ vẫn hy sinh, kiên trì nhất định:
Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẻ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà
Mẹ thương con xin đợi ngày mai...
Xuân này con không về của NS Trịnh Lâm Ngân
Người lính VNCH rày đây mai đó, tung hoành khắp 4 vùng chiến thuật. Khi được nghỉ phép, trở về mong tìm gặp lại nàng Xuân, người yêu nhưng định mệnh nghiệt ngả làm họ chỉ còn biết tiếc thương mùa Xuân nào đã đi qua. Hãy nghe Nhạc sĩ Châu Kỳ bộc lộ:
Bước sông hồ như đắm như mơ
Trở về đây khi gió sang mùa
Mong ước tìm cô gái Xuân xưa, cho vơi bao niềm nhớ
Có ngờ đâu Xuân vắng người thơ
Đón Xuân này nhớ Xuân kia của Ns Châu Kỳ
Ước nguyện của mọi người: dân, quân, cán, chính là mong đất nước Việt Nam sớm thanh bình, không còn chinh chiến, một cuộc chiến công tâm mà nói là do Cs Bắc Việt chủ trương vì chúng luôn nuôi tham vọng chiếm trọn miền Nam, điều mà cộng sản đã đạt được vào cuối tháng tư 1975. Nhạc sĩ Minh Kỳ qua nhạc phẩm "Cánh Thiệp đầu Xuân" đã diễn tả ước mơ thầm kín, cầu mong sao cho khói lửa đi qua nhanh trên đất mẹ để mọi người, nhất là người lính VNCH có cơ hội được về sống gần gia đình, bạn bè thân thuộc và hưởng một cái Tết đúng nghĩa:
Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì
ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên
Cánh Thiệp Đầu Xuân của Ns Minh Kỳ
Nhiều nhạc sĩ, nhất là những nhạc sĩ tâm lý chiến (một ngành mà Cs rất sợ nên trả thù không nương tay những chiến sĩ này sau tháng 4.1975), đã sáng tác những bài ca rất giá trị viết về đời lính và người lính VNCH, sáng tác nhạc Xuân, đặc biệt những bản nhạc viết về Tết và người lính VNCH, gắn liền với sự hy sinh cao cả của họ trước 30.4.1975 lo trấn thủ biên cương để bảo vệ cho người dân ở hậu phương được hưởng những mùa Xuân, tháng năm an bình. Còn rất nhiều bản nhạc khác đã được sáng tác với chủ đề này nhưng tôi chỉ trích dẫn vài bản nhạc "Xuân, viết về người lính VNCH" tiêu biểu kê trên. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ nói lên tình cảm, tình yêu quê hương nồng nàn và cuộc đời đầy gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính VNCH đối với người Việt tại miền Nam VN trước 30.04.1975, nói riêng…
Người miền Nam và những người lính VNCH tuy đã nằm xuống nhưng không hề uổng phí vì chính qua những mất mát đó đã cho chúng ta hiểu rằng sự tự do không phải tự nhiên mà có. Tự do đã được trả với một giá rất đắt, chẳng những bằng máu và nước mắt, đôi khi ngay cả bằng mạng sống. Điều này đã được minh chứng qua lịch sử của nhân loại và cũng nhờ sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH mà người dân miền Nam Việt Nam đã được hưởng ít nhiều tự do trong hơn 20 năm, cho đến ngày NVN bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm.
Lê Hoàng Thanh
Nhạc góp nhặt từ In- tơ - nét (Internet)
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=1947:1947&catid=37:bandoc&Itemid=56
Subscribe to:
Posts (Atom)