Alfred Nobel, người
đứng sau giải thưởng Nobel là ai?
Jeremy Howell
BBC
World Service
11
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgxz94d5vjo
Giải
Nobel năm 2024 đang được công bố trong tuần này và người được Giải Nobel Hòa
bình đã được công bố vào thứ Sáu ngày 11/10.
Nhân
vật đứng sau các giải thưởng là ông trùm trong lĩnh vực kinh doanh và kỹ sư người
Thụy Điển - Alfred Nobel, người đã hiến tặng tài sản của mình để tài trợ cho giải
thưởng.
Ông
nổi tiếng là người phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và đã lập ra giải thưởng để
cổ xúy cho hòa bình dù ông sở hữu một công ty vũ khí tầm cỡ.
Alfred
Nobel giàu lên nhờ đâu?
Cha
của Alfred Nobel, Immanuel, cũng là một kỹ sư và nhà phát minh
Ông
Immanuel đã đăng ký bằng sáng chế cho một số phát minh, chẳng hạn ba lô cho
binh sĩ có thể dùng làm phao và gối ngủ. Tuy nhiên, ông đã phá sản vào năm
1833. Đến năm 1837, ông đã phải rời Thụy Điển và chạy sang St Petersburg ở Nga
để trốn nợ.
Trong
năm năm tiếp theo, bà Andriette - xuất thân từ một gia đình quý tộc - đã ở lại
Stockholm để chăm sóc gia đình và mở cửa hàng tạp hóa để kiếm sống.
Theo
một cuốn tiểu sử Nobel của Ingrid Carlberg, Alfred (người sau này đăng ký 355 bằng
sáng chế) đã được xếp vào lớp dành cho những trẻ gặp khó khăn trong việc học.
Ông
Immanuel Nobel thành lập một nhà xưởng ở St Petersburg để cung cấp thiết bị cho
quân đội Nga và thuyết phục hải quân Nga sử dụng thủy lôi của mình. (Những vũ
khí này đã được sử dụng trong Chiến tranh Crimea 1853-1856 để bảo vệ St
Petersburg tránh bị tàu chiến Anh pháo kích.)
Công
việc kinh doanh ăn nên làm ra và đến năm 1842, cả gia đình đã chuyển đến Nga
đoàn tụ với ông. Alfred và các anh chị em được dạy kèm khoa học và ngoại ngữ.
Năm
1850, ông Immanuel gửi Alfred sang Paris để tiếp tục học môn hóa. Tại đây,
Alfred gặp nhà khoa học người Ý Ascanio Sobrero, người phát minh ra
nitroglycerine.
Alfred
Nobel đã dành nhiều năm để chế thuốc nổ dynamite từ nitroglycerin.
Chất mà Sobrero đã phát triển là một chất lỏng
có sức nổ mạnh – mạnh hơn thuốc súng nhiều lần – và cũng rất dễ bay hơi. Chất
này phát nổ nếu tiếp xúc với những thay đổi về nhiệt độ hoặc áp suất. Alfred
Nobel nhận thấy rằng chất này có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ nếu có cách
làm cho nó trở nên an toàn để bảo quản.
Đến
năm 1863, công việc kinh doanh của ông Immanuel Nobel ở Nga bị phá sản (vì
doanh nghiệp ở đó khánh kiệt sau khi Chiến tranh Crimea kết thúc) và ông phải
quay trở lại Stockholm. Ông và con trai Alfred bắt đầu thử nghiệm với
nitroglycerine.
Năm
1864, một xưởng nitroglycerine đã phát nổ, khiến nhiều người thiệt mạng, bao gồm
cả em trai của Alfred là Emil.
Chính
quyền Stockholm đã cấm thử nghiệm chất nổ trong nội thành và các gia đình Nobel
đã chuyển xưởng của họ đến Vinterviken, một vịnh nằm bên ngoài Stockholm.
Thuốc
nổ của Nobel được sử dụng rộng rãi để phá hủy cũng như làm nổ đá.
Đến
năm 1866, Alfred Nobel đã hoàn thiện phương pháp giúp ổn định nitroglycerin - bằng
việc trộn với một loại cát mịn (tiếng Thụy Điển gọi là kieselguhr). Sự pha trộn
này tạo thành một hỗn hợp sệt, có thể nắn thành các thanh thuốc nổ. Khi được đặt
vào các lỗ khoan trên đá, chúng có thể phát nổ để phá vỡ đá.
Ông đặt
tên cho chất nổ mới này là “dynamite" và đăng ký bằng sáng chế vào năm
1867. Dynamite nhanh chóng được sử dụng trên toàn thế giới trong việc khai thác
mỏ, khai thác đá, phá dỡ và xây dựng đường sá, đường sắt.
Nó
cũng được sử dụng làm “súng dynamite” trong Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha năm
1898.
Giải
thưởng Nobel được thành lập như thế nào?
Giải
Nobel được coi là danh giá hàng đầu thế giới về khoa học và văn học
Khi
qua đời vào năm 1896, Alfred Nobel đã sở hữu trong tay 90 nhà máy ở hơn 20 quốc
gia trên khắp thế giới, bao gồm công ty sắt thép Thụy Điển Bofors mà ông đã biến
thành một công ty sản xuất vũ khí.
Nobel
cũng kiếm được bộn tiền từ việc đầu tư vào một công ty dầu mỏ do anh em ông điều
hành ở Nga.
Nobel đã để
lại gần như toàn bộ tài sản của mình (31,5 triệu krona Thụy Điển, tương đương 3
triệu USD) cho một quỹ tổ chức trao giải thưởng hằng năm cho những người có
đóng góp lớn nhất cho nhân loại trên các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học hoặc
sinh lý học, văn học và hòa bình.
Ông
giao cho Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhiệm vụ chọn lựa những người
để trao giải. Ông trở thành thành viên của viện này vào năm 1884.
Di
chúc của ông đã bị gia đình phản đối kịch liệt, họ đã mất bốn năm đấu tranh tại
các tòa án trên khắp thế giới chống lại trợ lý của Nobel là Ragnar Sohlman, người
đang cố gắng thành lập quỹ này.
Cuối
cùng, chính phủ Thụy Điển quyết định rằng vấn đề trên nên được giải quyết tại
tòa án ở một thị trấn nhỏ tên là Karlskoga, nơi Nobel sống cho đến cuối đời và
là nơi ông nuôi ngựa.
Giải Nobel
đầu tiên được trao vào năm 1901, mỗi người được trao giải nhận 9 triệu krona Thụy
Điển (870.000 USD). Tới năm 2024, mỗi người nhận được 11 triệu krona (1,06 triệu
USD).
Tại
sao trao Giải thưởng Hòa bình?
Thuốc
nổ dynamite được quân Mỹ sử dụng trong cuộc chiến với Tây Ban Nha vào năm 1898
Có
một câu chuyện chưa được xác minh, đó là các tờ báo đã đăng nhầm cáo phó của
Nobel vào năm 1888, khi nghe tin ông đã qua đời. Trong đó, một tờ báo của Pháp
được cho là gọi ông bằng danh hiệu “lái buôn tử thần”. Người ta nói rằng Nobel
đã quyết định thành lập giải thưởng hòa bình sau sự việc này để xoa dịu lương
tâm của mình.
Một
cách giải thích hợp lý hơn là tình bạn của Nobel với một người phụ nữ tên là
Bertha Kinsky von Chinic und Tettau (sau này là nữ bá tước Bertha von Suttner).
Bà là một người theo chủ nghĩa hòa bình nổi tiếng người Áo và là tác giả của cuốn
tiểu thuyết bán chạy nhất - Hãy hạ vũ khí (Lay Down Your Arms).
Nobel
đã thuê bà làm thư ký cho ông một thời gian. Sau khi bà rời đi để lập gia đình,
Nobel và bà đã viết thư cho nhau trong vài năm, và người ta cho rằng chính bà
là người đã có sự ảnh hưởng đến việc ông muốn lập ra một giải thưởng vì hòa
bình thay vì quyên góp tiền cho phong trào hòa bình.
Năm
1905, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình, vì “sự
táo bạo trong việc phản đối những tội ác của chiến tranh”.
==================================
Giải Nobel – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org ›
wiki › Giải_Nobel
Giải Nobel Hòa bình – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org ›
wiki › Giải_Nobel_Hòa_bình
No comments:
Post a Comment