Việt Nam trước
khả năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0
BBC News Tiếng Việt
16 tháng 11 2024, 14:04 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwy1x3eg52wo
Khi ông Donald Trump sắp sửa quay trở lại Nhà Trắng, chiến tranh thương mại
đã trở thành chủ đề đứng đầu chương trình nghị sự của các lãnh đạo tại Thượng đỉnh
APEC 2024.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế lên tới
60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc - cao hơn nhiều so với mức 7,5-25%
mà ông đã áp trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Nếu Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - sử dụng đến chủ nghĩa bảo hộ hàng
loạt trong nhiệm kỳ lần 2 của ông Trump, nhiều nền kinh tế nhỏ hơn có thể tiếp
bước.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thông tin rõ ràng về viễn cảnh chủ nghĩa
bảo hộ và thương chiến Mỹ-Trung thời Trump 2.0.
Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương đã bị chỉ trích tại APEC
2024 cho thấy các lãnh đạo thế giới đang rất quan ngại về viễn cảnh này dù có
thể họ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn so với nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2024 ở thủ
đô Lima của Peru vào ngày 14/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Việt Nam
Lương Cường nói về cần bỏ tư duy "nhất bên thắng, nhất bên thua".
"Nhìn lại lịch sử kinh tế thế giới hàng trăm năm qua, không ai có thể
phủ nhận được là, chỉ khi thương mại được thúc đẩy, được kết nối, người dân được
tham gia và thụ hưởng thì mới có phát triển, mới có thịnh vượng; và ngược lại,
đóng cửa, bảo hộ, chiến tranh thương mại sẽ chỉ dẫn đến suy thoái, xung đột và
nghèo đói. Hơn bao giờ hết, cần loại bỏ tư duy 'nhất bên thắng, nhất bên thua',
không để chủ nghĩa dân tộc làm méo mó chính sách."
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường tại Đối thoại
không chính thức của các nhà lãnh đạo APEC ở thủ đô Lima của Peru vào ngày
15/11
Tuyên bố của ông Lương Cường được đưa ra trong bối cảnh thặng dư thương mại
của Việt Nam với Mỹ sẽ là một vấn đề gây khó chịu lớn đối với chính quyền Trump
nhiệm kỳ 2, theo giới quan sát.
Việt Nam theo đó có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của các biện pháp bảo hộ
từ Washington.
Mức thặng dư cao của Việt Nam đối với Mỹ một phần xuất phát từ việc Việt
Nam được dùng làm nơi lắp ráp cho các thành phần, vốn phần lớn được sản xuất tại
Trung Quốc và đôi khi dẫn đến các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Về phần mình, trong bài phát biểu tại APEC vào thứ Sáu 15/11, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương tăng cường
hợp tác chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại:
"Thế giới đã bước vào một giai đoạn mới của sự hỗn loạn và thay đổi,
chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ đang ngày càng lan rộng, tính chất
phân mảnh của nền kinh tế thế giới ngày càng gia tăng."
“Việc cản trở hợp tác kinh tế bằng cách viện nhiều lý do khác nhau, không
ngừng thúc đẩy sự cô lập trong một thế giới tương hỗ đang làm đảo ngược tiến
trình lịch sử,” ông Tập nói thêm.
No comments:
Post a Comment