Thursday, October 3, 2024

VIỆT NAM BỊ VƯỚNG VÀO VÒNG XOÁY THUẾ QIUAN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CỦA MỸ (BBC News Tiếng Việt)

 



Việt Nam bị vướng vào vòng xoáy thuế quan năng lượng mặt trời của Mỹ

BBC News Tiếng Việt

3 tháng 10 2024, 12:41 +07  

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce9jrl1g92lo

 

Thuế sơ bộ lên tới 23 phần trăm có thể được tăng lên – hoặc giảm xuống – tùy thuộc vào kết quả điều tra của Bộ Thương mại Mỹ, theo Bloomberg.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a652/live/a843b520-8149-11ef-ad45-893aa022fcbc.jpg.webp

Một cơ sở sản xuất năng lượng mặt trời tại Việt Nam

 

Bộ Thương mại Mỹ đã áp đặt các mức thuế sơ bộ đối với hàng nhập khẩu năng lượng mặt trời từ Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, sau phát hiện ban đầu rằng các thiết bị năng lượng mặt trời từ các nước này đang được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp bất hợp pháp của chính phủ.

 

Quyết định này đánh dấu một chiến thắng sớm cho các nhà sản xuất tấm pin của Mỹ, những người cho rằng hàng nhập khẩu giá rẻ đang gây hại cho hoạt động của họ và đe dọa các khoản đầu tư nhằm phát triển chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời của Mỹ.

 

Họ yêu cầu chính phủ áp dụng thuế, lập luận rằng các thiết bị năng lượng mặt trời từ các nước nói trên được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp nước ngoài không công bằng và đang được bán với giá thấp hơn giá thành sản xuất.

 

Các quốc gia bị nhắm tới cung cấp phần lớn lượng pin và tấm mô đun năng lượng mặt trời cho Mỹ, và việc áp dụng nhanh chóng các khoản thuế đối trọng có nghĩa là các công ty năng lượng tái tạo Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn cho các thiết bị đó ngay lập tức.

 

Đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam, mức thuế sẽ được áp dụng hồi tố, tính ngược lại 90 ngày đến đầu tháng Bảy.

 

Vụ việc này chỉ đánh dấu nỗ lực mới nhất của các nhà sản xuất Mỹ nhằm đối đầu với các đối thủ nước ngoài, bắt đầu bằng các mức thuế tương tự đối với các thiết bị năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc cách đây khoảng 12 năm.

 

Các nhà sản xuất Trung Quốc đã phản ứng bằng cách thiết lập hoạt động tại các quốc gia châu Á khác không bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ.

 

Các công ty theo đuổi các khiếu nại mới nhất với tư cách là thành viên của Ủy ban Thương mại Sản xuất Năng lượng Mặt trời Mỹ bao gồm First Solar Inc., Hanwha Qcells USA Inc. và Mission Solar Energy LLC.

 

Các quan chức Trung Quốc cho rằng thuế quan mới đe dọa làm chậm tốc độ chuyển đổi năng lượng của Mỹ và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nước này.

 

Vụ việc đã vấp phải sự phản đối của một số nhà sản xuất nước ngoài và các nhà phát triển năng lượng tái tạo trong nước, những người cho rằng thuế quan có thể đem lại lợi thế không công bằng cho các nhà sản xuất lớn của Mỹ trong khi làm tăng chi phí các dự án năng lượng mặt trời.

 

Abigail Ross Hopper, Chủ tịch của Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời, cho biết: “Chúng ta cần các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ các nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Mỹ và đồng thời giúp chúng ta triển khai năng lượng sạch ở quy mô và tốc độ cần thiết để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và phục vụ nhu cầu điện ngày càng tăng tại Mỹ.”

 

“Mặc dù chúng ta nhận ra bối cảnh thị trường đầy thách thức đối với các nhà sản xuất trong nước trong ngắn hạn, nhưng riêng những trường hợp này sẽ không giải quyết được các thách thức vĩ mô của chúng ta.”

 

Cuộc điều tra dự kiến diễn ra cho tới mùa xuân năm sau - và mức thuế mới có thể được tăng, hoặc giảm, hoặc hủy bỏ hoàn toàn dựa trên kết quả của cuộc điều tra.

Theo quyết định mà Mỹ đưa ra hôm 1/10, thiết bị năng lượng mặt trời của Malaysia nhập vào Mỹ sẽ bao gồm khoản thuế 9,13% theo chương trình thuế quan mới, con số này đối với Thái Lan là 23,06%.

 

Xuất khẩu thiết bị năng lượng mặt trời của Việt Nam đối mặt với mức thuế thấp nhất (2,85%), tiếp đó là mức 8,25% dành cho Campuchia.

 

Mức thuế đánh vào các công ty cụ thể bao gồm 14,72% đối với hàng nhập khẩu từ Hanwha Q Cells Malaysia Sdn. Bhd.; 3,47% đối với hàng nhập khẩu từ một số công ty của JinkoSolar Holding Co. Ltd tại Malaysia; 0,14% đối với Trina Solar Science & Technology (Thailand) Ltd; và 2,85% đối với một số công ty của JA Solar Technology Co. tại Việt Nam.

 

Các nhà phân tích cho biết mức thuế sơ bộ nhìn chung thấp hơn so với dự báo. Tuy nhiên, mức thuế cuối cùng có khả năng sẽ cao hơn so với đánh giá ban đầu, như đã xảy ra trong các vụ kiện thương mại năng lượng mặt trời trước đây.

 

·        Việt Nam có nên theo mô hình phát triển của Nhật Bản?24 tháng 9 năm 2024

·        VinFast lỗ sâu trong quý 2/2024, vì sao?22 tháng 9 năm 2024

·        Việt Nam cân nhắc khôi phục kế hoạch phát triển điện hạt nhân13 tháng 9 năm 2024

 

Bộ Thương mại Mỹ cũng chỉ mới bắt đầu điều tra một số cáo buộc về trợ cấp chính phủ mới được đệ trình, theo lời Tim Brightbill, đối tác tại Wiley Rein LLP và là luật sư chính của bên đệ đơn kiện.

 

Ông Brightbill nói: “Chúng tôi tin tưởng rằng khi có kết luận cuối cùng, sẽ phát hiện các khoản trợ cấp đáng kể, không chỉ từ bốn quốc gia nói rên mà còn với các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc. Những công ty này rất giỏi trong việc che giấu các khoản trợ cấp và nguồn gốc của chúng.”

 

KeyBanc Capital Markets đã báo cáo rằng đối với các nhà nhập khẩu năng lượng mặt trời lớn như Trina và JA, mức thuế sơ bộ mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra là “quá thấp đến mức không có ý nghĩa”.

 

Kết quả này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cổ phiếu của First Solar, công ty có thể đã hưởng lợi từ tình huống này, nhưng sẽ có lợi cho ngành năng lượng mặt trời ở Mỹ.

 

Bộ Thương mại Mỹ đã sơ bộ đồng ý với một liên minh các nhà sản xuất rằng việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng năng lượng mặt trời trong những tháng gần đây từ Việt Nam và Thái Lan được coi là "tình huống khẩn cấp" - một tiêu chuẩn theo luật thương mại - và hợp lý để áp dụng các khoản thuế hồi tố cho các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 2/7.

 

Tuy nhiên, việc thu thuế hồi tố này không áp dụng cho thiết bị năng lượng mặt trời từ Trina Solar (Thái Lan) hoặc pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Boviet Solar Technology và JA Solar Việt Nam.

 

Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ vẫn đang tiếp tục điều tra về các cáo buộc rằng các mặt hàng năng lượng mặt trời nhập khẩu từ các quốc gia này đang được bán tại Mỹ với giá thấp hơn giá thành sản xuất, với kết quả sơ bộ dự kiến sẽ được công bố vào tháng 11.

 

---------------------

Tin liên quan

·         

Điện mặt trời: Cắt giảm mạnh công suất, 'VN giáng đòn vào nỗ lực năng lượng sạch'

15 tháng 9 năm 2022

·         

Năng lượng tái tạo VN: Nghịch lý tăng than dù thừa điện mặt trời và câu hỏi về điện khí LNG - Bài 1

18 tháng 1 năm 2023

·         

Năng lượng tái tạo VN: Chỉ còn 'chờ quyết tâm của chính phủ' - Bài 2

21 tháng 1 năm 2023

·         

Vì sao các tập đoàn nước ngoài rút khỏi dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam?

7 tháng 9 năm 2024

·         

Mỹ tìm cách loại Trung Quốc ra khỏi kế hoạch lắp cáp dưới biển của Việt Nam

19 tháng 9 năm 2024

·         

SpaceX tạm dừng thảo luận về Starlink với Việt Nam

1 tháng 3 năm 2024

 





No comments: