Lính
Bắc Triều Tiên có thay đổi được chiến trường Ukraina ?
Thụy My - RFI
Đăng
ngày: 31/10/2024 - 07:28
La
Croix ngày
30/10/2024 đặt câu hỏi : Việc Bắc Triều Tiên gởi quân sang tiếp ứng Nga sẽ có
tác động như thế nào ?
HÌNH
:
Thanh
niên Bắc Triều Tiên kể cả sinh viên và đoàn viên thanh niên cộng sản ký đơn
tình nguyện nhập ngũ, tại một địa điểm không rõ. Ảnh do hãng KCNA phổ biến ngày
16/10/2024. via REUTERS - KCNA
Bình
Nhưỡng có thể gởi thêm nhiều lính sang cho Putin
Theo
nhà sử học, cựu đại tá thủy quân lục chiến Michel Goya, không nên nghĩ Bắc Triều
Tiên là đất nước bị cắt rời khỏi thế giới. Trong quá khứ, nhiều ngàn lính của họ
đã chiến đấu ở Angola, phi công Bắc Triều Tiên can dự vào Cận Đông. Điểm mới ở
đây là lần đầu sang châu Âu, và với số lượng đông đảo. Người ta cho rằng có thể
lên đến 12.000 quân.
Đã
có gần nửa triệu lính Nga ở Ukraina, nên con số này không thể làm thay đổi cuộc
chiến. Nhưng có thể đây chỉ mới là khởi đầu, sau này có thể tăng lên 50.000 hay
100.000 lính Bắc Triều Tiên tại Ukraina, thậm chí vô hạn định. Bắc Triều Tiên
là một Nhà nước trại lính : 26 triệu dân nhưng có đến 1,2 triệu lính, chưa
kể nhiều triệu quân dự bị. Dù không có kinh nghiệm chiến đấu, họ được huấn luyện
đầy đủ và rất phục tùng. Cần nhớ rằng nghĩa vụ quân sự ở Bắc Triều Tiên kéo dài
đến 10 năm.
Hiện
thời đội quân này vẫn chưa ra mặt trận. Có thể họ chỉ đóng tại một vùng tương đối
yên dọc theo biên giới, nhưng nhờ đó Nga huy động được thêm số lính trấn giữ tại
đây ra tiền tuyến. Vẫn chưa biết họ phục vụ dưới lá cờ Bắc Triều Tiên hay với
danh nghĩa « quân tình nguyện » trong quân đội Nga, là lực lượng
riêng, hay chia nhỏ từng tiểu đoàn trong các đơn vị Nga. Matxcơva còn phải giải
quyết vấn đề phối hợp, hậu cần, thông tin ; nhưng điều thuận lợi là vũ khí
của Bắc Triều Tiên và Nga đều theo tiêu chuẩn Liên Xô.
Dấu
hiệu leo thang nhằm trắc nghiệm phương Tây
Đối
với ông Michel Duclos của Viện Montaigne, liên minh quân sự này là dấu hiệu leo
thang. Những người cho rằng không đáng kể vì đã quên mất khía cạnh lợi ích
chính trị của Putin là không cần phải ra lệnh động viên thêm quân. Chuyên gia
này cũng đánh giá số lượng 10.000 tới 12.000 lính Bắc Triều Tiên chỉ là khởi đầu,
vì Bình Nhưỡng hết sức cần tiền.
Việc
gởi quân hẳn đã có sự đồng ý của Trung Quốc, tuy Bắc Kinh có phần nghi ngại.
Đang dòm ngó Đài Loan, Trung Quốc không thể quay lưng lại với dầu khí Nga, lẫn
các đối tác BRICS, vì một ngày nào đó có thể cần đến khi bị Mỹ trừng phạt. Liệu
Iran có đi theo con đường của Bắc Triều Tiên ? Câu hỏi vẫn để ngỏ.
Liên
minh giữa Bình Nhưỡng và Matxcơva là một trắc nghiệm cho phương Tây, trước hết
là Hoa Kỳ đang chuẩn bị đón chủ mới của Nhà Trắng. Chuyên gia Duclos cho rằng Mỹ
sẽ không phản ứng mạnh trước việc Bắc Triều Tiên gởi quân sang, nhưng ngược lại
đây là dịp để đồng ý cho Kiev sử dụng hỏa tiễn tầm xa, và xúc tiến đề nghị của
tổng thống Emmanuel Macronđưa cố vấn sang Ukraina. Ý kiến của ông được đưa ra
vào thời điểm không phù hợp, nhưng về lâu về dài rất đáng quan tâm.
Gruzia :
Đối lập tìm chiến lược đối phó
Trong
khi đó tại Moldova và Gruzia, Nga đi những nước cờ để dần dà cố gắng thu phục lại
những quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào vòng ảnh hưởng của mình. Phóng sự của Le
Monde ở Tbilissi, thủ đô Gruzia ghi nhận, liên minh đối lập thân châu
Âu tố cáo bầu cử gian lận, đòi tổ chức một cuộc bỏ phiếu mới và từ chối tham
gia Quốc Hội. Tối thứ Hai, người dân Tbilissi xuống đường đông đảo, đi cả gia
đình hay với bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng, có khi dẫn theo cả chó.
Đến
mấy chục ngàn người đã đáp lời kêu gọi của tổng thống Salomé Zourabichvili,
mang theo cờ Gruzia và Liên Hiệp Châu Âu, biểu tình phản đối kết quả bầu cử hôm
26/10 mà theo họ bị bàn tay của Matxcơva nhào nặn. Bà Zourabichvili tuyên bố
trước đám đông, họ không thất bại mà cuộc bầu cử đã bị đánh cắp. « Những
ngày gần đây, tôi trả lời 17 cuộc phỏng vấn và nói chuyện với 6 tổng thống,
không ai nhìn nhận kết quả bầu cử ».
Đối
lập nhấn mạnh việc người của đảng Giấc mơ Gruzia tỏa ra mua gom ồ ạt thẻ căn cước.
Cử tri giao thẻ trong thời gian bầu cử với giá 100 lari (34 euro), sau đó người
khác đi bỏ phiếu « giùm ». Transparency International Géorgie nêu ra
cả một chiến lược gian lận quy mô nhưng khó có cách chứng minh. Thủ tướng
Hungary Viktor Orban đến Tbilissi ủng hộ đảng cầm quyền, nhưng không gặp
may : khách sạn ông ở chỉ cách địa điểm biểu tình có 200 mét. Đoàn xe sáu
chiếc của ông phải vất vả mới đi qua được, trong những tiếng hô « Nga !
Nga ! », « Putin, đồ ngu xuẩn ! »…
Iran
thận trọng, không lớn tiếng sau khi bị Israel oanh kích
Tại
Trung Đông, Le Figaro ghi nhận sự thận trọng của Iran sau khi
bị Israel tấn công. Tuy khẳng định có quyền trả đũa, Teheran tránh dùng
những từ ngữ quá hiếu chiến. Lần đầu tiên kể từ cuộc chiến Iran-Irak
(1980-1988), hỏa tiễn đánh vào sát bên thủ đô Teheran. Đây là thông điệp của
Israel thông qua vụ tấn công bằng cả trăm chiến đấu cơ F-15 và F-35, vào khoảng
hai chục địa điểm quân sự trên cả nước Iran, làm thiệt mạng bốn quân nhân và một
thường dân, nhưng không nhắm vào các cơ sở nguyên tử và dầu lửa.
Giáo
chủ Ali Khamenei 24 giờ sau mới nói rằng « Những người có trách
nhiệm sẽ quyết định cách tốt nhất để chứng tỏ sức mạnh của Iran trước
Israel ». Dù Hossein Salami, người đứng đầu Vệ binh Cách mạng cảnh
báo « hậu quả đắng cay » cho Nhà nước Do Thái, nhưng một ngoại trưởng
nhớ lại vào tháng Chín, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, đại diện
Iran tuyên bố nếu Israel tiến vào đất Liban thì sẽ gởi quân sang Beyrouth. Ba
ngày sau, Israel ám sát Nasrallah nhưng Teheran vẫn không hề động binh. Chuyên
gia Hamidreza Azizi ở Berlin cho rằng khó có việc Iran đáp trả trực tiếp trước
bầu cử tổng thống Mỹ.
Trước
mắt Force Al-Qods, nhánh vũ trang của Vệ binh Cách mạng ở nước ngoài, phải lo
cơ cấu lại Hezbollah, đồng minh đã bị Israel đánh cho tơi tả. Hệ thống phòng
không Iran đã bị thiệt hại « 70 % đến 90 % » - theo Benjamin
Netanyahou - việc sửa chữa còn tùy thuộc tốc độ cung cấp thiết bị của Nga và
Trung Quốc. Bà Nicole Grajewski của Fondation Carnegie ở Washington nhận định
Teheran chọn giải pháp ngoại giao để cho Hezbollah có thời gian hồi phục. Một cố
vấn của giáo chủ Khamenei nói với Financial Times, Iran sẵn sàng hợp
tác với phương Tây.
Quốc
tế phản ứng việc Israel cấm UNRWA
Liên
quan đến Israel, Le Figaro cho biết việc Quốc Hội nước này cấm
UNRWA hoạt động « khiến quốc tế phẫn nộ », Le Monde coi đây là đòn«
tấn công vào Liên Hiệp Quốc », đối với La Croix là «
vi phạm luật pháp quốc tế ». Quốc Hội Israel với 92 phiếu thuận và 10
phiếu chống đã thông qua luật cấm UNRWA trên lãnh thổ Israel, và 87 thuận, 9 chống
đối với dự luật nhằm hạn chế hoạt động của tổ chức này tại Gaza và Cisjordanie.
Không chỉ các dân biểu thuộc đảng cầm quyền, mà hầu như toàn bộ đối lập cánh
trung đều đồng tình.
Le
Monde nhận
thấy, Knesset (Quốc Hội Israel) chỉ mất có hai tiếng đồng hồ đã gần như nhất
trí thông qua hai dự luật trên. Nhưng đây là động thái có ảnh hưởng lớn, vừa
ngăn trở hoạt động của một cơ quan Liên Hiệp Quốc, vừa tai hại cho viện trợ
nhân đạo tại Gaza và lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng và rộng hơn là tương lai
của cư dân của các vùng đất này, kể cả Cisjordanie và Đông Jerusalem.
Dân
biểu Boaz Bismuth của đảng Likoud tố cáo « UNRWA không phải là cơ
quan trợ giúp người tị nạn mà là cơ quan trợ giúp cho Hamas », nêu
ra sự kiện 20 nhân viên của cơ quan Liên Hiệp Quốc này tham gia vụ thảm sát
ngày 07/10. Được biết sau đó UNRWA nói rằng chỉ có 9 nhân viên « có thể đã
liên can », đồng thời sa thải những người này. Hai đạo luật trên sẽ được
áp dụng trong 90 ngày tới. Thủ tướng Benjamin Netanyahou viết trên X, sẵn sàng
làm việc với các đối tác quốc tế để « bảo đảm rằng Israel tiếp tục
tạo điều kiện cho viện trợ nhân đạo đến với thường dân Gaza theo cách thức
không đe dọa đến an ninh » của Nhà nước Do Thái.
La
Croix tóm
tắt, được thành lập năm 1949, hiện UNRWA có 30.000 nhân viên, quản lý 58 trại tị
nạn với gần 5 triệu người Palestine ở Gaza, Cisjordanie, Jordanie, Syria,
Liban. Cơ quan này có 684 trường học miễn phí. Theo Lara Friedman, chủ tịch Quỹ
vì hòa bình Trung Đông, vấn đề là quyền trở về của người tị nạn. Và theo tiến
sĩ Insaf Rezagui của Ifpo, nếu người tị nạn quay về thì người Do Thái không còn
chiếm đa số ở Israel, đây là việc vi phạm dần dà luật pháp quốc tế. Đã có 7 đồng
mình của Israel trong đó có Anh, Pháp, Đức kêu gọi ngưng áp dụng hai luật trên,
vì « hậu quả tệ hại » cho Cisjordanie và Gaza.
Muốn
vực dậy kinh tế, nhưng Tập Cận Bình không quan tâm đến người tiêu thụ
Tại
châu Á, Le Monde ghi nhận « Trung Quốc tìm cách thúc đẩy nền kinh
tế ». Từ nhiều tuần qua, Bắc Kinh tỏ dấu hiệu cho thấy đang chuẩn
bị một kế hoạch vực dậy nền kinh tế, thứ trưởng tài chánh Liao Min sang
Washington dự họp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Quy
mô vẫn chưa rõ, và những lãnh vực nào sẽ được chú ý nhất vẫn chưa được tiết lộ,
nhưng điều rõ ràng nhất là Trung Quốc khó thể đạt nổi chỉ tiêu tăng trưởng 5%
trong năm nay.
Ông
Tập Cận Bình đã kêu gọi mọi ngành có những biện pháp cần thiết. Ngân hàng trung
ương giảm lãi suất chỉ đạo, hỗ trợ thị trường chứng khoán sau khi đưa ra chương
trình thúc đẩy địa ốc hồi tháng Năm, phát hành trái phiếu để giúp các thành phố
đang nợ nần. Trong danh sách một loạt biện pháp vẫn còn thiếu một yếu tố quan
trọng : người tiêu thụ.
Tập
Cận Bình thường xuyên nói rằng khoa học và công nghệ là « xương sống »
cho sự tiến bộ của Trung Quốc, nhất là đối với Hoa Kỳ. Ông Tập cũng nhấn mạnh đến
các lãnh vực tương lai – năng lượng mới, bình điện, chất bán dẫn - và sự quan
trọng của khu vực nhà nước, nhưng không một lời cho tiêu thụ. Hoàng đế đỏ coi
người dân Hoa lục là những cỗ máy lao động nhưng không có quyền phàn nàn.
Tại
Hoa Kỳ, tiêu thụ chiếm 68 % GDP, tại Đức gần 53 %, nhưng ở Trung Quốc chỉ có 39
%. Tăng cường phúc lợi xã hội sẽ thuyết phục được người dân Hoa lục chi ra nhiều
hơn là tiết kiệm. Nhưng quan điểm này không phù hợp với một chế độ độc tài, khu
vực nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế. Tập Cận Bình không quan tâm
đến người tiêu thụ trong cái nhìn rất « đỏ » của ông ta. Thực tế là
kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống, khiến cư dân càng lo sợ cho ngày mai. Liệu
nhà lãnh đạo quyền lực nhất từ nửa thế kỷ qua có nhận ra điều này để thích ứng ?
No comments:
Post a Comment