Friday, August 18, 2023

TRUNG QUỐC VỪA KÊU GỌI VIỆT NAM 'GIỮ VỮNG LÝ TƯỞNG CỘNG SẢN', VỪA GẤP RÚT QUÂN SỰ HÓA ĐẢO TRI TÔN (BBC News Tiếng Việt)

 



TQ vừa kêu gọi VN 'giữ vững lý tưởng cộng sản', vừa gấp rút quân sự hóa đảo Tri Tôn

BBC News Tiếng Việt

18 tháng 8 2023, 11:51 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66541341

 

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, ông Vương Nghị, đã trực tiếp kêu gọi Việt Nam chia sẻ hệ tư tưởng với nước mình khi ông thúc giục Hà Nội chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh và chống lại 'sự can thiệp' của các thế lực bên ngoài, theo SCMP.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1484B/production/_130834048_gettyimages-940585470.jpg

Ngoại Trưởng Vương Nghị

 

Là láng giềng với cùng hệ tư tưởng, "hai bên nên chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ ở tầm cao mới", ông Vương Nghị nói với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hôm thứ Tư.

 

Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính

Trung Quốc đề nghị hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam

Người sưu tập bản đồ cổ TQ để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của VN

Biển Đông: VN theo sát tàu TQ gần mỏ dầu do Nga khai thác trong EEZ

 

"[Chúng ta nên] cùng bảo vệ an ninh của chế độ và thể chế, đồng thời cùng nhau duy trì tư tưởng và niềm tin của Đảng Cộng sản và các định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng," bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương Nghị.

 

Đồng thời, Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với "các nước Asean, bao gồm Việt Nam... để chống lại sự can thiệp mang tính khiêu khích của các thế lực nước ngoài, duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông và trong khu vực".

 

Trung Quốc và 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (Asean) dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông tại Manila vào tuần tới.

Cả Philippines và Việt Nam đều chỉ trích mạnh mẽ các khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

Trung Quốc đưa tin rằng tại cuộc họp, ông Quang tái khẳng định 'tầm quan trọng không thể so sánh được và tính chất đặc biệt' của Trung Quốc với Việt Nam, và rằng mối quan hệ giữa hai bên 'luôn luôn là ưu tiên hàng đầu' của Hà Nội.

 

"Việt Nam phản đối và cảnh giác trước các thế lực nước ngoài và sẽ tăng cường mối quan hệ cấp cao với Trung Quốc để làm sâu sắc thêm sự hợp tác thực chất trên mọi lĩnh vực," ông Quang được dẫn lời, cho hay.

 

Ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc của Trung Quốc vào tháng Mười, Trung Quốc đã trải thảm đỏ cho ông Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà ông Tập Cận Bình tiếp đón, sau khi ông Trọng đảm nhận nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ trên cương vị tổng bí thư ĐCSVN.

 

Có đồn đoán rằng ông Tập Cận Bình sẽ thăm 'đáp lễ' Việt Nam trong những tháng tới.

 

 

Trung Quốc quân sự hóa đảo Tri Tôn gần Việt Nam

 

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang khẩn trương tiến hành các hoạt động quân sự hóa trên đảo Tri Tôn - hòn đảo cực tây trong quần đảo Hoàng Sa chiến lược của Biển Đông và là hòn đảo gần Việt Nam nhất, theo The Drive.

 

Chỉ trong vài tuần qua, Trung Quốc đã bắt đầu xây một công trình có vẻ là đường băng trên đảo này.

 

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các công trình mới trong giai đoạn khởi công, nhưng tốc độ xây dựng rất gấp gáp. Đường băng này mới chỉ được xây cách đây vài tuần. Hình ảnh vệ tinh của Planet Labs hồi giữa tháng Bảy còn chưa thấy các hoạt động xây dựng này.

 

Ngoài đường băng, còn có một nhà máy xi măng, cũng chỉ mới xuất hiện tháng trước.

Trước đây, tiền đồn này của Trung Quốc chỉ có một trạm quan sát với hai mái vòm và một số lá cờ của nước này. Hòn đảo này trước đây được dùng như một bến cảng nhỏ và sân bay cho trực thăng.

 

Đường băng hiện mới chỉ dài khoảng 0,6 km, chiều rộng khoảng 0,01 km, tức là vừa ngắn vừa hẹp. Đường băng này có thể dùng cho các cuộc hạ cánh và cất cánh ngắn của máy bay phản lực cánh quạt và máy bay hạng nhẹ.

 

Nó cũng có thể được dùng để triển khai các drone loại có độ cao trung bình và thời gian bay trung bình/dài. Có khả năng đường băng này sẽ được tiếp tục mở rộng. Nhưng với diện tích khiêm tốn của hòn đảo thì đường băng này khó có thể dài hơn 0,9 km nếu không bồi đắp thêm để mở rộng hòn đảo.

 

Là một nhóm khoảng 30 đảo và hơn 100 rặng san hô, bãi ngầm, và các thực thể khác, quần đảo Hoàng Sa là nơi Trung Quốc tập trung tiến hành quân sự hóa trong các năm gần đây. Nước này đã cho mở rộng quy mô và phạm vi của các công trình ở Hoàng Sa nhằm tăng cường năng lực và sự hiện diện bao trùm của mình trên Biển Đông.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/FA2B/production/_130834046_gettyimages-508337602.jpg

Đảo Tri Tôn chụp từ vệ tinh năm 2015

 

Mặc dù đường băng trên đảo Tri Tôn chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng quy mô xây dựng cho thấy có khả năng sẽ còn nhiều công trình nữa để biến nơi này thành một tiền đồn quan trọng.

 

Đặc biệt, việc thiết lập các hệ thống tên lửa đất đối không và đất đối đất ở đây, cùng với các thiết bị giám sát, sẽ cho phép Trung Quốc tăng cường thêm một lớp chống xâm nhập rất gần với Việt Nam.

 

Chỉ cách đất liền Việt Nam 150 dặm, quân đội Trung Quốc sẽ không chỉ có thể liên tục giám sát các hoạt động quân sự của Việt Nam, bao gồm cả các máy bay chiến đấu tầm xa Su-30 Flanker, mà còn củng cố và mở rộng khả năng chống xâm nhập của mình vượt ra khỏi đảo Tri Tôn và vào lãnh thổ Việt Nam.

 

Thậm chí các hoạt động drone từ đảo này cũng cho phép các hệ thống giám sát tự động các hoạt động giữa đảo Tri Tôn và bờ biển Việt Nam ở phía tây và phía nam, theo The Drive.

 

---------------------------

Tin liên quan

 

·         

Biển Đông: VN theo sát tàu TQ gần mỏ dầu do Nga khai thác trong EEZ

28 tháng 3 năm 2023

·         

Người sưu tập bản đồ cổ TQ để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của VN

21 tháng 7 năm 2023

·         

Trung Quốc đề nghị hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam

28 tháng 6 năm 2023

·         

Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính

31 tháng 5 năm 2023

 

 

 



No comments: