Chung quanh vần đề chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa - Vài điều bàn thêm
Trương Nhân Tuấn
Đăng ngày 05/05/2009 lúc 03:20:04 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3741
Về hiệu lực công hàm Phạm Văn Đồng
Nhiều người khẳng định công hàm của ông Đồng không có giá trị. Nhưng thực tế không như vậy. Dư luận quốc tế đã cho rằng hiệu quả công hàm này làm «yếu» đi tư thế của VN. Thật vậy, nhiều tài liệu nước ngoài khi đề cập vấn đề tranh chấp HS&TS giữa VN và TQ thì có ghi nhận hai yếu tố có thể làm «yếu» đi tư thế của VN: 1/ công hàm của ông Phạm Văn Đồng (hiệu lực lên HS&TS) và 2/ việc kế thừa di sản thực dân Pháp của quốc gia Việt Nam (trường hợp Trường Sa).
Trường hợp 2) sẽ bàn luận sau, nhưng hiệu quả công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng là một thực tế, bắt đầu từ năm 1958, đã liên tục gây ảnh hưởng tai hại cho Việt Nam đến ngày hôm nay. Nếu chỉ tính từ sau 1975 đến nay, an ninh VN luôn bị TQ đe doạ. VN có lúc đã bị TQ tấn công bằng vũ lực để chiếm đảo. Có lúc TQ hăm doạ các tập đoàn nước ngoài, không cho họ đầu tư thăm dò hay khai thác dầu khí trên thềm lục địa hiển nhiên của VN. Cũng có lúc TQ cho dàn khoan khai thác dầu khí ngay trên thềm lục địa của VN, cách xa bờ biển nước họ hàng ngàn cây số. Đây là một thái độ gây hấn không thể chấp nhận được, nhưng đó là hậu quả từ nhiều thập niên của chính sách ngoại giao của đảng CSVN. Nhà nước CSVN đã né tránh không nói đến công hàm của ông Đồng, vì đây là một sai lầm lớn lao của đảng CSVN, đã công nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS, mà ảnh hưởng của nó có thể đặt lại tính chính thống của đảng này trong việc độc quyền lãnh đạo VN. Do hậu quả công hàm này mà TQ đã có lý do để xâm lăng, chiếm HS của VN năm 1974 và TS năm 1988. Nhưng thái độ che dấu và né tránh của nhà nước CSVN trước dư luận trong nước và quốc tế đã làm cho tình hình tồi tệ thêm. Chủ quyền của VN tại bãi Tứ Chính – Vũng Mây đã bị đặt lại. Nguy cơ VN có thể mất hẵn HS lẫn TS cho TQ là có thật mà việc này sẽ dẫn đến hệ quả VN mất gần hết hải phận và thềm lục địa của mình cho TQ. Do đó, việc nhà nước CSVN im lặng hay tìm cách phủ nhận hiệu lực của công hàm ông Đồng là việc của riêng họ. Lịch sử sau này sẽ ghi nhận. Nhưng những người Việt còn chút lòng yêu nước, muốn giữ nước của mình, thì không thể khoanh tay. Vấn đề là chúng ta phải tiếp cận như thế nào?
Có nhiều phương pháp, nhưng trước hết là phải tìm hiểu giá trị pháp lý của công hàm này và tìm cách hoá giải nó.
Công hàm của TT Phạm Văn Đồng có hai ý nghĩa :
a) Công nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS và
b) phủ nhận chủ quyền của Việt
Về ý nghĩa thứ nhất: Công nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS. Theo giải thích của bà Monique Chemillier-Gendreau ở trang 123 cuốn La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys, sau đó được khai triển và củng cố thêm do các học giả Việt
Về ý nghĩa thứ hai: công hàm của ông Đồng phủ nhận chủ quyền của VN tại HS và TS. Đây cũng là vấn đề đã gây nhiều tranh cãi.
Bà Monique Chemillier-Gendreau đã nói ở trang 123 trong sách dẫn trên, rằng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức nhà nước CHXHCNVN hiện nay, có thể lựa chọn Việt Nam Cộng Hòa để kế thừa.
Ta có thể tin tưởng như thế không ? Không có gì chắc chắn.
Bởi vì, nếu luận cứ này đúng, công hàm ông Đồng không có giá trị pháp lý, tại sao đông đảo dư luận quốc tế, thể hiện qua các tập tài liệu, sách báo, bản đồ atlas… vẫn tiếp tục có ý kiến cho rằng hiệu lực công hàm ông Đồng đã làm yếu tư thế của VN? Điều đáng lo ngại là lượng tài liệu nói trên ngày càng thêm nhiều. Dư luận đã dựa trên cơ sở nào để kết luận như thế? Mặt khác, thái độ rút lui của tập đoàn BP, hiện đang khai thác các lô 5.2 và 5.3 ở trên thềm lục địa VN, cách bờ VN không quá 350 Km, trong lúc cách TQ đến hơn ngàn Km, khiến cho sự việc càng rắc rối và nguy hiểm cho phía VN. Một điều rõ rệt, TQ lên tiếng đe doạ các tập đoàn đang khai thác tại thềm lục địa VN, như BP và ExxonMobil, khiến họ phải ngưng hoạt động, là nhờ vào hiệu lực công hàm của ông Đồng. Nhờ hiệu lực công hàm này TQ có chủ quyền các đảo TS. Do hiệu lực ZEE (gồm vùng nước và thềm lục địa) của một số đảo TS, các vùng do ExxonMobil và BP khai thác có chồng lấn với ZEE của TQ. TQ là nước đã ký và thông qua bộ luật biển 1982, các luận cứ về chủ quyền vùng biển chữ U mà nhiều học giả VN tìm cách giải thích, chỉ có thể do hiệu lực và ảnh hưởng các đảo HS&TS và các đảo hay bãi cạn khác. Vì thế, nhắc lại thêm lần nữa, hiệu lực của công hàm ông Đồng đe doạ chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa của VN là có thật.
Do đó sự việc không thể đơn giản như là một hành động «lựa chọn» để «kế thừa» mà bà Monique Chemillier-Gendreau đã nói. (Nhưng ở đây tôi không loại trừ các khả năng khác, các lý lẽ khác mà chưa ai thấy, chưa từng ai ghi ra, thí dụ sự hiện hữu các mật ước ký kết giữa hai đảng cộng sản TQ và VN về lãnh thổ, lãnh hải).
Trở lại lý lẽ của mà Monique Chemillier-Gendreau. Nếu Việt Nam không «thống nhất», VN Cộng Hòa vẫn hiện hữu và tiếp tục hành xử quyền chủ quyền của mình tại HS và TS, thì không có việc gì xảy ra, HS và TS vẫn thuộc tổ quốc chung VN (nhưng HS do VNCH quản lý trên danh nghĩa, vì HS đã bị TQ chiếm vào tháng 1 năm 1974).
Sau khi VN (bị) thống nhất bằng vũ lực 30-4-1975, phía chiến thắng là VNDCCH, việc kế thừa HS và TS sẽ không đơn giản. Đảng CSVN lãnh đạo Việt
Công hàm này do ông Phạm Văn Đồng ký, nhân danh thủ tướng nước VNDCCH, nhưng ký dưới sự chỉ đạo của ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Vì vậy tác giả thực của công hàm này là đảng CSVN. Nhiều học giả VN cho rằng công hàm chỉ có mục đích công nhận hải phận của TQ 12 hải lý. Điều này không đúng, vì chính ông Đồng đã nhìn nhận nội dung của công hàm : công nhận HS và TS là của TQ. Mặt khác, đảng và nhà nước CSVN chưa hề lên tiếng hay tuyên bố về việc «lựa chọn kế thừa», mặc dầu đây là một thủ tục cần thiết về pháp lý.
Việc kế thừa không tự động, nó chỉ có hiệu lực khi người được kế thừa không từ khuớc di sản sắp được kế thừa. Ở đây ta thấy công hàm của ông Đồng có giá trị «từ khuớc» việc kế thừa, đó là ý nghĩa thứ hai của công hàm: phủ nhận chủ quyền của VN tại HS và TS.
Điều ghi nhận khác, ngày 30 tháng 4 năm 1975 không hề có việc «bàn giao» chính quyền giữa đại diện VNCH và đại diện MTGPMN. Các tiếp xúc giữa đại diện CS miền Bắc và VNCH thì không có giá trị pháp lý. Ghi nhận khác, sau khi hiệp thuơng thống nhất đất nước, nhà nước CHXHCNVN tiếp tục xem chính quyền «VNCH» là một chính quyền «ngụy», tức là một nhà nước giả tạo, không có. Người ta không thể «kế thừa» ở cái mà người ta cho là giả tạo, không có. Nếu nhà nước CHXHCNVH đã kế thừa VNCH thì không thể có chính sách đối xử với cựu quân nhân, nhân viên công chức VNCH như kẻ thù.
Do đó, qua các luận cứ trên, nước VN hiện nay vẫn chưa có chủ quyền hợp pháp tại HS và TS. Ghi nhận của các tài liệu nước ngoài công hàm ông Đồng làm «yếu» tư thế của VN vì thế là có căn cứ.
Để VN có tư cách hợp pháp tuyên bố chủ quyền tại HS&TS mà không ai có thể dị nghị, tôi đã đã đề nghị một phương pháp viết trong các bài trước. Mọi người có thể tham khảo lại. Đương nhiên đây không phải là giải pháp duy nhất và khả thi. Vấn đề là, các học giả VN nhìn công hàm ông Đồng trên nhãn quan nào ? đề nghị phương pháp hoá giải ra sao ?
Riêng về đảng CSVN thì thực tế cho thấy là một điển hình cho việc bất lực về trí tuệ. Họ đã biểu lộ sự bất lực trên mọi vấn đề của đất nước. Đảng này càng ngày càng đi sâu vào tội lỗi, do nhượng đất và biển cho TQ, qua các việc bắt bớ, đàn áp những người lên tiếng phản đối TQ chiếm HS và TS của VN. Đảng này thực ra mới là trở ngại của đất nước. Nhiều ý kiến cho rằng giải quyết muốn giải quyết vấn đề HS và TS thì việc phải giải quyết trước hết là đảng CSVN. Điều này hoàn toàn đúng. Tôi có đề nghị giải pháp dân chủ hoá VN, loại bỏ ảnh hưởng của đảng CSVN bằng một phương pháp ôn hòa. Dĩ nhiên nó gặp sự chống đối mãnh liệt nơi đảng CSVN, thể hiện qua tập đoàn công an mạng hay đạo quân « chiến sĩ văn hoá », nhưng ít ra nó là lối thoát vinh quang cho đảng CSVN và hữu ích cho dân tộc VN.
Vấn đề kế thừa: Ở đây là kế thừa thực dân Pháp về chủ quyền Trường Sa
Ở Hoàng Sa, chủ quyền của VN không thể phản biện, quốc gia Việt Nam đã khám phá, khai thác đầu tiên và quản lý liên tục quần đảo Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ nay. Ở Trường Sa, theo bà Monique Chemillier-Gendreau thì có vấn đề. Theo bà, VN không đưa bằng chứng thuyết phục là VN trước kia đã xem hai quần đảo HS&TS là một (sách đã dẫn, tr 129).
Nhưng về thái độ của Pháp khi tiếp thu HS và TS vào vương quốc Đại
Ðiều 1 hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884 giữa VN và Pháp (Traité Protectorat) qui định: « L'Annam reconnaît et accepte le Protectorat de la France. La
Từ hai điều này việc sáp nhập HS và TS vào lãnh thổ VN phải là một nghĩa vụ của nước Pháp. Việc tuyên bố sáp nhập HS một cách trễ nải vào quốc gia VN cho thấy tình hình làm việc thiếu trách nhiệm của phủ toàn quyền Pháp tại VN vào thời đó. Điều cần nhấn mạnh là việc nhìn nhận chủ quyền của VN tại HS chỉ có sau khi đã xuất hiện một loạt bài phê bình của báo chí Pháp về thái độ thiếu trách nhiệm của toàn quyền Đông Dương về các đảo HS. Việc chính thức nhìn nhận chỉ xảy ra ở
Như thế tại HS, chủ quyền của VN không bị đặt vấn đề vì thuyết liên tục quốc gia. HS trước kia đã thuộc VN, sang thời Pháp thuộc, chính phủ bảo hộ có ràng buộc do hiệp ước 1884 phải có nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ VN, do đó có đủ thẩm quyền sát nhập HS vào lãnh thổ VN. Sau khi Pháp rút, chủ quyền HS đương nhiên thuộc về VN.
Tại TS, Pháp sáp nhập do lý do «tuyên bố chủ quyền trên vùng đất vô chủ» mà không có nước nào phản đối. Sau khi Pháp rút khỏi VN thì không có tuyên bố gì về số phận của TS. Nhiều người cho rằng hiện nay Pháp có thể tuyên bố giành lại chủ quyền tại TS. Vì lý do này mà các tài liệu nước ngoài cho rằng chủ quyền VN tại TS bị «yếu» đi.
Ở điểm này cho thấy việc «kế thừa» không hoàn toàn «tự động» như nhiều người đã hiểu sai. Tuy nhiên, trường hợp TS của VN thì không thể lý giải như thế.
Nhưng thực ra, các nhà nước VN, qua đại diện là các triều đại thời phong kiến VN, đã có sự phân biệt cụ thể hai vùng HS và TS mặc dầu hai vùng này chỉ gọi dưới một tên chung là Hoàng Sa. Việc này cũng không phải là thói quen của VN. Các bản đồ do các nhà hàng hải thế giới vẽ vào các thế kỷ 16, 17, 18 thậm chí vài tấm vẽ ở thế kỷ 19, đều gộp chung HS và TS làm một, vẽ thành một đa giác kéo dài theo chiều nam bắc và gọi chung là Parcel, sau này là Paracel. Tên Spratley chỉ mới có sau này.
Bản đồ do anh em Van Langren vẽ (thế kỉ XVI), 1595,
[Les établissement et point de penetration européen en Extrême Orient au 18è siècle]
http://i159.photobucket.com/albums/t139/HaMi-75/Map8-1-1.jpg
Việc khai thác HS và TS thì được các nhà nước phong kiến Việt
Do đó VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử chứng minh từ thời xa xưa VN đã khai thác, tức hành sử quyền chủ quyền, trên các đảo hiện nay gọi là TS, mặc dầu chỉ qua tên gọi chung bãi Cát Vàng cho cho cả hai quần đảo HS&TS. Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa sau này (hoàng = vàng ; sa = cát. Hoàng Sa = Cát Vàng).
VN vì thế có chủ quyền tại TS qua hai lý do :
1/ VN đã khai thác, hành sử liên tục quyền chủ quyền của mình tại TS, qua đội khai thác Bắc Hải, từ nhiều thế kỷ trước. Người ta không phân biệt được vì VN gọi TS qua một tên chung với HS là Bãi Cát Vàng, sau này là Hoàng Sa. Hành động của Pháp hiển nhiên cho thấy nước này đã thiếu nghĩa vụ đối với VN mà họ có cam kết bảo vệ an ninh và vẹn toàn lãnh thổ.
2/ Việc kế thừa nước Pháp cũng đã thể hiện qua các hành vi của vua Bảo Đại năm 1949 và năm 1951 (Hội Nghị San Françisco).
Do đó, việc đến nay các tài liệu nước ngoài còn ghi chi tiết này chắn chắn là do thiếu thông tin. Đó cũng là hậu quả của chính sách bưng bít của nhà nước CSVN trong một thời gian quá dài. Những lên tiếng rời rạc trong vài năm qua của các học giả VN chỉ có tác dụng giới hạn, vì các học giả VN này sống ở nước ngoài, thiếu sự ủng hộ của nhà nước để làm việc làm này có kết quả hữu hiệu. Trong khi lượng tài liệu của phía TQ thì ngày một nhiều. Việc này ảnh hưởng lên dư luận quốc tế là việc dễ hiểu.
Về hiệu lực các đảo Trường Sa trong cuốn Sharing the Resources of the South China Sea của Mark J. Valencia, Jon M. Van Dyke và Noel A. Ludwig
Tài liệu này do ông Phạm Quang Tuấn dịch thuật và dăng trên talawas trong những ngày vừa qua. Ông này cho rằng đây là một “tài liệu viết theo tiêu chuẩn học thuật quốc tế: khách quan, thận trọng, lý luận nghiêm túc, có bằng chứng vững vàng”. Thẩm định này của ông Phạm Quang Tuấn hoàn toàn không phù hợp. Thực ra nội dung đoạn dịch thuật chỉ là các ý kiến cá nhân và chủ quan của các tác giả này.
Các tác giả này đã diễn giải luật biển theo ý kiến của họ và việc diễn giải này hoàn toàn không phù hợp với nội dung luật Biển 1982.
Mặt khác, đề nghị của các học giả này cũng không thể giải quyết việc gì, tình trạng bất ổn trong vùng vẫn còn, nếu không giải quyết vấn đề Trung Quốc. Điều này tôi đã nói qua trong các bài trước, không tiện nhắc lại.
Theo các học giả này thì các đảo TS không đủ tiêu chuẩn để có hiệu lực ZEE.
Nhưng luật biển 1982 đã qui định thế nào về các đảo? Ðiều thứ 121 nguyên văn như sau :
- Une île est une étendue naturelle de terre entourée d'eau qui reste découverte à marée haute. (Ðảo là một dải đất tự nhiên, có nước bao bọc chung quanh và không bị nước phủ lúc thủy triều lên)
- Sous réserve du paragraphe 3, la mer territoriale, la zone contiguë, la zone économique exclusive et le plateau continental d'une île sont délimités conformément aux dispositions de la Convention applicables aux autres territoires terrestres. (Một đảo có lãnh hải, vùng tiếp cận, vùng kinh tế độc quyền và thêm lục địa riêng, ngoại trừ điều kiện ghi dưới phần 3)
- Les rochers qui ne se prêtent pas à l'habitation humaine ou à une vie économique propre, n'ont pas de zone économique exclusive ni de plateau continental. (Những bãi đá (cồn đá) mà người ta không thể sinh sống, hoặc tạo một nền kinh tế tự tại thì không có vùng kinh tế độc quyền cũng như không có thềm lục địa).
Ở đây ta muốn tìm hiểu các đảo ở TS có thể có ZEE hay không ? Các đảo TS phải thỏa mãn những điều kiện nào để có thể có ZEE ?
Đó là các điều kiện đã ghi ở điều 3 : các đảo không thể đem lại nền « kinh tế tự tại » thì không có vùng ZEE và thềm lục địa. Điều này có ý nghĩa : các đảo có nền kinh tế tự túc thì có ZEE và thềm lục địa.
Các điều ước của luật biển 1982 thì không hề đặt điều kiện về đảo lớn hay đảo nhỏ.
Vì thế, trước hết, khi các học giả này cho rằng các đảo TS «nhỏ» nên không có ZEE thì chỉ là ý kiến chủ quan, đi ra ngoài nội dung luật Biển 1982.
(Các vị này cũng đã viện lý do là có một vài án lệ đã xảy ra, trường hợp phân xử các đảo nhỏ cận bờ thì không hưởng ZEE, nhưng việc dẫn chứng này không công bằng. Bởi vì họ chỉ trích dẫn các trường hợp thích hợp cho vấn đề của mình mà không dẫn các thí dụ khác có ảnh hưởng ngược lại. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp các đảo nhỏ xa bờ vẫn có hiệu lực đầy đủ ZEE. Thí dụ : Trường hợp đảo Aves của Vénézuela : Đảo Aves, thực ra đây chỉ là một dải cát rất nhỏ, cách Vénézuela 550Km, cách đảo Guadeloupe 205 Km (thuộc Pháp), nhưng đảo được hưởng 100% ZEE (tức vùng biển và thềm lục địa). Việc phân định với Hoa Kỳ (quần đảo Vierge, 1978), với Pháp (đảo Guadeloupe, 1980) và với Hòa Lan (đảo
Vấn đề tóm lại, các đảo nào ở TS có thể có một nền «kinh tế tự tại» - une vie économique propre ? Các đảo có thể gọi là «đảo» theo luật biển 1982 là:
- Ðảo Itu Aba (đảo Ba-Bình, 10° 23’ Bắc, 114° 22’ Ðông) thuộc nhóm Tizard, là một trong những phần nổi của nhóm này. Ðảo này là đảo lớn nhất ở Trường Sa, có chu vi 2,8 km, diện tích 43,2 héc-ta và có một vòng đá san hô bao chung quanh. Chiều dài đảo là 1470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m. Trên đảo có các loại cây dừa, chuối, đu-đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm. Đảo này hiện do Đài Loan kiểm soát.
- Ðảo Nam Yit (đảo Nam Yết) cũng thuộc về nhóm Tizard, cách đảo Ba-Bình 22 km về phía Nam, dài 700m, rộng 220m, diện tích 75.900m, cao hơn mặt biển độ 6m là đảo có độ cao hơn hết trong quần đảo Trường Sa. Ðảo có một vòng đai đá san hô bao quanh, có cây cối nhỏ và bụi rậm. Đảo này hiện do VN quản lý.
- Nhóm hai đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây (11° 27’ Bắc, 114° 21’ Ðông). Cách đảo Thị Tứ 25 dặm về phía Ðông Bắc. Ðây là một vành san hô, chính giữa là vùng nước lặng (lagon) có độ sâu nhiều nơi là 40m. Phía tây bắc của vành san hô nầy có hai đảo, mỗi đảo có chiều dài độ nửa hải-lý, cỏ mọc bao phủ. Đảo phía đông bắc (caye de l’Alerte) là đảo Song Tử Đông, do quân Phi Luật Tân trấn giữ, mặt đảo bằng phẳng, cao 3m so với mặt biển, có một chòm cây cao 11m, một số bụi rậm và có một trụ đèn pha. Đảo phía tây nam gọi là đảo Song Tử Tây, do VN quản lý, độ cao khoảng 4,5m, có một giếng nước. Hai đảo nầy cách nhau độ 2 dặm. Hai đảo nầy ở về phía cực bắc Trường Sa, cách đảo Ba Bình (Itu Aba) 110 hải lý, cách Palawan 730 hải lý và cách đảo Tzu Yen (Ðài-Loan) 730 hải lý. Trong vùng này mực sâu của biển tương đối thấp (trung-bình 180m), khoảng giữa hai đảo là một eo biển, từ lâu là hải đạo của thuyền bè, được quốc tế biết đến như là « the light houses in the south China sea ». Tất cả thuyền bè từ Ðông Nam Á, Nhật Bản, Hồng Kông, Ðại Hàn… đều đi qua eo biển này và xem những rặng dừa mọc trên đảo như là một tiêu điểm để lái tàu.
- Ðảo Loai Ta (10° 50’ Bắc, 114° 25’ Ðông) là một cồn cát, đường kính trung bình 300m, bụi rậm mọc đầy, phía ngoài được bao bọc bởi một vòng đá ngầm, có nơi vượt hơn 800m. Đảo này do Phi chiếm đóng.
- Ðảo Sinh Tồn (Sin-Cow) (3° 52’ 30’’ Bắc, 114° 19’ 10’’ Ðông), có diện tích 62.700m², hình bầu dục, chiều dài 450m, chiều rộng 200m, hoàn toàn do cát tạo nên và được đá san hô bao bọc. Cao độ chỉ có 2m50, là đảo thấp nhất Trường Sa. Đảo này hiện do VN quản lý.
- Ðảo Thị Tứ (11° 3’ Bắc, 114° 17’ Ðông), cách đảo Trường Sa 180 hải lý về phía tây bắc và cách đảo Ba Bình 42 hải lý. Ðây là một đảo cát, thấp, có chiều dài khoảng 0,4 hải lý, toạ lạc trên một bãi san hô có hình tam giác. Diện tích 32,6 hectares, cao độ 3,4m, có mọc các loại cây dừa, đu đủ, chuối và cây cọ. Trên đảo có một giếng nước. Hiện do Phi chiếm đóng.
- Đảo An Bang (Amboyna) (7° 50’ Bắc, 112° 55’ Ðông), đây là một cồn cát, có một số cây cối, là đảo nhỏ nhất Trường Sa, cao 3m, một phần đảo bao phủ phân chim (guano), được đá san-hô bao bọc.
- Ðảo Trường Sa (8° 39’ Bắc, 111° 55’ Ðông), cách cực Nam Palawan 300 hải-lý. Ðây là đảo ở thuộc vùng cực tây của quần đảo Trường Sa, diện tích 14,8 héc-ta ; dài 500m và rộng 300m ; cao 2,5m. Ðảo toạ lạc trên một bãi san hô có chiều dài 1,3 hải-lý và rộng 0,7 hải-lý. Một phần bãi nầy đã khô và trải lan rộng về phía đông bắc. Ðảo trần trụi, bằng phẳng, chung quanh có cát trắng và san hô. Một cụm dừa mọc ở phía Tây
Các đảo trên đây đều được các học giả Mark J. Valencia, Jon M. Van Dyke và Noel A. Ludwig đề cập đến và công nhận chúng là các “đảo”, nhưng không đồng ý cho chúng hiệu lực ZEE.
Ý kiến các học giả này có phù hợp với luật biển 1982 không? Muốn kiểm chứng ta phải tìm hiểu các đảo này có “nền kinh tế tự túc” không ?
Nếu “nền kinh tế tự túc” được hiểu theo tiêu chuẩn của người đã và đang sinh sống ở đó, tức là tiêu chuẩn của người Việt
Như thế các đảo này hội đủ các điều kiện của luật biển 1982 để có ZEE.
Ý kiến các học giả này cho rằng chúng không có hiệu lực ZEE là chủ quan, đi ngược lại tinh thần luật biển 1982. Nhưng các ý kiến của họ đều viết theo “điều kiện cách” “conditionel”, có thể đúng và có thể sai, vì thế ta không thể trách họ được.
Các đảo trên đều được chính quyền bảo hộ Pháp tuyên bố chiếm hữu và sát nhập vào VN. Theo tài liệu của TS Nguyễn Nhã thì:
Đảo Spratly (Trường Sa) và các tiểu đảo phụ thuộc chiếm hữu ngày 13 tháng 4 năm 1930.
Tiểu đảo Caye d’Amboine (An Bang) cũng như các tiểu đảo phụ thuộc chiếm hữu ngày 7 tháng 4 năm 1933.
Tiểu đảo Itu -
Nhóm Hai đảo (Song Tử Đông và Song Tử Tây) cũng như các tiểu đảo phụ thuộc, chiếm hữu ngày 10 tháng 4 năm 1933.
Tiểu đảo Loaita và các tiểu đảo phụ thuộc, chiếm hữu ngày 11 tháng 4 năm 1933.
Đảo Thị Tứ cũng như những tiểu đảo phụ thuộc, chiếm hữu ngày 12 tháng 4 năm 1933.
Như thế VN có bằng chứng lịch sử không thể phản biện và có cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền các đảo TS.
Để ý đảo Trường Sa, ở kế cận các bãi, đá thuộc thềm lục địa Việt Nam như Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính. Do đó, nếu VN muốn củng cố chủ quyền của mình tại bãi Tứ Chính – Vũng Mây thì phải khẳng định chủ quyền của mình tại đảo này.
Kết luận
Vài dòng điểm lại các vấn đề cho thấy, việc cần thiết trước mắt phía VN phải tìm cách vô hiệu hoá công hàm của ông Đồng và xác nhận chủ quyền cùng vùng ZEE tại các đảo TS để củng cố tư cách chủ quyền không thể phản biện của mình tại bãi Tứ Chính – Vũng Mây. Hành động này cũng giúp VN mở thêm vùng biển và thềm lục địa của mình ở Biển Đông, theo đúng qui chế của luật Biển 1982 dành cho các đảo, mà các nước khác không thể phản đối được. Việc này có thể được thể hiện qua việc tuyên bố thềm lục địa VN trong những ngày sắp tới. VN cũng phải tích cực đòi lại chủ quyền của mình tại HS. Đây là một việc làm chiến lược, đường dài, để củng cố vị thế của VN tại TS. VN có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền của mình tại HS, VN sẽ thắng 100% nếu vấn đề được giải quyết trước một trọng tài quốc tế, và nếu công hàm ông Đồng được hoá giải.
Trương Nhân Tuấn
© Thông Luận 2009
No comments:
Post a Comment