Thùy Dương - RFI
Đăng
ngày: 08/06/2024 - 14:26
Việt
Nam đã tăng cường đáng kể nạo vét và bồi đắp các đảo ở Biển Đông trong 6 tháng
qua, tạo ra diện tích đất mới bồi lấp nhiều gần bằng tổng diện tích đất bồi đắp
trong hai năm trước đó cộng lại, mở ra khả năng có một năm kỷ lục về bồi đắp,
xây dựng đảo. Thông tin được các nhà nghiên cứu của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải
Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ công bố
hôm qua, 07/06/2024.
Các
công trình và tòa nhà của Trung Quốc tại đảo nhân tạo trên Đá Vành Khăn thuộc
quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Hình ảnh ngày 20/03/2022. AP - Aaron
Favila
Kể
từ tháng 11/2023, thời điểm gần đây nhất mà tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại
Washington của Mỹ công bố báo cáo, Việt Nam đã tạo ra 692 mẫu Anh (acre - 1
acre = 4.007m2) đất mới (280 ha), so với 404 mẫu được tạo trong 11 tháng đầu
năm 2023 và 347 mẫu trong năm 2022. Tổng diện tích nạo vét và bồi lấp đất của
Việt Nam (bao gồm cả lấp đất và nạo vét các bến cảng/kênh đào) tại những nơi có
tranh chấp ở Biển Đông như vậy đã lên đến khoảng 2.360 mẫu Anh - gần bằng một nửa
so với Trung Quốc (4.650 mẫu Anh). AMTI nhấn mạnh đây là một sự thay đổi lớn so
với cách nay 3 năm, bởi vì vào thời điểm đó tổng diện tích nạo vét và bồi đắp của
Việt Nam chỉ là 329 mẫu Anh, chưa bằng 1/10 so với Trung Quốc.
Một điều
đáng nói khác là hiện nay, nếu tính theo diện tích các « tiền đồn » ở
Biển Đông, 3 tiền đồn của Trung Quốc (đá Vành Khăn, Subi và Chữ Thập) vẫn là lớn
nhất, nhưng cả 4 tiền đồn lớn tiếp theo đều là các rạn san hô mới được mở rộng
của Việt Nam : Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), Đảo Nam Yết (Namyit
Island), Đảo Phan Vinh (Person Reef) và Đá Lớn (Discovery Great Reef).
Bãi
Thuyền Chài vẫn là tiền đồn lớn nhất của Việt Nam, diện tích đã tăng gần gấp
đôi trong 6 tháng qua, từ 238 lên 412 mẫu Anh. Với chiều dài lên đến 4.318 mét,
Bãi Thuyền Chài là tiền đồn duy nhất của Việt Nam cho đến nay có tiềm năng có
đường băng dài 3.000 mét như đường băng mà Trung Quốc xây dựng tại Đá Chữ Thập,
Đá Vành Khăn và Đá Su Bi. Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) nhắc lại
là hiện nay, đường băng duy nhất của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa là đường
băng dài 1.300m trên đảo Trường Sa cùng tên, đủ rộng cho hầu hết các máy bay
quân sự của Việt Nam, nhưng cần có một đường băng dài 3.000 mét thì các máy bay
vận tải, trinh thám hoặc oanh tạc cơ quân sự lớn hơn mới có thể cất cánh và hạ
cánh.
Biển
Đông là một trong những tuyến hàng hải có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới,
với lượng hàng thương mại trị giá hơn 3 nghìn tỷ đô la được chuyên chở qua mỗi
năm, theo số liệu Reuters trích dẫn. Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines,
Đài Loan và Việt Nam đều đã đưa ra các yêu sách đối với một phần hoặc toàn bộ
quần đảo Trường Sa, làm dấy lên lo ngại rằng khu vực này đang trở thành điểm
nóng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong các vấn đề toàn cầu.
--------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
NAM - TRUNG QUỐC
Việt Nam lại tố
cáo Trung Quốc tiếp tục cho máy bay đáp xuống Trường Sa
No comments:
Post a Comment