17/06/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7658084.html
80
quốc gia hôm 16/6 cùng nhau lên tiếng rằng “toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine là
cơ sở cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài hai năm
của Nga, mặc dù một số quốc gia đang phát triển chủ chốt tại hội nghị ở Thụy Sĩ
đã không cùng kêu gọi.
https://gdb.voanews.com/152b6355-502d-4e8f-ba3b-01be8572ff53_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy chụp ảnh cùng một số lãnh đạo các nước tham dự
Hội nghị Thượng đỉnh Hòa Bình ở Thụy Sĩ.
Thông
cáo chung kết thúc hội nghị kéo dài hai ngày tại khu nghỉ dưỡng Bürgenstock ở
Thụy Sĩ, vốn được đánh dấu bằng sự vắng mặt của Nga, quốc gia không được mời,
nhưng nhiều người tham dự hy vọng có thể tham gia vào lộ trình hòa bình trong
tương lai.
Cuộc
chiến tổng lực kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2
năm 2022 đã giết chết hoặc làm bị thương hàng trăm nghìn người, làm xáo trộn thị
trường thế giới đối với các hàng hóa như ngũ cốc và phân bón, khiến hàng triệu
người phải rời bỏ nhà cửa và tạo ra sự chia rẽ giữa phương Tây - vốn đã trừng
phạt Moscow về cuộc chiến - và Nga, Trung Quốc và một số nước khác.
Khoảng
100 phái đoàn, chủ yếu là các nước phương Tây nhưng cũng có một số quốc gia
đang phát triển quan trọng, đã có mặt tại hội nghị được coi là bước đầu tiên hướng
tới hòa bình tại thời điểm hai nước tham chiến dường như ngày càng xa cách nhau
hơn bao giờ hết.
Sự
kiện này có sự tham dự của các tổng thống và thủ tướng các nước Pháp, Đức, Anh,
Nhật Bản, Ba Lan, Argentina, Ecuador, Kenya và Somalia.
Ấn
Độ, Mexico, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống
nhất – được đại diện bởi các bộ trưởng ngoại giao hoặc đặc phái viên cấp thấp
hơn – nằm trong số những quốc gia không ký văn bản cuối cùng, vốn tập trung vào
các vấn đề an toàn hạt nhân, an ninh lương thực và trao đổi tù nhân.
Brazil,
một quốc gia “quan sát viên”, đã không ký vào nhưng Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đôi
khi tìm cách đóng vai trò trung gian giữa Nga và Ukraine - đã ký.
Thông
cáo nói rằng Hiến chương Liên Hợp Quốc và “sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ… có thể và sẽ làm cơ sở để đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng
và lâu dài ở Ukraine”.
Bà
Viola Amherd, Tổng thống Thụy Sĩ chủ trì sự kiện này, phát biểu trong cuộc họp
báo cuối cùng rằng “đại đa số” những người tham gia đã đồng ý với tài liệu cuối
cùng, “cho thấy những gì ngoại giao có thể đạt được”.
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ca ngợi “những bước đầu tiên hướng tới hòa
bình” tại cuộc họp và cho biết thông cáo chung vẫn “mở cho tất cả những ai tôn
trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc tham gia”.
-----------------------------
.
Ukraine: Thông cáo của hội
nghị thượng đỉnh hòa bình cân nhắc quan điểm của Kyiv
16/06/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7657907.html
Ngoại
trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, quan điểm của Kyiv đã được xem xét trong
thông cáo chung cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới được
triệu tập để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc chiến giữa Ukraine và Nga.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-21b4-08dc7404dcc1_w1023_r1_s.jpg
Ngoại
trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.
Hơn
90 quốc gia tham gia sự kiện kéo dài hai ngày tại khu nghỉ dưỡng Buergenstock ở
miền trung Thụy Sĩ nhằm thống nhất quan điểm toàn cầu về cách thức chấm dứt cuộc
xâm lược kéo dài 27 tháng qua của Moscow.
Ông
nói với các phóng viên: “Văn bản rất cân bằng, tất cả các quan điểm mang tính
nguyên tắc của chúng tôi mà Ukraine nhấn mạnh đều đã được xem xét”.
Thông
cáo cuối cùng từ hội nghị thượng đỉnh vẫn chưa được công bố chính thức.
Ông
Kuleba cũng ám chỉ rằng Nga có thể tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh trong
tương lai nhưng bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/6 rằng
Kyiv phải từ bỏ 4 khu vực của Ukraine mà Nga đã chiếm đóng và từ bỏ mục tiêu
gia nhập NATO.
“Tất
nhiên, chúng tôi… hiểu rất rõ rằng sẽ đến lúc cần phải nói chuyện với Nga”, ông
nói.
"Tuy
nhiên, quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Chúng tôi sẽ không cho phép Nga nói
theo ngôn ngữ tối hậu thư như nước này đang nói hiện nay".
Ông
Kuleba nói thêm rằng không có kế hoạch hòa bình thay thế nào được thảo luận tại
hội nghị thượng đỉnh.
-------------------------------------------------
.
Điện Kremlin chỉ trích kết
quả hội nghị về Ukraine mà không có Nga
17/06/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7659098.html
Nga
hôm thứ Hai nói hội nghị do Thụy Sĩ tổ chức về cuộc chiến Ukraine đã mang lại kết
quả không đáng kể và cho thấy sự vô ích của việc tổ chức các cuộc đàm phán mà
không có Moscow.
https://gdb.voanews.com/886ef82a-106c-4c72-bfed-dae4a0f3d589_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.jpg
Người
phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov.
Bình
luận của Điện Kremlin là về hội nghị thượng đỉnh hồi cuối tuần, nơi các cường
quốc phương Tây và đồng minh lên án việc Nga xâm lược Ukraine nhưng không thuyết
phục được các quốc gia lớn không liên kết tham gia vào tuyên bố cuối cùng của họ.
Người
phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói kết quả của cuộc họp mà Nga không được
mời tham dự là “gần như bằng 0”.
Trong
cuộc họp báo thường nhật với các phóng viên, ông Peskov được hỏi liệu việc các
nước như Hungary, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc họp và ký tuyên bố có làm
hỏng mối quan hệ của Nga với họ hay không.
“Không,
nó sẽ không làm hỏng. Tất nhiên, chúng tôi sẽ xem xét quan điểm mà các quốc gia
này đã đưa ra. Điều này rất quan trọng đối với chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục
giải thích lý do của mình cho họ”, ông Peskov nói.
“Nhiều
nước trong số họ, và đây là quan điểm chung về sự kiện này, đã xác nhận họ ý thức
về việc không có triển vọng cho bất kỳ cuộc thảo luận nghiêm túc, thực chất nào
mà không có sự hiện diện của đất nước chúng tôi... Nếu chúng ta nói về hiệu quả
tổng thể của cuộc họp này, nó gần như bằng không”.
Tổng
thống Vladimir Putin tuần trước nói Nga sẵn sàng chấm dứt chiến tranh, nhưng
ông đặt ra các điều kiện cho Ukraine là từ bỏ tham vọng vào NATO và rút quân khỏi
4 khu vực mà Nga tuyên bố chủ quyền, điều mà Kyiv bác bỏ vì coi đó tương đương
với đầu hàng.
“Tất
nhiên, chúng tôi… hiểu rất rõ rằng sẽ đến lúc cần phải nói chuyện với Nga”, Ngoại
trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói. “Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi rất rõ
ràng: Chúng tôi sẽ không cho phép Nga nói theo ngôn ngữ tối hậu thư như nước
này đang nói hiện nay”.
Ông
Peskov nói rằng điều mà ông gọi là sáng kiến hòa bình của ông Putin vẫn nằm
trong chương trình nghị sự và tái khẳng định quan điểm của Moscow rằng Nga sẵn
sàng đối thoại.
Hãng
thông tấn nhà nước TASS dẫn lời Giám đốc tình báo nước ngoài Nga, Sergei
Naryshkin, hôm thứ Hai nói rằng nếu các điều kiện của ông Putin bị bác bỏ,
chúng sẽ được thay thế bằng những điều khoản mới và cứng rắn hơn.
Bước
sang năm thứ ba của cuộc chiến, Nga kiểm soát gần 1/5 diện tích Ukraine và đã dần
dần tiến lên trên một số mặt trận kể từ tháng Hai.
Hơn
90 quốc gia đã tham dự các cuộc đàm phán kéo dài hai ngày tại Thụy Sĩ. Tuy
nhiên, quyết định không tham gia của Trung Quốc gần như là khiến hội nghị thượng
đỉnh không đạt được mục tiêu của Ukraine là thuyết phục các nước lớn từ “phía
Nam địa cầu” tham gia cô lập Nga.
Tuyên
bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh kêu gọi khôi phục quyền kiểm soát của
Ukraine đối với nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia và các cảng trên Biển Azov.
Tương
ứng với những mục tiêu khiêm tốn hơn đã được nêu ra, hội nghị đã bỏ qua những vấn
đề khó khăn hơn về việc giải quyết hậu chiến cho Ukraine ra sao, liệu Ukraine
có thể gia nhập liên minh NATO hay việc rút quân từ cả hai bên có thể diễn ra
như thế nào.
No comments:
Post a Comment