Wednesday, June 19, 2024

GIẤY VỤN (Nguyễn Thông / Facebook)

 



Giấy vụn

Nguyễn Thông (Nguyễn Thông Cào)

18-6-2024  lúc 16:15  · 

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02DU8PpP53npspNdNpuJStiX6iNs9TXm2FJsYJ9RYj6J72XLL5zzxLvDusaddWKfFYl&id=100024722048900

 

Nhà cháu có thói quen mỗi lần xé tờ lịch bloc lại lấy mặt giấy trắng phía sau ghi chép thô lại những chuyện xảy ra trong ngày hoặc vài ngày hôm trước nếu hôm ấy chưa kịp ghi. Âu cũng là thứ bệnh nghề nghiệp và thói tiết kiệm của người nghèo. Nghe nói ông cụ ngày xưa cũng lộn cả những cái phong bì (bì thư) ra để viết, bản di chúc cũng viết trên mặt trái bản tin giấy của TTXVN. Chả biết có thật thế không. Mình chả cần học tập và làm theo nữa.

Giấy ghi như thế, nhà cháu gọi là giấy vụn. Đây là chuyện của ngày 18.6.

 

- Thiên hạ chết cười về vụ một chị hoang tưởng. Trên đời thiếu gì người hoang tưởng, nhưng hoang tưởng kiểu ấy chắc có tí chút thần kinh.

 

Có những người luôn tự xưng mình là nhà báo, nhất là gần tới ngày "giỗ nghề" 21.6 (hôm nay đã 18.6 rồi) càng khoe khiếp. Nhiều trường hợp, nếu hỏi nhà báo ấy đã viết được cái gì ra hồn, chính bản thân họ cũng không trả lời được. Dạng nhà báo này chỉ lợi dụng cái danh để lòe thiên hạ, lòe những người không biết. Xưng là nhà báo, kỳ thực họ chỉ làm tổn hại cho chính tổ chức hội nhà báo quốc doanh vốn đã ít được tôn trọng, xấu mặt đội ngũ những người làm báo.

 

Nhưng cũng có những người cả đời làm báo, danh nổi như cồn, mà không bao giờ khoe là nhà báo, không xưng này xưng nọ. Tôi biết có nhiều nhà báo như thế. Phần lớn những nhà báo thực tài, tài năng đều không bao giờ khoe khoang về nghề, về bản thân là nhà báo. Chính họ làm cho nghề viết báo được vinh danh, nở mày nở mặt, bởi có người như họ. Trường hợp thứ 2 này tôi muốn nhắc tới nhà báo Huy Đức.

 

- Hôm nay, ở nước Triề.u Tiên vùng tối của địa cầu có cuộc gặp nhau của hai tên đầu gấu Pu và Ủn. Phải nói thẳng, một tên ph.át xít, xâ.m lược, gi.ết người không gớm tay như Pu đã phải lặn lội sang tận nơi để quỵ lụy đứa đàn em là đủ biết nó ở thế như thế nào rồi. Một tên khát má.u, một tên du côn du kề tàn ác không kém, đều bị nhân loại tử tế phỉ nhổ, chúng chơi với nhau, thì chẳng có gì gọn hơn câu thành ngữ của người Việt "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", thậm chí trâu ngựa còn bị oan bởi các con vật hơn gấp tỉ lần hai thằng ấy.

 

Ông hàng xóm nhà tôi bảo, mấy hôm nay ông ấy chỉ cầu giời khấn phật cho máy bay của tên ác Pu rơi, hoặc nó bị người tốt trong nước nó đả.o chính, hoặc nó ch.ết con m.ẹ nó đi khi chưa tới nơi khác, để dân nơi khác đỡ nhục. Chơi với nó, nó chơi với cu Ủn, những kẻ khố.n nạn mà gần như người tốt toàn thế giới nghỉ chơi, thì đủ biết kẻ chơi là hạng người thế nào. Có quanh co vòng vèo, trát hoa trét phấn lên cũng chẳng lừa được ai. Địa cầu vốn đã chật hẹp, càng không nên dành chỗ cho những kẻ như thế.

 

- Nhớ hồi học lớp 8, trong sách “Trích giảng văn học” có dẫn một chương của tác phẩm nửa sử học nửa văn chương “Hoàng Lê nhất thống chí”, tác giả là anh em nhà Ngô Thì, còn có tên Ngô gia văn phái. Trong bài có câu, chả đứa học trò nào không nhớ: "Nước nam ta từ khi có đế vương đến giờ, chưa có ông vua nào đê hèn và luồn cúi đến thế". Giật mình, chả nhẽ anh em nhà Ngô Thì tiên đoán được cả chuyện nhục mấy trăm năm sau.

 

- Nhớ hồi khoảng 10 tuổi, năm 1965, coi ké tờ báo Nhân Dân mà cụ thân sinh mượn ngoài ủy ban, tôi còn nhớ chỗ mục "Tranh vui, phê bình" có bức tranh của họa sĩ Nguyễn Nghiêm vẽ một bà đang dặn dò con, nó sắp từ thành phố về nông thôn sơ tán. Bà dặn rằng "về quê thì chọn bạn mà chơi, đừng chơi với đứa nào ở bẩn nghe không" (nhớ nguyên văn luôn, khiếp thật, ai chịu khó vào thư viện quốc gia ở phố Tràng Thi mà lục chắc thấy). Ngay sát tranh ấy, cụ Thợ Rèn đăng bài thơ mắng đám cán bộ xấu, trong đó có câu "Những phường mưu mẹo lọc lừa/Nói mãi không chừa tòa sẽ ưu tiên". Thời sự cho tới giờ, sau gần 60 năm.

 

- Năm 1972, tôi nhớ và thuộc bài thơ "Con hỏi" của ông Chế Lan Viên (ông viết bài này năm nào tôi quên rồi):

 

Con hỏi cha "bo.m có gi.ết chết mèo?"

"Có. Khi xuống hầm, con hãy nhớ mang theo"

Con lại hỏi "Bo.m có gi.ết thỏ cao su và ngựa gỗ?"

Ôi! Đồ chơi con trẻ bao lần hoen má.u đỏ!

Con hỏi cha "Bo.m có gi.ết mẹ không?"

"Không". Cha ôm con, và nước mắt lưng tròng!

Con lại hỏi "Bo.m có thể gi.ết chết con không đấy?"

Đừng có hỏi, con ơi, đừng có hỏi

Để ngày mai cha ra trận cho con.

 

Bài thơ này có nhẽ tất cả những ông đã ngoài tuổi 60 đang trong bộ máy cầm quyền xứ ta đều biết, đều hiểu nội dung. Tâm trạng chung là bừng bừng căm giận quân xâm lược, quân đem b.o.m đạn, máy bay, tên lửa đi gi.ết chóc con người. Nay họ quay ngoắt, lý do lý trấu, chuẩn bị đón tiếp một kẻ như thế, thậm chí còn khố.n nạn hơn thế gấp trăm lần.

 

- Năm 1967, khi gánh lúa (mới 12 tuổi đã phải đi gánh lúa HTX bởi thanh niên bị đủn vào bộ đội hết rồi), tận mắt tôi chứng kiến chiếc F105 cắt b.o.m ngay trên đầu mình. Anh tôi đã từng dặn, nó thả trên đầu thì mình không chết. Hai quả b.o.m ấy theo đà bay tới tận trận địa tên lửa ở xã Minh Tân (H.Kiến Thụy, Hải Phòng) cách chỗ tôi hơn 2 cây số đường chim bay. Mấy người ch.ết, nhà tan cửa nát do gần trận địa, căm giận ngút trời. Bây giờ thì người ta quên rồi, và đang chuẩn bị bắt tay một thằng F105 thời mới, chả biết có thấy bàn tay nó mềm mại và thơm mùi má.u hay không.

 

Thông buồn

 

 

109 BÌNH LUẬN   





No comments: