Vụ Y Quynh Bđăp:
Phép thử cho ông Tô Lâm và Tân thủ tướng Thái Lan?
BBC News Tiếng Việt
11
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c7v6j4q1qmzo
Vụ
ông Y Quynh Bđăp, một
nhà hoạt động nhân quyền, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, có
nguy cơ bị dẫn độ về Việt Nam được quốc tế đánh giá là phép thử đối với Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và với tân Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra.
Trong
nhiều thập niên, Thái Lan đã trở thành thiên đường cho những người chạy trốn
chiến tranh và đàn áp chính trị ở các quốc gia trên khắp Đông Nam Á và nhiều nước
khác.
Tuy
nhiên, không có một sự bảo vệ chính thức nào từ chính phủ Thái Lan cho những
người tị nạn.
Trong
một số trường hợp, như của ông Bđăp,
chính quyền Thái Lan hợp tác với các chính phủ nước ngoài để giam giữ và trục
xuất những người bất đồng chính kiến, đổi lại các quốc gia này sẽ trục xuất các
nhà hoạt động Thái Lan đang chạy trốn.
Nhưng
với những diến biến mới trên chính trường ở cả Việt Nam và Thái Lan, vụ việc của
ông Bđăp được nhìn nhận là cơ hội để lãnh đạo hai nước cho thấy họ tiến bộ hơn
người tiền nhiệm trong vấn đề nhân quyền.
'Sức
ép từ Việt Nam'
HÌNH
:
Mặc
dù Thái Lan và Việt Nam không có hiệp ước dẫn độ chung, nhưng chính phủ Việt
Nam vẫn yêu cầu Thái Lan dẫn độ Y Quynh Bđăp.
Ông
Y Quynh Bđăp, tị nạn ở Thái Lan từ năm 2018, đã bị tòa án ở Việt Nam xét xử vắng
mặt và kết án 10 năm tù giam với tội danh "khủng bố".
Ông
bị cáo buộc tham gia lãnh đạo nhóm người nổ súng vào trụ sở
chính quyền ở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk hồi
tháng 6/2023 khiến chín người tử vong.
.
Chính
phủ Thái Lan thừa nhận việc bắt giữ ông Y Quynh Bđăp hôm 11/6 là theo yêu cầu của
chính quyền Việt Nam.
Ông
Phil Robertson, Giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động
châu Á (AHRLA), nói với BBC Tiếng Việt rằng Việt Nam đã gây sức ép lớn lên Thái
Lan trong vụ việc này.
Trong
các phiên tòa xét xử ông Bđăp tại Bangkok, chính phủ Việt Nam đều cử cán bộ từ
Bộ Công an tới dự.
Việt
Nam được cho là còn có nhiều hành động chính trị khác sau hậu trường để gây sức
ép buộc Thái Lan phải trục xuất Bđăp, theo ông Phil Robertson.
Kết
quả là, sau một số phiên xét xử riêng biệt và sau nhiều lần trì hoãn, Tòa án
Hình sự Thái Lan hôm 30/9 đã ra lệnh bắt giữ để trục xuất ông Bđăp về Việt Nam.
Luật
sư của ông Bđăp cho biết ông đã kháng cáo, với thời hạn theo quy định là 30
ngày.
Trong
thời gian này, có một diễn biến mới đáng chú ý là Thái Lan đã giành chiến thắng
hôm 9/10 để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, với số phiếu
bầu cao nhất—177—cho nhiệm kỳ ba năm.
Nhiệm
kỳ này được đánh giá là đóng vai trò then chốt để Thái Lan nâng cao vị thế của
mình sau khi thành lập chính phủ mới do bà Paetongtarn Shinawatra đứng đầu.
Một
số nhà quan sát nhận định rằng một tân thủ tướng cấp tiến và một ghế trong hội
đồng nhân quyền là dấu hiệu tốt để hi vọng Y Quynh Bđăp sẽ không bị dẫn độ về
Việt Nam.
Chưa
rõ chính phủ Thái sẽ quyết ra sao, nhưng cũng trong chiều 9/10, Thủ tướng Việt
Nam Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với tân Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn
Shinawatra tại Lào nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và
các hội nghị cấp cao liên quan.
Tại
cuộc gặp, ông Chính đã tái khẳng định tầm quan trọng trong việc "tăng cường
phối hợp, trao đổi thông tin trong đấu tranh với các tổ chức khủng bố, phản động;
bảo đảm không cho phép bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của nước
này để chống lại nước kia".
'Phép
thử cho ông Tô Lâm'
CTN-TBT
Tô Lâm
Dưới
thời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam bị quốc tế
đánh giá là "u
ám".
Cùng
với chiến dịch Đốt lò, ông Trọng được cho là đã tăng cường các cuộc đàn áp lên
giới bất đồng chính kiến và xã hội dân sự, thậm chí mở rộng đàn áp sang
các nhà hoạt động môi trường.
Ông
Phil Robertson nói với BBC News Tiếng Việt rằng ông "không tin ông Tô Lâm
sẽ làm bất cứ điều gì khác biệt với tư cách là chủ tịch nước, so với những gì
ông đã làm với tư cách là Bộ trưởng Bộ Công an."
No comments:
Post a Comment