Ukraina
được dùng vũ khí Mỹ tấn công đất Nga: Quyết định "quá trễ" và
"quá ít tên lửa" ?
Trọng Thành
- RFI
Đăng
ngày: 19/11/2024 - 15:14 - Sửa đổi ngày: 19/11/2024 - 15:27
Bất
ổn chính trị tại Pháp khiến đầu tư nước ngoài giảm mạnh, theo thẩm định của EY.
Giới nông dân Pháp chống dự án thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Liên Âu và Nam Mỹ
(Mercosur). Thượng đỉnh G20 thảo luận về đánh thuế 3.000 người giầu nhất thế giới.
Trên đây là một số chủ đề trang nhất của báo chí Pháp hôm nay, 19/11/2024. Chủ đề được hầu hết các báo nói
đến là quyết định của tổng thống mãn nhiệm Mỹ, cho phép Ukraina dùng tên Mỹ cấp
tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa : Các dàn phóng tên lửa ATACMS của Mỹ, ảnh chụp tại Hàn Quốc năm 2022.
© HANDOUT / SOUTH KOREAN DEFENCE MINISTRY / AFP
Le
Monde chạy tựa : « Mỹ cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công
vào Nga », bên dưới là hình ảnh một người bị thương trong một cuộc oanh
kích của Nga tại tỉnh Sumy, bắc Ukraina. « Hỗ trợ cho Ukraina của phương
Tây tăng thêm một nấc » là tít lớn trang nhất của Le Figaro, trên nền hình
ảnh một dàn phóng tên lửa đang khai hỏa. La Croix có bài phân tích về
« Cú đánh cược đầy mạo hiểm của Washington » do lo ngại các trả đũa từ
Matxcơva, trong lúc Libération gọi đây là một quyết định « quá trễ và quá
ít ».
Quyết
định không cho phép « đảo ngược cục diện », nhưng quan trọng
Đối
với Le Monde, « quyết định quan trọng » này, được đưa ra sau các đợt
oanh kích dồn dập của Nga tại Ukraina, đã được những người ủng hộ Ukraina đón
nhận với « cảm giác cay đắng », vì khá trễ. Tuy nhiên, « dù
không cho phép đảo ngược tương quan lực lượng », « không cho phép
Ukraina giành thắng lợi », quyết định này cũng sẽ giúp Kiev « có
thêm khả năng xoay xở trên chiến trường », để giành được lợi thế đàm phán,
vào thời điểm mà tổng thống tân cử Mỹ Donal Trump – vốn chủ trương chấm dứt
nhanh chóng cuộc chiến – chuẩn bị nắm quyền.
Theo
Le Monde, quyết định của Joe Biden bị một người thân cận với tổng thống tân cử
« chỉ trích kịch liệt » hôm 17/11. Cựu đại sứ Mỹ tại Đức Richard
Grenell lên án tổng thống mãn nhiệm « leo thang chiến tranh tại Ukraina
trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực, như thể ông ta đang muốn khởi động một
cuộc chiến tranh mới ».
Thái
độ thực sự của Trump vẫn là ẩn số
Tuy
nhiên, thái độ thực sự của Donal Trump về cuộc chiến Ukraina dường như vẫn còn
là một ẩn số lớn. Le Monde dẫn lại nhận định của một nhân vật nặng ký hơn, được
coi là cố vấn an ninh tương lai của Trump : Mike Waltz, đưa ra trước bầu cử,
nếu Putin từ chối thương lượng nghiêm túc để chấm dứt chiến tranh, Mỹ có thể
« cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Ukraina, đồng thời giảm bớt các giới hạn
trong việc sử dụng ».
Le
Figaro dành nhiều bài viết cho quyết định dỡ bỏ hạn chế dùng tên lửa tầm xa tấn
công sang đất Nga của Biden. Bài « Các tên lửa tầm xa, một giải pháp chiến
thuật không làm thay đổi cục diện » vạch ra một loạt điểm không rõ ràng và
những hạn chế của quyết định này. Theo Le Figaro, chính quyền Biden đã không
nói rõ loại tên lửa gọi là « tầm xa » được cho phép là bao
nhiêu : 300 km (tức tầm bắn tối đa của ATACMS) hay chỉ là 160 km ?...
Và các vùng lãnh thổ nào của Nga được phép tấn công ? … Và một điểm quan trọng
đặc biệt khác là : Washington có cấp thêm cho Ukraina tên lửa hay
không ?
« Đầu
hàng chiến lược » : Châu Âu sẽ phải trả giá nào ?
Nhân
việc tổng thống mãn nhiệm Mỹ đưa ra quyết định cho phép dùng tên lửa tầm xa tấn
công sang đất Nga, một quyết định bị đánh giá là trễ tràng nhưng đúng đắn, bài
xã luận của Le Figaro cảnh báo phương Tây về « cái giá phải trả đối với
quyết định đầu hàng chiến lược » của tổng thống tân cử Donald Trump trước
điện Kremlin. Cũng về chủ đề này, trong một bài viết khác, Le Figaro nhấn mạnh
đến tình thế « nguy ngập » của châu Âu, khi không có đủ phương tiện đối
mặt với Nga, nếu chính quyền Donald Trump chấm dứt hỗ trợ Kiev.
Le
Figaro đặt câu hỏi : « Châu Âu liệu có thể làm được gì khác hơn là một
khán giả thụ động, nếu hai người (tức Trump và Putin) thỏa thuận về số phận của
Ukraina ? ». Vấn đề không chỉ là Ukraina, mà cũng là « tương lai
của nền dân chủ và của chính châu Âu », theo ngoại trưởng Phần Lan Elina
Valtonen. Tại Diễn đàn Paris vì hòa bình, một quan chức cao cấp của Ủy Ban Châu
Âu, Peter Wagner, nhấn mạnh : « Đây là vấn đề của quyết tâm và năng lực
của ngành công nghiệp quân sự. Chúng ta biết mình phải làm gì và làm như thế
nào. Vấn đề là chúng ta có khả năng và quyết tâm thực thi mục tiêu tự trị về
chiến lược hay không ? ».
Pháp
đẩy mạnh công nghiệp quân sự
Le
Monde hôm nay có chuyên đề riêng về « Pháp hướng đến một nền công nghiệp
quân sự ». Bất chấp các khó khăn về ngân sách, chi phí cho quân sự đang
tăng vọt. Nền công nghiệp quân sự đang được tổ chức lại để sản xuất nhiều hơn.
Doanh nghiệp của Pháp đang nhận được các đơn đặt hàng chưa từng có, và ngày
càng dồn dập. Vấn đề chính, theo Le Monde, hiện nay là số tiền đầu tư, và
mục tiêu giảm nhẹ các thủ tục diễn ra quá chậm so với hứa hẹn.
Đầu
tư nước ngoài vào Pháp: « Gáo nước lạnh »
Đầu
tư nước ngoài vào Pháp sụt giảm mạnh là tựa trang nhất của nhật báo kinh tế Les
Echos. Les Echos chạy tựa : « Đầu tư nước ngoài tại Pháp : Gáo
nước lạnh ». Theo thẩm định của công ty kiểm toán EY, 49% số công ty quốc
tế giảm đầu tư vào Pháp. Hơn một nửa số doanh nghiệp, trả lời phỏng vấn của EY,
cho biết mức độ hấp dẫn của Pháp giảm xuống kể từ khi tổng thống Macron giải
tán Quốc Hội để bầu sớm, và dự trù thuế trong ngân sách 2025 được tân chính phủ
công bố. Điều tra của công ty EY được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày
3 đến ngày 21/10, khi dự toán ngân sách 2025, đã được chính phủ Barnier công bố.
Đối
với một chuyên gia của EY, con số gây lo ngại nói trên là « lớn, nhưng
không gây ngạc nhiên ». Nếu như giới đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào
tính chất liên tục của chính sách kinh tế của Pháp từ 7 năm năm (tức từ khi tổng
thống Macron lên nắm quyền), thì giờ đây hoài nghi gia tăng. Viễn cảnh bất ổn về
chính sách, thuế má nặng hơn, giá lao động gia tăng… gây lo ngại.
Pháp
vẫn có thể duy trì vị thế « nước hấp dẫn nhất châu Âu »
Tuy
nhiên, theo EY, khó khăn là tình hình chung, nước Pháp trong năm nay vẫn có thể
là giữ được vị trí « quốc gia hấp dẫn nhất châu Âu », liên tục duy
trì từ 5 năm nay. Pháp thu hút được gần 1.200 dự án đầu tư nước ngoài trong năm
2023. Theo EY, việc bổ nhiệm Michel Barnier làm thủ tướng « đã giúp trấn
an » giới đầu tư. Cũng trong cuộc thăm dò này, 57% các nhà đầu tư, tin
tình hình sẽ cải thiện trong 12 tháng tới, và chờ đợi biến chuyển tích cực để
quyết định đầu tư. Quyết định của chính phủ Barnier tài trợ gần 1,6 tỉ euro
giúp doanh nghiệp giã từ năng lượng hóa thạch là « một dấu hiệu tích cực ».
Thỏa
thuận mậu dịch tự do Liên Âu - Nam Mỹ: Tình thế nguy hiểm của Pháp
Các
hoạt động phản kháng của giới nông dân tại Pháp, chống lại dự án mậu dịch tự do
giữa Liên Âu và Nam Mỹ (Mercosur), là chủ đề chính của Le Monde hôm nay.
« Mercosur, nỗi giận của giới làm nông : chính phủ trong thế bị động »
là tựa trang nhất. Tổng thống và thủ tướng Pháp khẳng định phản đối thỏa thuận
này. Tuy nhiên, Pháp không có quyền phủ quyết thỏa thuận Mercosur. Để làm
được điều này, Paris phải đoàn kết được với nhiều thành viên khác của Liên Âu.
Bài xã luận Le Monde, nhan đề « Mercosur : Pháp đối diện với sự bất lực
của mình », giải thích rõ về tình thế khó khăn của Pháp. Thỏa thuận
Mercosur, được thương lượng từ gần 25 năm nay, mở cửa thị trường Nam Mỹ cho
hàng hóa châu Âu, được coi là mang lại một nguồn lợi quan trọng với công nghiệp
châu Âu. Tuy nhiên, đối với giới nông nghiệp châu Âu, trước hết là Pháp, thỏa
thuận này có thể gây khó khăn gấp bội cho những ngành sản xuất vốn đã trong
tình trạng bất bênh, như chăn nuôi gia súc, gia cầm hay sản xuất sữa.
Nếu
thỏa thuận này được thông qua, quá trình suy yếu của nông nghiệp Pháp sẽ ngày
càng được đẩy nhanh. 600 nghị sĩ Pháp, ký một tuyên bố trên Le Monde, lên án thỏa
thuận này là hoàn toàn không tương thích với Hiệp định khí hậu Paris 2015,
« đặc biệt về phương diện ngăn chặn nạn phá rừng ». Thiếu các kiểm
soát đối với hàng hóa nhập khẩu (phải bảo đảm các tiêu chuẩn tôn trọng môi trường),
thỏa thuận Mercosur đặt các nhà làm nông Pháp trước tình thế cạnh tranh
« không cân sức ».
Mercosur :
Chính giới Pháp đoàn kết chưa từng có
Le
Monde nhấn mạnh đến sự đoàn kết cao độ, khác thường, của giới chính trị
Pháp trong hồ sơ này, « trái ngược với tình trạng chia rẽ chưa từng
có ». Tuy nhiên, Pháp đang là thiểu số tại châu Âu trong vấn đề Mercosur.
Đa số các nước tin tưởng ngược lại là, « sẽ là nguy hiểm nếu từ bỏ thỏa
thuận này vào thời điểm mà xu hướng bảo hộ mậu dịch đang gia tăng tại Mỹ, sau
chiến thắng của Trump, và Trung Quốc đang sẵn sàng khai thác các chần chừ của
Liên Âu để củng cố vị thế tại Nam Mỹ ». Liệu châu Âu, đang tìm cách khẳng
định mình trong một thế giới đang ngày càng trở nên thù địch hơn, có đủ phương
tiện để từ chối một thị trường như vậy ?
Le
Monde vạch ra một viễn cảnh nguy hiểm đối với nước Pháp, một khi quan điểm chống
Mercosur của Pháp bị Liên Âu bác bỏ, hồ sơ này « sẽ để lại một dấu ấn tồi
tệ và lâu dài trong dư luận Pháp, nuôi dưỡng một tình cảm bài Liên Âu ».
Brazil
đi đầu trong dự án đánh thuế các đại tỉ phú thế giới
Thượng
đỉnh hai ngày của nhóm G20, bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang diễn
ra tại Brazil. Libération có bài : G20 : Thuế đánh vào các đại tỉ phú
là chủ đề được thảo luận. Theo bộ trưởng Tài Chính Brazil, nếu đạt được thỏa
thuận tại G20 về việc đánh thuế 2% đối với 3.000 người giầu nhất hành tinh, sẽ
là « một bước ngoặt chính trị lớn ». Quyết định này sẽ cho phép giảm
bớt tình trạng bất bình đẳng ghê gớm hiện nay, và có thể mang lại một nguồn tài
chính đáng kể cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Pháp
tăng cường hỗ trợ tài chính cho báo chí công, nền tảng của xã hội dân chủ
La
Croix hôm nay dành bài xã luận cho chủ đề đa số các đảng phái trong Quốc Hội
Pháp hôm nay bắt đầu thảo luận về một dự luật tăng cường đầu tư cho các phương
tiện truyền thông công cộng. Đối với La Croix, sự thống nhất cao của chính giới
Pháp về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm duy trì « tính độc lập »
và « đa nguyên » trong truyền thông, và đây là điều cực kỳ hệ trọng
vào thời điểm mà tin giả, việc thao túng thông tin đang ngày càng là mối đe dọa
với nền dân chủ, với vai trò tăng vọt của các mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo.
Tình hình càng trở nên cấp thiết sau khi Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ,
nhờ hậu thuẫn mạnh mẽ của « các tín đồ » của chủ thuyết « hậu sự
thật » (post-vérité).
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
UKRAINA
- LIÊN ÂU - QUÂN SỰ
Liên
Âu bất đồng về việc cho Ukraina dùng vũ khí được cung cấp tấn công lãnh thổ Nga
MỸ
- NGA - UKRAINA
Mỹ
cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga
PHÂN
TÍCH
Thấy
gì từ việc Washington cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa của Mỹ trên lãnh thổ
Nga ?
No comments:
Post a Comment