Wall Street Journal
Cù
Tuấn
biên dịch
https://www.facebook.com/groups/1900677573589979/posts/4040422479615467/
Tóm
tắt: Đợt quân
đầu tiên có vẻ ngoài trẻ trung và vóc dáng không giống lính biệt kích cho lắm,
và Kim Jong Un có lý do để giữ lực lượng tinh nhuệ của mình lại.
--------
Quân
đội Triều Tiên đang tiến gần đến tiền tuyến của Nga với Ukraine có thể không phải
là lực lượng giỏi nhất và thông minh nhất của Kim Jong Un.
Họ
có vẻ ngoài trẻ tuổi - thanh thiếu niên hoặc đầu 20 tuổi - và có thể đang trong
giai đoạn đầu của nghĩa vụ quân sự, theo các cảnh quay video và các viên chức
tình báo. Các nhà phân tích quân sự cho biết những người lính này có vẻ tương đối
thấp và gầy, phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng lan rộng trên khắp Bắc Triều
Tiên nghèo đói.
Việc
huấn luyện lực lượng đặc biệt của họ thường tập trung vào các vụ ám sát và phá
hủy cơ sở hạ tầng ở miền núi Hàn Quốc, khác xa với chiến tranh dựa vào chiến
hào diễn ra ở vùng đồng bằng dọc biên giới Ukraine-Nga. Những người lính mặt
còn non nớt này có lẽ chưa bao giờ rời khỏi Bắc Triều Tiên. Quân đội của nước
này đang vận hành các thiết bị quân sự thông thường cũ kỹ và lỗi thời.
"Chỉ
là lính đánh thuê, làm bia đỡ đạn", Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim
Yong-hyun nói với các nhà lập pháp nước này vào thứ năm, trong bài đánh giá về
quân đội Bắc Triều Tiên.
Khoảng
3.000 binh lính Bắc Triều Tiên đã đến Nga trong tháng này, theo đánh giá của
Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Ukraine. Họ đã được phát hiện tại nhiều địa điểm huấn luyện
quân sự của Nga trong tuần này, và một số đã đến Kursk, khu vực biên giới Nga
do Ukraine chiếm đóng một phần. Những binh lính Bắc Triều Tiên đầu tiên có thể
được triển khai đến chiến trường sớm nhất là vào Chủ Nhật 27.10, Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết.
Kim
Jong Un, lãnh tụ độc tài 40 tuổi của Triều Tiên, có thể muốn đánh giá phản ứng
nội bộ đối với động thái này - cũng như của Điện Kremlin - bằng cách trước tiên
cử những người được coi là vật hy sinh, James JB Park, cựu quan chức quốc phòng
và an ninh quốc gia Hàn Quốc, cho biết.
“Họ
sẽ là viên đá mở đường cho những người lính có nhiều kinh nghiệm hơn”, Park, hiện
là Kelly Fellow tại Pacific Forum, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Hawaii,
cho biết. Nghĩa là, nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu tăng cường thêm
quân—hoặc Kim thấy có lý do để thực hiện các cam kết song phương được tăng cường
gần đây của hai nước, Park nói thêm.
Hiện
vẫn chưa rõ Bắc Triều Tiên sẽ đóng vai trò gì. Họ có thể mang lại cho Bắc Triều
Tiên những lợi ích có giá trị mà không cần chiến đấu: những hiểu biết sâu sắc từ
việc quan sát việc sử dụng máy bay không người lái và điều kiện chiến tranh, đặc
biệt là với việc người Nga sử dụng đạn dược và tên lửa của Bắc Triều Tiên.
Nhưng việc chiến đấu của quân Bắc Triều Tiên sẽ đại diện cho sự leo thang lớn của
cuộc xung đột đã kéo dài hơn 2 năm rưỡi nay, theo các đồng minh của Hoa Kỳ và
NATO.
Samuel
Cranny-Evans, nghiên cứu viên cộng tác tại Viện Royal United Services, một tổ
chức tư vấn có trụ sở tại London, cho biết đợt triển khai ban đầu tới khu vực
Kursk của Nga có thể phản ánh nỗ lực mô tả đây là một biện pháp phòng thủ.
Ông
cho biết: "Việc chỉ triển khai quân tới Nga sẽ cho phép Bình Nhưỡng tuyên
bố rằng họ đang giúp khôi phục lãnh thổ của đồng minh".
Putin
hôm thứ sáu 25.10 cho biết quyết định sử dụng quân Bắc Triều Tiên là quyết định
của Nga. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên, không xác nhận việc triển
khai, cho biết nếu nước này điều động quân đội, họ sẽ làm như vậy theo luật
pháp quốc tế.
1.
'Mạnh nhất thế giới'
Kim
gần như nắm quyền lực tuyệt đối tại Bắc Triều Tiên, nơi thông tin bị che giấu.
Điều đó hạn chế bất kỳ phản ứng chính trị nào mà ông có thể phải đối mặt ở quê
nhà nếu các binh lính này tử trận. Gia đình của những người lính dường như đã bị
cô lập và di chuyển hàng loạt đến những địa điểm không xác định, để hạn chế
thông tin về việc triển khai quân của Nga, theo giám đốc tình báo Hàn Quốc khi
nói với các nhà lập pháp nước này.
Đến
tháng 12, Bắc Triều Tiên có thể sẽ gửi tổng cộng 10.000 quân đến Nga, theo các
quan chức Hàn Quốc ước tính. Kim thường ca ngợi quân đội của mình là "mạnh
nhất thế giới". Nhưng Bắc Triều Tiên chưa từng tham gia sâu vào một cuộc
xung đột lớn nào kể từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-53.
Nga
và Bắc Triều Tiên đã ký một hiệp ước phòng thủ chung vào tháng 6, trong chuyến
thăm Bình Nhưỡng của Putin. Matxcơva có thể cung cấp cho Bình Nhưỡng nhiều hơn
những gì họ có thể nhận được, chẳng hạn như sự bảo vệ về chính trị tại Liên Hợp
quốc, viện trợ nhân đạo và công nghệ quân sự.
Nhưng
một thứ mà chế độ của Kim Joungun có thể cung cấp cho Nga: đó là con người.
Bắc
Triều Tiên là một trong những xã hội quân sự hóa nhất thế giới, với khoảng một
phần ba trong số 26 triệu người dân của đất nước này nhập ngũ hoặc đang trong lực
lượng dự bị. Đàn ông phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ 8 đến 10 năm;
phụ nữ phải phục vụ trong 5 năm. Đầu tháng này, khoảng 1,4 triệu thanh niên đã
nộp đơn xin gia nhập hoặc quay trở lại quân đội, theo báo chí nhà nước Bắc Triều
Tiên đưa tin.
Cơ
quan tình báo Hàn Quốc cho biết một phần quân đội Bắc Triều Tiên được triển
khai là thành viên của lực lượng tác chiến đặc biệt. Theo Sách trắng Quốc phòng
năm 2022 của Hàn Quốc, lực lượng này ước tính có 200.000 quân, được đào tạo để
phá hủy các cơ sở quân sự quan trọng và ám sát nhân sự chủ chốt.
Đầu
tháng này, phương tiện truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên đã tiết lộ hình ảnh
lực lượng đặc nhiệm của nước này đang huấn luyện với thiết bị bắn laser được
thiết kế để mô phỏng chiến đấu, một loại thiết bị mà quân đội phương Tây đã sử
dụng từ lâu.
Nếu
họ bị ném vào tiền tuyến, lính Bắc Triều Tiên sẽ bước vào chiến trường chết
chóc của một cuộc chiến mà nhiều đồng chí người Nga của họ đã coi là cỗ máy xay
thịt. Nga có thể tuyển dụng hơn 30.000 quân mới mỗi tháng, mặc dù thường mất
nhiều người tử trận hoặc bị thương ở Ukraine, theo ước tính của phương Tây.
Sự
thay đổi về quân đội phản ánh quyết định của Nga trong việc áp dụng các chiến
thuật không thay đổi nhiều so với Thế chiến II. Binh lính Nga thường được đưa
thẳng vào vùng giết chóc chỉ để chiếm ngôi nhà tiếp theo hoặc chỉ để xác định vị
trí của quân Ukraine. Trong vùng đất không người với những tòa nhà đổ nát và những
hàng cây bị tàn phá, họ đã bị máy bay không người lái trinh sát và tấn công.
Với
hoàn cảnh như vậy, khoảng 10.000 lính Bắc Triều Tiên sẽ có tác động hạn chế
trên toàn bộ chiến trường, nhưng họ sẽ tăng thêm sức mạnh cho Nga để chống lại
quốc gia hàng xóm nhỏ hơn và phần nào làm giảm nhu cầu của Matxcơva trong việc
tuyển quân từ công dân nước mình. Nga đang tìm cách duy trì áp lực lên Ukraine
và những quốc gia phương Tây để chứng tỏ rằng nguồn lực và ý chí chiến thắng của
họ là vượt trội.
Quân
đội Bắc Triều Tiên có thể giúp đạt được một số mục tiêu hạn chế, chẳng hạn như
chiếm giữ các vị trí cố thủ của Ukraine, nhưng lực lượng này cũng "đủ nhỏ
để Kim Jongun có thể kiềm chế rủi ro tiềm tàng trong Triều Tiên từ bất kỳ nỗ lực
nào về một cuộc nổi loạn quân sự nếu chiến dịch diễn ra không như mong đợi",
Patrick Cronin, chủ tịch an ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Viện Hudson, một
tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, DC, cho biết.
2.
'Tôi muốn sống'
Nga
đã từng sử dụng các chiến binh nước ngoài trong chiến tranh trước đây, bao gồm
lính đánh thuê từ Nepal, Cuba và Syria. Nhưng đội quân của Bắc Triều Tiên dường
như là lớn nhất và là đội quân đầu tiên được chính phủ nước ngoài trực tiếp gửi
đến.
Bất
chấp các cuộc diễu hành quân sự lớn phô trương lực lượng của chế độ, hầu hết
binh lính của Kim, ngay cả những người được coi là tinh nhuệ, đều phải chịu cảnh
thiếu lương thực và tham nhũng kinh niên, theo những cựu binh Bắc Triều Tiên
cho biết. Lực lượng đặc nhiệm nước này được cho ăn và huấn luyện tốt hơn so với
những người còn lại.
Theo
cơ quan tình báo Seoul, những người lính được cử đến Nga đã được cấp danh tính
giả và mặc quân phục Nga.
Cơ
quan tình báo quân sự Ukraine đã phát hành một video tiếng Hàn nhắm vào những
người lính mới đến này. Video cho thấy các trại tù binh chiến tranh của
Ukraine, với một căn phòng tràn ngập ánh nắng có giường đơn riêng biệt. Tù nhân
sẽ được cho ăn thường xuyên.
Trên
kênh Telegram “Tôi muốn sống”, kênh này đã khuyến khích quân đội Bắc Triều Tiên
đầu hàng, bằng cách cung cấp số điện thoại cho phép họ có thể gọi để xin hướng
dẫn.
Các
chuyên gia quân sự cho biết, nếu chiến đấu ở tiền tuyến, binh lính Bắc Triều
Tiên có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức từ rào cản ngôn ngữ và thiếu sự
huấn luyện chung với người Nga. Việc tiếp xúc với thông tin bên ngoài ở Nga
cũng có thể gây rủi ro cho chế độ Kim, nếu những người lính này quay trở lại Bắc
Triều Tiên.
Jeon
Kyung-joo, nghiên cứu viên tại Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc do chính phủ
tài trợ tại Seoul, cho biết: "Nhưng đối với Nga, khi phải đối mặt với tình
trạng thiếu hụt người, quân lính Bắc Triều Tiên vẫn có thể đóng vai trò hữu ích
trong việc phòng thủ".
Biển
quảng cáo tuyển quân tại Nga.
No comments:
Post a Comment