Monday, June 10, 2024

PHẬT và MƯỜI ĐỆ TỬ DANH TIẾNG (Nguyễn Châu / Báo Cali Today)

 



Phật và mười đệ tử danh tiếng

Nguyễn Châu  -  Báo Cali Today

June 8, 2024

https://www.baocalitoday.com/breaking-news/phat-va-muoi-de-tu-danh-tieng.html  

 

Trong những tháng ngày vừa qua, một hành giả tu theo HẠNH ĐẦU ĐÀ của Phật giáo đã gây rúng động Việt Nam. Đó là sự kiện ông Minh Tuệ, đầu đội trời, chân đạp đất, áo ghép bằng nhiều thứ vải nhặt được, dùng lõi nồi cơm điện làm bình bát…, ăn ngày một bữa, ngủ ngồi (thế kiết già) nơi nghĩa địa hoặc bãi đất hoang, hoặc nhà bỏ phế… Hành giả Minh Tuệ đã đi khất thực từ Trung ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam…Bàn chân hành giả đã chai rộp, da sạm đem… nhưng trên khuôn mặt đạo hạnh luôn nở nụ cười…luôn xưng “con” với mọi người, không phân biệt trẻ già…

 

Hành trình của ông Minh Tuệ đã khiến cho Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước cộng sản Việt Nam lo ngại, vội vã ra một Văn Bản nội dung thông báo rằng  người được mạng xã hội gọi là ‘sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật giáo”(!)

 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra văn bản thông báo người được mạng xã hội gọi là ‘sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật giáo.

 

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra văn bản 151 về việc thông báo người được mạng xã hội gọi là “sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sĩ Phật giáo. Văn bản do thượng tọa Thích Đức Thiện ký chiều 16.5.

 

Văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Qua tìm hiểu xác minh, Ban thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này không phải tu sĩ Phật giáo, không tu tập và hiện không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở thờ tự nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều này cũng đã được người đàn ông này khẳng định trong các clip trên mạng xã hội”.

 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho biết: “Người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại H.Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Lê Anh Tú sinh sống tại H.Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía bắc và ngược lại. (Văn Bản số 151/ Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Thượng tọa Thích Đức Thiện ký, chiều 16/5/2024.)

 

Văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Qua tìm hiểu xác minh, Ban thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này không phải tu sĩ Phật giáo, không tu tập và hiện không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở thờ tự nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều này cũng đã được người đàn ông này khẳng định trong các clip trên mạng xã hội”.

 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho biết: “Người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại H.Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Lê Anh Tú sinh sống tại H.Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía bắc và ngược lại.

 

Văn Bàn này của Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước đã bị quần chúng phê là “lãng xẹc”, ngây ngô và khiếp nhược… bởi vì hành giả Minh Tuệ đã khẳng định “con không phải là tu sỉ, không thuộc chùa nào, không theo giáo hội nào…con chỉ đang tu theo Đức Phật Thích Ca và lất giới, định, tuệ làm thầy” (xem trên các trang mạng xã hội)

 

Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ban Trị sự Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN cho rằng “trong quá trình đi bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và Phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dàng vật phẩm, thức ăn, tạo ra nhiều hình ảnh clip gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến GHPGVN.”

 

Giáo Hội Phật Nhà Nước lo sợ là vì trong thời gian qua, dư luận trong và ngoài nước đã chấn động và nhất là tại quốc nội có rất nhiều người dân đã thường xuyên theo dõi trên mạng và ngoài đời…một hành giả “đầu trần, chân đất, tay cầm lõi nồi cơm điện, y may bằng những mảnh vải vụn nhặt được, không nhận tiền cúng dường, ăn ngày một bữa, ngủ ngồi ở nghĩa trang, đất trống…

 

Tại sao cuộc đi bộ của hành giả Minh Tuệ khiến cho GHPGVN lo sợ bị ảnh hưởng? Tại sao có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người dân, Phật tử sắp hàng chờ đón hàng giờ để đảnh lễ, để cúng dường hành giả Minh Tuệ? Hàng chục người cầm chổi quét lề xa lộ…để không còn sỏi sạn làm đau “chân thầy”! Nhiều bà mẹ, nhiều chị đã khóc khi nhìn thấy hành giả Minh Tuệ? Tại sao vậy? Thấy thương thầy quá!

 

Sự xuất hiện của hành giả Khổ Hạnh Đầu Đà Minh Tuệ là một sự kiện (Fact) chứ không phải là một hiện tượng (phenomena). Là một sự kiện bởi vì hành giả Minh Tuệ là một hiện hữu có thể nhận biết, thấy được và được chứng minh là đích thực. Không phải là hiện tượng bởi vì sự tu tập của hành giả Minh Tuệ không phải là một cái gì “phi thường” tình cờ xảy ra…rồi biến đi…

 

Người dân sùng kính, đảnh lễ, cúng dường…đi theo hành giả Minh Tuệ là vì ngưỡng mộ, khâm phục đạo hạnh của hành giả…Ngưỡng mộ đạo hạnh của một hành giả tu khổ hành cho thấy sự khao khát tâm linh và lòng từ bi, hướng thiện vẫn tiềm tàng trong người Việt nay mới có cơ hội bộc phát ! May mắn thay! sau hàng chục năm sống dưới chế độ vô thần, bên chùa to Phật lớn… nhưng đạo hạnh nhỏ nhoi…nay người dân mới có dịp nhìn lại hành trình xuất gia cứu khổ của đức Phật Thích Ca hàng ngàn năm trước…

 

Cách tu của hành giả Minh Tuệ đã trở thành một biện chứng phản diện với lối tu chùa to, Phật lớn, sư sãi đi xe sang, xài phôn xịn, laptop, webside kêu gọi cúng dường tiền bạc, nhà cửa cho chùa…

 

GHPGVN khẳng định “người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo” vì không thuộc về chùa nào của Giáo Hội…” Thông báo này quả thật là quá vụng về! Bởi vì, kinh Phật có câu “Vô biên phiền não đoạn, Vô lượng Pháp môn tu”. Có tới 84 ngàn Pháp môn…tùy theo căn cơ và duyện nghiệp mà tu…Không thể nói không thuộc chùa của GHPGVN, không có thẻ là không phải tu sĩ!

 

Trong số “Bát vạn tứ thiên” pháp môn, hạnh đầu đà là một pháp môn ít người thực hành được.

 

Ngày xưa, khi Phật chưa nhập Niết Bàn, phần đông các đệ tử xuất gia của Ngài đều chứng quả A La Hán như 1.250 vị tỳ kheo thường được nhắc đến trong các kinh. Trong số đệ tử này có mười vị thuộc bậc ưu tú về mặt đạo hạnh, sở trường và sở chứng gọi là Thập Đại Đệ Tử, gọi chung là Thánh Chúng, gồm các vị sau đây:

 

1.- XÁ LỢI PHẤT – Trí Tuệ số 1

2.- MỤC KIỀN LIÊN – Thần Thông số 1

3.- PHÚ LÂU NA –   Thuyết Pháp số 1

4.- TU BỒ ĐỀ   – Giải Không số 1

5.- CA CHIÊN DIÊN –  Luận Nghị số 1

6.- ĐẠI CA DIẾP – Đầu Đà số 1

7.- A NA LUẬT  – Thiên Nhãn số 1

8.- ƯU BÀ LY –  Trì Giới số 1

9.- A NAN ĐÀ  –  ĐA VĂN số 1

10.- LA HẦU LA – Mật Hạnh số 1.

 

Về Hạnh Đầu Đà, thời xưa có Phật (trong sáu năm đầu) và Đại Ca Diếp, có thể nói ngày nay người được biết đến là hành giả Minh Tuệ.

 

 

ĐẦU ĐÀ SỐ ! – ĐẠI CA DIẾP – Maha Kasyapa

 

Tên đầu tiên là Tất Bát La Da Na do thân mẫu ngài hạ sinh ngài khi đang dạo quanh Tất Bát la, nên lấy tên cái cây đặt cho ngài. Đại Ca Diếp là con một trong gia đình Bà la Môn giàu có nên được chăm sóc và nuôi dưỡng rất sang trọng.

 

Đại Ca Diếp có đầy đủ PHƯỚC TƯỚNG, tư chất thông minh. Lúc tám tuổi đã học văn học, toán thuật, thi, họa, âm nhạc, thiên văn và tướng số. Các Đạo sĩ Bà La Môn còn dạy cho ngài Phép Tế Đàn Bốn Mùa, Thánh Điển Vệ Đà và Nhân Minh học…Đại Ca Diếp học và lãnh hội rất nhanh.

 

Tuổi lớn khôn, Đại Ca Diếp có cuộc sống khác hẳn mọi người cùng lứa tuổi. Ngài không ham thích các lạc thú ở đời kể cả vấn đề luyến ái. Đại Ca Diếp thường tỏ rõ sự chán ghét bất tịnh, lánh xa đám đông, thích ở riêng một mình ngay cả với cha mẹ. Ngài phải vâng lệnh cha mẹ kết hôn với Diệu Hiền, một cô gái quốc sắc thiên hương không ai sánh bằng. Nhưng hai người chỉ thành hôn trên danh nghĩa và lễ nghi, họ không ở chung…Cho đến một ngày, Đại Ca Diếp hỏi Diệu Hiền tại sao cứ im lặng và có nét buồn?

 

Diệu Hiền đáp: “Chàng đã phá hoại chí nguyện của tôi. Sự giàu sang của gia đình chàng đã mê hoặc cha mẹ tôi nên ép gả, chứ từ trước tôi vẫ thích phạm hạnh, ghét ngũ dục… nên phải về làm dâu nơi gia đình này tôi rất buồn.”

 

Nghe được tâm sự này, Đại Ca Diếp vui mừng nói: “Thế là hai ta đều đã có chung một ước nguyện.”

 

Trong suốt 12 năm làm vợ chồng, hai người vẫn thanh tịnh. Khi cha mẹ đều qua đời, Đại Ca Diếp mới đi tìm thầy học đạo.

 

 

ĐẠO NGHIỆP CỦA ĐAI CA DIẾP

 

Ngài đã hành trì Hạnh Đầu Đà.

 

Năm 30 tuổi, Đại Ca Diếp lên đường vào rùng tìm đạo chính là lúc Phật thành đạo dưới gốc Bồ Đề. Nhưng hai năm sau Đại Ca Diếp mới nghe nói và biết đến Phật nhờ cuộc khởi xướng Dâng Y rằm rộ của Ngụ Y Kỳ Bà tại thành Vương Xá. Tại đây, ngày ngày Đại Ca Diếp thường theo thánh chúng đến nghe pháp, nhưng chưa chính thức ra mắt Phật… vò trong lòng còn do dự… Từ trên tòa giảng, nhìn xuống, Đức Phật thấy và biết Đại Ca Diếp là người có thể kế thứa đạo nghiệp của Như Lai. Tại Hội Linh Sơn, khi Phật cầm một hoa sen đưa lên, Đại Ca Diếp mỉm cười… Phật biết Chánh Pháp đã có người tâm đắc, kế thừa về sau…

 

Một hôm, sau khi mãn buổi thuyết pháp, Phật đã đi đường tắt, đón gặp Đại Ca Diếp ở một ngã đường. Gặp Phật trên đường về, Đại Ca Diếp nhận biết là cơ duyên đã đến, ngài chính thức bái yết Phật, xin được xuất gia tu học. Tại Tịnh Xá Trúc Lâm, Phật giảng Pháp Tứ Đế, 12 Nhân Duyên, khai thị cho Đại Ca Diếp…

 

Vốn thích tu Hạnh Đầu Đà, nên sau khi gặp Phật, Đại Ca Diếp vẫn tiếp tục thực hành phá tu phạm hạnh. Hạnh Đầu Đà có năng lực tịnh hóa tâm hồn.

 

 

HẠNH ĐẦU ĐÀ

 

Trong Tạng Luật (Vinaya Piaka) và cũng như trong Tạng Kinh (Sutta Piaka) có nhắc đến những sự thực hành này. Chúng không phải là các giới điều. Chúng ta thực hành chúng không phải như là các giới điều mà như là một cái gì đó thêm vào hay bên cạnh những giới điều. Có tất cả mười ba phương pháp. Chúng được liệt kê trong sách ở đoạn văn thứ hai. Chúng là:

 

1.      Hạnh y phấn tảo – Y phục làm bằng những mảnh vải rách nhặt được

2.      Hạnh tam y         – Chỉ dùng ba y (thượng, trung và hạ tức quần)

3.      Hạnh khất thực  –  Đi xin mà ăn

4.      Hạnh khất thực từng nhà – Xin ăn tại từng nhà

5.      Hạnh nhất tọa thực   – Chỉ ăn một bữa vào lúc trưa.

6.      Hạnh ăn bằng bát  – Chỉ dùng bình bát đựng đồ ăn

7.      Hạnh không nhận tàn thực -, tức là không dùng thực phẩm dư thừa

8.      Hạnh ở rừng – Sống trong rừng

9.      Hạnh ở gốc cây – ở nơi gốc cây

10.   Hạnh ở ngoài trời – sống ngoài trời (không nhà cửa)

11.   Hạnh ở nghĩa trang – Sống ở nghĩa trang

12.   Hạnh ở chỗ nào cũng được – Không ở cố định một nơi, thường đi

13.   Hạnh ngủ ngồi (không nằm). – ngủ ngồi, không nằm.

 

 “Đầu đà” là tiếng dịch âm từ Phạn ngữ “dhūta”, có nghĩa là trừ bỏ phiền não trần cấu. Đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh, cho nên cũng được gọi là “hạnh đầu đà”, cốt để tôi luyện thân tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của đời sống hằng ngày là cơm nước, áo quần và chỗ ở. Chư vị Tỳ kheo thường tu tập hạnh đầu đà, cho nên cũng còn được gọi là chư vị “đầu đà”. Trong sinh hoạt hằng ngày, người tu tập hạnh đầu đà phải chấp hành mười ba điều quy định  nói trên.

 

Hạnh đầu đà là pháp tu quý báu tạo điều kiện cho sự thoát ly tham dục. Tu hạnh đầu đà để thành tựu Giới, tăng trưởng Định, và viên thành Tuệ. Thế Tôn đã xác quyết, “hạnh đầu đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời, thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm, Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm đều còn ở đời”.

 

Phật sử ghi rằng “Một thời Phật ở thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà, cùng với đại chúng Tỳ-kheo năm trăm vị…Sau khi khất thực, thọ thực và thiền định… Ma ha Ca Diếp đi đến chỗ Thế Tôn, đãnh lễ rồi ngồi kế bên. Thế Tôn bảo rằng:

“Ca-diếp! Nay Thầy đã lớn tuổi, già cả, quá suy, lọm khọm, vậy Thầy nên bỏ hạnh khất thực, cho đến các hạnh đầu-đà, mà nên nhận lời mời của các trưởng giả và nhận y áo.
Ca-diếp đáp:

Con không dám theo lời Như Lai dạy. Vì sao? Vì nếu Như Lai không thành đạo Vô thượng Chánh chân, thì con ắt thành Bích-chi Phật, mà Bích-chi Phật trọn hành A-lan-nhã. Đến giờ khất thực, con không phân biệt giàu, nghèo. Con ở một nơi, ngồi một chỗ hoặc ngồi dưới gốc cây, hoặc ngoài đồng trống, hoặc chỗ vắng vẻ trọn chẳng dời đổi, hoặc mặc áo năm mảnh, hoặc giữ ba y, hoặc ở gò mả, hoặc ăn một bữa, hoặc ăn đúng ngọ, hoặc hành đầu-đà. Nay con chẳng dám bỏ thói cũ mà học hạnh khác.

Thế Tôn bảo rằng: “Lành thay! Lành thay, Ca-diếp! Thầy có nhiều lợi ích, độ người vô lượng, rộng đến tất cả Trời, Người đều được độ. Vì sao? Ca-diếp! Nếu hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời. Nếu có pháp ở đời, thì thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm. Cũng vậy, thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đạo Tam thừa đều còn ở đời. Này các Tỳ-kheo, hãy học như Ca-diếp tu tập.”

Đức Phật Thích Ca đã nói “Nếu hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời. Nếu có pháp ở đời, thì thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm.”

 

Vậy thì, phải chăng Minh Tuệ là một thiên sứ hạ sinh vào đất nước Việt Nam trong thời kỳ Pháp của Phật sắp bị Ma Vương tiêu diệt để cứu rỗi chúng sanh khơi dậy Phật tính, thiện tâm và lòng từ bi, hỉ xã, diệt bớt tham sân si…để “ thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm” như lời Phật dạy!

 

Nhưng Minh Tuệ đã bị chính quyền Cộng sản Việt Nam cản ngăn và “thuyết phục” ông “tự nguyện dừng đi bộ khất thực” rồi bỗng chốc ông biến mất khỏi tai mắt của quần chúng và Phật tử. Nhưng theo nhà báo Nguyễn Nhơn

 

” Thực tế cho thấy các vị thất bại rồi. Phép trồng cây, càng tỉa rễ tỉa ngọn thì cây càng đâm chồi mạnh mẽ. Những cái rễ của đạo đức trong sáng, những chiếc ngọn của lòng hướng thiện đã bắt, đã trổ và đang tỏa lan trong lòng người Việt Nam mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mạnh mẽ hơn trăm triệu lần những chiến dịch hô hào hiệu triệu học tập và làm theo của các vị”

 

Nhân đây xin có thơ rằng:

 

“Minh Tuệ!..  Kìa Minh Tuệ!

Một bước chân đi ngàn chấn động

Dù dài hay ngắn vẫn từng đi…

Trên đường đất và sỏi đá

Tuy Minh Tuệ chẳng còn đi

trong tâm thức bóng hình ghi bất tận…”

 

(Cảm hứng từ thơ Vũ Hoàng Chương về Kinh Kha/ “Kinh Kha hề Kinh Kha… Một nhát gươm đưa ngàn thuở đẹp…”

 

Hình tướng tứ đại của Minh Tuệ không thể nhìn thấy trong không gian ba chiều, nhưng hình tượng và đạo hạnh của Minh Tuệ đang chiếu diệu và sống mãi trong TÂM của người dân Việt còn Phật tính, còn hướng thiện.

 

Có thể nói hành giả Minh Tuệ đã đi vào tâm thức của nhiều người, không phân biệt tôn giáo…có lẽ vì vậy mà ở huyện Bảy Núi, người ta đã nhìn hai hòn đá chồng lên nhau từ hàng ngàn năm trước thành hình tượng “Sư Minh Tuệ”… Có Minh Tuệ trong Tâm nên nhìn đâu cũng thấy Minh Tuệ…và đạo hạnh của ông. Mừng thay cho dân tộc Việt Nam…

 

TÂM NGUYÊN NGUYỄN CHÂU (Mùa Phật Đản 2024 =PL: 2568)

 





No comments: