Saturday, November 30, 2024

TIN TỨC NGÀY 29/11/2024

 



 

29/11/2024

 

 

 

Hội nghị Trung ương ‘đánh đố’: Toan tính của Tổng Bí thư Tô Lâm trước Đại hội XIV?

Hoàng Trường

30/11/2024

 

 

 

 

30 Tháng 11, 2024

Bí thư tỉnh ủy nhận án 15 năm tù vì ăn hối lộ của doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29 Tháng 11, 2024

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ‘hết sức thận trọng’ trước chuyến đi Hawaii của tổng thống Đài Loan

 

 

29 Tháng 11, 2024

Quân đội Trung Quốc, Nga tuần tra chung trên không phận Biển Nhật Bản

Bộ trưởng Quốc Phòng Nga thăm Bắc Triều Tiên để tăng cường quan hệ quân sự    RFI

30 Tháng 11, 2024   VOA

Bộ trưởng quốc phòng Nga thăm Triều Tiên, nói quan hệ quân sự với Bình Nhưỡng đang mở rộng

 

 

 

Đẩy mạnh thanh trừng quân đội Trung Quốc : Lợi hay hại cho « đại phục hưng » của Tập Cận Bình ?

 

Biển Đông: Trung Quốc trắc nghiệm Philippines, dồn tàu đến Thị Tứ, tuần tra quanh Scarborough

 

 

Trung Quốc điều 42 máy bay và tàu quân sự đến quanh Đài Loan, lên án hành động « ly khai nguy hiểm »

 

 

Trung Quốc "khuấy động" chia rẽ ở Philippines về kế hoạch mua tên lửa Mỹ Typhon

 

 

30 Tháng 11, 2024

Lithuania trục xuất 3 nhà ngoại giao Trung Quốc

 

Đài Loan tổ chức tập trận quy mô lớn trên không và trên biển

 

 

29 Tháng 11, 2024

Indonesia đàm phán với Mỹ và Nga về công nghệ điện hạt nhân

 

 

 

 

 

28 Tháng 11, 2024

Trung Quốc cảnh báo sẽ hành động nếu Mỹ tăng cường hạn chế chip

 

Ma túy tổng hợp Fentanyl : Mặt trận mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ?

 

 

29 Tháng 11, 2024

Một New York thu nhỏ dưới tay những nghệ nhân làm bánh

 

 

28 Tháng 11, 2024

Toa hàng chở người Do Thái của Đức Quốc Xã được đặt lên nóc bảo tàng tại Los Angeles

 

 


California sẽ bị thiệt hại nặng vì thuế nhập cảng của Trump

 



 

28 Tháng 11, 2024

Mexico cảnh báo thuế quan của Trump sẽ xóa sổ 400.000 việc làm tại Mỹ, dọa trả đũa

 

 

28 Tháng 11, 2024

Ông Trump đề cử cố vấn lâu năm Kellogg làm đặc sứ về Ukraine và Nga

 

28 Tháng 11, 2024

Một số người được ông Trump đề cử vào tân chính quyền bị dọa đánh bom

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung Đông: Lo ngại về việc tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn ở Liban

 

 

 

 

Iran và 3 nước châu Âu đàm phán trước nguy cơ Teheran sản xuất vũ khí hạt nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phá hoại cáp ngầm : Ba Lan đề xuất lập đội tuần tra ở biển Baltic

 

 

 

Pháp : Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm lại được hào quang như trước vụ hỏa hoạn

29 Tháng 11, 2024

Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại hơn 5 năm sau vụ hỏa hoạn

 

Pháp : Dự thảo ngân sách gây chia rẽ, tổng thống và thủ tướng có nguy cơ phải từ chức ?

 

 

Sài Gòn - Côn Đảo trên hành trình sáng tác của nhạc sĩ Pháp Camille Saint-Saëns

 

 

 

 

 

 

Gruzia: Biểu tình phản đối sau khi chính phủ hoãn đàm phán gia nhập Liên Âu

 

 

 

 

29 Tháng 11, 2024

Giám đốc tình báo Anh cáo buộc Nga đứng sau vụ phá hoại ‘vô cùng liều lĩnh’ ở châu Âu

 

 

30 Tháng 11, 2024

Kyiv yêu cầu NATO mời Ukraine gia nhập khối vào tuần tới

 

Sau Ukraina, móng vuốt đại bàng Nga sẵn sàng « quặp lấy » châu Âu

 

 

Chiến tranh Ukraina: Tổng thống Nga dọa tấn công Kiev bằng tên lửa Orechnik

 

 

Tên lửa siêu thanh Orechnik: Trò chơi leo thang xung đột của tổng thống Nga Putin

 

 

 

Nga không kích mạng lưới năng lượng Ukraina, hàng trăm nghìn người bị mất điện

 

 

 

Tương lai nào cho Ukraine?

Hiếu Chân/Người Việt

 

 

Trump từng chối không dính líu ‘Dự Án 2025,’ nhưng nay có lẽ khác

November 29, 2024 : 7:32 PM

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/trump-tung-choi-khong-dinh-liu-du-an-2025-nhung-nay-co-le-khac/

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ thuật chuỗi khối, tiền ảo, tài sản ảo và chính sách của Việt Nam    

Vũ Quang Việt (kinh tế gia) và Hồ Văn Tiến (kỹ sư phần mềm)

27/11/2024

https://www.diendan.org/khoa-hoc-ky-thuat/ky-thuat-chuoi-khoi-tien-ao-tai-san-ao-va-chinh-sach-cua-viet-nam

 

Bài này đặt câu hỏi chính là tại sao Việt Nam lại muốn trở thành trung tâm của kỹ thuật chuỗi khối và lý do cho việc đặt câu hỏi. Phần phụ lục dành cho độc giả muốn biết thêm chi tiết về nguyên tắc của công nghệ chuỗi số, dù còn sơ lược.

 

Tại sao lại đặt vấn đề?

 

Công nghệ chuỗi khối (blockchain) dùng làm gì và tại sao chính phủ Việt Nam lại bỗng nhiên đặt nặng vấn đề công nghệ chuỗi khối ở Việt Nam. Công nghệ chuỗi khối chính là công nghệ dùng để ghi (chứa) và cập nhật trong sổ cái (ledger) tất cả thông tin về các giao dịch (transaction) của một tài sản gì đó (có thể là tiền ảo, chứng chỉ sở hữu tài sản nhà, bằng lái xe hay thông tin gì đó). Hệ thống này có khả năng xác minh tính trung thực của mã địa chỉ từng túi thông tin, thông tin chứa trong túi, tính khả thi của từng trao đổi nếu là tiền ảo (như có đủ tiền không). Xác minh không được làm tập trung, mà làm phân tán ở khối, ở địa chỉ liên quan, rồi cuối cùng ở địa chỉ chứa sổ cái (full node). Một khối ghi một số trao đổi mới nhất trong một thời gian nhất định, và đóng lại với mã thời gian sau khi được kiểm định. Toàn bộ các giao dịch, có thể vượt biên giới, nhanh chóng, không qua trung gian, được máy kiểm chứng, được ghi trong sổ cái (ledger), nhưng chính vì thế người thứ ba (như chính phủ hay bất cứ ai) không thể biết được chủ sở hữu thật của các trao đổi và số chung kết về tài sản của một túi tiền là ai và ở đâu.

 

Tiền ảo với công nghệ chuỗi khối

 

Tại sao kỹ thuật chuỗi số lại được nói tới nhiều như hiện nay? Đó là vì kỹ thuật này được dùng để tạo ra tiền ảo như Bitcoin, cho phép trao đổi trực tiếp giữa một sở hữu chủ và đối tác, tránh sự nhòm ngó của bất cứ ai. Mà cơ bản là chính quyền không biết người sở hữu thực là ai (có nghĩa là có địa chỉ thực để bị đánh thuế hay xem xét tính hợp pháp) và mục đích trao đổi của họ là gì. Do đó cơ bản Bitcoin dùng để đầu cơ là chính và sau đó có thể là buôn lậu và tài trợ các hoạt động bất chính khác, vượt biên giới quốc gia.

 

Bitcoin do một cá nhân tạo ra, người đó cho đến nay cũng không biết rõ là ai, nhưng với tên là Satoshi Nakamoto. Ông ta hay nhóm của ông ta tạo ra Bitcoin vào năm 2009, và lúc đầu tự quyết định số lượng đầu 1 triệu Bitcoins và phần mềm ông ta tạo ra hạn chế tổng số lượng là 21 triệu Bitcoins với tỉ giá $0.00099 cho một Bitcoin. Ông ta tự cho mình 5,050 Bitcoins, tức là chỉ có $5.0. Bây giờ (8/11/2024) giá một Bitcoin là $US76,730, ông ta đã có số tiền giá trị hơn $US387 triệu. Tổng số 18.780 triệu Bitcoins được tạo thêm ra từ giao dịch, tiền thưởng những người có máy tham gia vào giải quyết trao đổi giữa những người có tiền, công việc được gọi là đào mỏ (mining). Số Bitcoins có giá trị trên thị trường lúc viết này là US$1.5 ngàn tỷ. Theo thiết kế, mỗi bốn năm số Bitcoins cần đào sẽ giảm khoảng phân nửa. Thí dụ năm 2009 là 21 triệu Bitcoins, năm 2012 là 10.5 triệu, … năm 2024 chỉ còn 1.3 triệu. Vì thế số Bitcoins tiền thưởng cũng giảm, thí dụ 50 cho năm 2009, 25 cho năm 2012, … 3.125 cho năm 2024. Hiện nay Bitcoins đã gần đạt lượng tối đa. Chi phí trao đổi trong tương lai sẽ không còn dựa vào đào mỏ mà phải dựa vào phí chuyển nhượng.

 

Các loại tiền ảo khác như Ethereum, trước đây không hạn chế số lượng, nhưng từ tháng 8, 2021 các người đào mỏ đã đạt đồng thuận đốt tiền (burn) bằng cách các máy đào mỏ sau khi nhận thưởng gửi tới “trạm đốt” để giảm một tỷ lệ nhất định. Cách này (lạ là mang tính tự nguyện) nhằm hạn chế số lượng, để giữ hay làm tăng giá đồng Ethereum. Ngoài việc đốt, phần mềm thiết kế mới đưa vào cũng tăng phí trao đổi khi lượng trao đổi trên mạng vượt 50% khả năng của mạng. Đây cũng giống cách các ngân hàng trung ương sử dụng nhằm giảm lạm phát là giảm lượng tiền tệ và tăng phí trao đổi (tức là lãi suất). Tuy nhiên, giá đồng bạc ảo chủ yếu hiện nay tùy thuộc hoàn toàn vào lượng cầu của những người sẵn sàng mua để đầu cơ và trốn tránh sự kiểm soát và đánh thuế của chính quyền.

 

Khó biết có bao nhiêu loại tiền ảo đã từng ra đời, vì đó là một thị trường không kiểm soát; có nguồn thông tin nói hàng triệu,i có nơi nói trên 13 ngàn, ii tuy nhiên hiện nay có hơn gần 10 ngàn loại tiền ảo khác nhau còn sống sót và đang được mua bán trên thị trườngiii, trong số này, có 430 loại tiền ảo có giá trị trên thị trường thế giới từ 100 triệu USD trở lêniv. Tổng số giá trị bitcoins, tiền ảo ra đời đầu tiên, là hơn $US 1.5 ngàn tỷ, và của toàn các loại tiền ảo là $US 2.41 ngàn tỷ (bằng gần 6 lần GDP Việt Nam, và 8% GDP Mỹ).

 

Tiền ảo cơ bản không bị cấm ở nhiều nước và các trao đổi về nguyên tắc bị đánh thuế như các trao đổi thương mại khác. Hiện nay, nhiều nước như Mỹ, Canada, Úc, Pháp, v.v. cho phép tiền ảo và coi nó như tài sản và phải chịu thuế.v Sở thuế Mỹ mới đây mới ra thông báo về việc nộp thuế.vi Pháp mới ra luật đánh thuế 30% tiền lợi nhuận khi bán tài sản (capital gain) và ngược lại được trừ thuế khi lỗ.vii Tuy nhiên chưa thế tìm được số liệu thu thuế của sở thuế Mỹ đối với các trao đổi dựa vào tiền ảo.

 

Còn Singapore nơi nhà nước có chính sách muốn Singapore thành trung tâm của tiền ảo và chuỗi khối số thì lại muốn hạn chế chính người dân tham gia bằng luật cấm quảng cáo về tiền ảo và lợi ích của nó vì tính chất rủi ro cao của nó, và không có luật bảo vệ người sở hữu trao đổi qua các doanh nghiệp trung gian tiền ảo ở đó.viii

 

XEM TIẾP >>>>> 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VÕ TÁ HÂN, NGƯỜI TRUYỀN ÁNH SÁNG CHO VIỆT NAM VỚI HƠN MỘT TRIỆU QUYỂN SÁCH ĐƯỢC GỬI VỀ   

Nguyễn Xuân Xanh trình bày

28.11.24

https://www.phantichkinhte123.com/2024/11/vo-ta-han-nguoi-truyen-anh-sang-cho.html

 

 Lời nói đầu. Tạp chí Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ngày 30-4-2023 mới ra mắt có bài phỏng vấn Võ Tá Hân dài 4 trang, và hình bìa báo mang ảnh anh. Một số báo vào “ngày lịch sử” lại “vinh danh” một người Việt Nam sống ở nước ngoài đã có công chuyển về cho Việt Nam hơn một triệu sách tiếng nước ngoài trong ba thập niên qua để phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Một sự tình cờ chăng? Nhưng dù là sự tình cờ, điều đó như muốn báo hiệu, giai đoạn phát triển tới của Việt Nam không được định đoạt bằng chính trị thuần túy như mấy thập niên qua nữa, mà bằng tri thức. Muốn thế, đất nước phải có thật nhiều tri thức, cơ sở hạ tầng tri thức, tủ sách, thư viện, phòng đọc sách, báo chí, seminar, phòng thí nghiệm, hội nghị, các định chế khoa học, lòng đam mê học hỏi, cần những người tri thức, nhà khoa học, nghiên cứu, và nhà kỹ trị để gánh vác nhiệm vụ mới. Số báo này sẽ “đi vào lịch sử” như báo hiệu một khúc quanh phải có và phải đến, nếu muốn có một đất nước phồn vinh, “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cạnh tranh kinh tế là cạnh tranh ý tưởng đổi mới sáng tạo. Không có sách để học, hay không chịu học, trao đổi thế giới, thì làm sao có ý tưởng sáng tạo? Đã đủ lắm rồi với sức ỳ của lịch sử, sự phung phí thời gian vàng ngọc. Bánh xe lịch sử đang quay sát bên ta và sẵn sàng nghiền nát những cái vô minh và lầm lạc. Tâm lý “sợ sách” và thiếu trách nhiệm phổ biến, một thời đã gây cho người tặng sách muôn vàn khó khăn, giờ đã trở thành sự đón tiếp nồng nhiệt và biết ơn. Hãy để tri thức và người trí thức có tiếng nói.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgi0LuqNWFuzlmiMc2TObCMFq6MbOSu-ST_8Q-nTmCWfm53ZFmFr7Hox-qNbn95T8rRL6jhMEBRPJI97Ahgv3MOXjrrmSqgrcw5HYKyPWpma1G0u9mjVqPAzZEhOQokiVdGMLd-gtmCbfh_Jahb4hgmej2nlpHb604Y9mAdyaDB4-A8lmJUBGO128Bcw2U/w567-h425/1-Anh-Sach-1.jpg

Một cảnh của sách nhập về của anh Võ Tá Hân

 

Lịch sử, xin hãy sang trang và khép lại giai đoạn truân chuyên đầy chông gai và đau khổ không đáng có của đồng bằng đáng lẽ bình yên trong mấy thập niên qua. “Những trang lịch sử oai hùng rồi đây cũng sẽ đi qua, phai nhạt trong ký ức” nói như Abraham Lincoln. Các thế hệ mới cần phải xây dựng một ký ức mới, một niềm hãnh diện mới, bằng lý tính tỉnh táo như chất liệu của tương lai mà sách vở là công cụ khai sáng và dẫn dắt của nó. Một triệu quyển sách cũng còn có ý nghĩa, Võ Tá Hân góp phần chữa trị chấn thương tâm lý xưa khi bao nhiêu quyển sách bị thiêu hủy một cách oan nghiệt trong ngọn lửa của cuồng nhiệt và hận thù, lầm lạc và vô minh của chiến tranh. Tri thức, và sự học bắt đầu hồi sinh, hy vọng lắm. Khoa học từng biến mất ở Xứ Sở Buổi Chiều, nhưng sau hơn một nghìn năm, nó đã sống dậy cùng với đại học Trung Cổ. Chúng ta mới có 48 năm, còn “sớm chán”, phải không ạ? Hãy nhìn sự kiên trì của nhà truyền ánh sáng Võ Tá Hân. Tôi không thể không trích câu nói sau đây của GS Phan Văn Trường khi ông đọc thông tin về chương trình tặng sách đồ sộ của Võ Tá Hân ngày 10-4 vừa qua: “Thật không có từ ngữ nào để diễn tả hết tình yêu đất nước và tình yêu khoa học mà anh Hân đã thể hiện không mệt mỏi.” Vâng, phải có tình yêu sâu thẳm và bền bỉ lắm đối với đất nước mới có những đóng góp “kỳ tích” như thế. Tình yêu đó, cùng với thời gian sẽ chiến thắng cho đất nước.

 

Mời anh chị đọc bài trả lời phỏng vấn của anh Võ Tá Hân rất thú vị trong số báo nói trên còn nóng hổi. Tôi sẽ công bố nội dung của nó vào giữa tuần tới. Nhưng có được một số báo đẹp, nguyên thủy, trong tay vẫn là một kỷ niệm đẹp đối với một người rất xứng đáng sự ngưỡng mộ của chúng ta, phải không anh chị?

 

.

XEM TIẾP >>>>>   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 29/11/2024  

Phúc Lai GB

29-11-2024    

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid026qoQL7RsUf7QzbStdzys32MDeC7ugN7Ha5BRGnNMikyXntS4wJAJYmt4EgFvxMSkl

 

1. Bom bay V2 của Putox.

 

“Bom bay” – nhẽ ra phải gọi là tên lửa mới đúng – V-2 còn được gọi là “Vergeltungswaffe” nghĩa là “Vũ khí báo thù,” được phát-xít Đức sử dụng để tấn công London trong Chiến tranh thế giới lần thứ Hai. V-2 là tên lửa đạn đạo bay với tốc độ siêu thanh, có khối lượng 12.500kg, dài 14m, đầu đạn nặng 1.000 kg với lượng thuốc nổ 910 kg. Cơ chế kích nổ của nó do va chạm, khi chạm vào đâu đó thì nó sẽ nổ tức thời.

 

Tháng 9 năm 1944, những quả tên lửa V-2 đầu tiên được phóng vào Anh quốc. Ngày 5 tháng 11 năm 1944, một tên lửa V-2 được phóng từ Hague, Hà Lan đã phát nổ ở Islington, London, khiến 35 người thiệt mạng. Ngày 27 tháng 3 năm 1945 quả tên lửa V-2 cuối cùng được phóng tại Orpington ở Kent.

 

Đã có hơn 500 tên lửa V-2 đã tấn công London trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1944 đến tháng 3 năm 1945, làm cho hơn 2.700 thường dân London thiệt mạng, nhiều ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại. Để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa V-2 từ quân đội Đức quốc xã, máy bay chiến đấu của Không lực Hoàng gia Anh đã được sử dụng để bắn hạ nó trên bờ biển eo Manche, nhiều khẩu đội pháo phòng không được bố phòng và sử dụng ở Kent. Ngoài ra người ta còn bố trí các khinh khí cầu chắn tên lửa được sử dụng xung quanh London. Không quân Hoàng gia cũng đã thực hiện các phi vụ ném bom các địa điểm phóng.

 

Cùng với xe tăng Cọp (Tiger) và Báo (Panther), bom bay V-2 là thứ vũ khí tối thượng mà Hitler hi vọng rất nhiều có thể đem lại bước ngoặt của chiến tranh, khi mà mặc dù lực lượng của quân đội quốc xã vẫn còn đông, lượng vũ khí, khí tài vẫn là mạnh có hạng trên chiến trường (năm 1944 nước Đức phát-xít đạt đỉnh điểm của sản xuất quốc phòng và cũng đạt đỉnh luôn về sức mạnh quân sự, chứ không phải năm 1943 là thời điểm diễn ra trận Kursk).

 

Có những điều người ta không lý giải được tại sao nó lại như thế, chẳng hạn Stalingrad cuối 1942 đầu 1943 là dấu hiệu của sự đi xuống cho phát-xít Đức nói riêng, phe Trục nói chung. Mặc dù sau đó sức mạnh của chúng vẫn còn rất kinh khủng, nhưng sự đi xuống là xu thế chung, không thể phủ nhận. Vậy câu hỏi đặt ra rằng, tại sao lúc phát-xít Đức chuẩn bị cho Chiến dịch Thành trì (Citadel) ở Kursk, sức mạnh của nó là ghê gớm, còn hơn giai đoạn bước vào chiến dịch đánh chiếm Stalingrad nhiều, nhất là về sức mạnh cơ giới – thế mà tại sao lại thất bại khi mà mọi chỉ số của quân đội Đức vẫn vượt trội so với Hồng quân Liên Xô? Lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới, thứ gọi là “tinh hoa” lại chịu thua những thứ thô thiển nhưng số lượng lại nhiều.

 

Người ta giải thích bằng nhiều cách, chẳng hạn với chúng ta vẫn quen đọc sử do người Ng@ viết, thường cho rằng do sức mạnh tổng hợp của Liên Xô đã tăng lên nhiều, điều này cũng đúng. Nhưng phải nó chính xác rằng chiến lược dùng số lượng cực lớn của họ đã thắng thế, dù phải đánh đổi rất nhiều thứ. Một xe tăng Đức đổi lấy 3 xe tăng Liên Xô… Những người Mỹ đại diện cho các hãng cung cấp rất ngạc nhiên khi người Liên Xô pha trộn để “dôi” lượng thép thỏi nhận được theo chương trình Lend-Lease, đến mức đúc xe tăng chỉ cần một va chạm nhẹ của đạn pháo (đạn bị đổi hướng, bật đi chỗ khác) mà bên trong thép đã vỡ ra gây sát thương cho binh lính bên trong. Một hỗ trợ của Hoa Kỳ, được Liên Xô biến thành ba là như thế. Hitler và phe Trục đã dần dần không chống được sức mạnh của cả khối đồng minh.

 

Từ giai đoạn đó trở đi, mọi cố gắng của Hitler đều thất bại, kể cả sau này với chiến dịch phản công Ardennes cách đây tròn 80 năm, cũng kết thúc thất bại dù ban đầu gây khó khăn tương đối nhiều cho quân Mỹ. Điều khó lý giải ở đây là “một khi anh thành công, thì anh làm gì cũng dễ thành công mà thậm chí không làm kết quả nó cũng đến. Một khi đã vào giai đoạn xuống dốc thì có cố gắng đến mấy cũng không xoay chuyển được tình thế.” Với những người theo chủ nghĩa duy vật, không bao giờ hiểu được cái lý này, mà ngay người theo duy tâm cũng chỉ biết giải thích do MỆNH TRỜI.

 

Năm 2014, Putox chiếm Crimea không mất một viên đạn, không có thằng lính Ng@ nào đổ một giọt máu. Sau đó cuộc nội chiến do hắn đứng sau, gây ra, đạo diễn đã bắt đầu gặp những khó khăn nhất định nhưng vẫn là thắng thế. Đến sự kiện tháng Hai năm 2022, sau vài tuần cuộc tập kích bất ngờ, đột sâu vào tận trung tâm đất nước Ukraine thất bại với những đơn vị tốt nhất của Ng@ bị tiêu diệt, đã là đánh dấu sự đi xuống của cái gọi là VẬN MỆNH của Putox.

 

Loại người như Putox không bao giờ nhận ra điều đó. Đó là những người xuất phát từ chủ nghĩa duy vật, nhất là từ lý luận “giáo mác lưỡi lê” thì không bao giờ hiểu được lý lẽ của luật trời đất. Nó giống ở một xứ nào đó, giáo sư xây dựng lực lượng cố duy trì mãi một thể chế, cơ chế… đầy những điểm nghẽn mà không đếm xỉa đến sự vận hành có quy luật của trời đất mà sự tồn tại của chế độ, chỉ là một hiện tượng rất nhỏ và cực ngắn so với sự tồn tại của vũ trụ và vạn vật, càng cố duy trì thì càng dễ dẫn đến đổ vỡ lớn.

 

Putox là điển hình, như Hitler cách đây 80 năm cố chống lại mệnh trời, số phận của hắn nói chung là đã an bài. Và bây giờ hắn dọa… dùng bom bay V-2 phiên bản Putox. Có thể hắn sẽ có đủ số lượng như Hitler đã có – Hitler đã từng chế tạo 6.048 quả V-2 tất cả, với chi phí khoảng 100.000 mác Đức (quy đổi ra 2.370.000 bảng Anh vào năm 2011) mỗi quả; 3.225 quả tên lửa V-2 đã được phóng (Wikipedia tiếng Anh).

 

Nếu Putox hi vọng vào một chiến dịch như vậy với vũ khí tối thượng lần này của hắn – tên lửa Oreshnik với giá trị khoảng 30 triệu đô-la một quả, nếu để tổ chức một chiến dịch tập kích đường không vào Kyiv như hắn đe dọa hòng tạo ra một chiến dịch Linebacker phiên bản Ng@ (chiến dịch đó người Mỹ đã ném xuống các mục tiêu miền bắc Việt Nam 20.000 tấn bom, riêng Hà Nội chiếm 1 nửa là khoảng 10.000 tấn), hắn cần khoảng 8400 quả tên lửa như vậy. Như chúng ta đã biết, dù ném số bom lớn đến như vậy xuống Hà Nội, Mỹ vẫn không đưa được, chỉ Hà Nội thôi, về thời kỳ đồ đá.

 

Vậy là Putox cần 84.000.000.000 đô-la Mỹ cho số tên lửa “đồ đá hóa” nói trên. Tôi vốn dốt toán, nhìn con số kia không biết là bao nhiêu tiền bèn đem hỏi Tran Duy Long thì anh ta quy ra là 84 tỉ đô-la. Ở thời điểm đô-la Mỹ đang lên giá ầm ầm so với rubl hiện tại, thì Putox có đánh được trận này xong thì cũng thở ra đằng ass.

 

Có một câu hỏi đặt ra rằng: Ng@ có thể sản xuất được số lượng lớn loại tên lửa này không? Tốt. Với Ng@, những thứ tinh vi, chính xác sản xuất thì khó, chứ càng to, càng thô thiển… càng dễ. Đây là tên lửa đạn đạo, vốn là thế mạnh của Ng@ tức là việc điều chỉnh quỹ đạo bay của nó trong quá trình bay là hạn chế, mà nhiệm vụ được giao cho khâu tính toán ban đầu dựa trên những số liệu quan trắc thực tế ở thời điểm khai hỏa. Sau đó tên lửa sẽ chủ yếu bay theo quỹ đạo đã tính toán sẵn. Với loại tên lửa “mới” này của Ng@, Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở California cho rằng mọi công nghệ của nó đều là cũ, nhưng được thực hiện với một cách kết hợp mới. Ngoài ra, nó còn có cơ chế dẫn đường của mô-đun chứa đầu đạn và sau đó, mỗi đầu đạn có thể tấn công một mục tiêu độc lập.

 

Đến đây thì mới xuất hiện “điểm nghẽn” về công nghệ của Ng@: chúng sẽ phụ thuộc vào linh kiện phương Tây để thực hiện các yêu cầu này. Nếu chỉ là tên lửa đạn đạo thông thường, thì đó là điều mà Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn làm và thử nghiệm suốt. Một đất nước chết đói mà suốt ngày thử nghiệm tên lửa đạn đạo, thì chúng ta cũng hình dung ra được nó không quá khó, không phải điều gì ghê gớm về công nghệ, may ra chỉ dọa được… xứ phía Đông nước Lào.

 

Về lời đe dọa của Putox rằng “đây là tên lửa hoàn toàn mới của Ng@ và phương Tây không thể đánh chặn” – ông Jeffrey Lewis nói: “tất cả các tên lửa đạn đạo có tầm bắn đó đều là siêu thanh và các tên lửa đánh chặn như Arrow 3 của Israel và SM-3 Block 2A của Hoa Kỳ được thiết kế để tiêu diệt chúng.”

 

Hôm trước có một vài bạn Facebook của tôi viết trên mạng rằng loại tên lửa này của Ng@ là “không thể đánh chặn” vì tốc độ của nó khi hồi quyển là rất lớn. Điều này đúng với các hệ thống hiện có của Ukraine với tầm bắn đúng là ở giai đoạn hồi quyển của đầu đạn Oreshnik thì không thể ngăn chặn được. Với các hệ thống khác của phương Tây sẽ đánh chặn nó ở giai đoạn nó lên đến đỉnh cao nhất của quỹ đạo, khi đó tốc độ của nó giảm khá nhiều thì hoàn toàn có thể đánh chặn được.

 

Quay lại với tranh cãi rằng đây là tên lửa mới hay cũ, theo tôi thì cứ cho rằng nó là mới đi, đỡ phải cãi cọ với Dư Luận Viên làm gì cho mệt, bản thân việc phát triển một cái gì đó trên cơ sở những thứ sẵn có, cũng là bình thường. Tuy nhiên với hành động của Ng@ là thông báo cho Mỹ về hành động bắn tên lửa, cho thấy có sự LO NGẠI không hề nhỏ vì loại tên lửa được dùng, dễ gây nhầm lẫn với hành động tấn công hạt nhân. Vì vậy nói rằng loại này hoàn toàn mới, lại mâu thuẫn với chính hành động thông báo của Ng@ cho Mỹ, do đó nhận định nó là tên lửa phát triển trên tất cả những cơ sở cũ, và là tên lửa tầm xa (vượt đại châu) được lược bỏ bớt tầng để giảm tầm, biến thành tên lửa tầm trung là sát với thực tế hơn.

Nhưng, yếu tố này của câu chuyện lại dẫn đến một nhận xét khác cũng thú vị không kém: mục đích của vụ bắn loại tên lửa này là gì? Đe dọa hạt nhân là gần nhất – nhưng chắc chắn không làm người Ukraine sợ, vì hơn ai hết người Ukraine biết rõ năng lực hạt nhân của Ng@, tôi có thể khẳng định như đinh đóng cột như vậy. Nhưng nếu để dọa châu Âu và phương Tây (hòng ép người ta không hỗ trợ Ukraine nữa) bằng hiểm họa hạt nhân, thì tại sao Ng@ lại phải thông báo trước cho Mỹ về hành động này?

Đến đây chúng ta có thể kết luận được rằng, thậm chí còn không bằng được cái lông chân của Hitler, Hitler còn không kích London được bằng hơn 3000 quả tên lửa V-2 (với tổng giá trị quy về thời điểm hiện tại gần 10 tỉ đô-la Mỹ). Cứ cho là Putox chế tạo được 3000 quả như Hitler đi và bắn hết số đó vào Kyiv, thì nó mới chỉ tương đương 3600 tấn bom, nghĩa là bằng 1/3 số bom Hoa Kỳ đã ném xuống Hà Nội trong chiến dịch Linebacker năm 1972 (12 ngày đêm). Nếu một tháng Ng@ của Putox có thể sản xuất được 100 quả, thì hắn cũng phải mất đến 30 tháng (hai năm rưỡi) để chuẩn bị cho chiến dịch, mà phải nói thật và hết sức nghiêm túc rằng chỉ cần 6 tháng nữa với đà này, Putox đã có thể bị treo lủng lẳng trên giá treo cổ rồi.

2. Quay lại với chiến trường

Mời quý vị quá bộ xem một đồ thị về số “kiện hàng 200” tôi sử dụng Excel để thực hiện. Như trên đồ thị này quý vị có thể thấy lượng “kiện hàng 200” trong tháng 11 đã đạt kỷ lục luôn ở mức cao (tối thiểu quãng 1200), đỉnh điểm là ngày 12/11 (sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đúng 1 tuần) đạt 1950 “kiện”. Sau ngày 5/11 này có vài ngày “lấy đà”, số kiện hàng 200 ở mức thấp khoảng 1200, rồi vọt lên 1400, từ ngày 8/11 vượt qua mốc 1500 và trừ một số ngày giảm có tính cục bộ, ngay hôm sau lại tăng lên và liên tục giữ mức cao trên 1500 như thế, đạt đỉnh điểm rồi từ 21/11 hạ hẳn xuống cỡ 1000, rồi liên tục trồi sụt đến hết tháng, với đôi ngày vọt lên (cũng lại có tính cục bộ) đến tận 1600, nhưng nhìn chung là ở mức thấp từ 1200 đến 1400.

Đầu tiên xin nhắc lại, việc này không phải là “đếm xác,” mà với tính chất đặc thù của xung đột hiện nay, khi Ng@ đang thiếu xe tăng và pháo binh, và chiến thuật “làn sóng người” hay “bia thịt” được thể hiện rất rõ rệt, thì việc đếm số “kiện hàng 200” rất có ý nghĩa. Nó thể hiện rõ tiềm lực duy nhất còn nhiều của Ng@ là quân số, sẽ đến ngày tới hạn. Điều này tôi cũng đã viết rồi và hiện nay tôi đang cùng quý vị chờ đợi điều đó.

Có một điều nữa tôi viết cũng đã nhiều lần: nếu tuyết rơi và nhiệt độ lạnh đều, mặt đất sẽ bị phủ tuyết và dưới nữa là đất đóng băng cứng. Về lý thuyết đây là điều kiện thời tiết tốt cho quân đội Ng@ và Liên Xô trước đây cho thực hiện hoạt động tấn công. Nhưng đó là chiến dịch tấn công bằng phương tiện cơ giới, nghĩa là phải có đủ xe tăng, xe bọc thép và pháo binh, cũng như không quân đủ năng lực hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Còn với quân đội Ng@ tấn công bằng chân như hiện nay thì… tôi không chắc. Vì vậy nếu sang tháng Chạp (tháng Mười hai) mà lạnh (và nhìn chung là sẽ lạnh) thì các hoạt động tấn công của Ng@ sẽ đóng băng theo.

Điều này thì cả bọn Ng@ lẫn người Ukraine đều rất rõ. Với tình thế đó, hai bên sẽ hạn chế các hoạt động chiến đấu bằng lực lượng mặt đất nếu nguồn lực không dồi dào, nhưng (1) bên nào giữ được khả năng tàn phá hậu cần của đối thủ và đánh tiêu hao ở tiền duyên tốt, bên ấy có lợi và (2) bên nào có được khả năng tổ chức hoạt động tác chiến cơ động bằng lực lượng cơ giới, bên ấy có khả năng tổ chức tấn công.

Có một chi tiết cũng rất thú vị, là báo chí xứ phía đông nước Lào mấy hôm trước giật những cái tít tưng bừng “Ng@ tiến quân thần tốc ở Donbas” (nguồn nước ngoài là “Ng@ đạt tốc độ tiến quân kỷ lục”). Ai cũng biết với thằng đi học toàn nhận điểm 2 với 3 suốt cả năm đùng cái được 4 điểm thì là kỷ lục, nhưng thần tốc thì không phải. Thần tốc kiểu gì mà cả năm tiến được khoảng 5 chục ki-lô-mét trong một mũi rất nhọn và bé tí. Nhưng mà công nhận, tháng Mười một này chúng đạt kỷ lục số “kiện hàng 200” thì cũng đạt kỷ lục tiến quân, cũng là chấp nhận được.

Trong câu chuyện này, giống trước đây ông nào nói “chuyên nghiệp thì nói về hậu cần”; chúng ta thì kiên trì nói chuyện với nhau về vòng bi và quần thủng đít, bông băng thuốc đỏ cồn iode… nhưng bọn Dư Luận Viên dở hơi thì thích nói chuyện… thần tốc với “Ng@ trút bão lửa.” Kết quả của không sản xuất được vòng bi với trang bị cho lính không đủ, tác động của nó là lâu dài không phải ngay lập tức nhìn thấy, sờ thấy được. Vì vậy nhiều khi chúng ta cảm thấy yếu thế trước những “cơn bão lửa” không chỉ của #BMZ mà còn của chính những người tưởng như đang ủng hộ Ukraine.

3. Hôm qua tôi có nhận được mấy câu hỏi liên quan đến tin do vị KOL, không hiểu sao những câu hỏi này đều thể hiện một tâm trạng lo lắng.

Hóa ra, ông này viết liền hai status vào hôm qua:

+ “Chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đến Hàn Quốc đã thất bại

Tại đó, Chính phủ Hàn Quốc đã từ chối cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine. Ngay cả việc Ukraine yêu cầu mua hệ thống ADS “Chongong-II”, đạn pháo 155mm và SPH 155mm K-9 nhưng cũng bị Seoul đã từ chối.”

+ “Tin tức không mong muốn đối với Ukraine. Chính quyền Biden không đủ thời gian để giải ngân hơn 8 tỷ đô dư thừa của năm tài chính 2024 cho Ukraine, bởi năng lực vũ khí của quân đội Mỹ đã đạt tới hạn. Điều đó có nghĩa Tổng thống Trump sẽ phải xử lý nó. Cùng đó, vẫn hơn 80% người Hàn Quốc phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine, mặc dù họ đều thừa nhận việc Triều Tiên đưa quân và hợp tác với Nga là mối đe doạ nghiêm trọng cho Hàn Quốc.”

+ Và hôm nay: “Cái này gọi là cưỡng tình đoạt lý

Nhóm của Trump đã đề xuất dừng mọi hoạt động chuyển giao vũ khí của Hoa Kỳ cho Ukraine nếu nước này không tham gia đàm phán hòa bình với Ng@.”

Tôi phải nói với những người đang gửi cho tôi thông tin về mấy cú giật gân kia rằng, từ lâu rồi tay này toàn thích chạy theo những cái vớ vẩn, thứ nhất là hay bập phải tin giả; và nếu đó là tin thật thì không đủ khả năng phân tích xem lợi hại của nó ra sao.

Về chính sách của Chính phủ Hàn Quốc, điều này đã đưa vào LUẬT, tức là không cung cấp vũ khí cho bất cứ nước nào đang có hoàn cảnh chiến tranh, dựa trên tình trạng của nước này là cũng ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH. Từ năm 1953 đến nay đã là 71 năm, bán đảo Triều Tiên chưa đạt được trạng thái hòa bình chính thức. Giữa hai miền Triều Tiên vẫn tồn tại một cuộc chiến và tương lai vẫn chưa biết lúc nào thì sẽ có hòa bình. Vì vậy ưu tiên của cả hai quốc gia – hai miền Triều Tiên về nguyên tắc là phải tập trung cho cuộc chiến tranh trong nước, chuẩn bị tốt nhất cho nó. Trong trường hợp nếu Hàn Quốc cung cấp vũ khí cho một nước đang có tình trạng chiến tranh, sẽ được coi là bên ủng hộ trực tiếp và có thể dẫn tới leo thang lên mức độ nguy hiểm hơn.

Trong trường hợp cụ thể này, chúng ta thấy: Bắc Triều Tiên đưa quân sang, nhưng không dám (1) cho tham chiến ở lãnh thổ Ukraine (2) cho tham gia hoạt động phản công cùng quân Ng@ ở Kursk. Vì vậy chưa đủ căn cứ để quy kết cho Bắc Triều Tiên là bên tham chiến trực tiếp, can dự vào hành động xâm lược của Ng@ vào Ukraine, dù bản chất thì vẫn thế. Nếu Hàn Quốc đồng ý cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine, sẽ tạo cớ cho Putox và Kim-phì-lũ sử dụng quân lính Bắc Triều Tiên ở mức độ nghiêm trọng hơn: tăng quân số, đưa thêm khí tài hạng nặng, gia tăng sản xuất quốc phòng, và cho quân tham chiến ở các vùng khác của Ukraine… Khi đó thì bản thân Hàn Quốc cũng không thể đứng ngoài cuộc.

Như vậy, việc người Hàn Quốc cho rằng Bắc Kim Chi đưa quân đến Kursk là “đáng lo ngại” là hợp lý, nhưng 80% dân chúng Hàn Quốc phản đối cung cấp vũ khí, cũng hết sức hợp lý. Vậy, nếu nhìn từ góc độ người Ukraine thì sao?

Nếu chúng ta biết chính sách của Hàn Quốc như thế, thì người Ukraine không thể không biết, lãnh đạo Ukraine không thể không biết; nhưng việc đến Hán Thành cũng không thể không đến; thông báo, trao đổi về tình hình hoạt động của quân Bắc Triều Tiên ở Kursk, không thể không làm (dù người Hàn Quốc có sĩ quan theo dõi nhất cử nhất động của quân Bắc Triều Tiên ở đây). Do đó, tôi dám chắc kết quả của việc đưa đề nghị cung cấp vũ khí và sẽ bị từ chối, là điều CHẮC CHẮN SẼ XẢY RA và lãnh đạo Ukraine phải lường trước được rồi.

Nhưng đặt vấn đề là điều chắc chắn sẽ phải làm, vì nó là bước mở đầu, lấy đà cho những bước tiếp theo của quá trình, nếu như quá trình đó sẽ diễn ra. Cần phải nhận được rõ một điều: toàn những người không phải ngọng ngô gì, nhưng tại sao lãnh đạo Ukraine vẫn thực hiện nước cờ ngoại giao đó? Người ta không sợ bị tuyên truyền rằng “đây là một thất bại” à? Không phải, với lãnh đạo quốc gia, với những nhà phân tích chuyên nghiệp, không được phép đánh giá vấn đề theo kiểu ba vạ (bavardeur) như thế được.

Nước cờ này của người Ukraine là lời nhắn cho Kim-phì-lũ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói chung: nếu đẩy mọi chuyện leo lên những bậc thang mới, thì “bia thịt” sẽ không chống được với đạn pháo và thậm chí, xe tăng và tên lửa Hàn Quốc. Hiện nay mới chỉ là ATACMS được dùng ở Kursk, mà lính Bắc Triều Tiên đã ch.ết chùm cùng lính Ng@ như ngả rạ rồi, nếu thêm vũ khí Hàn Quốc vào nữa thì bao nhiêu lính Bắc Triều Tiên cho đủ.

Tôi đánh giá tất cả đều hợp lý, cả nước cờ của lãnh đạo Ukraine lẫn đáp lại của Chính phủ Hàn Quốc. Mọi thứ đang trong tầm kiểm soát.

Về cái status hôm nay liên quan đến ông Trump và nội các dự kiến của ổng, cũng như chính sách đang được dự đoán của ông ta đối với cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine, ông KOL này không tích cực hơn, mà vẫn thích cái trò tiêu cực như thế. Tôi xin phép không bình luận nhiều, vì chính báo chí xứ phía đông nước Lào cũng còn viết tích cực, sát với sự thật hơn ông này:

https://vietnamnet.vn/dac-phai-vien-cua-ong-trump-de-xuat...

Về cách hành xử này, tôi cho rằng đó là một phức hợp tâm lý quái đản: một mặt thì ra vẻ ủng hộ, mặt khác thích ra vẻ ta đây là quan trọng. Khổ, tin tức lấy trên mạng xã hội chứ đâu, ngoại ngữ thì lõm bõm, nhận thức thì trẻ con. Chán đời.

4. Một lần nữa, quay lại với chiến trường.

Như vậy, không chỉ báo chí xứ phía đông nước Lào làm khổ chúng ta, mà chính những người tưởng trong phe của chúng ta, cũng đóng vai trò “tích cực” không kém, đúng theo kiểu “nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại.” Với những người này nhiều khi tôi có cảm giác, với họ chiến tranh ch.ết người, đầu rơi máu chảy thành ra là khoái cảm. Như tôi chỉ muốn thôi, chẳng phải viết những chuyện này nữa là sung sướng nhất.

Còn Ng@ vẫn chiến thắng trên báo chí, đặc biệt ở xứ phía đông nước Lào thì hình như chúng đã tiến được đến biên giới Ukraine – Ba Lan từ lâu rồi. Bọn nhà báo này, tức #BMZ thì không từ bất cứ miếng nào được vứt ra đất, vồ lấy ngay, ngoạm lấy ngoạm để và kêu ăng ẳng. Hôm qua tôi đọc chẳng nhớ báo nào, viết về vụ Ukraine thu hồi 24.000 quả đạn súng cối từ mặt trận về và không quên chua thêm câu bình luận “trong bối cảnh Ukraine đang cực kỳ thiếu đạn dược.”

Tôi có viết trong chat với anh bạn: thiếu đạn thì ai chẳng thiếu, bình thường Ukraine thiếu một, Ng@ thiếu mười. Bây giờ Ukraine thiếu một, thì Ng@ phải thiếu hai mươi, ba mươi. Đó là một khía cạnh. Khía cạnh thứ hai, 24.000 quả đạn cối, nó là vài ngày bắn, với người Ukraine chắc là được 1 tuần hay nửa tháng gì đó. Khi người ta đã dám thu hồi về để sửa, có nghĩa là người ta phải có dư đạn thì mới làm như thế chứ? Đợt trước đạn Ng@ nhận được của Bắc Kim Chi chẳng nổ toang cả nòng pháo, mà có dám thu hồi cục shit ra đấy.

Dư Luận Viên là NGU, điều này hóa ra đúng muôn đời.

Vẫn tiếp tục mạch chuyện “báo chí xứ phía đông nước Lào viết gì,” cách đây mấy hôm trên mạng xã hội có tin tổng tư lệnh Ukraine, ông Oleksandr Syrsky thông báo về phản công của người Ukraine ở một số hướng, tôi nhớ không nhầm thì ở Kupyansk và Pokrovsk. Vậy phía kia, chúng nó viết thế nào? Đây,báo Ng@ đây:

#Trích ““Syrsky báo cáo với Zelenskyy về hướng đi khó khăn nhất đối với Lực lượng Vũ trang Ukraine”

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Alexander Syrsky đã báo cáo với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky. Trong đó, ông nêu hướng Kurakhovsk là hướng khó khăn nhất đối với Lực lượng vũ trang Ukraine. Vì vậy, nhà lãnh đạo Ukraine (Zelenskyy) cho biết: “Báo cáo của Tổng tư lệnh Syrsky... Hướng Kurakhovsk là hướng khó khăn nhất hiện nay”.” #hết_trích

(đoạn dịch trên tôi giữ nguyên phiên âm kiểu Ng@).

Do không có thông tin nên tôi không khẳng định được về hoạt động phản công của quân Ukraine (đã báo cáo rằng mạng xã hội không phải là nguồn tham khảo chính của tôi, mà từ các nguồn tin riêng và phân tích của cá nhân). Tuy nhiên theo mạch của đường đồ thị trên đây, và số lượng “kiện hàng 200” hôm nay tăng vọt (trên 2000) thì sẽ có 2 giả định:

+ (1) Ng@ tiếp tục nỗ lực đánh chiếm thêm đất.

+ (2) Có hoạt động phản công của Ukraine

+ (3) Có cả hai yếu tố trên

Tuy nhiên khi xem dự báo thời tiết khu vực Donetsk thì hôm nay nhiệt độ từ -2oC đến +1oC và nó cứ đều đều như vậy cả tuần sau, mưa chứ chưa phải là tuyết – như vậy đang mùa rasputitsa, chẳng ai đi tấn công trong điều kiện đó cả, nhưng nếu cố tấn công vì… lệnh trên yêu cầu vậy thì chỉ có ch.ết. Thời tiết cũng tương tự ở Kursk, đáng chú ý là độ ẩm 100% (mưa).

Điều kiện thời tiết này thực sự phù hợp với hoạt động… bắn phá hậu cần phía sau mặt trận, vùng hậu phương của địch. Có một câu hỏi gửi đến cho tôi, hỏi rằng: tại sao người Ukraine không bắn các đoàn tàu hậu cần của Ng@ dù biết vận tải đường sắt Ng@ quan trọng đến thế? Thực chất, bắn các đoàn tàu là không hiệu quả, và không cần thiết vì nó là nhiệm vụ khó khăn. Các đội du kích của những người Ng@ chống chiến tranh làm việc phá các điểm bẻ ghi, các trạm chuyển mạch tàu (switch station) thậm chí phá đổ cả cây cầu đường sắt, hiệu quả hơn nhiều. Với vũ khí tầm xa, chỉ cần chờ Ng@ tích được nhiều nhiều hàng hóa vào trong kho, bắn 1 phát “bùm” là xong. Các trung tâm đó gần các đầu mối đường sắt chứ đâu.

5. Mục cuối cùng.

Đầu tháng này, có bài báo của xứ phía đông nước Lào “Công bố mức tín nhiệm mới của Putox” – đây là một điểm rất đáng chú ý. Để làm một phép thử, tôi search Google với cụm từ khóa “khảo sát uy tín của Putox 2024” thì từ chính báo chí xứ phía đông nước Lào, thể hiện có 3 cuộc thăm dò. Đợt thứ nhất, trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Ng@ sắp diễn ra hồi đầu năm. Nhưng, tôi chú ý đến việc, tại sao hồi tháng Chín lại có một cuộc thăm dò, và đến đầu tháng Mười một có thêm một cuộc nữa? Ai cũng biết rằng với tỉ lệ ủng hộ cao như thế, đây là các cuộc thăm dò do bộ sậu truyền thông của Putox tổ chức, “múa tay trong bị.” Một năm 3 cuộc, mà có 2 cuộc không liên quan gì đến bầu cử, đáng ngờ chưa? Như vậy cuộc thăm dò tháng Chín, có thể được cho là sau khi nổ ra chiến dịch Kursk của người Ukraine khoảng 1 tháng, và một cuộc là trùng với cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, với kết quả chiến thắng thuộc về ông Trump.

Thấy gì qua những trò hề này? Đơn giản là Putox vốn ngồi lên cái ngai vàng Sa Hoàng đó, bằng những trò mọi rợ, dối trá và lừa bịp kết hợp với tội ác ngầm của lực lượng mật vụ, nên “uy tín” dù là RỞM, vẫn hết sức quan trọng với quân tội phạm này. Đợt tháng Chín, chính tờ báo của xứ phía đông nước Lào viết “Như vậy, các cuộc khảo sát cho thấy việc Mục-tư-khoa bị hao tổn nhiều tâm sức với chiến dịch tấn công tỉnh Kursk của quân đội Ukraine không làm thay đổi niềm tin của người Ng@ đối với Tổng thống Putox.” Đợt đầu tháng Mười một là để khẳng định đường lối chính sách của Putox, nhất là về đối ngoại là tuyệt đối đúng. “Khi được hỏi trực tiếp liệu họ có tín nhiệm ông Putox không, 79% người tham gia trả lời là có. 81% tán thành với hiệu suất công việc của tổng thống Ng@.”

Chúng ta cũng lờ mờ phát hiện ra rằng, nếu người dân Hoa Kỳ không đồng ý với Chính phủ thì người ta đến trước cửa Nhà Trắng để biểu tình, khỏi mất công hỏi han, khảo sát. Riêng cái quân Putox này thì hắn tha không chỉnh con số lên 100% ấy, như thế lố bịch quá.

Nhưng cá nhân tôi thì nhìn thấy câu chuyện này có sự quái gở không hề nhẹ: đường đường là Tổng thống một cường quốc “đối trọng với Hoa Kỳ” “có vũ khí hạt nhân” “quân đội thứ hai thế giới” “càng cấm vận kinh tế Ng@ càng mạnh” mà trong vòng 2 tháng trời, cần đến 2 cuộc thăm dò xem uy tín của mình đến đâu. Phàm là cái chỗ trùm nói dối, điều được tô hồng hào béo khỏe nhất là cái thứ thối nát mục ruỗng nhất.

Lại nữa, ác một cái là vừa thăm dò xong, thì cùng với cú leo thang với quân đội Bắc Kim Chi, Tổng thống Biden đã đảo ngược lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công bên trong nước Ng@. Có những báo cáo chưa được xác nhận rằng tên lửa Storm Shadow mạnh mẽ của Anh đã bắn trúng các mục tiêu bên trong nước Ng@, mặc dù Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh hoặc Downing Street (điện Wesminter, nơi Chính phủ Anh đóng trụ sở) chưa chính thức thừa nhận điều này.

Đứng trước “cơ hội” gia tăng uy tín, Putox tuyên bố “thử nghiệm một tên lửa tầm trung mới” với một cuộc tấn công vào Dnipro, Ukraine. Thực chất, khi Putox đưa ra lời đe dọa mới nhất này của mình, là sau khi các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đưa tin rằng chính quyền Biden đã thảo luận về việc trả lại vũ khí hạt nhân cho Ukraine. Chưa cần điều này thành sự thật, chỉ cần chuyện lên mặt báo và đến tai người dân Ng@, đã đủ dấy lên những cảm xúc, tâm tư theo đủ các dạng trong dân chúng xứ này rồi. Chưa có vị Sa hoàng nào tài năng đến thế, vừa mang chiến tranh về tận thủ đô của mình, và bây giờ thì chính đối thủ bị hắn ta bắt nạt, sắp sửa có vũ khí hạt nhân. Điều này không chỉ mình ông Biden nói, mà #Zelenskyy cũng nói: nếu cần thì Ukraine cũng có.

Chưa hết, chuyện này mới là hay. Forbes bản tiếng Ukraine có bài: “Ukraine dự định sản xuất 3000 tên lửa hành trình trong năm tới: có thực tế không?”

https://forbes.ua/.../tsina-pitannya-vid-3-mlrd-zelenskiy...

Bài báo viết: #Trích “Ukraine có khả năng sản xuất 3.000 tên lửa hành trình, như Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã tuyên bố trước đó… trích dẫn lời các quan chức Ukraine giấu tên. Đồng thời, một số chuyên gia đặt câu hỏi về những kế hoạch như vậy, vì việc sản xuất một số lượng tên lửa như vậy sẽ khiến Ukraine tốn ít nhất 3 tỷ đô-la.” #hết_trích

Theo bài báo, Ukraine có năng lực sản xuất như vậy, nhưng cũng đặt vấn đề về nguồn tài chính. Còn chúng ta thì tin #Zelenskyy: tiền đủ chơi nhau với Ng@ đến 2026. Ở đây chúng ta đang chứng kiến hai quá trình ngược nhau. Với quả tên lửa Oreshnik, Ng@ đang hạ cấp tên lửa tầm xa (vượt đại châu) thành tên lửa tầm trung. Trong khi đó Ukraine đi lên từ những sản phẩm sẵn có: tên lửa hành trình tầm ngắn và tầm trung vốn họ đã thừa khả năng sản xuất, nhưng bây giờ là thêm cho các vũ khí đó khả năng tấn công chính xác với các tiêu chuẩn và thiết bị phương Tây. Dễ thấy, tên lửa Ng@ sẽ tốn kém hơn rất nhiều (gấp 10 lần còn là ít) và không chắc đã cải thiện được độ chính xác vì vốn dĩ nó là tên lửa chiến lược phục vụ cho chiến tranh hạt nhân.

Mà nếu kế hoạch sản xuất 3000 tên lửa trong năm 2025, có nghĩa là họ đã có mấy trăm quả ở thời điểm hiện tại rồi.

Tôi thì thấy Putox đem tên lửa tầm trung ra dọa, là hắn hoảng sợ, lạnh đến tận hậu môn rồi. Thêm chuyện “thăm dò uy tín”, chắc chắn nội bộ cũng đã căng thẳng đến nghẹt thở, chỉ chực bùng lên bất cứ lúc nào. Với những diễn biến Kursk – quý vị đừng quan tâm đến con số “Ukraine còn chiếm 40% diện tích,” chẳng ý nghĩa gì đâu – cho thấy với ATACMS, Ng@ sẽ không bao giờ chiếm lại được hoặc nói cách khác, đuổi được quân Ukraine về nước ít nhất cho đến hết chiến tranh.

Hôm qua nhà máy lọc dầu ở Rostov lại bị đốt tiếp.

Không hiểu sao cá nhân tôi lại mong việc ông Trump lên sẽ có những hành động, hừm, MẠNH một chút, kể cả bất lợi cho Ukraine cũng được, không sao. Khoảng giữa tháng Mười Hai là thời điểm được mong chờ, cứ thế kéo dài trong một tháng đến khi ông Trump nhậm chức.

Cuối cùng, có người hỏi tôi: tại sao trong bài trước có nhắc đến Syria, và sau đó có tin về Syria luôn, tôi nghe thấy gì à? Không hẳn – tôi không nghe thấy gì cả, và tin tức về Syria tôi còn nghe sau mọi người. Nhưng khi viết và nhắc đến nó, tôi có cảm giác rằng “đã đến lúc phải nhắc đến Syria rồi” và cứ thế viết thôi. Vì vậy, ngay từ đầu cuộc chiến tôi đã khẳng định: Putox tới số rồi! Đây là điều có thể khẳng định và không thể thay đổi – chúng ta hãy quay lại với “điều không thể cắt nghĩa được” tôi đề cập ở đầu bài viết. Putox từ tháng Hai 2022, cứ hành động cái gì là thất bại cái ấy, như định mệnh. Điều này chúng ta ai cũng kiểm chứng được: có những hôm đi đường gặp toàn đèn xanh, và làm gì cũng trôi chảy; hôm khác thì xanh đỏ lung tung, làm gì cũng trắc trở. Putox bước vào cuộc chiến này cũng thế, càng cố càng dấn sâu, càng thua nặng như con bạc khát nước, gỡ ra không gỡ toàn gỡ vào. Hắn không có khả năng rút khỏi cuộc chiến được nữa, vì thế phút cáo chung của hắn là không thể tránh khỏi.

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai

#Battle_of_Kursk_2024

#Slava_Ukraine

 

 

60 BÌNH LUẬN   

 

 

 




No comments: