Tai
tiếng Signalgate : Nhà Trắng ủy thác an ninh quốc gia cho những chính trị
gia « tay mơ »
Thanh
Hà - RFI
Đăng
ngày: 28/03/2025 - 14:43 - Sửa đổi ngày: 28/03/2025 - 19:30
Hơn
hai tiếng trước khi Hoa Kỳ khai hỏa tấn công các căn cứ của phe nổi dậy Houthi ở
Yemen hôm 15/03/2025, một người « ngoài cuộc » có những thông tin
chính xác về những « mục tiêu, các loại vũ khí và thời điểm cụ thể »
những gì sẽ xảy ra. Từ nhiều ngày trước đó, vô tình, tổng biên tập báo The
Atlantic được mời tham dự trực tiếp các cuộc trao đổi giữa các lãnh đạo quân sự
và an ninh cao cấp nhất của Hoa Kỳ qua ứng dụng tin nhắn Signal.
HÌNH
:
Các
lãnh đạo tình báo Mỹ trả lời trước Thượng Viện về vụ rò rỉ tin mật qua mạng
Signal về kế hoạch tấn công Houthi tại Yemen. Ảnh ngày 25/03/2025. AP - J.
Scott Applewhite
Vụ
việc được phơi bày ra ánh sáng từ hôm 24/03/2025. Chính quyền Trump nỗ lực dập
tắt mọi cáo buộc vì « bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp » đe dọa đến
trực tiếp sinh mạng của các quân nhân và an ninh quốc gia.
Nhiều
chính trị gia của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đòi cố vấn an ninh quốc gia của
Nhà Trắng và bộ trưởng Quốc Phòng từ chức.
Một
chục ngày sau khi tổng thống Hoa Kỳ loan báo Mỹ « dội bom » các sào
huyệt của quân nổi dậy Houthi tại Yemen được Iran yểm trợ, tại Washington nhà
báo Jeffrey Goldberg, tổng biên tập báo The Atlantic tiết lộ ông « vô
tình » được tham gia cùng với 17 lãnh đạo cao cấp nhất của Hoa Kỳ về chiến
dịch quân sự này.
Một
người ngoài cuộc được mời tham gia các cuộc họp trực tuyến tuyệt mật
Điều
khó hiểu là vì sao nhà báo Jeffrey Goldberg lại « lọt vào » danh sách
rất khép kín của các lãnh đạo cao cấp nhất trong ngành tình báo, an ninh, quân
sự và của chính quyền Mỹ.
Chưa
ai có câu trả lời. Chỉ biết rằng, từ ngày 11/03, nhóm « Houthi PC small group » chia sẻ đầy đủ và
trực tiếp tất cả các thông tin liên quan đến kế hoạch quân sự đang được chuẩn bị
với Goldberg, chỉ vì ông là một trong số 18 thành viên của « nhóm thu nhỏ
các lãnh đạo cao cấp này », tương tự như phó tổng thống JD Vance, bộ trưởng
Quốc Phòng Pete Hegseth, giám đốc tình báo quốc gia Tulsi Gabbard, giám đốc
CIA, ngoại trưởng Mỹ, bộ trưởng Tài Chính, hay cố vấn an ninh quốc gia của Nhà
Trắng Michael Waltz và đặc sứ của tổng thống Trump về Trung Đông, Steve Witkoff
…
Trong
thời gian từ ngày 11 đến 15/03 đặc sứ Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff đã có mặt
tại Matxcơva, chuẩn bị cho các vòng đàm phán Mỹ -Nga và Mỹ- Ukraina tại Ả Rập
Xê Út chấm dứt chiến tranh Ukraina.
Gần 30
phút trước khi quân đội Mỹ thả bom xuống sào huyệt của Houthi ở Yemen hôm Chủ
Nhật 15/03 tổng biên tập báo The Atlantic đã hay tin. Chính bộ trưởng Quốc
Phòng Mỹ « bật đèn xanh cho chiến dịch này ».
Pete
Hegseth, đưa ra những chi tiết rất cụ thể với tin nhắn : « Thời tiết
tốt. Khẳng định với CENTCOM (trung tâm chỉ huy quân sự của Hoa Kỳ tại Trung
Đông) bật đèn xanh cho chiến dịch » ; « 12 g15 F-18s cất
cánh » ; « Phải thực hiện đúng giờ ». Đó là đợt tấn công thứ
nhất. Đợt thứ nhì sử dụng « drone MQ-9 » khi « những quả bom đầu
tiên bắt đầu trút xuống (các mục tiêu) ».
Trả
lời các phương tiện truyền thông Mỹ và quốc tế, tổng biên tập báo The Atlantic,
ghi nhận : Chỉ 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật 15/03/2025 thế giới mới được tin
Hoa Kỳ tấn công phe nổi dậy Houthi ở Yemen, riêng tôi được thông báo từ trước
12 giờ trưa, tức là hơn 2 tiếng trước đó ».
Đe
dọa Signal bị đột nhập
Câu
hỏi kế tiếp : nếu như những thông tin tuyệt mật này rơi vào tay những đối
tượng thù nghịch với Mỹ thì sao ?
Chắc
chắn đó là nguy cơ lớn nhất, đặc biệt là trong thời gian Mỹ chuẩn bị đánh
Houthi, ít nhất hai trong số 18 thành viên được mời tham dự các cuộc trao đổi
này đang công tác ở nước ngoài. Đó là trường hợp của bà Tulsi Gabbard, giám đốc
tình báo quốc gia và của đặc sứ Steve Witkoff, nhân vật được tổng thống Trump
tin tưởng để đại diện cho Nhà Trắng giải quyết khủng hoảng ở Trung Đông và kiêm
luôn cả mảng đối thoại trực tiếp với phía chính quyền Nga để chấm dứt chiến
tranh Ukraina.
Hôm
13/03 Steve Witkoff đã có mặt tại Matxcơva và 12 giờ đồng hồ sau đó thì ông
cũng được mời tham gia các cuộc họp qua mạng Signal. Witkoff đã có dịp hội kiến
tổng thống Vladimir Putin để chuẩn bị cho các vòng đàm phán với Mỹ trước các cuộc
họp tại Ả Rập Xê Út về chiến tranh Ukraina. Theo các chuyên gia về tin học và
an ninh mạng, không có gì bảo đảm là điện thoại của ông Witkoff « bất khả
xâm phạm » khi biết rằng tình báo và các « chuyên viên của Nga »
lợi hại tới mức nào. Nga không là đối tượng duy nhất đe dọa an ninh của Hoa Kỳ.
Nói
cách khác, điều nguy hiểm ở đây là chiến dịch quân sự của Mỹ có thể thất bại nếu
như những thông tin nhậy cảm ở mức độ này « rơi vào tay những đối tượng bất
hảo ».
Mức
độ an toàn của ứng dụng Signal
Bản thân ứng
dụng tin nhắn Signal có đủ độ an toàn và đáng tin cậy để các giới chức Mỹ sử dụng
và trao đổi những thông tin tuyệt mật như vậy hay không ?
Signal
là một ứng dụng bắt đầu được sử dụng từ 2014 và là sản phẩm của Signal
Foudation, một công ty do một kỹ sư Mỹ chuyên về an ninh mạng, Moxie
Marlinspike (tên thật là Matthew Rosenfeld) lập ra từ năm 2010. Chủ tịch Signal
hiện nay, Meridith Whitttaker, giải thích ứng dụng này được coi là công cụ an
toàn nhất, hơn hẳn Whatsapp hay Telegram nhờ « công nghệ mã hóa ở hai đầu
liên lạc » cho phép « bảo mật các dữ liệu » của người gửi
cũng như người nhận tin nhắn. Chính vì thế mà nhân viên trong chính quyền liên
bang Hoa Kỳ được khuyến khích dùng Signal.
Theo
thẩm định của hãng tin Mỹ AP, hiện có hơn 1.100 lãnh đạo cấp cao thuộc 50 quốc
gia trao đổi qua Signal, trong đó có nhiều quan chức của Ủy Ban Châu Âu. Dù vậy,
một thông cáo nội bộ của Lầu Năm Góc hồi 2023 đưa ứng dụng Signal vào danh sách
những công cụ « không thể quản lý » và quy định rõ cấm dùng Signal
khi « xử lý những thông tin cần bảo mật của Bộ Quốc Phòng Mỹ »
Theo
phân tích của giám đốc cơ quan đặc trách về an ninh mạng Cyber Threat Alliance,
ông Michael Daniel, nguyên là người điều phối các hoạt động trong lĩnh vực
cyber dưới chính quyền Barack Obama, bản thân ứng dụng Signal được coi là khá
an toàn, nhưng không chắc là các công cụ kết nối như điện thoại hay máy tính
gài ứng dụng đó có độ bảo mật cao.
Một
tên tuổi khác trong lĩnh vực an ninh mạng của Hoa Kỳ, giáo sư Matthew Green đại
học John Hoppkins giải thích vụ tai tiếng này khiến ứng dụng tin nhắn của
Signal bỗng dưng được nhiều người chú ý và dễ trở thành mục tiêu bị tấn công.
Trên nguyên tắc một ứng dụng đã được kinh doanh, như là trường hợp của Signal,
thì có nghĩa là « miễn có tiền, ai cũng có thể sử dụng được công cụ
đó ».
Chính
phủ Mỹ trốn tránh trách nhiệm
Một
điểm khác gây rắc rối cho chính quyền Trump đó là tất cả các bên liên quan khi
bị chất vấn về vụ được gọi là Signalgate, thì từ tổng thống Donald
Trump đến bộ trưởng Quốc Phòng, các giới chức lãnh đạo về an ninh và tình báo đều
một mực khẳng định « không để lộ tin tuyệt mật » và đổ lỗi cho nhà
báo Goldberg đi « moi tin ».
Ngoại
trưởng Marco Rubio đến nay là người duy nhất trong chính quyền Mỹ thừa nhận vụ
rò rỉ tin mật và trao đổi qua mạng Signal là một « sai lầm ».
Phần
còn lại đồng loạt khẳng định những tin bị lộ không mang tính « tuyệt mật »
có nghĩa là không đe dọa an ninh quốc gia hay đe dọa đến tính mạng của các quân
nhân Mỹ. Nhưng lập luận này đã tan vỡ khi nhà báo Jeffrey Goldberg, tổng biên tập
The Atlantic công bố toàn bộ những tin nhắn ông đã nhận được. Đây cũng là cách
trả lời của nhà báo này khi ông bị bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth nêu đích
danh là « một tay nhà báo lưu manh, moi tin rác rưởi ».
Tổng
thống Trump giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề, xem đây là một
« sai sót nhỏ, một hạt sạn » trong guồng máy điều hành, và đã tập
trung tấn công báo chí.
Theo
tin mới nhất, Nhà Trắng đồng ý mở điều tra nội bộ để xác định trách nhiệm từ vụ
tai tiếng nói trên. Người được giao trọng trách điều tra hồ sơ này là tỷ phú
Elon Musk, lãnh đạo bộ Hiệu Quả Chính Phủ.
Kim
chỉ nam nào cho chính sách đối ngoại của Mỹ ?
Sau
cùng thêm một yếu tố nữa khiến vụ Signalgate khuấy động thủ đô
Washington từ nhiều ngày qua : đã
lộ rõ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Phó
tổng thống JD Vance luôn tỏ ra « rất hằn học và khinh rẻ » của
ông với châu Âu. Bộ trưởng Quốc Phòng Hegseth đã phụ họa với ông Vance về điểm
này. Tuần báo Anh The Economist ngạc nhiên là giữa các giới chức Mỹ liên quan,
không một ai nêu lên câu hỏi « dội bom xuống Yemen, một đất nước đã bị tàn
phá sau nhiều năm chiến tranh có hữu ích gì hay không ? ».
Xã luận của
tờ Washington Post cũng cho rằng « cần đặt nhiều câu hỏi về chiến lược của
Trump trên vấn đề Yemen ». Câu hỏi kế tiếp là với những nhà lãnh đạo tay
mơ như Pete Hegseth hay Mike Waltz, JD Vance ... như vậy, quốc tế phải nghĩ gì
khi mà hồ sơ Ukraina được đặt trong tay chính quyền của ông Donald Trump ?
Sử
gia người Mỹ về Trung Đông, Juan Cole, được báo mạng Informed Comment trích dẫn
lấy làm tiếc là chính quyền Trump « không hiểu biết gì về Yemen ». Cố
vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Mike Waltz « hoàn toàn không rút được bài học
nào từ cái mà Mỹ gọi là cuộc chiến chống khủng bố » từ ở Afghanistan đến
Irak.
Lãnh
đạo Lầu Năm Góc thì còn tệ hơn nữa, theo nhà sử học này, bởi Hegseth không quan
tấm đến kết quả quân sự mà chỉ chú trọng vào mục tiêu « làm thế nào để
có sức thuyết phục với cộng đồng MAGA, những người không hề biết Houthi là gì,
Yemen ở đâu và vì sao Mỹ phản can thiệp ».
Quan
điểm của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ qua các trao đổi trên mạng Signal cho thấy ông
đã nhiều lần nhấn mạnh là « cần phải gắn liền vấn đề Houthi với hiểm họa
Iran », cần chứng minh với cử tri Mỹ rằng chính quyền trước của Joe Biden
« bất lực » trong lúc tổng thống Trump mới là người dám nói, dám làm
và đầy « quyết tâm ».
Nhà sử học Mỹ Juan Cole kết luận « Lập luận ghê tởm của Hegseth là thường
dân Yemen phải chết dưới làn bom của Mỹ » để chứng minh rằng « chính
quyền Trump không do dự » hay run tay khi cần !
No comments:
Post a Comment