Thủ tướng Trung Quốc
Lý Cường thăm Việt Nam: Đâu là điểm đáng chú ý?
BBC News Tiếng Việt
12
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3vk27erzn0o
Thủ
tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam
kể từ khi nhậm chức từ tháng 3/2023.
Thủ
tướng Trung Quốc Lý Cường gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào tối 12/10 tại
trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng ở Hà Nội.
Tối
12/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã hạ cánh xuống sân bay quốc
tế Nội Bài tại thủ đô Hà Nội. Ra đón đoàn tại sân bay quốc tế Nội Bài có Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Tháp
tùng Thủ tướng Lý Cường có: Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào; Thứ trưởng phụ
trách Bộ Ngoại giao Mã Triều Húc; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tôn Vệ Đông; Đại sứ
Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ; Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác phát triển quốc
tế Trung Quốc La Chiếu Huy; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Lưu Tô
Xã; Chánh văn phòng Thủ tướng Khang Húc Bình.
Chuyến
thăm của ông Lý Cường diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/10, đánh dấu lần đầu tiên
sau 11 năm một thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc thăm Việt Nam.
Vào
năm 2013, người tiền nhiệm của ông Lý Cường là cố Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có
thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10/2013.
Vào
tối 12/10, ngay sau khi đến Hà Nội, Thủ tướng Lý Cường đã hội kiến Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Tô Lâm tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng.
Dự
kiến ông sẽ hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào sáng ngày Chủ nhật 13/10
trước khi chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước.
Cuộc
hội kiến giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô
Lâm tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng vào tối 12/10.
Trước
khi đến Hà Nội, ông Lý Cường đã đến thủ đô Viêng Chăn của Lào tham dự Thượng đỉnh
Trung Quốc-ASEAN lần thứ 27, Thượng đỉnh ASEAN+3 và Thượng đỉnh Đông Á lần thứ
19 từ ngày 9 đến 12/10.
Ông
Lý Cường nhậm chức thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc từ tháng 3/2023 đến nay.
Ông
Lý Cường thăm chính thức Việt Nam ngay sau chuyến thăm Trung Quốc (từ ngày
9-12/10) của Thường
trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lương Cường theo lời mời của
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông
Lương Cường đã có cuộc hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận
Bình tại Bắc Kinh và hội đàm với ông Thái Kỳ, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị,
Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm
11/10.
·
Thủ tướng Lý Cường
đến Việt Nam sau vụ Trung Quốc tấn công tàu cá: Biển Đông ở đâu trên bàn nghị sự?10
tháng 10 năm 2024
·
Đối phó với
Trung Quốc: Chiến thuật ‘quyết liệt’ của Philipines hay ‘thận trọng’ của Việt
Nam hiệu quả hơn?8 tháng 10 năm 2024
·
Vì sao ông Tô
Lâm nhanh chóng thăm Trung Quốc ngay sau khi làm tổng bí thư?18 tháng 8
năm 2024
Thủ
tướng Trung Quốc Lý Cường và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 44, 45 ở thủ đô Viêng Chăn của Lào vào ngày 10/10
Báo
South China Morning Post (SCMP) ngày 11/10 dẫn lời người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói Lào và Việt Nam là "hai quốc gia láng
giềng chủ nghĩa xã hội thân thiện của Trung Quốc" và cho biết các chuyến
thăm này "rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện".
"Trung
Quốc hy vọng thông qua chuyến thăm có thể phối với Lào và Việt Nam để tiếp tục
thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống, tăng cường liên lạc chiến lược và làm sâu
sắc thêm hợp tác đôi bên cùng có lợi," bà Mao Ninh nói.
Bình
luận về sự kiện này với SCMP, Giáo sư Tra Đạo Huỳnh từ Khoa Quan hệ Quốc
tế thuộc Đại học Bắc Kinh nói chuyến thăm mang tính "thông lệ" và hai
nước có khả năng nhấn mạnh đến các dự án chung trong những lĩnh vực hạ tầng.
Giáo
sư Tra Đạo Huỳnh cũng cho biết Trung Quốc và Việt Nam đã tìm được cơ chế để
"phân chia hợp tác" trong những lĩnh vực thương mại, đầu tư và việc
hai nước tiếp giáp trên biển và đất liền là yếu tố "quan trọng nhất"
trong mối quan hệ ngoại giao.
Năm
2024 cũng đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất
liền và 15 năm ký ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền.
Đường
sắt và xuất khẩu nông sản
Việt
Nam và Trung Quốc hiện được kết nối bằng hai tuyến đường sắt từ miền nam Trung
Quốc đến thủ đô Hà Nội, cũng là trung tâm công nghiệp phía bắc của Việt Nam. Ảnh:
Người dân dừng chờ tàu hỏa tại Hà Nội.
Vào
hôm thứ Sáu 11/10, Reuters dẫn lời hai người nắm vấn đề rằng Trung Quốc và Việt
Nam dự kiến sẽ ký các thỏa thuận mới, bao gồm tăng cường kết nối đường sắt và
mua bán nông sản với Việt Nam.
Trung
Quốc hiện là thị trường tiêu thụ nông sản hàng đầu của Việt Nam dù vẫn còn xảy
ra các vụ ngừng nhập khẩu một số mặt hàng. Cụ thể như hồi tháng Sáu, Tổng cục Hải
quan Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam với lý do liên quan đến
hàm lượng "kim loại nặng".
Hiện
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam: Kim ngạch
xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt
3,79 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 67% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt
Nam 9 tháng qua, theo số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Các
nguồn tin của Reuters cho biết các thỏa thuận cũng bao gồm hệ thống thanh toán
và quy trình hải quan, có thể giúp tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia
láng giềng đều theo thể chế xã hội chủ nghĩa sau khi một loạt các cuộc gặp cấp
cao và những thỏa thuận hợp tác đã được ký trong những tháng gần đây.
Bộ
Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đã không phản hồi trước yêu cầu bình luận của
Reuters.
Vào
ngày Chủ nhật 13/10, dự kiến hai nước sẽ ký một thỏa thuận mới về các hoạt động
khảo sát, một nguồn tin của Reuters cho biết nhưng không nêu cụ thể.
Cả
hai nguồn tin của Reuters đều bình luận trong điều kiện ẩn danh vì tính chất
thông tin không được công khai.
Hiện
chưa rõ bao nhiêu thỏa thuận sẽ được ký kết, nhưng các nguồn tin cho Reuters biết
ít nhất hơn 10 thỏa thuận được bàn thảo.
VIDEO
: Thủ tướng Lý Cường đến Việt Nam: Đâu là tâm điểm nghị trình?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3vk27erzn0o
Các tuyến đường
sắt liền mạch được coi là rất quan trọng cho chuỗi cung ứng, khi
ngày càng nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hướng một số hoạt động sản xuất
hàng xuất khẩu sang Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc
và Mỹ.
Giới
chức hai nước đánh giá đây là lĩnh vực có ý nghĩa to lớn để kết nối chiến lược
hai nền kinh tế, kết nối giữa khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt
Nam-Trung Quốc với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Được
hai nước thông qua vào năm 2004, hợp tác phát triển Hai hành lang, một vành đai
kinh tế Việt Nam-Trung Quốc bao gồm hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải
Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và vành đai kinh tế
Vịnh Bắc Bộ.
Vào
ngày 5/10, ông Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh "thúc đẩy triển khai các dự án
đường sắt kết nối với Trung Quốc".
Hiện
chưa có thời gian khởi công cụ thể liên quan đến ba dự án đường sắt kết nối Việt
Nam với Trung Quốc gồm Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội, Móng Cái-Hạ
Long-Hải Phòng, dù thông tin này đã được đề cập liên tục trong các cuộc gặp cấp
cao.
Biển
Đông
Lãnh
đạo các nước chụp hình chung tại Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 27 trong
khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan ở thủ
đô Viêng Chăn của Lào vào ngày 10/10
Chuyến
đi của ông Lý Cường diễn ra sau vụ các ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi bị lực lượng
chấp pháp của Trung Quốc đánh đập vào ngày 29/9, mà Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi
đây là sự "đối
xử thô bạo".
Một
nguồn tin từ Hà Nội đánh giá với điều kiện ẩn danh rằng vụ việc cụ thể này nếu
có được đề cập trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường thì cũng chỉ ở mức chừng
mực, không nặng nề được. Hai bên sẽ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của đối
thoại để giải quyết khác biệt.
Về
phía mình, Việt Nam tiếp tục duy trì mong muốn giải quyết các tranh chấp trên
Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Thông
tin với báo chí trong nước vào ngày thứ Bảy 12/10, sau chuyến đi của Thủ tướng
Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị cấp cao
liên quan tại thủ đô Viêng Chăn của Lào, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
Bùi Thanh Sơn cho biết:
"Thủ
tướng chia sẻ và đề cao lập trường nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề Biển Đông,
nhấn mạnh giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ
và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ
Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc
tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Thủ tướng cũng đề nghị
các đối tác ủng hộ lập trường của ASEAN và các nỗ lực xây dựng Biển Đông thành
vùng biển của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững."
Thủ
tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 27
trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan
ở thủ đô Viêng Chăn của Lào vào ngày 10/10
Tại
hội nghị, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr vào ngày 10/10 đã kêu gọi
các lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc tăng tốc đàm phán về Bộ quy tắc ứng
xử (COC) trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc.
Ông
Ferdinand Marcos Jr nói tình hình trên Biển Đông "vẫn căng thẳng và không
có gì thay đổi. Chúng tôi vẫn bị xâm hại và tấn công."
Trong
nhiều tháng qua, Philippines là nước có nhiều va chạm trên thực địa với Trung
Quốc tại Biển Đông, trong đó phía Philippines liên tục tố cáo tàu bè, máy bay
Trung Quốc có hành vi tấn công, quấy nhiễu, đe dọa.
Về
phần mình, tại hội nghị vào ngày 11/10, ông Lý Cường nói các nước ngoài khu vực
Đông Nam Á cần tôn trọng và ủng hộ các nỗ lực hòa bình của Trung Quốc ở Biển
Đông và đóng vai trò xây dựng cho nền hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông
Lý Cường không nêu cụ thể “các nước ngoài khu vực Đông Nam Á” là nước nào,
nhưng có thể thấy trong thời gian gần đây, Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản là các
quốc gia có các hoạt động, diễn tập an ninh hàng hải tại Biển Đông, trong đó có
các sự kiện diễn tập chung với Philippines.
Theo
Reuters, ông Lý Cường cũng nói Trung Quốc và các nước trong ASEAN đang "nỗ
lực để sớm hoàn tất" Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung
Quốc.
Tuyên
bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký vào năm 2002 đã không phát
huy tác dụng, do về mặt thực chất, DOC chỉ là một tuyên bố chính trị mang tính
khuyến khích, không có tính ràng buộc đối với các bên tham gia.
Các
nước Đông Nam Á có yêu sách ở Biển Đông muốn xây dựng một cam kết mang tính
ràng buộc hơn, đó là COC.
Tuy
nhiên, quá trình xây dựng và tạo dựng đồng thuận đối với COC luôn gặp trắc trở,
chủ yếu do Trung Quốc không sẵn sàng tham gia một cam kết mạnh. Ở vị thế nước mạnh
và với tham vọng to lớn ở Biển Đông, họ không muốn bị trói buộc bởi một cam kết
có tính ràng buộc với các nước yếu hơn.
VIDEO
: Biển Đông: Vì sao Trung Quốc hành hung ngư dân Việt Nam?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3vk27erzn0o
------------------------------
Tin
liên quan
·
Thủ tướng Lý Cường
đến Việt Nam sau vụ Trung Quốc tấn công tàu cá: Biển Đông ở đâu trên bàn nghị sự?
10
tháng 10 năm 2024
·
Ông Lương Cường và
ông Tập Cận Bình bàn gì ở Bắc Kinh?
12
tháng 10 năm 2024
·
Đường sắt Việt Nam
nối với Trung Quốc: Lợi hại thế nào và liệu có khả thi?
7
tháng 10 năm 2024
·
Trung Quốc hành
hung ngư dân Việt Nam: Phép thử ngoại giao cho ông Tô Lâm?
5
tháng 10 năm 2024
·
16
tháng 9 năm 2024
·
Mỹ và Việt Nam tăng
cường quan hệ quốc phòng trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng
11
tháng 10 năm 2024
No comments:
Post a Comment