Bê
bối cận vệ và thông điệp ngoại giao bất cần
Bình luận của Nguyễn Hà Hùng
2024.11.21
Nguyên
thủ công du quốc tế là dịp nâng cao hình ảnh quốc gia, nhưng chuyến đi Chile và
Peru của ông Lương Cường để lại một loạt bê bối.
Trong
khi truyền thông quốc tế lập tức đưa tin về những sự kiện chấn động này, báo
chí trong nước hoàn toàn im lặng.
Tình
trạng bưng bít thông tin và trách nhiệm của những người đứng đầu tại Việt Nam đặt
ra nhiều câu hỏi.
Chủ
tịch nước Việt Nam Lương Cường bắt tay với Tổng thống Peru Dina Boluarte tại Hội
nghị Cấp cao APEC 2024, tháng 11 năm 2024.
(Luis ACOSTA / AFP)
Cảnh
vệ phạm tội và sự im lặng của báo chí Nhà nước
Bộ
Ngoại giao Chile ra thông cáo rằng đêm Chủ Nhật, 10/11, một thành viên an ninh
của phái đoàn Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Chile bị cáo buộc xâm hại
tình dục.
Hôm
sau, một tòa án ở Santiago phán quyết trục xuất người đàn ông này, Lại Đức Tuấn,
và không được nhập cảnh Chile trong ít nhất hai năm.
Truyền
thông trong nước không có dòng tin nào về bê bối này, tạo nên một khoảng trống
và cơn đói tin tức, góp phần làm suy yếu niềm tin của người dân.
Có
nguồn nói ông Tuấn vẫn đi cùng đoàn Chủ tịch nước sang Peru sau đó hai hôm. Nếu
đúng vậy, đó là dấu hiệu bất cẩn và thiếu trách nhiệm.
Đơn
giản vì hành vi tấn công tình dục là không chấp nhận được. Giữ họ ở trong đoàn
gửi đi thông điệp là hành vi của người này có thể được bỏ qua hoặc không xử lý
nghiêm.
Ở
các nước phát triển, để bảo vệ uy tín quốc gia, những sự kiện như vậy thường được
xử lý công khai và nghiêm khắc.
Ví
dụ, phái đoàn Barack Obama đã lập tức loại nhân viên mật vụ thuê gái gọi trong
chuyến đi Colombia, 2012* và nhân viên an ninh say xỉn trong chuyến đi Hà Lan,
2014**.
Cận
vệ của Chủ tịch Lương Cường cầm súng trong lễ đón ở thủ đô Lima, Peru hôm
13/11/2024. AP Photo/Fernando Vergara
Dùng
súng chống drone – Hình ảnh phản cảm
Ba
hôm sau, tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Peru, vệ sĩ của ông Lương Cường sử dụng
súng chống drone trong khi duyệt đội danh dự tại Dinh Công Lý ở Lima.
Phóng
viên quốc tế đã nhanh chóng ghi lại động thái này. Bức ảnh trở thành tâm điểm
chú ý trên truyền thông quốc tế và lọt vào danh sách những hình ảnh "ấn tượng"
nhất trong ngày.
Đáng
nói là nguy cơ ông Cường bị tấn công bằng drone không hiện hữu. Khả năng ông ta
bị một quốc gia đối địch tấn công bằng drone bị loại bỏ. Việt Nam hiện không có
chiến tranh.
Đối
thủ chính trị ở trong nước thì hầu như không thể tấn công ông ta bằng drone ở
Peru, một phương án quá mạo hiểm. Nếu muốn, họ có những lựa chọn khác.
Sử
dụng vũ khí khi không có nguy cơ thực tế nào đặt ra câu hỏi về tính chuyên nghiệp
của đoàn Việt Nam. Hơn nữa, động thái này tạo khoảng cách với công chúng.
Khác
với phong cách ngoại giao của lãnh đạo Việt Nam, lãnh đạo các quốc gia phát triển
thường gây thiện cảm bằng biểu hiện thân thiện với người dân.
Họ
thường thúc đẩy hình ảnh nước họ bằng những cử chỉ thân thiện, giản dị. Chẳng hạn,
Obama ăn bún chả bình dân ở Hà Nội, Trudeau chạy bộ ở kênh Nhiêu Lộc…
_________
Tân CTN Lương Cường và chuyến công du đầu tiên không như ý
Cận vệ của Chủ tịch nước Lương Cường bị bắt ở Chile vì cáo buộc
"xâm hại tình dục"
Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường vướng bê bối: Bộ Công an yêu cầu
FB chặn hiển thị tin ở Việt Nam
________
Thông
điệp ngoại giao bất cẩn
Phát
biểu tại Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế APEC ở Peru, ông Lương Cường cảnh
báo về mối nguy chiến tranh thương mại trên thế giới.
Ông
nói, xin trích "cần loại bỏ tư duy “nhất bên thắng, nhất bên thua, không để
chủ nghĩa dân tộc làm méo mó chính sách."***
Bình
luận về thông điệp gây sốc này, Bloomberg chạy tựa “Lãnh đạo Việt Nam cảnh báo
chiến tranh thương mại dẫn đến nghèo đói, ám chỉ Trump.”
Theo
đó hãng tin này nói, đây là chỉ trích mạnh mẽ nhất nhắm tới cách tiếp cận về
thương mại của Tổng thống tân cử Donald Trump.
Cần
nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Số liệu
2023 của VCCI cho thấy xuất khẩu sang Mỹ chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước.****
Hoa
Kỳ còn là một trong những quốc gia tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Một ví dụ gần
đây là Việt Nam thuộc Top 10 nước được Mỹ viện trợ vắc-xin nhiều nhất trong đại
dịch COVID.*****
Phát
biểu của Chủ tịch Việt Nam có thể khiến quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ trở
nên căng thẳng, nguy cơ mất viện trợ hoặc hỗ trợ kinh tế, ngoại giao bị giảm
sút.
Chuyến
đi của Chủ tịch Việt Nam lần này để lại nhiều bài học đắt giá. Cần xét lại tiêu
chuẩn, quy trình bổ nhiệm cảnh vệ. Báo chí trong nước không thể tảng lờ, che giấu
sự thật.
Người
dân cũng cần yêu cầu chính quyền thực hiện chiến lược ngoại giao tỉnh táo, bảo
vệ lợi ích quốc gia thay vì tạo thêm căng thẳng không cần thiết.
Nếu
những vấn đề này không được giải quyết dứt khoát, các chuyến công du tương lai
sẽ tiếp tục làm suy yếu hình ảnh của quốc gia, "Made in Vietnam"
không có mấy giá trị.
_________
Chú
thích:
**
https://www.politico.com/gallery/secret-service-prostitution-scandal-unfolds-in-colombia?slide=0
.
---------------------------------------------------
*Bài
viết không thể hiện quan điểm của RFA.
No comments:
Post a Comment