Thủ tướng Chính
chơi golf có giúp Việt Nam 'né' được thuế quan của ông Trump?
Annabelle Liang
Phóng
viên kinh doanh
28
tháng 3 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjryr4vnpz3o
Các
quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị cho cái gọi là "Ngày giải phóng ở Mỹ!!!"
của Tổng thống Donald Trump vào ngày 2/4.
Hạn
chót mà tổng thống Mỹ đề ra để áp đặt các mức thuế đối ứng với các đối tác
thương mại sẽ đến chỉ vài ngày sau khi ông đánh thuế nhập khẩu 25% đối với các
nhà sản xuất ô tô nước ngoài.
Trong
đó, Việt Nam có thể đặc biệt dễ bị tổn hại trước loạt thuế mới nhất của ông
Trump. Hà Nội có thâm hụt thương mại
lớn với Washington, và đã được hưởng lợi khi
các công ty quốc tế chuyển dây chuyền sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc để
tránh các biện pháp được công bố trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Trong
khi một số quốc gia đã phản ứng lại Mỹ, Thủ tướng Việt Nam Phạm
Minh Chính đã gợi ý rằng ông có thể chọn cách tiếp cận ngoại giao hơn.
Vào
tháng 1/2025, Thủ tướng Chính từng phát biểu rằng ông sẵn sàng đến thăm dinh thự
riêng Mar-a-Lago của ông Trump ở bang Florida và "chơi golf cả ngày"
nếu điều đó "có lợi" cho quốc gia dân tộc, khiến mọi người trong khán
phòng bật cười.
Liệu
phương pháp của Thủ tướng Chính có hiệu quả không?
·
Việt Nam cho thử
nghiệm Starlink, giảm thuế, tăng nhập hàng Mỹ để né trả đũa từ ông Trump
27 tháng 3 năm 2025
·
Cựu đại sứ Mỹ:
'Nguy cơ Việt Nam bị áp thêm thuế là có'
19 tháng 3 năm 2025
·
Thương chiến: Việt
Nam có đang là 'cửa sau' của Trung Quốc?
26 tháng 3 năm 2025
Kinh
tế 'cây tre'
Tổng
thống Trump trước đây từng nói rằng Việt Nam "tệ hơn Trung Quốc" và
"gần như là kẻ lợi dụng tồi tệ nhất".
Nhưng
ông vẫn chưa nhắm mục tiêu cụ thể vào Hà Nội bằng thuế quan, mặc dù Việt Nam là
nước xếp thứ ba trong danh sách những quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất
với Mỹ, sau Trung Quốc và Mexico.
Các
nhà phân tích cho rằng Việt Nam đang làm tốt trong việc hợp tác với Washington
- nhưng những nỗ lực của Hà Nội có thể vẫn chưa đủ để có thể tránh được hầu hết
các kế hoạch áp thuế của ông Trump.
"Thủ
tướng Việt Nam dường như đang học hỏi từ [cựu Thủ tướng Nhật Bản]
Shinzo Abe, người đã xây dựng mối quan hệ cá nhân gần gũi với Trump vì cả
hai đều yêu thích chơi golf", Stephen Olson, một cựu đàm phán viên thương
mại của Mỹ, cho biết.
"Tuy
nhiên, tôi không kỳ vọng sẽ có bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào với Việt Nam theo
quan điểm chính sách. Các mối quan hệ cá nhân rất quan trọng đối với Trump,
nhưng trong trường hợp này, tôi tin rằng mong muốn của ông ấy trong việc tỏ ra
cứng rắn về thương mại sẽ chiến thắng".
Khi
được hỏi liệu ông có kế hoạch tới dinh thự Mar-a-Lago của Tổng thống Trump và
chơi golf với Tổng thống không, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trả lời:
"Nếu chơi golf mà mang lại lợi ích quốc gia, dân tộc thì tôi chơi golf cả
ngày cũng được"
Việt
Nam đã tuyên bố không có kế hoạch "hạn chế thương mại" với Mỹ, mặc dù
hiện tại quốc gia này đang đánh thuế một số mặt hàng nhập khẩu từ Washington.
Tuần
này, chính phủ Việt Nam cho biết họ sẽ cho phép SpaceX, công ty do tỷ phú Elon Musk,
đồng minh thân cận của ông Trump, vận hành thử nghiệm dịch vụ internet vệ
tinh Starlink tại quốc gia này.
Một
số nhà phân tích coi đây là một trong những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện
để tránh bị áp thuế của Mỹ.
Hà
Nội cũng cho biết sẽ giảm thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, bao gồm
các mặt hàng năng lượng và ô tô, một động thái nhằm "cải thiện cán cân
thương mại".
Động
thái này diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi các công ty Việt Nam và Mỹ ký kết
các hợp đồng trị giá hơn 4 tỷ USD (hơn 102.000 tỷ đồng), trong các lĩnh vực bao
gồm thăm dò dầu khí.
"Việt
Nam đang thận trọng tránh mọi động thái có thể báo hiệu bất kỳ sự không hợp tác
nào về các vấn đề thương mại", theo chuyên gia Steve Norris từ công ty tư
vấn Control Risks.
Chiến
lược này phù hợp với phương châm ngoại giao của Việt Nam - được gọi là
"ngoại giao tre". Giống như những cây tre uyển chuyển uốn mình theo
chiều gió, Việt Nam hy vọng có thể linh hoạt đối phó với áp lực từ nước ngoài.
Ông
Norris cho biết: "Nếu Mỹ tăng cường gây sức ép lên Việt Nam, chính phủ nước
này có thể đáp lại bằng các đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào
ngành khách sạn và sòng bạc (casino), thực hiện mua máy móc tiên tiến, và - nắm
bắt thời cơ - xem xét tiếp cận nguồn khoáng sản đất hiếm của Việt Nam".
Còn
Trung Quốc thì sao?
Một
yếu tố lớn đang gây trở ngại cho Việt Nam là lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc.
Quốc
gia Đông Nam Á 100 triệu dân là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ căng
thẳng Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Năm
2018, ông Trump đã áp thuế lên Trung Quốc, khiến một số doanh nghiệp phải xem
xét lại nơi sản xuất sản phẩm của họ. Một số công ty đã chọn chuyển hoạt động sản
xuất sang Việt Nam.
Điều
này đã dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ, với các công ty Trung
Quốc chuyển sản xuất sang Việt Nam đóng góp vào con số đó.
Việt
Nam đã được hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump
Cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ Wendy
Cutler cho biết Việt Nam đã nổi lên như một "điểm đến cho các khoản đầu tư
lớn từ Trung Quốc".
Trong
khi Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thì Trung Quốc lại là
nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn một phần ba lượng hàng
nhập khẩu, theo số liệu chính thức mới nhất.
Các
công ty Trung Quốc cũng đứng sau gần một phần ba khoản đầu tư mới vào Việt Nam
vào năm 2024.
"Đây
là những tín hiệu cảnh báo lớn đối với Trump. Tôi dự đoán rằng Việt Nam sẽ bị ảnh
hưởng nặng nề bởi thuế quan vào một thời điểm nào đó", ông Olson cho biết.
Tuy
nhiên, thuế quan đối với Việt Nam có thể tác động đến các doanh nghiệp của Mỹ
như các công ty công nghệ Apple và Intel, hay gã khổng lồ sản xuất đồ thể thao
Nike, những công ty đã chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Ông
Trump và cựu lãnh đạo Nhật Bản Shinzo Abe chia sẻ niềm đam mê chơi golf
Một
cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho thấy hầu hết các
nhà sản xuất của Washington tại quốc gia Đông Nam Á đều dự kiến sẽ sa thải nhân
viên nếu thuế quan được áp dụng.
Tổng
thống Trump tin rằng các mức thuế này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ bằng cách khuyến
khích nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước và mang về hàng tỷ đô la
tiền thuế.
Nhưng
nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng điều đó có thể đẩy giá cả lên cao đối với
người tiêu dùng Mỹ và tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu.
Tiếp
theo là gì?
Washington
cũng lo ngại về cái gọi là "hàng trung chuyển" - hàng hóa Trung Quốc
đi qua Việt Nam trên đường đến các quốc gia khác.
Các
quan chức Mỹ đã "âm thầm nhấn mạnh với Việt Nam rằng họ phải dần giảm thặng
dư thương mại theo thời gian và chống lại việc hàng trung chuyển của Trung Quốc
qua nước này", ông Norris nhận định.
Thủ
tướng Phạm Minh Chính cho biết ông tin tưởng rằng chính quyền của mình có thể
"xử lý được mối quan hệ với Mỹ".
Bây
giờ, khi Hà Nội đã cắt giảm một số mức thuế đối với hàng hóa của Washington,
hàng Mỹ có thể hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Việt Nam, làm tăng thị phần
thương mại của Mỹ với quốc gia này.
Và
sau đó là chơi golf – chơi golf với ông Trump đã giúp cựu Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe thành công.
Ông
Abe và ông Trump đã thiết lập một tình bạn, bao gồm nhiều trận golf trong nhiều
năm. Tình bạn này được cho là đã giúp ông Abe đảm bảo được các khoản miễn thuế
cho ngành công nghiệp ô tô quan trọng của Nhật Bản vào thời điểm đó.
Hiện
tại, vẫn chưa rõ liệu Việt Nam có thực sự sẽ áp dụng ngoại giao qua golf hay
không.
Bài
kiểm tra thực sự sẽ diễn ra vào tuần sau, khi một loạt các loại thuế mới của
ông Trump có hiệu lực.
Xem
thêm:
Donald Trump áp thuế quan: Việt Nam chịu
ảnh hưởng gì?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjryr4vnpz3o
----------------------------------------
Tin
liên quan
Thuế quan của
ông Trump là gì và có ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?
4
tháng 3 năm 2025
.
Trung Quốc kêu gọi
doanh nghiệp Mỹ đầu tư bất chấp chiến tranh thương mại
24
tháng 3 năm 2025
.
Việt Nam đang cân
nhắc gì để né thuế quan Mỹ?
26
tháng 2 năm 2025
No comments:
Post a Comment