Trận
An Lộc 1972 khốc liệt ngày 12 Tháng Năm qua lời cựu Trung Úy Phạm Minh Huyên
Văn Lan/Người Việt
August 5,
2023
SANTA
ANA, California (NV) – Cựu
Trung Úy Phạm Minh Huyên là cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Khóa
3/70, sau khi ra trường về phục vụ Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 8, thuộc Sư
Đoàn 5 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/CCB-Pham-Minh-Huyen-an-loc-1-1536x1030.jpg
Ông
Phạm Minh Huyên (trái) trong ngày Sư Đoàn 5 Bộ Binh phối hợp cùng các đơn vị
tham chiến chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 50 năm Bình Long Anh Dũng hôm 2 Tháng Tư,
2022. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Sau thời
gian tăng phái cho Trung Đoàn 9/5, hành quân vùng Snoul (Cambodia), đầu
Tháng Giêng, 1972, ông được điều về Phòng 3 Sư Đoàn, trực thuộc Trung
Tâm Hành Quân, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh.
Ông là
người có nhiệm vụ ghi nhận và báo cáo lên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn những
diễn tiến khốc liệt của trận đánh An Lộc mà Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã
trực tiếp chiến đấu, tử thủ trong 94 ngày đêm.
Hồi Tháng
Tư vừa qua, ông là thành viên ban tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Sư
Đoàn 5 Bộ Binh Quân Lực VNCH (1953-2023), một đại đơn vị được Tổng Thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu đặt cho danh hiệu “Sư Đoàn Bình Long, Anh Dũng,” tại nhà hàng
Paracel Seafood, Westminster.
Ngồi tại
nhà chiến hữu Đinh Tính ở Santa Ana, cựu Trung Úy Phạm Minh Huyên nhớ
lại những chuyện chiến trường xưa. Ông cho hay: “Năm 2022, cuộc chiến An
Lộc vừa đúng nửa thế kỷ, nhìn lại thì thấy rằng không ai muốn
chiến tranh xảy ra, làm tàn hại đổ vỡ chia ly cho đất nước ở cả hai
miền. Nhưng tại sao bao tang tóc đau thương đã xảy ra, chỉ vì những tư
tưởng ngoại lai từ phương Bắc đưa vào miền Nam gây bao đau khổ, biết
bao nhiêu người ngã gục.”
“Ngày 12
Tháng Năm, 1972 là ngày chiến đấu nặng nề nhất sau đêm ‘mưa pháo’ nên
chúng tôi lấy ngày ấy làm Ngày Bình Long, để kỷ niệm ngày tuy thiệt
hại nặng về mặt quân sự nhưng cũng là ngày toàn quân toàn dân Bình
Long đã anh dũng đẩy lùi quân địch ra khỏi mặt trận và giữ vững
được phần đất này trong 94 ngày đêm tử thủ,” ông Huyên nói.
“Trận An
Lộc kéo dài 94 ngày đêm, mà báo chí Mỹ thời đó mô tả như địa ngục
trần gian và các phóng viên chiến trường quốc tế cho là chiến trường
khốc liệt nhất trong chiến tranh Đông Dương, phe địch đã tổn thất nặng
nề với bảy lần tấn công mà không chiếm được thị xã nhỏ bé An Lộc
hiền hòa như kế hoạch của chúng. Do ở từ trước khi trận An Lộc nổ
ra cho tới ngày Sư Đoàn 5 Bộ Binh bàn giao An Lộc lại cho Sư Đoàn 18 Bộ
Binh để về lại Lai Khê, tổng cộng tôi đã ở An Lộc 117 ngày đêm,” ông
Huyên nhớ lại.
Đánh
vào An Lộc, chiến xa Cộng Sản tổn thất nặng
Bệnh
viện tiểu khu Bình Long khá lớn đã bị Cộng Sản pháo tan nát vào các
ngày 8, 9, 10 Tháng Tư, 1972, khiến hơn ngàn người cả quân và dân chết
vì không được cứu chữa kịp thời.
Trong mặt
trận An Lộc, địch chủ yếu dùng trận địa pháo là chính, gồm cả
súng phòng không, cao xạ để bắn chặn phi cơ yểm trợ cho Bộ Binh. Sau
ngày 13 Tháng Tư, 1972, Cộng Sản có thêm xe tăng T54, PT76, và Bộ Binh
tùng thiết tham chiến.
“Sau khi
pháo kích hàng ngàn quả đại bác vào An Lộc, hàng đoàn chiến xa
địch tiến vào. Do chúng tuyên truyền đã thắng trên khắp các mặt trận
nên chắc chắn sẽ giành lấy An Lộc nhanh chóng, do đó chiến xa T54 và
PT76 của chúng mở sẵn nắp pháo tháp, có những tên địch thò đầu lên
‘hóng mát,’ khơi khơi tiến vào thị xã An Lộc,” ông Huyên kể.
“Các
chiến sĩ thuộc Trung Đoàn 8 lần đầu giáp mặt với chiến xa địch, khi
chúng chạy theo đường Ngô Quyền gần sát với bộ chỉ huy của Đại Tá
Trung Đoàn Trưởng Mạch Văn Trường. Bỗng một quả M72 từ đâu phóng tới,
chiếc đầu tiên bị bắn trúng bốc cháy, mấy tên địch trong xe nhảy ra,
cháy bùng lăn lộn cả người, lúc đó tất cả súng M72 đồng loạt nhắm
vào xe tăng địch khai hỏa, trận này có 15 chiếc bị bắn cháy ngay bên
cạnh Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 8/5 trong khi phía Bắc thị xã An Lộc tiếng
súng vẫn vang rền,” ông Huyên kể tiếp.
Ông kể
thêm: “Đồi Đồng Long cách đó 1 cây số đã bị địch chiếm dùng để nhìn
xuống thị xã An Lộc, quan sát và pháo kích rất chính xác. Hướng
chính Cộng Sản tấn công vào An Lộc là đi dọc theo đồi Đồng Long, ngay
hướng bố trí của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ trước. Sở dĩ địch
không đi thẳng từ Quốc Lộ 13 phía cầu Cần Lê đi vào vì đã bị Trung
Đoàn 7/5 gài mìn chống chiến xa dày đặc.”
Liên Đoàn
3 Biệt Động Quân lần đầu tiên gặp phải chiến xa Cộng Sản nên có phần
lúng túng, họ lui vào bên trong thị xã. Lúc bấy giờ Bộ Tư Lệnh Sư
Đoàn 5 Bộ Binh đã điều động được trực thăng võ trang của Không Quân.
“Khi xe
tăng địch tiến sâu vào An Lộc, lập tức bị hỏa lực của Không Quân cả
Việt Nam và Mỹ đánh chặn rất hữu hiệu vì trực thăng bay ở tầm thấp
trong khi súng cao xạ địch đặt ở tầm cao nên không ảnh hưởng. Và khi
trực thăng đang khai hỏa trên trời thì Bộ Binh địch đang dưới đất nên
địch không thể pháo kích sợ trúng vào quân của chúng, do đó phe ta
không bị pháo kích, phi cơ Mỹ-Việt dễ dàng hoạt động. Lúc đó Không
Quân tha hồ bắn phá xe tăng địch, đánh cả vào đoàn quân tùng thiết
của chúng đi theo hộ tống chiến xa,” ông Huyên cho hay.
“Lúc ấy
chúng tôi nghe được phi công báo cáo về là vùng đảm nhiệm của Mỹ đã
diệt hết chiến xa địch nhưng bên phía VNCH vẫn còn. Ngay lúc đó trong
hầm chỉ huy Bộ Tư Lệnh Hành Quân, Tướng Hưng ra lệnh toán đề lô Không
Quân ở ngay trong hầm yêu cầu trực thăng của ta ra khỏi vùng phụ
trách, để phía Mỹ tràn qua tiêu diệt hết những xe tăng, cả Bộ Binh
tùng thiết của địch cũng bị tiêu diệt sạch, số ít còn lại tháo
chạy ra khỏi thị xã An Lộc. Như vậy Cộng Sản đã bị tiêu diệt hoàn
toàn trong ngày đầu tiên 13 Tháng Tư khi tấn công vào An Lộc,” ông Huyên
kể tiếp.
“Sang
ngày 15 Tháng Tư, địch cũng theo chiến thuật ‘Tiền pháo hậu xung,’
pháo kích dữ dội vào An Lộc sau đó chiến xa cùng tùng thiết tấn
công vào. Nhưng có lẽ bọn địch rút kinh nghiệm khi bị tiêu diệt hết
cả xe tăng và Bộ Binh tùng thiết ở lần đầu, nên vẫn còn chiến xa dự
trữ cho đợt tấn công lần hai này,” ông Huyên nhớ lại.
“Sau đêm
15 Tháng Tư, hai Trung Đoàn 7 và 8 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã củng cố
lại lực lượng, địch tấn công vào gặp Biệt Động Quân kháng cự mãnh
liệt, dùng M72 tiêu diệt chiến xa, trong khi ở hướng Bắc lại đụng độ
dữ dội với Trung Đoàn 8. Địch tấn công 1/3 vào Biệt Động Quân còn 2/3
tấn công vào Trung Đoàn 8 nên họ lui vào sâu trong thị xã hơn,” ông
Huyên kể thêm.
Liên
Đoàn 81 Biệt Cách Dù diệt Cộng Sản
Sau khi
đánh tập trung theo một hướng chính vào An Lộc hoàn toàn thất bại,
sau ngày 15 Tháng Tư, Cộng Sản tấn công dữ dội hơn nữa vào thị xã
nhưng không bằng một hướng chính mà dùng Bộ Binh từ nhiều hướng tấn
công vào An Lộc.
Ngày 15
Tháng Tư, 1972, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù được tăng viện vào An Lộc đã đánh
chiếm lấy lại tất cả những vị trí của Biệt Động Quân và của Trung
Đoàn 8 đã bị Cộng Sản chiếm, để giao lại hai đơn vị này tiếp tục
trấn giữ.
“Sau khi
lực lượng Nhảy Dù vào An Lộc ngày 15 Tháng Tư, hai ngày sau Liên Đoàn
81 Biệt Cách Dù do Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ huy được đưa vào An Lộc,
tiến lên hướng Bắc bên trên Trung Đoàn 8/5 và phía trái của Liên Đoàn
3 Biệt Động Quân, với nhiệm vụ đánh bật quân Cộng Sản ra khỏi thị
xã,” ông nói.
Kể về
một đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến nhất của Quân Lực VNCH, ông Huyên cho
biết: “Đánh địch trong thành phố rất khó nhưng với sự can trường và
dạn dày kinh nghiệm, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù dùng chiến thuật đánh
đêm bằng những toán nhỏ cận chiến, tiêu diệt địch để góp phần đánh
lấy lại An Lộc, nhưng họ cũng trả giá rất đắt với khoảng 70 chiến
sĩ hy sinh khi đánh lên hướng Bắc, để chiếm lại những vị trí đã mất
ở Quốc Lộ 13 trực tiếp vào An Lộc, để rồi sau đó địch không thể
nào đánh chiếm lại được nữa.”
Ngày 18
Tháng Tư, 1972, Cộng Sản đánh vào An Lộc lần thứ hai, xe tăng tiến sâu
vào phía Nam An Lộc, mục đích là tìm Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh của
Tướng Hưng nhưng Cộng Sản không biết ở đâu.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/CCB-Pham-Minh-Huyen-an-loc-2-1489x2048.jpg
Ông
Phạm Minh Huyên chụp năm 1982, bức hình duy nhất còn sót lại sau cuộc
chiến. (Hình: Phạm Minh Huyên cung cấp)
Trận
đánh khốc liệt ngày 12 Tháng Năm, 1972
Cựu Trung
Úy Phạm Minh Huyên kể trận nguy ngập nhất là đêm 11 rạng sáng 12 Tháng
Năm, 1972. Trước đó, chiều 6 Tháng Năm, 1972, tôi nghe trong máy gọi Chuẩn
Tướng Lê Văn Hưng tiếp chuyện với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi báo
cho Tướng Hưng, ông đứng cạnh tôi trình với tổng thống mọi việc, và
Tổng Thống Thiệu muốn báo cho Tướng Hưng biết một tin mới nhận được
rằng địch sẽ đánh An Lộc một trận sinh tử nữa! Tổng thống nói nếu
trận đánh này mà Tướng Hưng không giữ được An Lộc thì sẽ không bắt
tội ông.
“Khi Tổng
Thống Thiệu nói với Tướng Hưng như vậy, tôi thấy Tướng Hưng nghẹn
ngào khi cảm nhận được vị tổng tư lệnh của mình đã thấu hiểu được
hoàn cảnh lúc bấy giờ của thuộc cấp, lúc đó tôi lại nghẹn ngào khi
nghe Tướng Hưng trả lời dứt khoát với tổng thống rằng ông thà chết
chứ không bỏ An Lộc! Tướng Hưng ngậm ngùi nói ‘Cho dù nó tấn công tôi
như thế nào thì tôi cũng thà chết chứ không để mất An Lộc. Tôi không
bao giờ đầu hàng Cộng Sản,’ ‘Tôi còn thì An Lộc còn,’” ông Huyên xúc
động nói.
Và điều
Tổng Thống Thiệu báo trước, đã xảy ra trong đêm kinh hoàng nhất trong
mặt trận An Lộc lúc 2 giờ sáng ngày 12 Tháng Năm, Cộng Sản pháo
bằng mọi loại súng bắn vào thị xã An Lộc, liên tiếp không bao giờ
ngưng, mặt đất rung chuyển như động đất. Đêm đó có trên 10,000 trái
đạn bắn vào An Lộc để hôm sau chúng tiến chiếm An Lộc.
Cộng Sản
đã tính sai nước cờ vì sau ngày 18 Tháng Tư, tinh thần chiến sĩ tại
An Lộc đã lên cao tột độ, xe tăng địch tiến vào bị Bộ Binh VNCH rượt
đuổi trên khắp các ngả đường, khi mọi quân nhân đều thuộc toán cảm tử
diệt xe tăng.
Ngày 12
Tháng Năm, 1972, B52 đã thả bom xuống An Lộc khoảng 90 box (1 box = 3 km
x 1.5 km), tất cả trong phạm vi này sẽ bị tiêu diệt sạch. Trong lịch sử
cuộc chiến chưa có trận nào kinh hoàng như thế, do vậy sau ngày này,
mức độ tấn công của địch vào An Lộc bị suy giảm rất nhiều.
Khi Tiểu
Đoàn 6 của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, gồm ba Tiểu Đoàn 5, 6, 8 Nhảy Dù nhảy
vào tăng cường tiếp ứng cho An Lộc, họ đã bị tổn thất nặng ở Đồi
169 và Đồi Gió. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù phải mở đường máu tiến sâu dọc
theo Sông Bé, khi tới Chơn Thành được trực thăng bốc về Lai Khê với
quân số chỉ còn khoảng 150 người. Tuy nhiên, sau đó cũng chính Tiểu
Đoàn 6 Nhảy Dù sau khi được bổ sung tại chỗ, đã đánh một trận để
đời, bắt tay với lực lượng bên trong An Lộc vào ngày 8 Tháng Sáu,
1972, để kết thúc hai tháng An Lộc bị vây hãm.
Cờ
vàng ba sọc đỏ trên đỉnh đồi Đồng Long
Ngày 6
Tháng Sáu, 1972, Tướng Hưng nói với Thiếu Tá Hiển phụ trách truyền
tin, ra lệnh cho Đại Úy Phấn, tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn Truyền Tin,
phải thiết lập một dàn máy vô tuyến liên lạc tần số nội bộ thẳng
với Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đang đánh trên đường Quốc Lộ 13 khu vực xã Xa
Trạch, hướng Nam của đồn điền cao su An Lộc.
“Tôi được
nghe trên máy, và tất cả chiến sĩ tại An Lộc đều nghe tin quân tiếp
viện đã tới, đã củng cố tinh thần chiến sĩ khi hai Tiểu Đoàn Nhảy
Dù 6 và 8 bắt tay được với nhau ở hướng Nam An Lộc vào ngày 8 Tháng
Sáu, 1972. Tin tức truyền về tới Sài Gòn, Tướng Hưng ra lệnh cho các
đơn vị đang ở An Lộc, các đơn vị phòng thủ phải bung rộng ra ngoài
thị xã, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù ra khỏi thị xã An Lộc, tiến
lên đồi Đồng Long.
Đến ngày
12 Tháng Sáu, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã cắm cờ vàng ba sọc đỏ
trên đỉnh đồi Đồng Long, báo hiệu quân dân miền Nam đã hoàn toàn
chiến thắng Cộng Sản trong trận An Lộc.
“Chúng
tôi ở Bộ Chỉ Huy dùng ống dòm nhìn lên đồi Đồng Long cách khoảng 3
cây số, thấy rõ lá cờ vàng thân yêu tung bay phấp phới trên đỉnh đồi
mà rưng rưng hạnh phúc. Đó cũng là ngày Tướng Hưng báo cáo về quân
đoàn và Bộ Tổng Tham Mưu là đã hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững An
Lộc không rơi vào tay địch,” ông Huyên bùi ngùi nhớ lại.
Tổng
cộng qua bốn trận tấn công vào An Lộc, Cộng Sản đã bỏ lại trận địa
trên 120 chiến xa bị bắn bằng M72, để chứng minh bằng thực tế rằng
M72 bắn xe tăng rất hiệu quả.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/CCB-Pham-Minh-Huyen-an-loc-3-1536x980.jpg
Cựu
Trung Úy Phạm Minh Huyên (hàng thứ hai, thứ hai từ phải) và đại diện các
đơn vị đã cùng chiến đấu trong mặt trận An Lộc, tại buổi lễ kỷ
niệm 44 chiến thắng An Lộc do An Lộc Foundation tổ chức tại Westminster
năm 2016. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Tổng
Thống Thiệu lên thăm An Lộc, làm nức lòng chiến sĩ
Sáng 7
Tháng Bảy, 1972, khi ông Huyên đang ngồi trong hầm bộ chỉ huy thì Đại Tá
Walter Ulmer, cố vấn trưởng Sư Đoàn 5 Bộ Binh, đến vỗ vai, kêu ông ra ngoài
xem chuyện gì xảy ra. Sau khi được Tướng Hưng cho phép, ông Huyên lên
mặt đất thì nghe rõ tiếng trực thăng Cobra bay trên trời dày đặc sương
mù, khiến ông không biết chuyện gì xảy ra.
Chỉ 15
phút sau ông Huyên nhìn ra cổng bộ chỉ huy thì thấy xe Jeep mui trần do
Đại Tá Tỉnh Trưởng Trần Văn Nhựt cầm lái, bên cạnh là Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu, ghế sau là ông Hoàng Đức Nhã.
“Tôi chạy
ra khỏi sân, la lớn kêu tất cả anh em đang ở dưới giao thông hào chạy
lên đón tổng thống, tôi cùng mấy anh em nhào tới bế tổng thống, tung
hô ông lên trời với niềm hạnh phúc vô cùng! Lúc đó ở xe Jeep thứ hai
có Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân Khu III và Quân Đoàn 3, Đại
Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên và một ông người Mỹ mặc đồ bốn
túi dân sự mà tôi không biết tên. Tổng Thống Thiệu kêu anh em ra đón
Đại Tướng Viên. Thế là mọi người cùng chạy tới ôm Đại Tướng Viên và
tung hô ông. Lúc đó thật là vui mừng hết biết,” ông Huyên hào hứng kể
lại chuyện xưa như mới ngày hôm qua.
“Tôi chạy
về hầm, chỉ còn ba người là Tướng Hưng, cố vấn Ulmer và một người
nữa, tất cả đã tề chỉnh để lên đón tổng thống. Tôi ngồi lại bàn
làm việc, kêu máy báo về cho các nơi biết tổng thống đang ở An Lộc,
đó là ngày 7 Tháng Bảy, 1972. Tổng Thống Thiệu và phái đoàn đi thăm
các nơi trong thị xã, gặp dân chúng và các chiến sĩ tại mặt trận.
Trong dịp này, tổng thống đặc cách cho tất cả chiến sĩ trong trận An
Lộc được thăng lên một cấp. Và Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghym, được tổng
thống trao Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với
nhành dương liễu,” ông Huyên hào hứng kể.
Ông Huyên cho
hay: “Lúc đó tình hình hoàn toàn yên ổn để Sư Đoàn 5 Bộ Binh tuyên bố
bàn giao mặt trận An Lộc lại cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Tướng Lê Minh
Đảo. Nhưng ngày chính thức bàn giao là ngày 17 Tháng Bảy, 1972. Còn
Sư Đoàn 5 Bộ Binh trở lại Lai Khê với nhiệm vụ của mình.”
Cựu Trung
Úy Phạm Minh Huyên cho biết, đến Tháng Ba, 1975, ông được thuyên chuyển về
Sài Gòn, Đặc Khu 10 Bộ Chỉ Huy Phân Khu Đô Thành Sài Gòn.
Sau năm
1975, ông đi tù Cộng Sản đến năm 1982 rồi trốn tù vượt biển và định cư
tại California từ năm 1983 đến nay. (Văn Lan) [qd]
No comments:
Post a Comment