Lực
lượng « trấn an » ở Ukraina : Nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp
tại thượng đỉnh Paris
Thanh
Phương|Nguyễn
Giang - RFI
Đăng
ngày: 28/03/2025 - 11:55 - Sửa đổi ngày: 28/03/2025 - 13:10
Tại
cuộc họp thượng đỉnh hôm qua, 27/03/2025, ở Paris của Pháp, các nước đồng minh
châu Âu của Ukraina đều dứt khoát chống lại việc bãi bỏ các trừng phạt đối với
Nga. Nhưng về bảo đảm an ninh cho Kiev, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải
đáp.
HÌNH
:
Tổng
thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy (P), nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron (G) và
thủ tướng Anh Keir Starmer tham dự thượng đỉnh tại Paris, Pháp, ngày 27/03/2025.
AP - Ludovic Marin
Trong
cuộc họp quy tụ khoảng 30 nước châu Âu, Anh và Pháp vẫn khẳng định vai trò hàng
đầu trong việc triển khai một lực lượng « trấn an » ở Ukraina trong
trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga. Tuy nhiên, tổng thống Pháp
Emmanuel Macron nhìn nhận là đề xuất của Anh và Pháp, được thảo luận từ nhiều
tuần qua, đã không được các đối tác châu Âu nhất trí tán đồng.
Trong
cuộc họp báo, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho biết « còn nhiều
câu hỏi » và « có ít lời giải đáp » về nhiệm vụ, các trách nhiệm
và thành phần của lực lượng « trấn an ». Về phần mình, tổng thống
Macron nhắc lại, lực lượng « trấn an » không phải là lực lượng duy
trì hòa bình, không có mặt dọc theo các chiến tuyến, không thay thế quân đội
Ukraina. Lực lượng « trấn an » sẽ chỉ được triển khai ở « một số
vị trí chiến lược được xác định cùng với phía Ukraina » nhằm răn đe.
Theo
hãng tin AFP, tổng thống Macron hôm qua thông báo, một phái đoàn Anh-Pháp sẽ đến
Ukraina « trong những ngày tới », chủ yếu để chuẩn bị cho một mô hình
tương lai của quân đội Ukraina, mà theo ông sẽ là bảo đảm an ninh cho nước này.
Về
mặt kinh tế, các nước châu Âu yểm trợ cho Ukraina đều dứt khoát không chấp nhận
bãi bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, một khả năng mà Hoa Kỳ đang dự
trù.
Thủ
tướng Anh Keith Starmer nhấn mạnh: « Có một sự đồng thuận rằng đây không
phải là thời điểm để dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Ngược lại, chúng tôi đã thảo luận về
cách tăng cường các trừng phạt đó ». Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng cho rằng
việc dỡ bỏ trừng phạt sẽ là « một sai lầm nghiêm trọng ». Lãnh đạo
các nước tham gia thượng đỉnh Paris rất nghi ngờ thực tâm của Matxcơva muốn chấm
dứt xung đột.
Dưới
áp lực của Mỹ, Ukraina đã chấp nhận lệnh ngừng bắn trong 30 ngày. Sau các cuộc
đàm phán tại Ả Rập Xê Út qua trung gian Hoa Kỳ, hôm thứ Ba 25/03, một thỏa thuận
về ngừng bắn ở Hắc Hải đã được công bố, nhưng Nga đã đặt ra rất nhiều điều kiện
thực thi thỏa thuận, trong đó có việc dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu nông
sản của Nga, một yêu cầu được Nhà Trắng ủng hộ.
Cam
kết của Anh và Pháp đảm bảo an ninh cho Ukraina có thành hiện thực nếu
thiếu Hoa Kỳ?
Sau
cuộc họp thượng đỉnh Paris hôm qua, câu hỏi được đặt ra là Anh và châu Âu có thể
đạt được mục tiêu đưa quân vào « bảo đảm hòa bình» cho Ukraina
không có sự tham gia của Hoa Kỳ?
Thông
tín viên Nguyễn Giang tường thuật từ Luân Đôn:
Từ
đêm 27/03, đài báo Anh liên tục chạy tin về hội nghị Paris, với điểm nhấn là cuộc
trả lời phỏng vấn truyền hình của thủ tướng Anh Keir Starmer, đứng cạnh tổng thống
Zelensky, cam kết Anh và châu Âu không bỏ cấm vận Nga và kiên quyết gìn giữ an
ninh cho Ukraina.
Thủ
tướng Anh còn nói ông đã cử các cấp chỉ huy quân đội Anh sang Ukraina tới đây để
thảo luận về việc đội quân châu Âu sẽ bảo vệ các cơ sở chiến lược của Ukraina
ra sao, dù họ không ra tuyến đầu đối mặt với quân Nga, một khi cuộc ngưng bắn
do Hoa Kỳ dàn xếp có hiệu lực. Nhưng theo nhà báo Jeremy Bowen thì liên minh
các nước châu Âu gồm Anh « sẽ chật vật để đảm bảo an ninh được
cho Ukraina ».
Vướng
mắc chính vẫn là chuyện Hoa Kỳ không nhìn nhận kế hoạch an ninh riêng cho
Ukraina do Anh, Pháp và châu Âu thiết kế. Đặc sứ Mỹ, tỷ phú bất động sản Steve
Witkoff đã công khai chê bai sáng kiến này và còn bóng gió chỉ trích thủ tướng
Anh, cho rằng « bắt
chước vẻ cứng rắn như Winston Churchill » thời Thế Chiến 2 “« là
“ước muốn quá đơn giản » (a symplistic desire). Câu nói của đó
hẳn làm đau lòng ông Starmer, người bỏ nhiều công sức để đóng vai trò nhà lãnh
đạo thời chiến của châu Âu.
Công
bằng mà nói, ý tưởng của Anh và châu Âu muốn tách khỏi Hoa Kỳ về an ninh và quốc
phòng không có gì sai trái, theo các báo Anh, vì nước Mỹ thời Trump trở
thành « một
đồng minh hết đáng tin cậy ». Nhưng các nước này cần thời gian, từ
3 đến 5 năm để tự chủ về quốc phòng, như chính như chính lời ông Zelensky đánh
giá. Còn thực tế trước mắt thì rất phũ phàng. Khoảng thời gian họ muốn đảm bảo
an ninh cho Ukraina một cách có hiệu quả đang được tính bằng tuần và tháng. Một
cuộc ngưng bắn, nếu được Nga chấp thuận vào dịp lễ Phục Sinh sắp tới, sẽ chỉ có
được nếu Nga thỏa thuận xong với Hoa Kỳ vì quyền lợi hai bên, như bỏ cấm vận
các ngân hàng Nga, cho họ quay lại hệ thống thanh toán tiền tệ quốc tế (Swift),
chứ không phải vì Nga sợ châu Âu.
--------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Thỏa
thuận ngũ cốc, « lối thoát » cho đàm phán Mỹ - Nga về đình chiến ở Ukraina ?
PHÁP
- UKRAINA - VIỆN TRỢ
Liên
minh các quốc gia tình nguyện bảo đảm an ninh cho Ukraina họp tại Paris
PHÂN
TÍCH
Thỏa
thuận ngừng bắn với Ukraina ở Hắc Hải: Nga vẫn chơi trò "câu giờ"
No comments:
Post a Comment