Việt
Nam kỷ niệm hải chiến Gạc Ma: Chính quyền ‘cởi mở’ hơn về sự kiện chống Trung
Quốc
14/03/2025
Truyền
thông nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin và hình ảnh về các lễ dâng hương cho
64 chiến sỹ thiệt mạng trong sự kiện Gạc Ma tại một số nơi trong nước hôm 14/3,
một điều mà các nhà hoạt động cho rằng chính quyền cởi mở hơn về việc ghi nhận
sự hy sinh của những chiến sĩ trong trận hải chiến với Trung Quốc cách đây 37
năm.
https://gdb.voanews.com/9f38e916-1f4d-4c9a-0fb6-08dd5c8d307c_cx0_cy3_cw0_w1023_r1_s.jpg
Người
dân Việt Nam dâng hương tại tại Khu tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma, huyện Cam Lâm, tỉnh
Khánh Hòa, sáng ngày 14/3/2025.
Báo Công an Nhân dân cho biết hàng
ngàn cựu chiến binh, các lực lượng vũ trang, cán bộ và người dân từ các nơi đã
đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Khánh Hòa để dâng dương tưởng niệm những
chiến sỹ hải quân hi sinh trong trận chiến trên đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa
ngày 14/3/1988.
Các
chiến sĩ của Việt Nam chiến đấu chống lại quân Trung Quốc trong cuộc xung đột
giành quyền kiểm soát tại quần đảo này. Tuy nhiên tờ báo của lực lượng Công an
Việt Nam không nhắc tên của bên thù địch với Việt Nam trong trận hải chiến.
Ghi
nhận về buổi tưởng niệm, Công an Nhân dân viết: “Cách đây 37 năm, để bảo vệ chủ
quyền thiên liêng của Tổ quốc, máu của những cán bộ chiến sỹ ở Trường Sa đã đổ
xuống trong trận hải chiến ngày 14/3/1988 trên đảo Gạc Ma. Dù mất mát hy sinh,
nhưng những người lính Trường Sa vẫn kiên cường bám đảo, chiến đấu đến hơi thở
cuối cùng.”
Một
lễ tưởng niệm 37 năm sự kiện Gạc Ma cũng được tổ chức ở Đà Nẵng hôm 14/3, theo
ghi nhận của Nhân Dân. Tờ báo cho biết có nhiểu cựu chiến binh, gia đình và
thân nhân các liệt sỹ cùng người dân địa phương đã đến dâng hương nhằm “tri ân
công lao của các Anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển
đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Tờ báo ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng
không nhắc tới Trung Quốc trong ghi nhận của mình.
Trong
khi đó, VnExpress, cũng ghi nhận về các lễ tưởng niệm ở Khánh Hòa và Đà Nẵng
hôm 14/3, mô tả “64 bài vị các liệt sỹ đặt trên mô hình HQ-604 – tàu bị Trung
Quốc bắn chìm tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988” về buổi lễ dưới chân cầu Mân Quang
ở Đà Nẵng. Tờ báo này cũng đăng tải nhiều hình ảnh về lễ tưởng niệm ở Khánh Hòa
cùng ngày 14/3.
Ngoài
ra, nhiều tờ báo khác cũng đưa tin bài và hình ảnh về các sự kiện này, trong đó
có Người Lao Động với bài “Tự
hào, tri ân những chiến sỹ Gạc Ma” hay Tuổi Trẻ với bài “37 năm
vẫn đau nhói nỗi đau Gạc Ma.”
“Năm
nay một loạt các tờ báo như Tuổi Trẻ, Dân Trí, VnExpress đều thấy đăng tin, hơn
nữa ở một số nơi người ta còn tổ chức tưởng niệm ngày này,” Bùi Sơn, một kỹ sư ở
Hà Nội thường có các phản biện xã hội trên mạng xã hội, nói với VOA về điều mà
ông cho là “cởi mở hơn” của chính quyền trong việc cho người dân tổ chức tưởng
niệm cũng như cho báo chí đưa tin về sự kiện từng được coi là nhạy cảm.
Còn
theo nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, chính quyền đã bắt đầu “ngấm ngầm thừa nhận”
sự kiện này từ “2 năm trước đây rồi.”
Vào
năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu tiên đến thăm đài tưởng niệm các
liệt sỹ hy sinh trong trận chiến giữa các chiến sỹ hải quân Việt Nam và lực lượng
của Trung Quốc tại đảo đá Gạc Ma ở Biển Đông. Kể từ đó, truyền thông chính thống
của Việt Nam đưa nhiều tin bài hơn vào những ngày kỷ niệm sự kiện Gạc Ma.
Thay
đổi?
Trong
nhiều năm trước đây, một số nhà hoạt động đã bị bắt giữ khi xô sát với chính
quyền vì không được làm lễ tưởng niệm công khai cho những liệt sỹ hy sinh trong
trận hải chiến với Trung Quốc.
Nhà
hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người mới được ra tù gần đây sau hơn 2 năm bị giam
cầm vì “tuyên truyền chống nhà nước”, cho biết rằng bà và những người hoạt động
từng phải “lén lút thắp nhang tưởng niệm” các chiến sỹ giữ đảo Hoàng Sa
(19/1/1974) và Trường Sa (14/3/1988) cũng như cho đồng bào và chiến sỹ hy sinh ở
6 tỉnh biên giới phía Bắc trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc ngày
17/2/1979.
“Nhiều
buổi tưởng niệm bị ngăn chặn, bị anh ninh và đám DLV [dư luận viên] quyết liệt
phá rối,” bà Hạnh viết trong đăng tải có tiêu đề “Đã khác
mười năm trước?” trên Facebook cá nhân hôm 14/3. “Những ngày ấy mấy trăm cơ
quan truyền thông nhà nước hoàn toàn im lặng như có sự chỉ đạo không được nhắc
gì đến các sự kiện này. Thì nay, mọi người có thể tự do tưởng niệm, báo chí
cũng trân trọng nhắc đến các sự kiện này.”
Thông
Tấn xã Việt Nam, cơ quan thông tấn của nhà nước, hôm 14/3 đăng tải các hình ảnh
về buổi lễ kỷ niệm 37 năm sự kiện Gạc Ma ở Đà Nẵng, và trích lời ông Nguyễn Văn
Tấn, người từng là trưởng Ban liên lạc bộ đội Trường Sa, nói rằng “trận hải chiến
Gạc Ma mãi mãi là một dấu son chói lọi, khắc sâu tin thần ‘Quyết tử để Tổ quốc
quyết sinh’ của những người lính hải quân trẻ tuổi, những người con ưu tú của
dân tộc.”
Bà
Hạnh, người cũng đã tham gia các buổi tưởng niệm của nhóm những nhà hoạt động
trước đây, đưa ra câu hỏi về sự cởi mở của chính quyền đối với sự kiện Gạc Ma
trong đăng tải của mình: “Đang có một sự chuyển biến tích cực nào ư?”
Theo
ông Sơn, việc kỷ niệm Gạc Ma “đúng ra phải thực hiện từ lâu rồi và phải làm
hàng năm”. Nhận định về sự “cởi mở” trong việc cho người dân kỷ niệm công khai
cũng như đưa tin về hải chiến Gạc Ma, ông Sơn cho rằng “sự thay đổi này xuất
phát từ quan điểm của người đứng đầu.”
“Ông
Tô Lâm có quan điểm khác với ông (Nguyễn Phú) Trọng,” ông Sơn nói về 2 vị tổng
bí thư Đảng, ngụ ý tới việc ông Lâm giờ đây lãnh đạo Đảng sau khi ông Trọng qua
đời. “Khác không chỉ riêng thái độ với các sự kiện lịch sử mà còn khác nhiều ở
quan điểm đổi mới.”
Ông
Lâm, người đang tiến hành cải cách chính phủ để hiệu quả hơn cho “kỷ nguyên
vươn mình” của Việt Nam, vào đầu tháng 2 đã đi thăm và dâng hương tại Nghĩa
trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên ở Hà Giang, nơi có nhiều người dân và chiến sỹ
Việt Nam thiệt mạng trong trận chiến biên giới với quân Trung Quốc năm 1979.
Nhà
hoạt động Minh Hằng cũng cho rằng sự thay đổi của chính quyền trong thái độ đối
với những sự kiện liên quan đến Trung Quốc có thể suất phát từ việc “đường lối
của Tô Lâm ngả về phương Tây và những nước khác (trong đó nhiều nước trong khu
vực đều chống Trung Quốc).”
Tuy
nhiên, cả ông Sơn và bà Hằng đều nghi ngờ rằng sự cởi mở này có thể là tín hiệu
thả lỏng cho tự do báo chí, tự do ngôn luận.
“Sự
thay đổi này đến từ người đứng đầu. Nếu nhiệm kỳ sau là một người khác làm tổng
bí thư thì chưa biết thế nào,” ông Sơn nói, ngụ ý tới việc ông Lâm có thể không
được bầu làm tổng bí thư vào kỳ đại hội Đảng 14 dự kiến được tổ chức vào đầu
năm tới.
Bà
Hằng thì cho biết người dân “vẫn cảnh giác hết sức” trước những phát ngôn và
hành xử của các lãnh đạo mà bà cho là “vẫn mang tính giáo điều.”
“Họ
‘mở’ cái này để ‘thắt’ cái khác… Những điều họ giờ mới làm, mới nói, thì đều là
‘nhai lại’ những sự kiện, việc làm của những người bất đồng trước khi bị quy kết
phản động, chống đối,” bà Hằng nói và cho biết bà chưa tin vào nhà cầm quyền.
“Họ chưa thể thay đổi.”
VIDEO
:
Giới
hoạt động ghi nhận sự ‘cởi mở hơn’ khi chính quyền tổ chức dâng hương chiến sĩ
Gạc Ma
https://www.youtube.com/watch?v=JR4U1riePNU
No comments:
Post a Comment