Vì sao ngày càng
nhiều phụ nữ Việt ngại kết hôn, sinh con?
Thương Lê
BBC
News Tiếng Việt
26
tháng 8 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cql3zg9gq1qo
“Hồi
còn đi học, tôi từng muốn lấy chồng vào năm 23-25 tuổi vì đọc được trong sách
sinh học rằng đây là thời điểm lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con. Đến khi đi làm
rồi mới thấy mức lương không đủ để gánh vác gia đình hai bên nếu lấy chồng chứ
đừng nói có con,” Thùy Anh, 27 tuổi, chia sẻ.
Đang
làm việc tại một công ty công nghệ gần nhà, Thùy Anh cho biết cô đang là người
kiếm tiền chủ lực trong gia đình ba người có mẹ và em gái, nên dù chưa quá 30
tuổi nhưng cô đã kiên định sẽ không lấy chồng và sinh con.
“Mục
tiêu của tôi là tích lũy thật nhiều tiền để có thể nghỉ hưu sớm, rồi 'bỏ phố về
rừng' sống một cuộc sống yên bình với vài chú chó mèo,” cô gái sinh ra và lớn
lên tại TP HCM nói với BBC.
Thanh
Ngọc, 32 tuổi, đến từ Lâm Đồng, thì không có áp lực về tài chính nhưng cũng
chưa muốn lấy chồng sinh con vì cô thấy những việc này không còn quá quan trọng
như thời của cha mẹ mình.
Thùy
Anh, 27 tuổi, đang làm nhân viên của một công ty công nghệ tại TP HCM. Cô không
muốn kết hôn và cũng không muốn có con chủ yếu vì lí do tài chính.
“Tôi
đi làm trong ngành ngân hàng tại TP HCM được hơn 10 năm. Ở những nơi tôi làm việc
và sinh sống thì tỷ lệ ly hôn rất cao. Những đồng nghiệp đã lập gia đình thường
khuyên tôi không nên lấy chồng,” Thanh Ngọc cho biết.
Theo
Ngọc, hầu hết mọi người xung quanh cô đều có cái tôi khá cao và độc lập về tài
chính, những người đã kết hôn thường có vai trò bình đẳng, không phân biệt ai
là vợ ai là chồng, và việc nhường nhịn nhau để chung sống hòa bình đôi khi
không hề dễ dàng.
Câu
chuyện của Thùy Anh và Thanh Ngọc ngày càng trở nên phổ biến trong giới phụ nữ
hiện đại ở các thành phố lớn.
Trong
đó, nơi đông dân nhất Việt Nam là TP HCM đang chứng kiến tỷ lệ sinh ở mức thấp
chưa từng có. Số con trung bình của một phụ nữ TP HCM trong độ tuổi sinh đẻ là
1,32, trong khi năm ngoái là 1,42, giảm ở mức báo động.
18 tháng 1 năm 2024
·
Phụ nữ Hàn Quốc
được trợ cấp gần 2 tỷ đồng để sinh con
29 tháng 2 năm 2024
·
Thủ tướng Nhật Bản:
Đất nước bên bờ vực vì tỷ lệ sinh giảm
24 tháng 1 năm 2023
Mức
sinh thấp nhất trong lịch sử
Ngày
8/7/2024, đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết con số này khiến thành phố tiếp tục
được xếp vào nhóm 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp của cả nước.
Trong
21 tỉnh thành này, hầu hết là những địa phương nằm ở vùng kinh tế trọng điểm
khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh.
Vào
ngày 11/7, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), phát biểu trong
buổi lễ hưởng ứng ngày Dân số thế giới do Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại
Hà Nội cho biết trong năm 2023, mức sinh của phụ nữ Việt Nam còn 1,96 con/phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ, thấp nhất trong lịch sử.
Mức sinh này được dự
báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo, trong khi Việt Nam đặt chỉ
tiêu 2,1 con/phụ nữ.
"Khi
mức sinh thấp, ảnh hưởng suy giảm quy mô dân số, cơ cấu tuổi của dân số trong
tương lai, suy giảm nhóm dân số trong độ tuổi lao động; tác động mạnh vào quá
trình di cư, tăng nhanh quá trình già hóa dân số, mất cơ hội tận dụng cơ cấu
dân số vàng," ông Dũng nhận định.
Mức
sinh tại việt nam những năm gần đây
Tỷ
lệ sinh giảm là một xu hướng không chỉ xảy ra ở mỗi Việt Nam mà đã là vấn đề
nan giải của nhiều nước phát triển, khi chí phí để sinh và nuôi một đứa trẻ trở
nên rất đắt đỏ và mọi người có nhiều áp lực khác trong cuộc sống, Tiến sĩ, bác
sĩ Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số, nói với BBC.
Bác
sĩ Hoàng Tú Anh cho rằng trong vòng 30 năm nữa thì sẽ thấy ảnh hưởng rõ rệt của
tỷ lệ sinh thấp lên cơ cấu dân số Việt Nam. Cộng với việc chênh lệch giới tính
khi các gia đình muốn sinh con trai trong một thời gian dài sẽ tạo ra nhiều hệ
lụy về sau.
Vì
đâu nên nỗi?
“Hiện
nay, mọi người có những định hướng phát triển cá nhân nhiều hơn thì người ta sẽ
có những ưu tiên khác hơn là việc lập gia đình và sinh con,” bác sĩ Tú Anh nhận
định.
Nhiều
phụ nữ trẻ mà BBC phỏng vấn cho biết những yếu tố chính khiến họ quyết định sống
độc thân bao gồm không tìm được người xứng đáng, áp lực tài chính, đánh mất cơ
hội việc làm, mối lo về an sinh, xã hội cho đứa trẻ và không bị áp lực từ gia
đình.
Thanh
Ngọc cho biết dù ban đầu gia đình ở Lâm Đồng cũng hơi tạo áp lực vì cô vẫn chưa
lấy chồng, một phần do “những người cùng trang lứa trong xóm đã kết hôn hết” và
trong bảy anh chị em trong nhà chỉ còn mỗi Ngọc là chưa yên bề gia thất.
“Ba
mẹ nói tôi nên suy nghĩ nếu không lập gia đình thì sau này sẽ cô đơn về già,
nhưng họ cũng tôn trọng ý kiến cá nhân của tôi và cũng vui vẻ khi biết con mình
sống hạnh phúc,” Ngọc cho hay.
Thùy
Anh cũng nói gia đình cô khá thoải mái và tâm lí trong vấn đề này, miễn là cô
có thể tự lập và vui vẻ.
“Ở
Việt Nam trước đây, đặc biệt là những vùng nông thôn thì người ta sinh nhiều
con để có chỗ dựa sau này, nhưng bây giờ đã thay đổi,” bác sĩ Hoàng Tú Anh lý
giải.
Chuyên
gia này cho rằng, hiện nay người dân có thể độc lập hơn về mặt tài chính và
không phải dựa vào con cái khi về già.
Thanh
Ngọc, 32 tuổi, cho biết cô đang hài lòng với cuộc sống độc thân, nhưng nếu gặp
đúng người đúng thời điểm thì có thể thay đổi suy nghĩ
Bình
đẳng giới cũng là một lí do quan trọng. Nhiều phụ nữ cho biết họ trì hoãn kết
hôn vì không có đối tượng phù hợp, trong đó có Thùy Anh, Thanh Ngọc như đã nêu.
Những
điều kiện mà họ đặt ra cho người bạn đời lí tưởng là phù hợp về tính cách và thực
sự có tình cảm với mình, hoặc có lập trường và chí tiến thủ, thu nhập bằng mình
hoặc hơn mình thì càng tốt, và tôn trọng, hiếu thảo đối với cha mẹ hai bên.
“Hiện
tại tôi đang hài lòng với cuộc sống độc thân, nhưng nếu gặp đúng người đúng thời
điểm thì có thể thay đổi suy nghĩ”, Phương Ly, sinh năm 87, quản lý nhân sự tại
một công ty Nhật ở TP HCM, cho biết.
Nhưng
dù nếu gặp người phù hợp, Phương Ly nói rằng cô vẫn không muốn sinh con.
“Hiện
tại tôi 37 tuổi, nếu vài năm nữa sinh con thì tôi phải cân nhắc nhiều vì vấn đề
sức khỏe của cả mẹ và bé, và khi con mình chưa trưởng thành thì mình đã già rồi,
thì sẽ có nhiều rủi ro.”
“Đặc
biệt là ở Việt Nam, tôi thấy không yên tâm để chăm sóc và nuôi nấng một đứa trẻ,
vì mặt bằng chung là nền y tế và giáo dục không được như các nước phát triển,
tôi cảm thấy đứa trẻ sẽ không được phát triển theo ý của mình,” Phương Ly nhấn
mạnh.
Vị
quản lý nhân sự cho biết với mức thu nhập của mình, cô đang phải đóng khá nhiều
thuế nhưng chế độ an sinh thì không có gì.
Phương
Ly nói rằng công ty Nhật mà cô đang làm việc cũng rất hỗ trợ cho nhân viên nữ
sinh con, vì Nhật Bản vốn là một nước khuyến khích sinh, bao gồm hỗ trợ một
tháng lương và cho nghỉ đủ sáu tháng theo quy định của luật.
“Nhưng
một tháng lương thì nhằm nhò gì so với nuôi một đứa trẻ mấy chục năm?” cô đặt
câu hỏi.
Thanh
Ngọc thì nói trong ngành ngân hàng của cô, dù các doanh nghiệp đều tuân thủ chế
độ thai sản là cho nhân viên nghỉ sáu tháng, nhưng cô từng chứng kiến nhiều đồng
nghiệp chỉ sau bốn – năm tháng là đã xin đi làm lại, thì lúc đó các bạn phải bỏ
ra chi phí để thuê người chăm sóc bé.
Theo
tìm hiểu của BBC, có rất nhiều công ty, cơ sở sản xuất ở Việt Nam không thưởng
cuối năm cho những lao động nữ nghỉ thai sản trong năm đó vì lí do họ không đi
làm hết 12 tháng.
“Chi
phí sinh con và nuôi nấng một đứa trẻ gọi là chi phí cơ hội phải trả theo thời
gian, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cá nhân và những cơ hội nên người ta phải
cân nhắc,” Tiến sĩ Hoàng Tú Anh lí giải.
Tăng
tỷ lệ sinh bằng cách tăng trách nhiệm xã hội?
Bộ
Y tế Việt Nam cho biết nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đảm bảo tốc độ
gia tăng dân số và duy trì cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động hợp lý, góp phần
vào sự phát triển dân số bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
588/QĐ-TTg năm 2020.
Quyết
định này phê duyệt chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng
đến năm 2030, trong đó có đề cập đến biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội,
cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá
muộn.
Bộ trưởng Y tế
Đào Hồng Lan mới đây đã nhắc lại việc “từng bước thí điểm các biện
pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng” đối với những người này.
Hiện
chưa có quy định rõ ràng về việc "tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng"
cụ thể là gì. Tuy nhiên, phát biểu của bà Lan đã thu hút nhiều sự quan tâm,
tranh luận.
Thanh
Ngọc cho rằng khi nhà nước đưa ra một quy định thì sẽ có mặt trái và mặt phải.
“Nếu
tôi phải đóng thuế nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn thì tôi sẽ cảm thấy không vui
ban đầu, nhưng mà đối với tôi thì cảm thấy đó cũng có một phần hợp lí,” cô cho
hay.
“Nếu
như mình không sinh thì mình đóng góp một phần cho những đứa trẻ khác hoặc những
gia đình khác, thế hệ mầm non tương lai sống tốt hơn thì mình thấy đó là một điều
hay,” Ngọc chia sẻ quan điểm.
Ngược
lại, Thùy Anh cho rằng nếu quy định đóng góp xã hội đối với người độc thân được
áp dụng là không hợp lý, tiếp tục dẫn chứng lí do mức lương ở Việt Nam không
cao.
“Cùng
một vị trí ở công ty tôi, làm ở Việt Nam thì lương thấp, nhưng nếu sang
Malaysia hay Thái Lan thì lương lại cao hơn nhiều, nếu còn bị áp đóng góp vì độc
thân nữa thì tôi nghĩ nhiều người như tôi sẽ muốn ra nước ngoài kiếm tiền,”
Thùy Anh nói.
Phương
Ly cũng cho rằng biện pháp này nếu được áp dụng thí điểm là không công bằng, vì
“những người độc thân đã đóng thuế nhiều hơn những người có gia đình vì chúng
tôi không được miễn trừ gia cảnh”, nữ quản lý nhân sự nói với BBC.
Bộ
trưởng Y tế Đào Hồng Lan
Nhưng
tất cả những người mà BBC phỏng vấn cùng với chuyên gia Hoàng Tú Anh đều cho rằng
việc kết hôn và sinh con là quyền tự do của mỗi người và mỗi cá nhân phải thực
sự quyết định điều đó.
“Việc
người ta muốn có gia đình và gần gũi gắn bó với nhau là một nhu cầu tự nhiên.
Tôi nghĩ nếu cơ quan chức năng muốn thúc đẩy tỷ lệ sinh thì nên tìm hiểu lại vì
sao lại có xu hướng này, rồi nghiên cứu và đưa ra những chính sách phù hợp,”
Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số nói.
“Nếu
chỉ là chuyện vài cá nhân thôi thì không nói, nhưng khi đã có một nhóm người
theo xu hướng đó, thì có lẽ là đã có những vấn đề của xã hội khiến người ta đưa
ra quyết định như vậy,” bà giải thích.
Trong
tuần qua, mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều khi đề nghị của Bộ
trưởng Đào Hồng Lan được truyền thông loan trong ngày 16/8.
“Nhìn
ngược lại, người dân có nên 'phạt' chính phủ cũng vì trách nhiệm xã hội mà để kẹt
xe, thiếu trường học, bệnh viện,” một bình luận được hàng trăm lượt thích trên
Facebook.
Một
tài khoản khác cũng nhận về một lượng tương tác lớn trên Facebook viết một đoạn
dài với nhiều lí lẽ dẫn chứng:
“Với
tư cách người từng trải, giờ gặp ai mình cũng khuyên đừng kết hôn vội, hậu quả
bộ trưởng Y tế không gánh hộ mình được đâu. Mình vừa tốt nghiệp đại học đi làm
được mấy tháng thì bố mẹ giục nên lấy sớm cho ổn định. Kết quả là gì, đi làm
không đủ tháng nên không đủ hưởng bảo hiểm thai sản, lương cả hai vợ chồng đều
thấp khó lo được cho gia đình, còn trẻ thiếu kinh nghiệm nên vợ chồng xích
mích, chồng thiếu chung thủy phần vì cái xã hội này còn bao che cho việc đàn
ông ngoại tình lắm, rồi rắc rối từ vô vàn các mối quan hệ liên quan... Tất
nhiên, đây đều là do chính bản thân mình nông cạn nên mình đều khuyên ai chưa kết
hôn nên trải nghiệm đi đã, có tài chính đã, cảm thấy gánh vác được hẵng kết hôn
với đẻ con.”
Thanh
Ngọc cho biết sẵn lòng đóng góp cho xã hội, cộng đồng vì kết hôn muộn hoặc
không kết hôn
Cần
một giải pháp hợp lí
Ngoài
việc nhắm đến đối tượng kết hôn muộn hoặc không kết hôn, Bộ Y tế cũng ban hành
Thông tư số 01/2021 hướng dẫn một số nội dung để địa phương thực hiện chính
sách khen thưởng, hỗ trợ, khuyến khích duy trì vững chắc mức sinh thay thế.
Theo
đó, các tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp, căn cứ vào thực tiễn để lựa chọn, quyết
định khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35
tuổi.
Một
số tỉnh đã triển khai, mở rộng các mô hình "nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi
và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi", "xã, phường, thị trấn đạt chuẩn sinh
đủ 2 con"...
Báo Vietnamnet liệt
kê từ ngày 15/7/2022, tỉnh Hậu Giang tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị
xã, thành phố và hỗ trợ một lần 1,5 triệu đồng viện phí cho phụ nữ sinh đủ 2
con trước 35 tuổi, không vi phạm chính sách dân số; hỗ trợ một lần chi phí khám
sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh theo giá dịch vụ y tế hiện hành tại các
cơ sở y tế công lập.
Tại
Tiền Giang, từ năm 2022, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi được khen kèm hỗ trợ
1 triệu đồng.
Tuy
nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức sinh những địa phương này chưa cải
thiện rõ rệt.
Năm
2023, mức sinh ở Cần Thơ là 1,44 con/phụ nữ (năm 2022 là 1,73); Tiền Giang là
1,72 (năm trước đó là 1,66); Cà Mau là 1,55 (năm trước đó là 1,81); Hậu Giang
nhích lên 1,52 con/phụ nữ (năm trước là 1,51).
Ảnh
minh họa: Số con trung bình của một phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ ngày
càng giảm
Bác
sĩ Hoàng Tú Anh cho rằng những cơ chế như vậy sẽ không mang lại hiệu quả, lập
luận rằng việc thúc đẩy mọi người sinh con nhiều hơn như vậy không tập trung
vào con người và có thể làm hại đến họ.
“Ví
dụ như có một gia đình không khá giả và họ đang phải chịu áp lực rồi, nhưng lại
sinh con vì những phần thưởng trước mắt để rồi phải gánh thêm nhiều áp lực,” bà
giải thích.
Còn
việc áp dụng những biện pháp đóng góp xã hội, cộng đồng cho những người không
muốn có con thì bác sĩ Tú Anh cho rằng còn tệ hơn là cơ chế treo thưởng cho những
người sinh con. Một trong những lí do bà đưa ra là vì nhóm người không muốn
sinh con thường là những người độc lập cả về tài chính và về vị trí trong xã hội.
Theo
chuyên gia này, nhà nước nên tập trung giảm gánh nặng của các gia đình có con,
chẳng hạn như mở khu trông giữ trẻ hay chăm sóc y tế cho trẻ em ở các khu công
nghiệp, nơi các công nhân thường phải gửi con về quê cho ông bà nuôi vì không
có điều kiện chăm sóc con cái.
Ngoài
ra, bà cho rằng nên có thêm những chương trình tư vấn về sinh con, và quy định
về trách nhiệm của những chủ lao động trong việc cung cấp chế độ thai sản, đảm
bảo lao động không bị sa thải mà vẫn được hưởng đủ lương, thưởng.
Phương
Ly đề xuất nhóm trẻ em bị bỏ rơi hay bà mẹ đơn thân hơn nên được quan tâm hơn
là những người độc thân và không muốn kết hôn.
“Xã
hội này đã đủ đông rồi, nên dù rất thích trẻ con thì tôi thấy không nhất thiết
những mầm non tương lai phải là con của mình sinh ra mới được.”
VIDEO
:
'Tôi
thích chơi với trẻ em, nhưng không muốn có con'
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cql3zg9gq1qo
----------------------------------
Tin
liên quan
·
Con người ngày càng sợ
hãi chuyện sinh con
28
tháng 5 năm 2022
·
Hàn Quốc dạy giới trẻ
cách kết hôn và sinh con
29
tháng 5 năm 2018
·
Ngày 8 tháng 3: Khi
phụ nữ đẻ con là sứ mệnh chính trị, là yêu nước
6
tháng 3 năm 2024
No comments:
Post a Comment