Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại
của Donald Trump
Katsuji Nakazawa
| Nikkei Asia
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên
dịch
Chính
Tập, chứ không phải Trump, là người đã bắt đầu quá trình phân tách đang tăng tốc
giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đó
là màn mở đầu cho vòng đấu thứ hai giữa Tập Cận Bình và Donald Trump.
Tập,
chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện chúc mừng tới
Tổng thống đắc cử Mỹ Trump ngay sau khi Đảng Cộng hòa được bầu trở lại Nhà Trắng
vào ngày 05/11.
VIDEO
:
Tập vẫn sẽ
theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump
https://www.youtube.com/watch?v=rS32zxKprYc
Vào
tháng 1 tới, Trump sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ bốn năm thứ hai,
và ông dường như đã sẵn sàng gia tăng sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, vốn
đã bắt đầu từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Theo
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong thông điệp gửi Trump, nhà lãnh
đạo Trung Quốc đã khẳng định “lịch sử cho chúng ta thấy rằng cả Trung Quốc và Mỹ
đều có lợi khi hợp tác và thua thiệt khi đối đầu.”
Nhưng
người phát ngôn này đã phủ nhận thông tin của truyền thông Mỹ, rằng Tập đã gọi
điện cho Trump để chúc mừng chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Tập
lên nắm quyền lãnh đạo đảng kể từ tháng 11/2012. Khi vòng đầu tiên của cuộc đối
đầu Tập-Trump bắt đầu cách đây khoảng tám năm, Tập đã nhanh chóng củng cố quyền
lực của mình ngay từ nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên với tư cách là lãnh đạo tối cao của
Trung Quốc.
Một
trung tâm mua sắm gần như trống rỗng ở Bắc Kinh, tượng trưng cho tình hình khó
khăn mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt vào năm 2024. (Ảnh của Mizuho
Miyazaki)
Ông
cũng đang tìm cách nâng cao hơn nữa vị thế chính trị của mình ở quê nhà. Vào thời
điểm đó, mọi thứ dường như diễn ra rất suôn sẻ.
Tập
thực sự đã đạt được một địa vị đặc biệt, đưa ông lên ngang hàng với Mao Trạch
Đông, người sáng lập “Trung Quốc mới” hay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và Đặng
Tiểu Bình, người khởi xướng và thúc đẩy “cải cách và mở cửa.”
Hội
nghị trung ương sáu của Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 18, kết thúc vào
ngày 27/10/2016, đã định vị Tập là “hạt nhân” của đảng. Chưa đầy hai tuần sau,
Trump giành chiến thắng trong lần tranh cử tổng thống đầu tiên của mình.
Lúc
ấy, người Trung Quốc xem Trump, một ông trùm kinh doanh, là “một thương gia” và
nghĩ rằng sẽ dễ đối phó với ông hơn là với Hillary Clinton, đối thủ Dân chủ của
ông trong cuộc bầu cử. Lý do là vì Clinton có lập trường cứng rắn đối với Bắc
Kinh về vấn đề nhân quyền và dân chủ.
Khi
Trump đánh bại Clinton, Trung Quốc nói chung, và cá nhân Tập nói riêng, đã mong
đợi một quan hệ thuận lợi hơn với Mỹ.
Trong
tám năm kể từ đó đến nay, Tập đã mất đi một phần quyền lực của mình. Sự sùng
bái cá nhân được xây dựng xung quanh ông trong đảng hiện đang có dấu hiệu suy yếu,
và nền kinh tế Trung Quốc cũng đang khó khăn.
Quan
niệm phổ biến cho rằng chính sách Trung Quốc của Trump, vốn đã giáng một đòn nặng
vào kinh tế Trung Quốc, là nguyên nhân dẫn đến sự phân tách giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ngay cả ở Trung Quốc, nhiều người cũng tin rằng nguyên nhân gốc rễ của phân
tách nằm ở chính sách Trung Quốc của Trump.
Nhưng
sự thật là quá trình phân tách này đã được Trung Quốc phát động từ rất lâu trước
nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump. Chính sách Trung Quốc nổi bật của Trump
chỉ làm cho phân tách trở nên rõ ràng hơn và đẩy nhanh tốc độ của nó.
Tập
đã đưa ra một nhận xét quan trọng dẫn đến quá trình phân tách cách đây 12 năm,
trong đại hội đảng toàn quốc lần thứ 18 vào tháng 11/2012, ngay trước khi ông
được bầu làm tổng bí thư đảng.
Khi
đó, Phó Chủ tịch Tập đã cảnh báo trong đại hội rằng nền kinh tế Trung Quốc đang
bị Mỹ “khống chế” và cam kết sẽ khắc phục tình hình.
Tập
đã đưa ra lời cảnh báo của mình một cách bí mật và không chính thức. Nhưng đó
là vào thời đại của người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào, khi các cuộc thảo luận
về những vấn đề nhạy cảm vẫn có thể diễn ra, miễn là chúng chỉ được tổ chức
trong nội bộ đảng. Tuy nhiên, nhận xét “bị khống chế” của Tập đã bị rò rỉ và
lan truyền rộng rãi.
Như
đã cam kết vào tháng 11/2012, Tập bắt đầu hành động để dần làm suy yếu ảnh hưởng
mạnh mẽ của Mỹ đối với nền kinh tế Trung Quốc và cuối cùng là hiện thực hóa
“Trung Hoa Mộng” – trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Tập
tham dự phiên họp bế mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 tại Đại lễ đường
Nhân dân ở Bắc Kinh năm 2017, khi ông gần như đảm bảo rằng mình có thể giữ chức
chủ tịch Trung Quốc trong suốt quãng đời còn lại. (Ảnh của Akira Kodaka)
Sau
khi trở thành lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Tập đã bắt đầu theo đuổi tự chủ
về kinh tế và bá quyền công nghệ rõ ràng hơn mong đợi. Những tham vọng này đã
nhận được sự chú ý mới trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ-Trung dưới thời
chính quyền Trump đầu tiên.
Tại
đại hội đảng toàn quốc lần thứ 19 năm 2017, Tập cũng tuyên bố Trung Quốc “về cơ
bản sẽ hiện thực hóa hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2035,” đưa mục tiêu
hiện đại hóa của Trung Quốc gần hơn khoảng 15 năm.
Trước
đó, Trung Quốc từng đặt mục tiêu đến năm 2049 – kỷ niệm 100 năm ngày thành lập
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – sẽ bắt kịp và vượt qua Mỹ về mặt quân sự và
kinh tế.
Lo
ngại trước mục tiêu đầy tham vọng của Trung Quốc vào năm 2035, chính quyền
Trump bắt đầu phản công, như được thể hiện qua cuộc thương chiến với Trung Quốc.
Việc
đặt ra mục tiêu hiện thực hóa Trung Hoa Mộng vào năm 2035 cũng có ý nghĩa chính
trị quan trọng. Nó hàm ý rằng Tập sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến tận những năm
2030.
Sau
khi mục tiêu năm 2035 được đặt ra vào năm 2017, nhiệm kỳ kéo dài của Tập, không
chỉ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ 20 vào năm 2022 mà còn sau đại hội đảng
toàn quốc lần thứ 21 vào năm 2027, bắt đầu được xem như một sự đã rồi.
Chỉ
vài tháng sau khi mục tiêu năm 2035 được đặt ra tại đại hội đảng toàn quốc lần
thứ 19, Tập cũng đã thúc đẩy việc sửa đổi hiến pháp để cho phép chủ tịch nước
phục vụ hơn hai nhiệm kỳ năm năm. Quyết định sửa đổi bất ngờ này đã mở đường
cho Tập giữ chức chủ tịch nước trọn đời.
Ngoài
ra, còn một diễn biến quan trọng khác liên quan đến việc phân tách tại đại hội
đảng toàn quốc lần thứ 19 năm 2017.
“Khái
niệm an ninh quốc gia toàn diện” đã được ghi vào điều lệ của đảng, theo đó làm
rõ rằng an ninh quốc gia được ưu tiên hơn kinh tế. Và vì thế, luật pháp liên
quan đến an ninh quốc gia đã được tăng cường đáng kể.
Ở
Trung Quốc, thuật ngữ “an ninh” bao gồm nhiều mối quan tâm, trong đó có an ninh
chế độ. Trung Quốc vẫn cảnh giác với một cuộc cách mạng màu, ám chỉ các cuộc biểu
tình dân chủ hóa từng lan rộng khắp Liên Xô cũ và các quốc gia khác vào đầu thế
kỷ 21, khiến một số chế độ độc tài lâu đời bị lật đổ. Nhiều phong trào biểu
tình trong số này được đặt tên theo màu sắc hoặc các loài hoa.
Khi
Tập nhắc đến an ninh quốc gia, ông ấy muốn nói rằng mình có ý định dập tắt mọi
phong trào như vậy ngay từ đầu.
Nhà
nước an ninh của Tập đã gây áp lực rất lớn lên các công ty tư nhân tại Trung Quốc.
Bốn năm trước, đợt chào bán công khai lần đầu của Ant Group – công ty con trong
mảng tài chính của Alibaba Group Holding – đã đột nhiên bị hoãn lại. Thị trường
suy đoán rằng đó là vì nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma, đã đưa ra một nhận xét chỉ
trích các cơ quan tài chính của Trung Quốc.
Nhà
nước an ninh của Tập đã gây áp lực rất lớn lên các công ty tư nhân như Ant
Group của Jack Ma, công ty con trong mảng tài chính của Alibaba Group Holding.
© Reuters
Tập,
hiện 71 tuổi, là người có ý chí mạnh mẽ và cứng rắn. Ông thường có xu hướng
kiên định đi theo một số chính sách nhất định, bất kể chúng tác động thế nào đến
nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy
nhiên, bối cảnh cho quan điểm của Tập – rằng nền kinh tế Trung Quốc đang bị Mỹ
“khống chế” – đã thay đổi rất nhiều kể từ khi vị chủ tịch này lần đầu bày tỏ cảm
giác khủng hoảng cách đây 12 năm.
Phân
tách Mỹ-Trung đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Trong quá
trình đó, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ thế giới tự do đổ về Trung Quốc,
do Mỹ dẫn đầu, đã có xu hướng giảm.
Trump
sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông đã
tuyên bố sẽ áp mức thuế nhập khẩu lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc. Ông
đã từng áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong nhiệm kỳ tổng thống
đầu tiên của mình, gây ra một cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng giữa hai
nước.
Khi
ông tái đắc cử tổng thống sau hai tháng nữa, Trump sẽ thấy nền kinh tế Trung Quốc
đang trong tình trạng khó khăn, hoàn toàn khác so với sức mạnh của nó hồi năm
2017, khi nhiệm kỳ bốn năm đầu tiên của Trump bắt đầu. Tuy nhiên, bất chấp lời
đe dọa về thuế quan của Trump, việc từ bỏ một Trung Quốc tự lực cánh sinh không
phải là một lựa chọn đối với Tập.
Hơn
nữa, vì quá trình phân tách diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự kiến nên khả năng
Trung Quốc vượt qua Mỹ về mặt kinh tế vào năm 2035 đã giảm đáng kể.
Tập
vẫn không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải dốc toàn lực hướng tới mục tiêu
năm 2035. Nếu ông không thực hiện được Trung Hoa Mộng, thì người ta sẽ đặt ra
câu hỏi liệu ông có thể kéo dài thời gian cầm quyền của mình đến sau năm 2027,
khi đại hội đảng toàn quốc lần thứ 21 được tổ chức, hay không.
Chính
quyền Trump thứ hai, sẽ kéo dài đến tháng 1/2029, đặt ra một rào cản lớn bên
ngoài đối với Tập và thời hạn năm 2035 của ông. Do đó, chủ tịch Trung Quốc đang
chuẩn bị cho sự trở lại của “thương gia” khó lường.
---------------------------
Katsuji
Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại
Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở
thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda
năm 2014.
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping to keep chasing Chinese
dream despite Donald Trump’s return,” Nikkei
Asia, 14/11/2024
No comments:
Post a Comment