Thùy
Dương - RFI
Đăng
ngày: 16/11/2024 - 11:04 - Sửa đổi ngày: 16/11/2024 - 11:07
Hôm
qua 15/11/2024 lần đầu tiên từ 714 ngày trở lại đây thủ tướng Đức Olaf Scholz
và tổng thống Nga Vladimir Putin mới nói chuyện với nhau. Trong cuộc điện đàm,
cả hai nhà lãnh đạo Nga và Đức đều đã tái khẳng định lập trường của họ về xung
đột Ukraina. Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Matxcơva đàm phán về một nền
« hòa bình công bằng và bền vững », trong khi tổng thống Nga nhất quyết
yêu cầu Kiev nhượng phần lãnh thổ mà Nga đã chiếm đóng.
HÌNH
:
Hình
minh họa: Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một phiên họp chính phủ, Matxcơva
ngày 08/11/2024. © AP - Vyacheslav Prokofyev
Từ
Matxcơva, thông tín viên Anissa El Jabri cho biết thêm chi tiết :
« Kênh
1 của truyền hình Nga vào tối hôm qua (thứ Sáu) đã cho đọc toàn văn thông cáo của
Điện Kremlin, sau đó cho phát lại một phần bài phát biểu của nguyên thủ quốc
gia Putin trước các nhà ngoại giao Nga hồi tháng Sáu.
Trong
bài phát biểu này, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra những đòi hỏi tiên
quyết của ông cho thương lượng thoát khỏi cuộc chiến mà ông ta đã phát động ở
Ukraina, và chính đoạn trích này đã được phát trên truyền hình Nga tối thứ Sáu.
Putin
đòi chủ quyền tất cả các vùng lãnh thổ đã chiếm của Ukraina và đòi Kiev cam kết
giữ trung lập. Ukraina và những nước phương Tây ủng hộ Kiev khi đó đã đánh giá
những yêu sách như vậy có khác gì một quốc gia bị Nga tấn công lại phải đầu
hàng.
Sau
cuộc điện đàm (của hai nhà lãnh đạo Nga và Đức), Nga đã tuyên bố rõ ràng rằng họ
không thay đổi quan điểm, dù chỉ là một ly. Vẫn luôn nhắc lại sẵn sàng đàm
phán, nhưng từ gần 3 năm chiến tranh, Nga chưa bao giờ chính thức đề cập và để
lộ ra bất kỳ sự nhượng bộ hay cử chỉ cởi mở nào, dù là nhỏ nhất ».
======================================================
Điện
đàm Scholz-Putin : Ukraina bất bình, truyền thông Đức phản ứng trái chiều
Thu Hằng / RFI
Đăng
ngày: 16/11/2024 - 10:33
Cuộc
điện đàm của thủ tướng Đức Olaf Scholz với tổng thống Nga Vladimir Putin ngày
15/11/2024 đã khiến Ukraina phẫn nộ vì coi đó là « một chủ trương
xoa dịu » đối với Matxcơva vào lúc Ukraina phải nhượng đất trên
chiến trường và sợ bị mất sự ủng hộ của Mỹ sau chiến thắng của ông Donald Trump
trong kỳ bầu cử tổng thống.
HÌNH
:
Hình
minh họa: Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong một phiên điều trần trước Quốc Hội Đức,
ngày 14/11/2024 tại Berlin. AP - Michael Kappeler
Tổng
thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho rằng nói chuyện với Putin là « mở
hộp Pandora », thành ngữ hàm ý sẽ làm nảy sinh những hệ quả khó
lường và buộc Ukraina đàm phán trong thế bất lợi. Trong cuộc trả lời phỏng vấn
được phát thanh ngày 16/11, được Reuters trích dẫn, ông Zelensky khẳng định
Ukraina sẽ làm mọi việc trong khả năng để cuộc chiến với Nga chấm dứt vào năm tới
(2025) thông qua con đường ngoại giao. Ông cũng thừa nhận tình hình tại mặt trận
miền đông vô cùng khó khăn và quân Nga tiếp tục đà tiến.
Cuộc
điện đàm giữa thủ tướng Scholz và tổng thống Putin cũng khiến truyền thông Đức
có ý kiến trái chiều, theo thông tín viên RFI Nathalie Versieux tại Berlin. Báo
Bild cho rằng « hai đến ba đảng ở Đức sẽ kêu gọi đàm phán với
Putin » trong quá trình vận động bầu cử lập pháp và ông Scholz muốn
giập tắt ý tưởng này khi gọi điện cho tổng thống Nga. Nhật báo Tagesspiegel cho
rằng nỗ lực của thủ tướng Đức là vô ích vì « Putin biết rõ Scholz
chẳng còn vai trò gì trên chính trường châu Âu, ông ta chỉ chuẩn bị cho các cuộc
đàm phán với Trump ».
Tuy
nhiên, đài truyền hình công ARD lại cho đây là « bước đi
hay » trong bối cảnh vận động bầu cử ở Đức và viện trợ cho
Ukraina trở thành vấn đề trọng tâm. Đây cũng là nhận định của nhà nghiên cứu
Marie Krpata thuộc Ủy ban nghiên cứu quan hệ Pháp-Đức, Viện Nghiên cứu Quan hệ
Quốc tế Pháp (IFRI), khi trả lời đài RFI ngày 16/11 :
« Đúng
là ở Đức đang chuẩn bị bầu cử trước thời hạn và ông Olaf Scholz chịu áp lực lớn.
Chúng ta thấy điều này trong cuộc bầu cử ở ba vùng miền đông Đức, bị các đảng
như đảng cực hữu AfD gây sức ép. Đó là những đảng muốn kết nối lại với
Matxcơva, có nghĩa là nối lại quan hệ kinh tế và năng lượng với Nga. Vì vậy,
ông Olaf Scholz muốn thể hiện mình là « thủ tướng hòa bình ». Ông thực
sự mong muốn đạt được một nền hòa bình công bằng, qua việc giải quyết xung đột
với mục tiêu là không để Ukraina bị thua trong cuộc chiến này. Ý định là phải
tìm cách thoát khỏi cuộc chiến này trong khi vẫn nhớ rằng Đức là quốc gia hỗ trợ
quân sự lớn thứ hai cho Ukraina, sau Hoa Kỳ ».
---------------------------
Các
nội dung liên quan
UKRAINA
- ĐỨC - NGOẠI GIAO
Tổng
thống Volodymyr Zelensky muốn chiến tranh Ukraina chấm dứt vào năm 2025
No comments:
Post a Comment