18/06/2024
https://baotiengdan.com/2024/06/18/tai-sao-co-nan-chua-gia/
Nhân
nào quả ấy (tục ngữ).
Khoảng
từ những năm tám mươi lăm, tám mươi sáu trở đi, những người có dịp lên Đà Lạt đều
biết một trong những địa điểm dạo chơi thú vị là Trúc Lâm thiền viện. Đó là một
ngôi chùa mới dựng, song được đặt giữa một không gian thoáng đãng, có đồi cao,
có khe nước rộng, bản thân kiến trúc ngôi chùa cũng được tính toán công phu, có
cốt cách riêng. Hiện đại mà vẫn cổ kính, đáng được liệt vào danh mục các địa điểm
phải ghé thăm khi đến Đà Lạt.
Mỗi
lần nhớ tới ngôi chùa này, tôi thường nghĩ: thời đại chúng ta rồi cũng phải làm
thêm ra nhiều công trình văn hóa mới, góp phần riêng của mình vào kho tàng danh
lam thắng cảnh của đất nước. Chùa là một dạng công trình nên được nghĩ tới đầu
tiên.
Điều
trớ trêu là trong khi những ngôi chùa có giá trị văn hóa như thế chưa thấy đâu,
thì nạn làm bừa làm ẩu đã hoành hành, nhiều “công trình” vừa xuất hiện, đã được
gọi đích danh là hàng giả, mà một số chùa giả, động giả ở khu vực Chùa Hương chỉ
là ví dụ.
Ngay
khi nghe nói đến nạn di tích giả, nhiều người đã lập tức lên án kẻ bất lương lợi
dụng lòng hướng thiện chính đáng của mọi người để kiếm lời. Sự phản ứng đó là cần
thiết và tự nhiên. Ở đây, tôi chỉ muốn đặt thêm ra vài câu hỏi. Bên cạnh cái lỗi
của những người làm chùa giả, động giả đó, đâu là cái lỗi của mỗi chúng ta? Đằng
sau công việc thô thiển của người dân sở tại, đâu là cái quan niệm chung mà nhiều
người chúng ta đã ngấm ngầm tán đồng và khuyến khích nó phát triển? Và tại sao
việc đấu tranh để xóa bỏ các loại di tích rởm đó sẽ còn là vất vả trầy trật?
Trước
sau rồi sẽ xảy ra!
Không
chỉ những người chuyên lo theo dõi việc bảo tồn và phục hồi di tích mà gần như
mọi người đều biết rằng hiện đang có phong trào dân các địa phương thi nhau xin
công nhận di tích, đưa chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ… nơi mình ở vào danh sách
được Nhà nước xếp hạng.
Ngoài
miệng, hoặc trên giấy tờ, ai cũng lưu ý tới ý nghĩa văn hóa: khi các di tích
mang lại cho địa phương một vầng hào quang vinh dự, nó chứng tỏ đây là đất địa
linh nhân kiệt và người dân biết giữ gìn nếp cũ. Nhưng trong bụng thì từ các cấp
có thẩm quyền đến người dân thường đều ngầm hiểu với nhau rằng khi một khu di
tích đi vào hoạt động, tức là một địa điểm du lịch được khai trương, khách thập
phương sẽ đổ về thăm thú, và một cơ may làm ăn sẽ đến với nhiều người. Không có
báo chí nào điều tra, song ai cũng biết một bộ phận dân các vùng có di tích ít
năm nay giàu hẳn lên, thu nhập từ việc chạy chợ bên cạnh di tích chắc chắn là
cao hơn nhiều so với làm ruộng. Một khi “hơi đồng” đã bén, mấy ai còn nghĩ đến
di tích như một địa điểm văn hóa nữa, mà chỉ còn biết xem nó như một mỏ tiền
khai thác không bao giờ cạn kiệt (!).
Nhưng
như thế tức là ở đây, ngay từ đầu, trong việc đưa di tích đến với xã hội, yếu tố
lập lờ nước đôi, nói một đằng hiểu ngầm với nhau một nẻo đã xuất hiện, và cái sự
đi đêm ấy mở đường cho nhiều hoạt động giả dối tiếp tục nảy nở. Một quy luật của
thị trường (nhất là thị trường ở Việt Nam, tồn tại theo kiểu Việt Nam) là dễ nảy
sinh hàng giả. Những người có đi chùa Hương đều biết rằng có một món quà lưu niệm
dân ở đây hay mang bán là phong lan. Như bản thân tôi, mấy lần mua phong lan ở
đây về thì từng ấy lần bị lừa, cành nọ buộc tạm vào cành kia, đi một quãng là
các mối buộc rời ra hết. Quà lưu niệm đã giả còn nói chi đến nước giải khát giả,
kẹo bánh giả, rồi lá số giả, tờ sớ giả vẫn bán với giá cắt cổ.Cho qua mọi thứ của
giả “lặt vặt” như thế, người ta có biết đâu mình đã góp phần nuôi dưỡng ý đồ
làm chùa giả, động giả nó chín dần trong đầu óc những kẻ muốn “làm ăn lớn”.
Có sự
góp sức cả từ hai phía.
Sự
thiêng liêng bị pha tạp – có thể không sợ hàm hồ mà nói về phong trào đi hội hiện
đang rầm rộ như vậy. Bên cạnh những người đến với lễ hội với tình cảm tôn
nghiêm và có suy nghĩ, thì còn không ít người đi theo kiểu đua đả, hoặc ngấm ngầm
tính chuyện cầu lợi, đặt việc cúng bái cao hơn mục đích tham quan và hiểu biết.
Đã gọi đua đả tức ăn theo, học đòi, không có hiểu biết gì chắc chắn về mảnh đất
mà mình bỏ công thăm viếng. Còn đi để xin lộc thì chỉ cần có chỗ thắp hương, và
trình ra món lễ vật hậu hĩnh, còn chùa chiền hang động thế nào cũng được! Cả
hai loại người này gặp nhau ở sự dễ dãi vô nguyên tắc. Bằng cách đó, họ trở
thành miếng mồi ngon cho những kẻ kinh doanh đồ giả. Với tính nhạy cảm của kẻ sống
bám vào di tích, đám người chuyên đứng ra làm công việc gọi là phục vụ người đi
hội này hiểu rằng đối tác của mình chẳng có gì đáng trọng, đứng trước di tích,
họ chỉ thuộc loại gà mờ, dễ bị bịp. Nói ra thì hơi quá, song suy cho cùng, phải
thấy sự dễ dãi và kém hiểu biết của dân đi hội đã là một sự mở đường, sự tiếp
tay để một số người ở địa phương đi xa mãi trong hành động giả dối trục lợi.
Tìm đâu
khả năng từ chối.
Thế
nhưng, trước việc một niềm tin thiêng liêng bị xúc phạm, một số người lại có
thái độ hờ hững đến khó hiểu. Đại khái, chúng ta chỉ hiện ra như một kẻ nhẹ dạ
và vô trách nhiệm: lơ đãng nghe bằng nửa tai. Mỉm cười, chẳng ra vẻ tán thành
mà cũng chẳng phản đối. Coi như chuyện “bình thường”, chuyện không có gì phải
làm ồn lên. Tiếp tục tò mò vào xem mấy thứ hàng giả ấy ra sao rồi cười thầm và
khuyên người khác cũng nên vào xem cho vui. Đến như cái chuyện cúng bái thì
cách giải quyết mới lại thật giản dị: nghĩa là nghĩ bụng đã mang đồ lễ đến đây
thì chẳng nhẽ mang về, âu là gặp chỗ thanh vắng, ít người chen chúc, hãy hóa giải
như đã định, biết đâu gặp giờ thiêng, trời phật lại phù hộ!
Thế
là khôn ngoan ở những đâu, đến đây người ta chỉ còn là những kẻ lành hiền, nhẫn
nhịn. Khỏi phải nói, sự thờ ơ cũng như việc thiếu khả năng từ chối như thế của
khách thập phương chỉ làm cho việc triệt phá hàng giả và lập lại trật tự khốn
khó bội phần, thậm chí, đã có người dự đoán “để lâu… hóa bùn”, không biết chừng
rồi ra có lúc hàng giả lại thành hàng thật! Điều đáng nói thêm ở đây là cái
cách phản ứng nhẹ nhàng như trên chẳng qua chỉ là dấu hiệu của một căn bệnh nặng
nề hơn: tình yêu của chúng ta với di tích chùa chiền hang động… chưa phải là thứ
tình yêu bền chặt dựa trên một sự hiểu biết sâu sắc. Nhất là ta chưa có yêu cầu
cao về tính thuần khiết, tính nguyên bản của chúng. Ta dễ dãi với người bởi ta
dễ dãi với mình. Sự thờ ơ với cái giả chỉ là một biến tướng của sự thờ ơ với
cái thực mà hàng ngày chúng ta giấu kín và che phủ bên ngoài bằng những lời lẽ
hoa mỹ.
-------------------------------------
No comments:
Post a Comment