Quan hệ Việt-Mỹ có cơ hội vượt cấp lên ngang tầm Trung Quốc?
BBC News Tiếng Việt
18 tháng 8, 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66521550
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát tín hiệu sẽ 'sớm'
thăm Việt Nam để hai nước nâng cấp quan hệ. Nhưng câu hỏi đặt ra là quan hệ giữa
hai nước cựu thù này liệu có đột phá lên mức cao nhất, ngang tầm với Trung Quốc
và Nga.
Từ Hà Nội, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp bình luận với
BBC ngày 17/8 cho hay đôi bên đang thu xếp chuyến thăm của ông Biden đến Hà Nội.
Thời gian của chuyến thăm quan trọng này có thể xảy ra trong nửa đầu tháng 9.
Sau chiến tranh, Mỹ và Việt Nam đã trải qua những
hành trình đầy trắc trở trước khi tiến đến bình thường hóa quan hệ vào năm
1995. Năm 2023 này đánh dấu kỷ niệm 10 năm mối quan hệ đối tác toàn diện giưa
hai nước cựu thù Việt-Mỹ,
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ 'sớm' thăm Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ có khả năng thành đối tác chiến lược trong năm nay?
Ngoại trưởng Mỹ đến VN: Chuẩn bị cho chuyến thăm của TT Biden và ông Trọng?
Việt-Mỹ sẽ nâng cấp quan hệ tới đâu?
Ngày 17/8, người phát ngôn thông tin thêm hai
nước đang trao đổi các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai nước theo
hướng ổn định, thực chất, lâu dài, hướng tới tầm quan hệ mới khi điều kiện phù
hợp
Hôm hôm 3/8, Tổng thống Biden nói tại một buổi
gây quỹ ở Maine rằng ông đã nhận được một cuộc gọi từ "người đứng đầu Việt
Nam", người "rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20" vì Hà Nội muốn
nâng cao mối quan hệ với Washington và trở thành một đối tác quan trọng. Hội
nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức ở New Delhi, Ấn Độ vào hai ngày 9-10/9.
"Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác
lớn, cùng với Nga và Trung Quốc," ông Biden vào ngày 28/7 trong phát biểu
mà các nhà phân tích cho là đang ám chỉ vị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hiện nay Mỹ nằm trong số 13 quốc gia là đối
tác toàn diện của Việt Nam, thấp hơn hai bậc so với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và
Hàn Quốc - những quốc gia thuộc nhóm đối tác chiến lược toàn diện của Hà Nội.
Các quốc
gia Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác
Điều này nghĩa là nếu Việt Nam nâng tầm Mỹ
thành đối tác lớn, cùng Nga và Trung Quốc mở ra đồn đoán - đó là Việt Nam và Mỹ
không chỉ nâng một nấc trong quan hệ ngoại giao mà là hai nấc - từ đối tác toàn
diện (cấp bậc thấp nhất) lên đối tác chiến lược toàn diện (cấp bậc cao nhất ),
bỏ qua bước đối tác chiến lược.
Một số nhà quan sát nhận định, một Việt Nam vốn
kiêng dè Trung Quốc đã phải lèo lái khéo léo mối quan hệ gắn kết với phương Tây
- nhất là Mỹ trong khi vẫn giữ mối dây ý thức hệ với Bắc Kinh, đồng thời khẳng
định chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Nhiều tháng trở lại đây, Trung Quốc đã tăng cường
cho nhiều loại tàu hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam,
gây căng thẳng trên Biển Đông. Hồi 10/5, tàu nghiên cứu Trung Quốc, hai tàu tuần
duyên và 11 tàu đánh cá đã vào lô 04-03 đang khai thác dầu của Vietsovpetro.
Đây được coi là bước leo thang đáng lo ngại khi tàu hải cảnh Trung Quốc đến gần
khu vực khai thác khí đốt do Zarubezhneft điều hành ở gần bãi Tư Chính như thế.
Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Trung Quốc gây sức ép với Nga, có thể tạo xung đột cao 'chưa từng có'
trên Biển Đông
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói rằng, nếu quan hệ đối
tác hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ được nâng lên thành chiến lược toàn diện thì rất
tốt. Nhưng nếu chỉ tới mức đối tác chiến lược thì cũng "hoàn toàn tốt"
vì nó sẽ giúp nhằm thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ hơn nữa hợp tác kinh tế,
thương mại, chuyển giao công nghệ, giáo dục đại học, xây dựng chuỗi cung ứng
hàng hóa chung.
Đặc biệt, sự "xích lại gần nhau hơn"
giữa Hà Nội và Washington cũng đóng góp cho việc xử lý các vấn đề an ninh và
hòa bình trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Biển Đông là một vấn đề
an ninh khu vực Đông Nam Á, cũng là vấn đề an ninh Châu Á - Thái Binh Dương.
Tiến sĩ Bích Trần của Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC thì phân tích rằng, trong bối cảnh cạnh
tranh Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng, Việt Nam trong những năm qua có vẻ lưỡng lự
trong việc nâng cấp quan hệ với Mỹ do không muốn bị coi là chọn bên.
Ngoài ra, Việt Nam có thể sẽ không nâng cấp
quan hệ với Mỹ lên mức đối tác chiến lược toàn diện do còn tồn tại những khác
biệt trong vấn đề nhân quyền
"Bởi vậy, khả năng Mỹ và Việt Nam nâng cấp
quan hệ lên hẳn hai bậc từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược toàn diện sẽ
thấp hơn so với nâng cấp một bậc lên đối tác chiến lược," theo bà Bích.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu của CSIS cũng không
loại bỏ khả năng có trường hợp ngoại lệ đối với Mỹ. Bà dẫn lời Nguyên Đại sứ Việt
Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc từng nói cách đây vài năm rằng bản chất quan hệ Việt
Mỹ đã ở mức chiến lược. Sau vài năm tăng cường hợp tác thì quan hệ giữa hai nước
có thể nói là đã lên đến mức đối tác chiến lược toàn diện.
Trong năm 2021, các quan chức cấp cao của
chính quyền Biden như Phó Tổng thống Kamala Harris, Bộ trưởng Bộ quốc phòng
Lloyd Austin đã đến thăm Việt Nam. Gần đây nhất là chuyến công du đến Hà Nội của
Ngoại trưởng Antony Blinken và hồi cuối tháng 6, tàu sân bay USS Ronald Reagan
đã ghé cảng Đà Nẵng trong năm ngày.
Các hoạt động này phần nào cho thấy Mỹ coi trọng
vị trí của Việt Nam. Điều này cũng đúng với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương của Washington. Trong đó, xác định Việt Nam là quốc gia đối tác 'hàng đầu'
trong khu vực của Mỹ.
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Việt - Mỹ nâng cấp đối tác chiến lược?
Liệu Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc qua nỗ lực nâng cấp quan hệ với Việt
Nam?
Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện với Trung Quốc từ năm 2008 trong khi tới năm 2013, Việt Nam mới ký kết
quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ. Điều này cho thấy về mặt chính trị và ngoại
giao, Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc. Cuối tháng 10, đầu tháng 11/2022,
ông Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới thăm Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh sau khi ông Tập đảm nhận nhiệm kỳ thứ ba
"chưa từng có tiền lệ".
Trong một bài viết của ông Murray Hiebert
trên trang CSIS cho đây là thời điểm "lý tưởng" vì chuyến thăm nói
trên của ông Trọng đã mang lại cho Việt Nam một chút không gian để tăng cường
quan hệ với Washington.
Một luồng ý kiến nhắc đến việc Trung Quốc coi
sự nâng cấp quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ là chống đối, nhất là vào thời điểm
căng thẳng giữa hai siêu cường Bắc Kinh và Washington, theo Reuters.
Tuy nhiên, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì nhận định,
đây là vấn đề quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, vì vậy chỉ có hai nước
quyết định về quan hệ đó.
"Việt Nam là nước có chủ quyền, độc lập,
có chính sách và thực hành đối ngoại độc lập, cho nên không có bên thứ ba nào
có thể tác động gây ảnh hưởng tới quyết định của Việt Nam trong quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ. Một khi Việt Nam thấy việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ mang lại lợi
ích quốc gia lớn hơn cho Việt Nam (và cho Hoa Kỳ), thì Việt Nam tự quyết định
nâng cấp," ông Hợp nói với BBC.
'Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam'
Trong một bài viết có tựa đề Việt Nam ở đâu
trong quan hệ Mỹ-Trung trên CSIS, bà Bích Trần cho rằng, Việt Nam chậm chạp
trong việc chính thức hóa quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ là vì việc nâng
cấp sẽ dẫn đến những kỳ vọng cao hơn về nhân quyền, điều mà Hà Nội có thể thấy
đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.
Tuy nhiên, mối lo ngại này vốn đã được Mỹ trấn
an. Khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đón tiếp và gặp Tổng thống Obama tại
Nhà Trắng vào năm 2015, Tổng thống Obama nó Mỹ tôn trọng các hệ thống chính trị
khác nhau. Và điều này đã đưa vào trong tuyên
bố về Tầm nhìn chung của hai nước sau đó. Diễn ngôn về "tôn trọng
thể chế chính trị" cũng được nhắc lại nhiều lần lúc ông Obama hội kiến với
Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào năm 2016 tại Hà Nội.
Tiếp đến, Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry từng
công khai nói rằng Hoa Kỳ có thể tôn trọng các hệ thống chính trị khác biệt với
hệ thống chính trị của Mỹ.
Cựu đại sứ Mỹ Ted Osius từng nói với BBC rằng,
điều này rất quan trọng đối với việc xây dựng lòng tin với các nhà lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, bởi vì nó nói lên mục tiêu của Hoa Kỳ là để Việt Nam phát triển
và thịnh vượng hơn, thành công hơn và độc lập hơn, chứ không phải để phá hoại
chính phủ Việt Nam hoặc tìm cách thay đổi nó.
"Chúng tôi đã cố gắng thay đổi chính quyền
(Nam VN) trong những năm 1960 và 1970, nhưng đã không thành công. Và những gì Tổng
thống Obama đã nói là chúng ta sẽ không đi theo con đường đó nữa. Và với hệ thống
chính trị khác nhau, cả hai nước chúng ta đều phải tôn trọng hệ thống chính trị
của nước kia," ông Osius nhận định.
Việt Nam đứng trên nhiều 'chân kiềng' quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Nga
và EU
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt
Nam 'chọn phe'
Tổng thống Biden: 'Lãnh đạo Việt Nam muốn gặp tôi tại G20 để nâng cao
quan hệ'
Tiến sĩ Bích Trần cho hay, cuộc điện đàm là dấu
hiệu thể hiện Mỹ hiểu và tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam.
Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đón tiếp
tại Nhà Trắng vào năm 2015 đã tạo tiền lệ cho chính quyền Mỹ trong cách nhìn nhận
vai trò của vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo nguyên tắc, đây là nơi
chỉ để đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, không phải người đứng đầu một đảng.
Như vậy, dù là đảng Dân chủ và Cộng hòa đều công nhận vai trò quan trọng của Việt
Nam ở Đông Nam Á và vai trò trung tâm của Tổng bí thư đảng trong một nhà nước độc
đảng như Việt Nam.
Cuộc điện đàm giữa ông Biden và ông Trọng cũng
nhất quán với cách nhìn nhận của Mỹ đối với Hà Nội, tức xem nhận ông Trọng là
nhân vật quan trọng nhất và có quyền lực lớn nhất định đoạt các chính sách đối
ngoại của Việt Nam, dù ông không phải là nguyên thủ quốc gia.
Nhưng nếu hai nước nâng lên quan hệ mới, nhà
nghiên cứu Bích Trần cho rằng sẽ phù hợp hơn nếu ông Biden ký kết với Chủ tịch
nước Võ Văn Thưởng và hội kiến với Tổng Bí thư Trọng thì sẽ "đẹp cả đôi đường".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken hôm
15/4
Trong những năm qua, theo bà Bích, Mỹ, Nhật, Ấn
Độ, và Úc đã tăng cường hợp tác an ninh biển với Việt Nam. Đây có lẽ sẽ tiếp tục
là một lĩnh vực mà Mỹ và Việt Nam coi trọng.
Tiên sĩ Hà Hoàng Hợp nói với BBC rằng, Mỹ đã bỏ
cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam có thể xem xét mua các thiết bị quân
sự và vũ khí từ Mỹ nhằm hiện đại hóa quốc phòng Việt Nam, tăng cường năng lực
quốc phòng.
Trong Sách trắng Quốc phòng 2019, Việt Nam đưa
ra chính sách đối ngoại "Bốn Không": Không tham gia liên minh quân sự;
không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ
quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Hợp, Việt Nam còn có
phần chính sách '1 tùy': tức tùy thuộc tình hình, Việt Nam có thể xem đẩy mạnh
hợp tác mạnh mẽ hơn.
"Hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ trong khung
quan hệ mới, sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh trên nền tảng luật pháp quốc tế, trong
đó có UNLOS 1982, nhằm duy trì an ninh và hòa bình ở biển Đông. Từ lâu, Trung
Quốc đã có các đòi hỏi lãnh thổ phi pháp ở biển Đông, hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ
ở tầm mức cao hơn, sẽ đóng góp cho việc xử lý các vấn đề tuân theo luật quốc tế
và các nhân tố địa chính trị phù hợp," ông Hợp đúc kết.
Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66521550
No comments:
Post a Comment