Bà Trương Mỹ Lan
xét xử phúc thẩm, liệu có thoát án tử?
BBC News Tiếng Việt
1
tháng 11 2024, 17:21 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly2d112vqjo
Phiên
tòa xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 sẽ diễn ra từ ngày 4-25/11. Ở
phiên sơ thẩm hồi tháng 4, bà Trương Mỹ Lan đã bị tuyên tử hình và kháng cáo.
Bà
Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Vụ
án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 có 86 bị cáo, gồm một án tử hình là bà Trương Mỹ
Lan và ba án chung thân gồm các cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB. Các bị cáo còn lại
nhận mức án từ ba năm tù (án treo) cho đến 20 năm tù.
Hai
người thân của bà Lan là ông Chu Lập Cơ (chồng) bị tuyên 9 năm tù và Trương Huệ
Vân (cháu ruột) lãnh 17 năm tù.
Sau
bản án sơ thẩm, có 48 trong số 86 bị cáo đã kháng cáo giảm nhẹ hình phạt. Bà
Lan, cùng với hai người thân và một số cựu lãnh đạo của SCB bị tuyên án chung
thân, nằm trong số những người kháng cáo.
Ngày
23/10, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP HCM đã ban hành quyết định xét xử phúc thẩm
48 bị cáo về các tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các
tổ chức tín dụng", "Tham ô tài sản"; "Đưa hối lộ";
"Nhận hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ", "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Phiên
tòa phúc thẩm sẽ do bà Huỳnh Thanh Duyên làm chủ tọa. Giữ quyền công tố tại tòa
là các kiểm sát viên Võ Phong Lưu, Đặng Quốc Việt và Đỗ Phước Trung.
Tòa
phúc thẩm có gần 100 luật sư tham gia bào chữa, riêng bà Lan có 5 luật sư.
Kháng
cáo toàn bộ
Bà
Trương Mỹ Lan tại phiên tuyên án giai đoạn 2 của vụ Vạn Thịnh Phát vào ngày
17/10
Ở
phiên sơ thẩm hồi tháng 4, bà Trương Mỹ Lan lãnh án 20 năm tù về tội "Vi
phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng"; 20 năm
tù tội "Đưa hối lộ" và tử hình tội "Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt
là tử hình.
Về
trách nhiệm dân sự, bản án sơ thẩm buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường
cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay là 677.800 tỷ đồng. Cả hai cũng nằm trong số
48 bị cáo kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt.
Bà
Lan là người duy nhất trong số 86 bị cáo của vụ án bị kết án tử hình, đồng thời
cũng là một trong số ít nữ doanh nhân bị tuyên án tử hình về tội kinh tế trong
lịch sử tố tụng Việt Nam.
Theo
tòa, bà Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng nhiều công ty khác hoạt
động theo mô hình tập đoàn lấy Vạn Thịnh Phát làm trọng tâm, kiểm soát hoạt động
của các công ty còn lại.
Hội
đồng xét xử cho rằng có đủ căn cứ xác định bà Lan đã thâu tóm Ngân hàng SCB
trong 10 năm trời và tính đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã nắm giữ đến
91,5% cổ phần Ngân hàng SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên giùm.
Dù
bà Lan không nắm giữ các chức vụ tại SCB nhưng bà gián tiếp sở hữu trên 91% cổ
phần của ngân hàng nên trên thực tế là người chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi
hoạt động của SCB, từ việc tuyển chọn, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB cho đến
việc chỉ đạo hợp thức hồ sơ vay vốn để rút tiền từ SCB.
Từ
đó, bà Lan đã chỉ đạo các bị cáo là lãnh đạo Ngân hàng SCB gồm: Bùi Anh Dũng (cựu
chủ tịch SCB), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB), Đinh Văn Thành (cựu chủ
tịch SCB),Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB),… thực hiện việc rút tiền
từ SCB nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá
nhân, gây hậu quả đặc biệt lớn.
No comments:
Post a Comment