Ông Lương Cường và
ông Tập Cận Bình bàn gì ở Bắc Kinh?
BBC News Tiếng Việt
12
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp8mp70r7m7o
Thường
trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lương Cường đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn
phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ hôm 11/10 tại Bắc Kinh.
Thường
trực Ban Bí thư Lương Cường gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại
Bắc Kinh hôm 11/10/2024
Chuyến
thăm Trung Quốc của ông Lương Cường cùng đoàn Việt Nam kéo dài từ 9-12/10, theo
lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một
điều đáng chú ý là khác với các chuyến thăm cấp cao gần đây, báo chí Việt Nam
không đưa tin rộng rãi trước và trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Cường.
Hai
ngày sau khi ông Cường và đoàn Việt Nam tới Trung Quốc, tới đêm 11/10, một số
báo Việt Nam mới bắt đầu đưa tin về cuôc gặp giữa ông Lương Cường với ông Tập Cận
Bình và cuộc hội đàm với ông Thái Kỳ.
Báo
Việt và báo Trung đưa tin về sự kiện ra sao?
Ông
Lương Cường, tại buổi gặp, đã nhấn mạnh chuyến thăm này nhằm quán triệt và thực
hiện "nhận thức chung" của đảng cộng sản hai nước, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ
tương lai theo phương châm "16 chữ", tinh thần "4 tốt"
và phương hướng "6 hơn", theo truyền thông Việt Nam.
Ông
Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đứng đầu là ông Tô Lâm, Việt Nam sẽ hoàn thành các mục tiêu của Đại hội 13, hướng
tới 100 năm thành lập đảng và 100 năm lập nước.
Ông
Tập cũng nói Trung Quốc xác định việc phát triển quan hệ với Việt Nam là
"phương hướng ưu tiên" trong chính sách ngoại giao láng giềng.
Về
Biển Đông, ông Lương Cường "đề nghị hai bên kiểm soát và giải quyết tốt
các vấn đề khác biệt trên tinh thần thẳng thắn, chân thành, hữu nghị, tập trung
giữ ổn định tình hình trên biển, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của
nhau trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển 1982," theo báo chí Việt Nam.
VIDEO
: Ai sẽ thay ông Tô Lâm làm chủ tịch nước?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp8mp70r7m7o
Theo
Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nói trong cuộc gặp với
ông Lương Cường rằng việc tuân thủ sự lãnh đạo của đảng cộng sản và chế độ xã hội
chủ nghĩa là đặc điểm cốt lõi nhất của Trung Quốc và Việt Nam, là nền tảng
chính trị vững chắc nhất để phát triển quan hệ song phương.
Ông
Tập kêu gọi hai nước "tăng cường trao đổi tư tưởng và ý tưởng", tăng
cường các cuộc thảo luận về lý thuyết và tăng cường công tác đào tạo cán bộ.
Ông
Tập cũng kêu gọi hai bên hợp tác để cải thiện công tác "định hướng dư luận",
nhằm củng cố sự ủng hộ của người dân.
Hoàn
Cầu Thời báo viết rằng ông Lương Cường nói rằng hai nước là "láng giềng xã
hội chủ nghĩa, núi liền núi, sông liền sông", nên việc phát triển quan hệ
với Trung Quốc "luôn là nhu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và là ưu
tiên hàng đầu trong toàn bộ hoạt động ngoại giao của Việt Nam".
Thông
tin chuyến thăm của ông Lương Cường trên Nhân dân Nhật báo ngày
12/10
Cổng
thông tin điện tử của chính quyền thủ đô Bắc Kinh dẫn lời ông Tập nhấn mạnh
trong bối cảnh thế giới có những thay đổi nhanh chóng trong thế kỷ qua, Trung
Quốc và Việt Nam phải duy trì đường hướng chính trị chung và kiên quyết nắm bắt
quan hệ Trung-Việt từ góc độ chiến lược để đảm bảo quan hệ song phương tiếp tục
phát triển đúng hướng.
Ông
Tập Cận Bình cũng nói rằng, phiên họp toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20 tổ chức vào tháng Bảy năm nay đã có những
sắp xếp có hệ thống nhằm đi sâu hơn nữa các cải cách toàn diện và thúc đẩy hiện
đại hóa đặc thù Trung Quốc.
Việc
này sẽ không chỉ mở ra những triển vọng rộng lớn cho sự phát triển của Trung Quốc
mà còn mang lại động lực và cơ hội mới cho sự phát triển của Việt Nam và các nước
khác trên thế giới, theo lời ông Tập.
Trang
này tường thuật rằng ông Lương Cường nồng nhiệt chúc mừng Trung Quốc nhân kỷ niệm
75 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt chúc mừng những
thành tựu phát triển to lớn mà nhân dân Trung Quốc đạt được dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo
Tân Hoa Xã, tại cuộc gặp với ông Tập, ông Lương Cường nói: “Tư tưởng Tập Cận
Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới có ý nghĩa chỉ đạo
quan trọng đối với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và cũng có giá trị
to lớn đối với các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam và cộng đồng quốc tế.”
Bối
cảnh đặc biệt
VIDEO
: Biển Đông: Vì sao Trung Quốc hành hung ngư dân Việt Nam?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp8mp70r7m7o
Chuyến
thăm Trung Quốc của ông Lương Cường diễn ra trong một bối cảnh khá đặc biệt, với
nhiều diễn biến chính trị và xã hội nổi bật ở cả hai nước.
Quốc
hội Việt Nam sẽ bầu chủ tịch nước mới vào tháng 10 và Đại tướng Lương
Cường được nhiều nhà quan sát nước ngoài đánh giá là ứng cử viên nặng
ký nhất.
Ông
Lương Cường có thâm niên trong Trung ương Đảng với ba khóa liên tiếp 11, 12 và
13. Ông là ủy viên Bộ Chính trị được bầu vào đầu khóa 13.
Công
tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đang bước
vào giai đoạn quyết định.
Hội nghị Trung
ương 10 khóa 13 diễn ra hồi giữa thán Chín đã bàn phương hướng
công tác nhân sự cho Đại hội 14 - dự kiến diễn ra vào quý 1/2026.
Công
tác nhân sự được ông Tô Lâm đánh giá là "then chốt của then chốt", có
ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của
Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, mà ông gọi là "kỷ nguyên vươn
mình của dân tộc".
Biển
Đông, nơi chứng kiến những xung khắc thâm niên giữa hai nước, cũng "dậy
sóng" trong những ngày gần đây.
Vào
ngày 29/9, hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi
đã bị lực lượng chức năng Trung Quốc tấn công, hành hung và cướp tài sản "trong
khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".
Vụ
việc khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng.
Tuyên
bố của Việt Nam được đánh giá là mạnh mẽ và thẳng thắn hơn những lần trước, nhất
là khi nêu đích danh Trung Quốc.
Trước
khi có tuyên bố của Bộ Ngoại giao, báo chí Việt Nam dù đưa tin về vụ tấn công
nhưng thay vì nói tàu Trung Quốc thì lại nói là "tàu nước ngoài" hay
"tàu lạ", tương tự như cách tường thuật các vụ trong quá khứ.
Về
phía bên kia, Trung Quốc vừa kỷ niệm 75 năm quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa.
Một
sự kiện đáng chú ý nữa là Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm chính thức Việt
Nam từ ngày 12 đến 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trong
chuyến thăm của ông Lý Cường, hai nước dự kiến sẽ ký các thỏa thuận mới, bao gồm các dự án đường
sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc và các hợp tác về thương mại nông
nghiệp.
Trước
đó, vào tháng Tám, trong chuyến thăm Bắc
Kinh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, hai nước đã ký các văn bản
quy hoạch và nghiên cứu khả thi cho các tuyến đường sắt tiêu chuẩn ở miền Bắc
Việt Nam kết nối với Trung Quốc, sau các thỏa thuận ban đầu vào tháng 12 trong
chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập tới Hà Nội.
Sự
nghi kị giữa hai nước láng giềng, vốn đã có một cuộc chiến tranh biên giới ngắn
vào cuối thập niên 1970 và vẫn thường xuyên xung đột về ranh giới ở Biển Đông,
trong những tháng gần đây, những cân nhắc về kinh tế dường như đã thắng thế trước
những lo ngại về an ninh, theo bình luận của Reuters.
Tiếp
tục ngoại giao cây tre
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Điện
Élysée vào ngày 7/10
Chuyến
thăm Trung Quốc của ông Lương Cường cho thấy Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông
Tô Lâm, vẫn tiếp tục chính sách ngoại giao cây tre,
vốn đã hình thành từ sau Đổi mới và đặc biệt được thúc đẩy dưới thời cố Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng.
Một
mặt, Việt Nam thắt chặt quan hệ với người láng giềng Trung Quốc qua các chuyến
thăm cấp cao và các hoạt động hợp tác, đặc biệt là về chính trị, mặt khác, Hà Nội
không quên tăng cường quan hệ với các cường quốc đối thủ của Bắc Kinh, như Mỹ,
Pháp.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc vào
20/8, nơi ông có một lịch trình nghị sự dày đặc, với các nội dung về hợp tác
chính trị, kinh tế và giải quyết bất đồng trên Biển Đông.
Ông
Tô Lâm gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 25/9 tại Washington
Chỉ
một tháng sau, vào ngày 25/9, ông Tô Lâm có cuộc
gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại New York bên lề Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc - nơi ông Biden khuyến khích Việt Nam tập trung nhiều hơn vào cải
cách và mở cửa kinh tế, trong khi ông Tô Lâm khẳng định quan hệ Việt Nam - Mỹ
"có nhiều nét rất đặc biệt".
Mới
đây nhất, ông Tô Lâm đã thăm
chính thức Pháp và nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược
Toàn diện.
Mỹ
và Việt Nam cũng đang tăng cường
mở rộng hợp tác quốc phòng và các lợi ích an ninh chung.
Vào
ngày 9/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng
Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Lầu Năm Góc, bang Virginia.
Trong
cuộc gặp cấp cao, ông Austin và ông Phan Văn Giang khẳng định lại tầm quan trọng
trong quan hệ hợp tác Mỹ-Việt và làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm
thương mại quốc phòng, công nghiệp quốc phòng và chia sẻ thông tin.
Theo Reuters hồi
tháng Bảy, Mỹ đang thảo luận với Việt Nam về việc bán máy bay vận tải quân sự
Lockheed Martin C-130 Hercules cho Việt Nam.
Nếu
được thực hiện, đây sẽ là thỏa thuận quân sự lớn nhất của Việt Nam kể từ khi
công khai tuyên bố vào cuối năm 2022 về ý định đa dạng hóa nguồn cung quốc
phòng, vốn phụ thuộc rất nhiều vào Nga.
-------------------
Tin
liên quan
·
Trung Quốc 75 năm
và bài học cho Việt Nam
7
tháng 10 năm 2024
·
Ai sẽ thay ông Tô
Lâm làm chủ tịch nước?
29
tháng 8 năm 2024
·
Hội nghị Trung ương
10: có gì đáng chú ý về nhân sự?
18
tháng 9 năm 2024
No comments:
Post a Comment