Philippines kêu gọi Trung Quốc
và ASEAN khẩn trương đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
10/10/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7817484.html
Tại
hội nghị thượng đỉnh khu vực hôm thứ Năm (10/10), Tổng thống Philippines
Ferdinand Marcos Jr đã thúc giục các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và Trung Quốc khẩn
trương đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, đồng thời
cáo buộc Bắc Kinh quấy rối và đe dọa.
https://gdb.voanews.com/eb1191d0-d649-4906-b6e6-5a8ab31b3788_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tổng
thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Phát
biểu tại Lào trước các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, ông Marcos nói rằng cần phải có tiến
triển thực chất và tất cả các bên phải "thực sự cởi mở trong việc nghiêm
túc xử lý các bất đồng" và giảm căng thẳng.
Trung
Quốc và Philippines, đồng minh của Hoa Kỳ, đã căng thẳng với nhau trong một loạt
các cuộc đối đầu gần các thực thể tranh chấp ở Biển Đông. Manila cáo buộc hải cảnh
Trung Quốc gây hấn và Bắc Kinh tức giận về cái mà họ gọi là hành động khiêu
khích và liên tục xâm phạm lãnh thổ của Philippines.
Các
cuộc cãi vã đã trở nên quyết liệt và làm dấy lên mối lo ngại trong khu vực về sự
leo thang mà rốt cuộc có thể kéo theo Hoa Kỳ, quốc gia có hiệp ước phòng vệ
tương hỗ ký năm 1951 với cam kết bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công.
"Cần
phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ đàm phán về bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung
Quốc", ông Marcos phát biểu tại cuộc họp, theo một tuyên bố từ văn phòng của
ông.
"Thật
đáng tiếc khi tình hình chung ở Biển Đông vẫn căng thẳng và không thay đổi.
Chúng tôi tiếp tục phải chịu sự quấy rối và đe dọa".
Dựa
trên các bản đồ cũ, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển
Đông và đã triển khai một đội tàu hải cảnh sâu vào Đông Nam Á, bao gồm các vùng
đặc quyền kinh tế của Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam.
Ý
tưởng về một bộ quy tắc ứng xử trên biển lần đầu tiên được Trung Quốc và ASEAN
nhất trí vào năm 2002 nhưng mãi tới năm 2017 quá trình soạn thảo chính thức mới
bắt đầu.
Kể
từ đó, tiến độ diễn ra rất chậm chạp, và đã mất nhiều năm chỉ để thảo luận về
khuôn khổ và phương thức đàm phán cũng như các hướng dẫn được ban hành để cố gắng
đẩy nhanh tiến độ. Một số thành viên ASEAN lo ngại rằng bộ quy tắc ứng xử sẽ
không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Ông
Marcos bày tỏ sự thất vọng khi các bên liên quan không thể thống nhất ngay cả về
những điều đơn giản, đồng thời nói thêm rằng "định nghĩa về một khái niệm
hết sức cơ bản như 'tự kiềm chế' vẫn chưa nhận được sự đồng thuận”.
Khi
được hỏi về những phát biểu này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao
Ninh nói rằng Trung Quốc cam kết thúc đẩy các cuộc tham vấn về bộ quy tắc ứng xử
và luôn kiên quyết giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn.
"Đồng
thời, Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hành vi xâm phạm và khiêu khích, và
kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải của mình",
bà Mao phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Ngoại
trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tân Thủ tướng Nhật
Bản Shigeru Ishiba và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã cùng tham gia với
các lãnh đạo Đông Nam Á ở Lào hôm thứ Năm, trước cuộc họp toàn thể của Hội nghị
thượng đỉnh Đông Á vào thứ Sáu (11/10).
Tổng
thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Ishiba Bản dự kiến sẽ có cuộc gặp
thượng đỉnh đầu tiên tại Lào vào thứ Năm, trong lúc hai nước láng giềng này
đang tìm cách tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế.
No comments:
Post a Comment