Hội thảo về ‘Bi Kịch Chiến Tranh Việt
Nam’
Văn Lan/Người Việt
June
24, 2024
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/hoi-thao-ve-bi-kich-chien-tranh-viet-nam/#google_vignette
WESTMINSTER,
California (NV) –
Buổi hội thảo với chủ đề
“Bi Kịch Trong Chiến Tranh và Hòa Bình tại Việt Nam 1945-2024,” do VietLife TV,
Westminster, tổ chức hôm Chủ Nhật, 23 Tháng Sáu, với nhiều nhân sĩ cộng đồng, sử
gia, nhà nghiên cứu lịch sử về chiến tranh Việt Nam cùng đồng hương tham dự.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/DP-Bi-Kich-Chien-Tranh-1-1536x1035.jpg
Từ
trái, cô Luyện Thụy Vy, điều khiển chương trình, giới thiệu ba diễn giả ông
Phan Thanh Châu, Giáo Sư Phạm Thị Huê, và Tiến Sĩ Nguyễn Anh Tuấn. (Hình: Văn
Lan/Người Việt)
Tại
sao là “bi kịch,” câu trả lời được ba diễn giả gồm Tiến Sĩ Nguyễn Anh Tuấn,
Giáo Sư Phạm Thị Huê, và ông Phan Thanh Châu trình bày với những luận điểm, những
chứng cứ mới được tiết lộ sau này, cùng với những nhân chứng lịch sử đã chứng
minh được những góc khuất trong cuộc chiến Việt Nam.
Với
sự khẳng định bản chất cách mạng của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chỉ là để tranh
quyền cướp nước và tranh danh đoạt lợi, Tiến Sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho hay có tất
cả 1,200 cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam, gần 10,000 trang sử, và chỉ ra
trong đó có 22 lỗi lầm, khi ông khám phá thấy rằng các sử gia Mỹ và cả thế giới
đã thiếu ba điều căn bản.
Ông
cho biết: “Thứ nhất họ ‘quên’ rằng chiến tranh Việt Nam khởi đi từ 1945 chứ
không phải từ 1954 đến 1963 hay 1975. Thứ hai là từ cuối chiến tranh Việt Nam,
từ 1975 cho đến hôm nay, là một nền hòa bình, nhưng như Tổng Thống Richard
Nixon đã nói ‘Đó là một nền hòa bình trong những nấm mồ,’ và các sử gia đã
không nói đến hòa bình đó trong 50 năm qua.”
“Thứ
ba là khi nói về chiến tranh Việt Nam, phải bắt nguồn từ những trung tâm quyền
lực trên thế giới gồm Washington, Mocow, và Bắc Kinh, tạo nên một tranh chấp lưỡng
cực và trong chiến tranh lạnh, Việt Nam là điểm nóng nhất, vậy nên không thể hiểu
được chiến tranh Việt Nam nếu như không hiểu được lịch sử tranh chấp của các
trung tâm quyền lực đó trong suốt thế kỷ 20.”
Những
lỗi lầm nghiêm trọng của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam như thế nào, tại sao
chiến tranh Việt Nam vẫn khó hiểu nhất, Hoa Kỳ là tân đế quốc thực dân hay là đại
cứu tinh của nhân loại, tội ác của Cộng Sản như thế nào, chương trình “Giải Thực,”
bắt đầu và kết thúc như thế nào, lương tâm mù lòa của thế giới đã giết một quốc
gia vô tội như thế nào,…tất cả câu hỏi làm nên buổi hội thảo sôi nổi. Đặc biệt
nhất là những kết luận của các diễn giả đã để lại từ một quá khứ đen tối để hướng
đến tương lai tươi sáng hơn, để giới trẻ biết nhiều hơn về cuộc chiến Việt Nam.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/DP-Bi-Kich-Chien-Tranh-2-1536x841.jpg
Quang
cảnh buổi hội thảo “Bi Kịch Trong Chiến Tranh và Hòa Bình tại Việt Nam
1945-2024.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
“Soi
kỹ vào hai làn sóng cách mạng trên thế giới để thấy một bên là cách mạng phá hoại
và một bên là cách mạng xây dựng quốc gia, một bên là đưa lại tự do dân chủ cho
người dân, và một bên là xích xiềng nô lệ. Chọn cách mạng để xây nên tự do ấm
no hạnh phúc cho con người, hay chọn cách mạng đã làm điêu đứng khổ đau cho
nhân loại,” ông Tuấn nói.
Tiến
Sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: “Vì Quốc Tế Cộng Sản đã có chiến lược sẵn, đầu
tiên là chiến lược gây nên những hỏa mù liên tục khắp mọi nơi, bên cạnh đó là hệ
thống tuyên truyền của Liên Sô. Tất cả những sự thật về chiến tranh Việt Nam đã
bị đánh tráo trong hỏa mù, làm cho tất cả những sự thật về chiến tranh Việt Nam
đã bị đánh tráo, bóp méo sai lạc. Đó là tình cảnh của giới truyền thông, báo
chí, trí thức của Mỹ và Âu Châu, cũng như phong trào phản chiến trên thế giới,
khoảng 80 % truyền thông thế giới ngã theo phe Cộng Sản vô thần.”
Hội
thảo cũng có những câu hỏi như Hoa Kỳ có thực sự muốn giúp Việt Nam đánh bại Cộng
Sản hay không, Hoa Kỳ có đủ khả năng quân sự để dứt khoát tiêu diệt Cộng Sản
không. Hoặc câu hỏi so sánh giữa xã hội Bắc Việt trước 1975 và xã hội Việt Nam
hiện nay có khác gì nhau. Hoặc có câu hỏi làm thế nào để giới trẻ chịu đến đây
nghe đề tài này, hoặc làm sao truyền đạt cho con cháu hiểu được hy sinh trong
chiến đấu của VNCH để bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam.
Giáo
Sư Phạm Thị Huê trả lời rằng: “Giới trẻ phải tranh đấu để được học lịch sử
trong trường học ở Mỹ cũng như ở Việt Nam. Phải có bài học quá khứ mới nói được
tương lai.”
Trong
phần trình bày của giáo sư, bà cho hay bà không phải là người nghiên cứu về chiến
tranh, nhưng là người được sinh ra trong chiến tranh, theo gia đình di cư từ Bắc
vào Nam, được hấp thụ nền giáo dục thời VNCH. Nhưng tại sao nền giáo dục VNCH tốt
đẹp bị xóa sạch, để hiện nay không có đủ trường lớp và thầy cô giáo, con em ở
vùng sâu vùng xa phải lội ngược dòng để đi học?
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/DP-Bi-Kich-Chien-Tranh-3-1536x958.jpg
Nhân
sĩ cộng đồng tham dự hội thảo “Bi Kịch Trong Chiến Tranh và Hòa Bình tại Việt Nam
1945-2024.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Bà
chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ có thể là vì chúng ta thiếu tuyên truyền, hoặc là vì
chúng ta tuyên truyền chưa đúng chỗ đúng lúc, hoặc chưa đủ để họ hiểu được nỗi
khổ của chúng ta, để những tầng lớp trí thức có thể ý thức được. Quá khứ đau buồn
đã qua, bài học cho tương lai là như thế nào? Hãy tìm hiểu và chia sẻ với con
em chúng ta khi đã bị hiểu sai ngay trong các đại học Mỹ, và phải tìm hiểu để
hy vọng con em chúng ta biết trở về với sự thật lịch sử.”
Trong
phần thuyết trình của mình, ông Phan Thanh Châu chia sẻ hai vấn đề. Một là bi kịch
trong chiến tranh Việt Nam từ 1945 đến 1975. Thứ hai là bi kịch trong hòa bình
từ 1975 đến nay. Và ông ao ước được gởi gấm đến các bạn trẻ, nhất là giới trẻ hải
ngoại và quốc nội, làm cho họ hiểu được sự thật cuộc chiến Việt Nam.
Ông
cho hay truyền thông phản chiến của Hoa Kỳ và trên thế giới có dính dáng đến cuộc
chiến Việt Nam, khi họ có một siêu quyền lực để bóp méo sự thật. Đó là thứ “Quyền
lực đen,” để thao túng người dân, nhất là giới trẻ Hoa Kỳ lúc bấy giờ hiểu cuộc
chiến Việt Nam hoàn toàn sai lạc, khiến miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ chịu nhiều
thảm họa từ truyền thông cánh tả của Hoa Kỳ. Và chính thành phần phản chiến Hoa
Kỳ đã tạo cho người dân Mỹ thấy cuộc chiến Việt Nam là do Hoa Kỳ tiếp tay để chống
lại Việt Nam, để CSVN có cớ rêu rao rằng đây là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.
“Nhất
là giới trẻ Việt Nam luôn nghĩ rằng Hồ Chí Minh là người chống Mỹ cứu nước, vì
không biết ông là người của Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, nhận lệnh của Nga, Tàu để
du nhập một chủ thuyết ngoại lai vô thần vào cai trị đất nước Việt Nam. Cộng Sản
quốc tế quyết chiếm bằng được miền Nam Việt Nam, sau đó nhuộm đỏ cả Đông Nam Á,
với mưu đồ chiếm cả toàn thế giới. Nhưng họ có thành công hay không hiện nay đã
có câu trả lời,” ông nhận xét.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/DP-Bi-Kich-Chien-Tranh-4-1536x1068.jpg
Ca
Sĩ Thùy Lan và guitarist Phạm Minh Tú trình diễn trong buổi hội thảo “Bi Kịch
Trong Chiến Tranh và Hòa Bình tại Việt Nam 1945-2024.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Tại
Việt Nam, từ 1945 đến 2024, theo ông Châu, “cả hai miền Nam Bắc đã tiêu hao
nhân lực khủng khiếp. Sau 1975, Cộng Sản vẫn tuyệt đối không học được bài học của
Mỹ sau Nội Chiến Bắc Nam, họ biết trọng dụng nhân tài để đưa nước Mỹ đến ngày
hôm nay. Trong khi đó Cộng Sản Bắc Việt đã giết chết biết bao nhân tài của đất
nước trong ngục tù cải tạo. Tại sao lớp trẻ Việt Nam không biết tìm hiểu sự thật
đó, là bi kịch khủng khiếp trong chiến tranh và hòa bình tại Việt Nam. Là những
người trí thức, chúng ta phải có trách nhiệm giải thích cho giới trẻ trong và
ngoài nước hiểu rõ cuộc chiến Việt Nam.”
Tiến
Sĩ Nguyễn Anh Tuấn đến Mỹ 1975, tiếp tục học ngành Khoa Học Chính Trị, có bằng
cao học quản trị hành chánh, và tiến sĩ về quan hệ quốc tế.
Ông
Phan Thanh Châu trước 1975 là sĩ quan Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia VNCH. Ông hiện
là thành viên Hội Đồng Chấp Hành Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Nam
California, và thành viên Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Giáo
Sư Phạm Thị Huê từng là khoa trưởng Khoa Cố Vấn và Hướng Dẫn Giáo Dục đại học
Orange Coast College. Bà hiện là hội trưởng Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt. [đ.d.]
No comments:
Post a Comment