Trung Quốc hưởng lợi
từ bất ổn chính trị ở Việt Nam?
BBC News Tiếng Việt
6 tháng 6 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cq55ze79gd0o
Biến động lớn trên chính trường Việt Nam trong những tháng vừa
qua liệu có ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam-Trung Quốc?
Việt Nam được đánh giá rằng đang tập trung nhiều hơn vào “an
ninh chính trị và sự tồn vong của chế độ hơn là phát triển kinh tế”
Theo
một bài viết ngày 5/6 trên báo South China Morning Post (SCMP), ông Trương Minh
Lượng, phó giáo sư chuyên về Đông Nam Á và Biển Đông tại Đại học Kỵ Nam (Quảng
Châu), cho rằng Bắc Kinh có thể hưởng lợi từ những cải tổ chính trị Việt Nam.
Theo
ông Trương, những “rạn nứt” trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam có thể làm suy yếu
đi khả năng đoàn kết trong Đảng để đối phó với Trung Quốc liên quan đến tranh
chấp Biển Đông và các vấn đề khác.
Một
bài viết ngày 9/4 trên trang The Strategist của Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến
lược Úc (ASPI) cũng đã nhắc tới sự phân lập quan điểm của lãnh đạo cấp cao Việt
Nam.
Theo
bài viết, có ý kiến cho rằng các lãnh đạo bên Đảng sẽ thân Trung Quốc, còn các
lãnh đạo bên chính phủ sẽ thân với Mỹ hơn.
Tuy
nhiên, nếu căng thẳng đi quá trớn, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan tới
Biển Đông, mối quan hệ Việt-Trung có thể biến chuyển xấu đi, ông Trương nhận định.
Cũng
trong bài viết nói trên của SCMP, Tiến sĩ Bill Hayton từ Viện Nghiên cứu
Chatham House (Anh) cho rằng việc Trung Quốc quá cứng rắn với những yêu sách
trên Biển Đông đang gây tổn hại tới niềm tin vào năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng
sản ở Việt Nam.
Theo
ông, "nếu Trung Quốc khôn ngoan, họ sẽ tìm cách thỏa hiệp với Việt Nam [về
các vấn đề trên Biển Đông], điều đó sẽ củng cố vị thế cho những người bạn của họ
ở Hà Nội".
Bên
cạnh đó, Tiến sĩ Hayton nhận định rằng Việt Nam dường như đang đi theo “đường lối chính trị
hướng nội” của Trung Quốc.
Theo
ông, Việt Nam đang tập trung nhiều hơn vào “an ninh chính trị và sự tồn vong của
chế độ hơn là phát triển kinh tế”.
Phó
Giáo sư Jonathan London từng nêu ý kiến tương đồng trong một bài viết ngày 9/5
trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu ISEAS (Singapore).
Theo
Phó Giáo sư London, việc bắt giữ hàng loạt quan chức trong nỗ lực chống tham
nhũng đang gây ra “tình trạng tê liệt chính trị trên toàn hệ thống và đặc biệt
là sự suy giảm nghiêm trọng trong đầu tư công”.
Bài
viết ngày 22/5 trên Nikkei Asia cũng đề cập tới khía cạnh này.
Trong
bài viết, Giáo sư Ryuichi Ushiyama từ Đại học Keiai (Nhật Bản) cho rằng Trung
Quốc sẽ để ý hơn tới việc gia tăng quan hệ, cũng như tăng cường hỗ trợ cho các
chính trị gia thân Trung Quốc ở Việt Nam.
·
Chính trị Việt Nam
xáo động, tại sao Trung Quốc được nhắc tới?12 tháng 5 năm 2024
·
Quốc hội bổ sung công
tác nhân sự, phê chuẩn bộ trưởng Công an?5 tháng 6 năm 2024
·
Đảng Cộng sản Việt
Nam họp về chống tham nhũng, nói 'không đấu đá nội bộ'31 tháng 5 năm 2024
Ngày
22/5, trong lời chúc gửi tới tân Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ba lần nhắc tới “Cộng đồng chia sẻ tương
lai”.
Ông
Tập nhấn mạnh Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị xã hội chủ
nghĩa, núi sông liền một dải.
Có
thể thấy là Trung Quốc mong muốn rằng, dù có những thay đổi về nhân sự lãnh đạo,
Việt Nam sẽ vẫn đi theo lộ trình hợp tác mà hai nước đã nhất trí.
Tiến sĩ Huỳnh
Tâm Sáng chia
sẻ trong bài viết ngày 1/6 trên SCMP như sau:
“Quan
chức Trung Quốc biết rằng họ luôn có thể tin tưởng ông Tô Lâm vì tình đồng chí
cộng sinh với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người luôn nỗ lực duy trì mối quan
hệ chặt chẽ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.”
Ông
Sáng cũng nói thêm rằng, vào tháng 1/2024, ông Tô Lâm đã hỏi xin lời khuyên từ
các nhà lãnh đạo an ninh Trung Quốc về cách duy trì sự “kiểm soát và lãnh đạo
toàn diện” của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước
và sau khi ông Tô Lâm chính thức
nhậm chức chủ tịch nước, đã có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam ngày càng mang đậm
dấu ấn của một nhà nước “công an trị”.
Trong
bài diễn văn nhậm chức hôm 22/5, ông Tô Lâm cũng đề cập tới những mục tiêu như
nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng, cam kết “chống tham nhũng,
tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Theo
Giáo sư Trương, phát biểu của ông Tô Lâm thể hiện rõ mục tiêu ổn định chính trị
của Việt Nam, điều mà ông Trương cho rằng chỉ có thể đạt được bằng việc hợp tác
chặt chẽ với Trung Quốc.
Trung
Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Trong
khi đó, trả lời SCMP, Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và
bang giao quốc tế, đánh giá rằng sự bất ổn ở bộ máy lãnh đạo cấp cao khó có thể
ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Việt Nam, trong việc cân bằng mối quan hệ
với Trung Quốc và Mỹ.
"Một
dấu hiệu cho thấy chiến lược cân bằng của Việt Nam là việc trong khi kim ngạch
xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm, thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Mỹ lại tăng do sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam."
Sau
khi gia tăng thuế quan và giảm trao đổi thương mại với Trung Quốc, Mỹ đã gia
tăng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việc
này được cho là có thể mang lại rủi ro cho kinh tế Việt Nam.
Darren
Tay, chuyên gia kinh tế tại công ty nghiên cứu BMI, phát biểu với Reuters:
"Sự
gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam trùng hợp với sự gia tăng xuất khẩu
của Việt Nam sang Mỹ có thể được phía Mỹ coi là các công ty Trung Quốc đang sử
dụng Việt Nam để né tránh các khoản thuế bổ sung áp đặt lên hàng hóa của họ."
Hiểu
một cách đơn giản là Trung Quốc đã sử dụng Việt Nam như một “trạm trung chuyển”
để thay đổi “nguồn gốc xuất xứ hàng hóa” trước khi xuất khẩu sang Mỹ.
Theo
ông Tay, điều này có thể dẫn đến việc áp thuế lên hàng hóa Việt Nam sau cuộc bầu
cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
"Sau
cuộc bầu cử [Mỹ], bất cứ người nào thắng cũng có khả năng sẽ thay đổi chính
sách đối với Việt Nam," ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế tại Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB) chi nhánh Việt Nam, nêu đánh giá.
Bên
cạnh đó, việc Nga và Trung Quốc ngày càng xích lại gần nhau cũng được đánh giá
là sẽ gây ra những khó khăn cho chính sách ngoại giao “cây tre” của Việt Nam.
Theo
một bài viết hồi tháng 9/2023 của Viện Nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ (American
Security Project - ASP), Việt Nam cần dần hạn chế quan hệ đối tác chiến lược với
Nga để bảo toàn vị thế cân bằng trước ba cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Tuy
nhiên, gần đây đã có thông tin cho thấy Việt Nam đang có ý muốn tham gia khối
BRICS, một nhóm quốc gia mà Trung Quốc và Nga đóng vai trò chủ chốt.
Tổng
thống Putin đã có chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Trung Quốc vào giữa tháng
5/2024
Cũng
trong bài viết ngày 1/6 trên SCMP, Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War
College, Đại học National Defense (Mỹ) cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam có thế
giới quan tương tự với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Tuy
nhiên, ông cho rằng điều này sẽ không tác động tới sự cân bằng trong chính sách
ngoại giao của Việt Nam. Trong bối cảnh gặp phải nhiều vấn đề như nguồn cung điện
và cơ sở hạ tầng yếu kém, ông Abuza cho rằng Việt Nam cần cả Mỹ và Trung Quốc để
có thể phát triển kinh tế.
"Việt
Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và cũng đã
hưởng lợi rất lớn từ các chiến lược giảm rủi ro của các tập đoàn."
Theo
một bài viết ngày 3/6 trên báo Financial Times, chính các nhà đầu tư Trung Quốc
cũng đang ưu ái đầu tư vào Việt Nam do sự leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và
Washington.
Việt
Nam hiện đã vượt qua Mỹ để trở thành điểm đến hàng đầu cho các dự án sản xuất
và hậu cần của Trung Quốc.
Trả
lời Financial Times, bà Audrey Liang, đại diện bán hàng của nhà sản xuất dao và
dụng cụ Summit Enterprise, cho biết doanh nghiệp này đang xây dựng một nhà máy
tại Việt Nam.
Trước
khi thực hiện bước đi này, Summit Enterprise chỉ có một nhà máy duy nhất ở Quảng
Đông suốt 26 năm qua.
Theo
bà, một số khách hàng đã yêu cầu Summit Enterprise xem xét đặt nhà máy ở Việt
Nam do mức thuế thấp và những “lý do chính trị”.
Năm
2023, Trung Quốc và Hong
Kong đã vượt mặt Hàn Quốc về tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt
Nam, theo số liệu công bố trên trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
Tuy
nhiên, vẫn còn đó những lo ngại về sự trì trệ trong bộ máy hành chính của Việt
Nam.
Trong
kỳ họp Quốc hội lần này, cũng đã có nhiều đại biểu phản ánh tình trạng các quan
chức sợ trách nhiệm, không dám ra quyết định ngày càng phổ biến, trở thành một
"nạn dịch".
Tình
trạng giải ngân vốn đâu tư công bốn tháng đầu năm 2024 của Việt Nam đã tăng nhẹ
so với cùng kỳ năm ngoái nhưng được đánh giá là vẫn ở mức khiêm tốn.
-----------------------
Tin
liên quan
·
Nhà báo Huy Đức đã đi
đâu, có thể bị 'tạm giữ' trong bao lâu?
4
tháng 6 năm 2024
·
Nhà báo Huy Đức 'biến
mất' giữa lúc có thông tin ông bị bắt
2
tháng 6 năm 2024
·
Sư Thích Minh Tuệ ‘tự
nguyện dừng đi bộ khất thực’, tại sao?
3
tháng 6 năm 2024
No comments:
Post a Comment