Từ
vụ ‘biển số đẹp’ nhìn lại: Chính quyền đủ sạch chỉ là ảo vọng
26/08/2023
Những “cồ đông” không tiện “xuất đầu lộ diện” đã sử
dụng nhiều doanh nhân như Phan Quốc Việt và những doanh nghiệp như Việt Á. Cho
dù “đại án Việt Á” vẫn đang rất nóng nhưng vẫn có những sự kiện như VPA. “Sạch”?
Còn khuya!
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-66ab-08dba63d3eb9_w650_r1_s.png
Đấu giá biển
số đẹp. (Hình: Screenshot từ chinhphu.vn)
Trục trặc trong phiên đấu giá đầu tiên do Công
ty đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) tổ chức để công chúng giành 11 biển số xe
hơi được cho là “đẹp” đã bày ra nhiều thứ chứng minh khát vọng có một
chính quyền đủ sạch chỉ là ảo vọng.
Sáng 22/8/2023, VPA đưa 11 biển số xe hơi “đẹp”
của mười tỉnh, thành phố tại Việt Nam ra đấu giá với mức khởi điểm là 40 triệu
đồng/biển. Tuy nhiên không có bất kỳ ai, kể cả những người đã ghi danh, đóng tiền
tham dự đấu giá giành biển số xe hơi “đẹp” vào được trang web mà VPA tạo
ra để phục vụ hoạt động đấu giá biển số. Chiều cùng ngày, VPA ngỏ lời xin lỗi
công chúng vì trục trặc vừa kể. Theo đại diện của VPA thì website gặp trục trặc
kỹ thuật vì quá tải.
Ngay sau đó, nhiều người thuộc nhiều giới bảo
rằng, không thể chấp nhận chuyện một trang web dành riêng cho hoạt động đấu giá
(ghi danh, đặt cọc, trả giá,...) có quy mô quốc gia bị “sập” vì... “quá
tải” (1). Tuy nhiên vấn đề không chỉ chừng đó...
***
Theo tờ Tiền Phong thì VPA được thành lập năm
2019, quy mô tải sản khoảng sáu tỉ đồng. Trong năm đầu tiên, doanh thu của VPA
chỉ có... 140 triệu đồng. Sang năm thứ hai (2020), doanh thu của VPN tăng lên một
chút nhưng vẫn hết sức khiêm tốn: 450 triệu đồng. Đến năm thứ ba (2021), doanh
thu của VPN giảm xuống chỉ còn... 69 triệu đồng. Năm vừa qua (2022) VPN gần như
không có doanh thu. Sau bốn năm hoạt động, quy mô tài sản của VPN đã giảm đi một
tỉ - còn năm tỉ đồng.
Cứ như tường thuật của tờ Tiền Phong thì từ
khi thành lập đến nay, VPA chưa bao giờ có lời. Năm đầu tiên (2019), VPA lỗ khoảng
60 triệu đồng. Năm vừa rồi (2022), VPA lỗ hơn 200 triệu (2).
Tại sao một doanh nghiệp như VPA lại được chọn
để đảm nhận vai trò tổ chức hoạt động đấu giá biển số xe hơi “đẹp” nhằm thực
thi một... “nghị quyết” của Quốc hội và một “nghị định” của chính
phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam?
***
Cuối năm ngoái, các đại biểu Quốc hội Cộng hòa
XHCN Việt Nam Khóa 15 đã dành khá nhiều thời gian của Kỳ họp thứ tư để thảo luận
sôi nổi về việc tổ chức đấu giá biển số xe hơi được cho là “đẹp”. Trong
lịch sử lập pháp của nhân loại, dường như Việt Nam là quốc gia đầu tiên và đến
giờ vẫn là duy nhất dùng thời gian, sức lực, tiền bạc dành cho hoạt động lập
pháp vào việc tìm sự thống nhất để bán... biển số xe hơi “đẹp” nhằm... tạo
thêm nguồn thu, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới... “quốc kế, dân
sinh”.
Sau kỳ họp vừa kể, Quốc hội ban hành... “Nghị
quyết 73/2022/QH15” về việc “thí điểm đấu giá biển số
xe ô tô” (3). Đến tháng 6/2023, chính phủ ban hành “Nghị định
39/2023/NĐ-CP” (4) hướng dẫn thi hành... “Nghị quyết 73/2022/QH15”.
Kẻ viết bài này chưa muốn bàn đến chuyện cơ
quan lập pháp, cơ quan hành pháp của Cộng hòa XHCN Việt Nam dốc tâm lực, trí lực,
tài lực, sức lực vào việc “thí điểm đấu giá biển số xe ô tô” có... “tài
tình, sáng suốt” hay không. Việc dẫn lại sự kiện Quốc hội ban hành riêng một
“nghị quyết”, chính phủ ban hành riêng một “nghị định” chỉ nhằm
lưu ý, kế hoạch “thí điểm đấu giá biển số xe ô tô” rõ ràng là được chuẩn
bị kỹ lưỡng tới mức có thể chi phối cả lập pháp lẫn hành pháp
Song... đến khi thực hiện thì lại giao cho
VPA. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp hoạt đọng trong lĩnh vực đấu giá nhưng VPA
được chọn vì... “trang thông tin đấu giá trực tuyến của Công ty Đấu giá hợp
danh Việt Nam có sẵn chức năng tích hợp với hệ thống xác thực định danh điện tử
của Bộ Công an, có sẵn cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đảm bảo an ninh an toàn,
chức năng tích hợp với Hệ thống đăng ký, quản lý xe và Hệ thống quản lý đấu giá
biển số xe ô tô của Cục Cảnh sát giao thông”.
Tại sao cả Quốc hội lẫn chính phủ cùng... nhất
trí giao cho Bộ Công an toàn quyền định đoạt những vấn đề có liên quan đến việc
thực hiện “Nghị quyết 73/2022/QH15” và “Nghị định
39/2023/NĐ-CP”? Tại sao Bộ Công an lại chọn một doanh nghiệp như VPA?
***
Cuối năm 2021, sau khi Bộ Công an Việt Nam
công bố quyết định khởi tố ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch Công ty Việt Á, hệ thống
truyền thông chính thức tại Việt Nam đã đưa công chúng đi từ ngạc nhiên này đến
ngạc nhiên khác. Chẳng hạn, vào năm 2007, vốn mà ba thành viên sáng lập đăng ký
khi mở doanh nghiệp chỉ có... 80 triệu. Tuy khiêm tốn như thế nhưng Việt Á
nhanh chóng có tới 3.000 khách hàng, thực hiện khoảng 1.500 dự án và vì vậy được
Vingroup mời tham gia Vinbiocare (5).
Tháng 10/2017, sau sáu lần điều chỉnh thông
tin, tuy vốn điều lệ đã lên tới... 1.000 tỉ đồng nhưng vốn của ba thành viên
sáng lập Việt Á vẫn chỉ chừng 20%. Nói cách khác, 80% còn lại – khoảng 800 tỉ đồng
– là của những... cá nhân nào (6) thì đến giờ, dù Bộ Công an
đã hoàn tất cuộc điều tra về “đại án Việt Á” nhưng công chúng vẫn không
biết bao nhiêu “cổ đông” từng được Việt Á chia lãi. Kết luận điều tra về
“đại án Việt Á” khiến nhiều người cho rằng, ông Việt chỉ là “bình phong”
của những “cổ đông”.
Những “cổ đông” không tiện “xuất đầu
lộ diện” đã sử dụng nhiều doanh nhân như Phan Quốc Việt và những doanh nghiệp
như Việt Á. Cho dù “đại án Việt Á” vẫn đang rất nóng nhưng vẫn có những
sự kiện như VPA. “Sạch”? Còn khuya!
----------------
Chú thích
(3) https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=71093
(6) https://tuoitre.vn/bi-an-dong-tien-ngan-ti-o-cong-ty-viet-a-20211220080348561.htm
No comments:
Post a Comment