Saturday, March 29, 2025

BÍ ẨN VỤ HÀNG LOẠT TRẺ EM MẤT TÍCH VÀ NGÀNH XUẤT KHẨU CON NUÔI Ở HÀN QUỐC (Juna Moon / BBC News)

 



Bí ẩn vụ hàng loạt trẻ em mất tích và ngành xuất khẩu con nuôi ở Hàn Quốc

Juna Moon

BBC News Tiếng Hàn, Seoul

28 tháng 3 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3d8gmdj903o

 

"Con có em mới đúng không? Mẹ con nói là không cần con nữa vì mẹ đã có em bé mới. Vậy nên, hãy đi với cô."

 

Đó là lời của một người phụ nữ đã nói với Kyung-ha khi cô bé sáu tuổi đang chơi trước nhà mình ở Hàn Quốc.

 

Kyung-ha đi theo người phụ nữ lên tàu và ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy, cô bé đã đến ga cuối cùng. Người phụ nữ đã biến mất.

 

Bị lạc và ngơ ngác, Kyung-ha đến đồn cảnh sát gần đó nhờ giúp tìm mẹ.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a9c1/live/fb4dc7d0-0a77-11f0-9549-59d68655a623.png.webp

Một cuộc điều tra mang tính bước ngoặt đã phát hiện ra rằng chính phủ Hàn Quốc đã vi phạm nhiều quyền con người trong nhiều thập kỷ

 

Nhưng cảnh sát lại gửi cô đến trại trẻ mồ côi ở thành phố Jecheon.

 

Khoảng bảy tháng sau, cô được một gia đình ở tiểu bang Virginia của Hoa Kỳ nhận nuôi.

 

Shin Kyung-ha bị mất tích khỏi gia đình ở Cheongju thuộc tỉnh Chungcheongbuk-do của Hàn Quốc vào năm 1975 như vậy.

 

Kể từ khi con gái bị mất tích, mẹ cô, Han Tae-soon, hiện đã 73 tuổi, chưa có bất kỳ đêm nào ngủ yên.

 

Bà đến đồn cảnh sát hàng ngày, đi lại mất tới ba giờ mỗi chiều, phát tờ rơi và xuất hiện trên TV và radio - làm mọi cách có thể để tìm con gái mình.

 

Sau đó, vào năm 2019, sau 44 năm tìm kiếm, bà Han cuối cùng đã đoàn tụ với con gái đang sống tại Hoa Kỳ.

 

Đó là nhờ xét nghiệm DNA và sự giúp đỡ của 325Kamra, một tổ chức kết nối những người được nhận nuôi với gia đình ruột thịt của họ.

 

o   Vì sao Trung ương Đảng và Quốc hội họp bất thường quá nhiều?

22 tháng 2 năm 2025

 

o   Ông Đào Ngọc Dung: sau hai lần kỷ luật vẫn đứng đầu Bộ Dân tộc và Tôn giáo

2 tháng 3 năm 2025

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/479a/live/b393cfc0-0a77-11f0-94d4-6f954f5dcfa3.png.webp

Bà Han Tae-soon đoàn tụ với con gái sau 44 năm

 

Tuy nhiên, cuộc đoàn tụ với con gái bà không chỉ toàn niềm vui.

 

"Tại sao đánh cắp con của người khác và đưa nó sang Mỹ? Con gái tôi nghĩ rằng nó đã bị bỏ rơi, đâu có biết là mẹ đã tìm kiếm nó suốt cuộc đời. Sức khỏe của tôi đã bị hủy hoại khi tìm kiếm con trong suốt 44 năm, nhưng ai đã xin lỗi tôi trong những năm đó? Không một ai cả," bà Han nói với BBC News Hàn Quốc.

 

Phải mất bốn thập kỷ sau khi con gái mất tích, bà Han Tae-soon mới biết được sự thật về việc con gái bà được nhận nuôi như thế nào.

 

Trẻ em Hàn Quốc bị đưa đi nước ngoài

 

Câu chuyện này không chỉ xảy ra với bà Han.

 

Một báo cáo do Ủy ban Sự thật và Hòa giải độc lập công bố vào thứ Tư (26/3) cho thấy nhiều trẻ em được gửi đi làm con nuôi ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Đan Mạch và Thụy Điển trong giai đoạn từ những năm 1960 đến 1990 đã bị vi phạm nhân quyền trong quá trình nhận con nuôi.

 

Báo cáo phát hiện ra rằng danh tính và thông tin gia đình của các em đã bị bóp méo hoặc làm giả, và các biện pháp bảo vệ thích hợp đã không được thực hiện sau khi các em được gửi ra nước ngoài.

 

Ủy ban đã xem xét hồ sơ của 367 trẻ em được nhận làm con nuôi ở 11 quốc gia và kết luận rằng 56 trẻ trong số đó là nạn nhân của các hành vi vi phạm nhân quyền.

 

"Có nhiều gia đình đã mất con do chương trình nhận con nuôi bất hợp pháp ở nước ngoài của Hàn Quốc," Cho Min-ho, đại diện của Liên minh Quyền trẻ em - tổ chức giúp những người được nhận làm con nuôi ở nước ngoài tìm lại nguồn gốc của mình - cho biết.

 

Cho đã tư vấn cho hơn 100 gia đình có con em bị gửi đi làm con nuôi ở nước ngoài.

 

 

XEM TIẾP >>>>>  







No comments: