Tập
Cận Bình nói sẽ làm việc với chính quyền mới của Donald Trump
17/11/2024
https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-no-se-lam-viec-voi-chinh-quyen-cua-trump/7866660.html
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày thứ Bảy tuyên bố sẽ làm việc với
chính quyền mới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump khi ông hội đàm lần cuối
cùng với Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden về các xung đột chính từ tội phạm mạng
đến thương mại, Đài Loan và Nga.
https://gdb.voanews.com/dd2e4bc9-2e19-406f-b9ff-bfb68c408d1c_w1023_r1_s.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc
gặp song phương, ngày 16 tháng 11 năm 2024, tại Lima, Peru.
Ông Biden hội kiến ông Tập trong khoảng hai giờ tại một khách sạn nơi nhà
lãnh đạo Trung Quốc đang lưu trú, bên lề diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru, trong cuộc hội đàm đầu tiên của họ sau bảy
tháng.
"Mục tiêu của Trung Quốc về một mối quan hệ ổn định, lành mạnh và bền
vững giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn không thay đổi," sau cuộc bầu cử, ông Tập
nói, thừa nhận "những thăng trầm" giữa hai nước. "Trung Quốc sẵn
sàng làm việc với chính quyền mới của Hoa Kỳ để duy trì liên lạc, mở rộng hợp
tác và quản lý những khác biệt."
Ông Biden nói với ông Tập rằng hai nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng đồng
thuận nhưng các cuộc thảo luận của hai người họ trước giờ vẫn "thẳng"
và "thật."
Cuộc hội đàm diễn ra hai tháng trước khi ông Trump nhậm chức. Ông đã tuyên
bố sẽ áp đặt thuế quan toàn diện 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
vào Mỹ như một phần của gói biện pháp thương mại "Nước Mỹ Trên Hết."
Bắc Kinh phản đối những bước đi đó. Tổng thống đắc cử thuộc Đảng Cộng hòa cũng
định bổ nhiệm một số tiếng nói có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc vào các vị
trí cao cấp, bao gồm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio làm ngoại trưởng và Dân
biểu Mike Waltz làm cố vấn an ninh quốc gia.
Ông Biden nhắm mục tiêu hạ nhiệt căng thẳng với Trung Quốc, nhưng
Washington đang tức giận vì vụ tấn công mạng gần đây có liên quan đến Trung Quốc
nhắm vào những liên lạc qua điện thoại của chính phủ Mỹ và các quan chức từ các
ban vận động tranh cử tổng thống, và lo ngại về việc Bắc Kinh gia tăng áp lực
lên Đài Loan và sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga.
Trung Quốc thường xuyên phủ nhận các cáo buộc tấn công mạng của Mỹ, coi Đài
Loan là vấn đề nội bộ và phản đối các tuyên bố của Mỹ về thương mại Trung-Nga.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington từ chối bình luận.
"Khi hai nước đối xử với nhau như đối tác và bạn bè, tìm kiếm tiếng
nói chung trong khi gác lại những khác biệt và giúp nhau thành công, thì mối
quan hệ của chúng ta sẽ đạt được tiến triển đáng kể," ông Tập phát biểu
khi gặp ông Biden, theo lời phiên dịch tại chỗ.
"Nhưng nếu chúng ta coi nhau là đối thủ hoặc kẻ thù, theo đuổi cạnh
tranh khốc liệt và tìm cách làm tổn thương lẫn nhau, chúng ta sẽ làm xáo trộn mối
quan hệ hoặc thậm chí là cản trở nó."
Các nhà lãnh đạo từ khu vực Vành đai Thái Bình Dương tề tựu về hội nghị thượng
đỉnh APEC đang đánh giá những tác động của việc ông Trump trở lại nắm quyền tổng
thống Mỹ vào ngày 20 tháng 1. Hội nghị thượng đỉnh ở Nam Mỹ cho thấy những dấu
hiệu mới về những thách thức đối với quyền lực của Mỹ ngay tại sân sau của
mình, nơi Trung Quốc đang tích cực ve vãn.
====================================================
Đại
diện của Đài Loan dự APEC mời Tổng thống Biden đến thăm hòn đảo
17/11/2024
https://www.voatiengviet.com/a/da-dien-dai-loan-apec-moi-biden-den-tham/7866420.html
Đại diện của Đài Loan tại hội nghị thượng đỉnh Châu Á - Thái Bình Dương gặp
gỡ Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày thứ Sáu và mời ông đến thăm Đài Loan trong
tương lai gần. Hai người đã trao đổi quan điểm "sôi nổi," phái đoàn của
Đài Loan tham dự hội nghị thượng đỉnh cho biết.
https://gdb.voanews.com/7f1227d6-7426-4436-b6a5-86b7771d7bac_w1023_r1_s.jpg
Đại diện của Đài Loan tại APEC Lâm Tín Nghĩa và Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt
tay nhau tại phiên họp toàn thể tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2024 tại Lima,
Peru. (Ảnh do Đoàn đại biểu Đài Loan tại APEC cung cấp)
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là một trong số ít
các hội nghị quốc tế mà cả Đài Loan và Trung Quốc đều tham gia, dù tổng thống của
Đài Loan không đến dự vì Trung Quốc phản đối. Bắc Kinh coi hòn đảo này là lãnh
thổ thuộc chủ quyền của mình và không có quyền duy trì quan hệ giữa quốc gia với
quốc gia.
Phái đoàn Đài Loan nói trong một thông cáo rằng đại diện của Đài Loan Lâm
Tín Nghĩa đã cảm ơn ông Biden vì những đóng góp của ông trong việc thúc đẩy
quan hệ Mỹ - Đài Loan trong bốn năm qua khi họ gặp nhau bên lề hội nghị thượng
đỉnh APEC tại Lima.
Ông Lâm, chủ tịch của quỹ đầu tư Taiwania Capital do chính phủ hậu thuẫn và
cũng là cựu bộ trưởng kinh tế, "đã nồng nhiệt mời Tổng thống Biden đến
thăm Đài Loan khi thuận tiện trong tương lai gần," thông cáo nói thêm.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đứng bên cạnh lắng nghe cuộc trò chuyện,
thông cáo ngắn cho biết.
Một quan chức chính quyền Biden hạ giảm tầm quan trọng của cuộc trao đổi,
mô tả đó chỉ là "một cái bắt tay" trong phòng họp khoáng đại.
Nhà Trắng không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận về việc liệu ông
Biden, người sẽ mãn nhiệm vào ngày 20 tháng 1 khi Donald Trump nhậm chức tổng
thống, có kế hoạch đến thăm hay không.
Đài Loan và Mỹ đã có những cuộc trao đổi cấp cao tại các hội nghị thượng đỉnh
APEC trước đây, bao gồm cả năm ngoái tại San Francisco.
Ông Lâm đã hội kiến Ngoại trưởng Antony Blinken vào ngày thứ Năm để trao đổi
quan điểm về việc tiếp tục củng cố quan hệ đối tác Đài Loan-Mỹ ở mọi cấp độ,
phái đoàn Đài Loan cho biết.
"Họ cũng trao đổi quan điểm về cách thức đảm bảo hòa bình và ổn định
trong khu vực và cùng nhau thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển của khu vực và
bạn bè của Đài Loan. Không khí chung của cuộc nói chuyện là nồng ấm,"
thông cáo nói thêm.
Bộ Ngoại giao Mỹ không bình luận ngay lập tức.
Ông Blinken có nhắc đến Đài Loan trong bài diễn văn ngày thứ Sáu như một
bên tham gia - cùng với Mỹ, Úc, Nhật Bản và New Zealand - trong việc lắp đặt
cáp ngầm dưới biển nhằm cải thiện khả năng truy cập kĩ thuật số trên khắp các đảo
Thái Bình Dương.
Mỹ là nước hậu thuẫn quốc tế và là nước cung cấp vũ khí quan trọng nhất của
Đài Loan, mặc dù Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc
vào năm 1979 để quay sang thiết lập quan hệ với Bắc Kinh.
Chính phủ dân cử của Đài Loan bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh,
nói rằng chỉ có người dân hòn đảo này mới có thể quyết định tương lai của họ.
No comments:
Post a Comment